You are on page 1of 4

Hợp đồng

1) Khái niệm : điều 385 Bộ luật dân sự 2015


2) Đặc điểm :
- Là một loại giao dịch dân sự được tạo lập trên cơ sở ý chí chung được thoả thuận của các
bên
- Là một sự kiện pháp lý tạo lập sự ràng buộc pháp lý
- Mỗi loại hợp đồng thường có một mục đích chung xác định
3) Phân loại (điều 402)
- Quyền và nghĩa vụ giữa các bên : hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ (khoản 1 điều 402)
- Tính chất có đi có lại : hợp đồng có đền bù hoặc hợp đồng không có đền bù
- Sự phụ thuộc lẫn nhau : hợp đồng chính (không có phụ thuộc) và hợp đồng phụ (phụ thuộc
vào hợp đồng chính)
- Thời điểm phát sinh hiệu lực : hợp đồng ưng thuận (có hiệu lực trên thực tế), hợp đồng
trọng thức (phải theo một hình thức nhất định) và hợp đồng thực tế (phải chuyển sang tài
sản thì mới có hiện thực)
- Cách thức thoả thuận : hợp đồng tương thuận (đồng nhất theo ý chí các bên), hợp đồng
theo mẫu (ký là tuân thủ tất cả các điều lệ)
- Hợp đồng có lợi ích người thứ ba, hợp đồng có điều kiện
4) Điều kiện có hợp đồng (điều 117 – 133)
a. Khái niệm : tổng hợp những yêu cầu pháp lý nhằm đảm bảo cho hợp đồng được lập
đúng bản chất đích thực của nó
b. Điều kiện (điều 117)
- Có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự (điều 16 hoặc 24 : trường hợp
người mất hoặc hạn chế năng lực không được tham gia, phải thông qua người đại diện theo
pháp luật ; từ đủ 18 tuổi có thể tham gia hầu hết, kèm theo yêu cầu khác ; từ 6 đến 18 tuổi
phải thông qua người đại diện)
(Phân biệt chủ thể hợp đồng và chủ thể giao kết)
- Tự nguyện (hợp đồng giả tạo, có yếu tố nhầm lẫn, cưỡng ép, lừa dối, đe doạ, chủ thể không
điều khiển được hành vi là không được)
- Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật và không vi phạm đạo
đức xã hội (điểm c khoản 1 điều 117)
- Hình thức : lời nói, văn bản, hành vi (lưu ý : hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực
của hợp đồng chỉ trong điều kiện hợp đồng có quy định)
5) Hợp đồng vô hiệu :
a. Khái niệm : là những hợp đồng không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực nên không có
giá trị pháp lý, không làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các bên
b. Các loại vô hiệu :
- Vô hiệu một phần (xem xét các điều kiện cho đúng với luật, và có thể còn hiệu lực) và Vô
hiệu toàn bộ (không khôi phục được) (điều 130)
- Vô hiệu tương đối (có giới hạn khoảng 2 năm, quá 2 năm không khởi kiện thì có hiệu lực) và
vô hiệu tuyệt đối (không giới hạn về thời hiệu) (điều 132)
- Một số trường hợp khác (mất năng lực hành vi dân sự, có toà án theo yêu cầu của người liên
quan, người không nhận thức điều khiển hành vi là có năng lực hành vi dân sự do tại thời
điểm giao kết thì không nhận thức được) (điều 123 đến 129)
c. Hợp đồng vô hiệu trong trường hợp cụ thể
- Vi phạm về hình thức (ngoại lệ tại điều 129 : xác lập bằng văn bản nhưng đã thực hiện ít
nhất 2/3 nghĩa vụ, giao dịch vẫn có giá trị pháp lý ; hoặc vi phạm quy định về công chứng và
chứng thực nhưng thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ thì vẫn được xác lập)
d. Hậu quả pháp lý : khoản 1 điều 131
- Hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các
bên kể từ thời điểm xác lập
- Hậu quả : khoản 2 3 4 5 điều 131 : phải hoàn lại cho nhau những gì đã nhận, nếu không bằng
hiện vật thì bằng tiền có giá trị bằng giá trị tại thời điểm hợp đồng tuyên vô hiệu (cũng có
trường hợp không phải hoàn trả lại lợi tức)
- Thời hiệu tuyên vô hiệu : 2 năm hoặc vô thời hạn, do toà tuyên (hết thời hiệu thì vẫn có hiệu
lực áp dụng)
6) Giao kết hợp đồng
a) Trình tự :
- Đề nghị giao kết hợp đồng (điều 386 – 392)
o Thể hiện ý định giao kết
o Phải có sự ràng buộc về đề nghị của bên đề nghị đối với bên được đề nghị hoặc với
công chúng
- Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng (điều 393 – 397)
- Khái niệm : điều 386 Bộ luật dân sự 2015
- Điều 387 : trường hợp 1 bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng
thì phải báo cho các bên biết ; phải giữ bí mật đối với thông tin, nếu làm lộ thông tin bảo
mật để gây hại thì phải bồi thường thiệt hại
- Điều 388 : có hiệu lực do bên đề nghị ấn định, nếu bên đề nghị không ấn định thì có hiệu lực
từ bên được đề nghị nhận được đề nghị giao kết hợp đồng.
- Rút lại hoặc thay đổi đề nghị :
o Nhận được thông báo thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng lúc với lúc nhận
được đề nghị
o Trong hợp đồng có nêu rõ
o Khi thay đổi nội dung thì được xem là đề nghị mới và hiệu lực ràng buộc theo đề
nghị mới
- Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng :
o Bên được đề nghị trả lời không chấp nhận
o Bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng
o Hết thời hạn trả lời chấp nhận
o Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực
o Khi thông báo huỷ bỏ đề nghị có hiệu lực (điều 390)
o Theo thoả thuận
7) Thực hiện hợp đồng :
a) Khái niệm
- Một bên có nghĩa vụ phải làm một công việc cho bên kia
b) Nội dung cụ thể
Hợp đồng thương mại

