You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG


THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
Bài thảo luận thứ nhất
LỚP: 122 – AUF45
Nhóm 3
Danh sách các sinh viên thực hiện:
1. Nguyễn Lê Trâm Anh – 2053801012020
2. Trần Hồ Trâm Anh – 2053801014014
3. Trần Dương Thiên Đồng – 2053801014041
4. Lê Nguyễn Hữu Khoa – 2053801014109
5. Bùi Nguyễn Nam Phương – 2053801011197
6. Trần Thị Minh Thư – 2053801015130
7. Liễu Hồng Thanh – 205301014237
VẤN ĐỀ 1: THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ UỶ QUYỀN

Tình huống: Chủ đầu tư A lập Ban quản lý dự án B để tiến hành xây dựng một công
trình công cộng. Khi triển khai, B đã ký hợp đồng với nhà thầu C mà không nêu rõ trong
hợp đồng B đại diện A và cũng không có ủy quyền của A trong khi đó, theo quy định, B
không được tự ký hợp đồng với C vì đây là công việc của chủ đầu tư A (thực tế Ban
quản lý dự án B không có nhiều tài sản để thanh toán cho C).

1.1 Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền?


Theo Điều 574 BLDS năm 2015: “Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một
người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó,
hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết
hoặc biết mà không phản đối”.

1.2 Vì sao thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ?
Thực hiện công việc không có ủy quyền làm phát sinh nghĩa vụ dân sự không phải do
ý chí của người thực hiện công việc mà do việc thực hiện công việc đem lại lợi ích cho
người có công việc được thực hiện.
Thực hiện công việc không có ủy quyền là một trong sáu căn cứ phát sinh nghĩa vụ
dân sự được quy định tại khoản 3 Điều 275 BLDS năm 2015. Nói việc thực hiện công
việc không được ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự bởi vì khi thực hiện công
việc không được ủy quyền theo Điều 574 sẽ phát sinh một trong các nghĩa vụ được chỉ ra
tại Điều 275 BLDS năm 2015 của chủ thể thực hiện đối với bên được thực hiện. Ngoài ra
người được thực hiện còn có thể có nghĩa vụ thanh toán, người thực hiện có thể có nghĩa
vụ bồi thường thiệt hại theo Điều 576, Điều 577 BLDS năm 2015 quy định.

1.3 Cho biết điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về chế định “thực hiện công
việc không có ủy quyền".
Điểm mới của BLDS năm 2015 so với BLDS năm 2005 về chế định “thực hiện công
việc không có ủy quyền” về:
- Chủ thể:
+ BLDS năm 2005: Chủ thể người có công việc được thực hiện chỉ có cá nhân.
+ BLDS năm 2015: Mở rộng về phạm vi chủ thể, chủ thể người có công việc được
thực hiện bao gồm cả cá nhân và pháp nhân.
 Mở rộng phạm vi chủ thể, mục đích có ý nghĩa rất quan trọng đối với xét xử trong
thực tiễn.
- Mục đích thực hiện:

1
+ Tại Điều 594 của BLDS năm 2005 có chỗ quy định:“hoàn toàn vì lợi ích của người
có công việc được thực hiện”. Theo đó hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được
thực hiện, không có mục đích khác.
+ Tại Điều 574 BLDS năm 2015 có chỗ quy định: “thực hiện công việc đó vì lợi ích
của người có công việc được thực hiện”.
 Lúc này đã bỏ đi yếu tố “hoàn toàn” là vì lợi ích của người có công việc được thực
hiện nhưng cũng có thể vì mục đích khác tuy nhiên không được làm trái với lợi ích của
người có công việc được thực hiện và các chủ thể khác.

1.4 Các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có uỷ quyền” theo
BLDS năm 2015? Phân tích từng điều kiện.
Căn cứ theo khái niệm “Thực hiện công việc uỷ quyền” được quy định tại Điều 574
BLDS năm 2015: “Thực hiện công việc không có uỷ quyền là việc một người không có
nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của
người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản
đối”, các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có uỷ quyền” gồm
có:
Thứ nhất, việc thực hiện công việc hoàn toàn không phải là nghĩa vụ do bên thoả
thuận hoặc do pháp luật quy định đối với người thực hiện công việc không có uỷ quyền.
Theo Điều 574 BLHS năm 2015, “… không có uỷ quyền là việc một người không có
nghĩa vụ thực hiện công việc…”, điều này cho thấy việc thực hiện công việc cho người
khác hoàn toàn không nằm trong một thoả thuận pháp lý, một hợp đồng nào, hay chính
xác hơn là họ thực hiện không phải được chính thưc uỷ quyền mà tự nguyện thực hiện
công việc của người có công việc đó. Về hậu quả pháp lý, họ có thực hiện hay không thì