Luật Dân sự 2015

Điều 77 – 96 : Pháp nhân


Điều 116 – 143 : giao dịch dân sự, đại diện
Điều 292 – 350 : bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Điều 385 – 429 : hợp đồng

Luật thương mại 2005

Điều 24 – 87 : mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ


Điều 292 – 316 : chế tài trong thương mại
1) Tổng quan về hợp đồng
- Khái niệm : điều 385 Bộ luật dân sự 2015 (sự thoả thuận)
o Sự thoả thuận của chủ thể hợp đồng, hướng tới một đối tượng cụ thể, hợp pháp,
thiết lập một quan hệ pháp lý, chịu sự điều chỉnh của pháp luật thương mại
- Chủ thể :
o Thương nhân với thương nhân hoặc thương nhân với người có liên quan
o Cá nhân : người Việt Nam, người nước ngoài, người không có quốc tịch
o Pháp nhân : cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị xã hội, tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề
nghiệp, tỏ chức kinh tế, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, các tổ chức có đủ điều kiện tại điều
74 Bộ luật dân sự
- Hình thức : văn bản, lời nói, hành vi cụ thể (lưu ý : một số trường hợp nhất định phải thể
hiện bằng văn bản, công chứng, chứng thực, đăng ký ; hợp đồng kinh doanh,
- Đối tượng : tất cả tài sản, hàng hoá (hữu hình, động sản, bất động sản trừ đất đai) được
phép lưu thông, dịch vụ được phép cung ứng (được nhà nước chấp nhận)
- Mục đích : là những lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập hợp đồng
đó (vật chất, tinh thần,…)
2) Phân loại hợp đòng : (điều 402)
- Mức độ tương xứng về quyền và nghĩa vụ : hợp đồng song vụ, hợp đồng đơn vụ
- Mức độ phụ thuộc lẫn nhau : hợp đồng chính, hợp đồng phụ
- Chủ thể được lợi từ hợp đồng : hợp đồng vì lợi ích các bên trong hợp đồng, hợp đồng vì lợi
ích của người thứ ba
- Điều kiện để thực hiện hợp đồng : hợp đồng vô điều kiện, hợp đồng có điều kiện
- Một số loại hợp đồng thông dụng : hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng vận chuyển hàng
hoá, hợp đồng trong trung gian thương mại : đại diện cho thương nhân, môi giới kinh
doanh, đại lý, uỷ thác mua bán hàng hoá, hợp đồng tín dụng, bảo hiểm,…
3) Các giai đoạn của hợp đồng :
- Giao kết hợp đồng được giao dịch (nguyên tắc, điều kiện)

You might also like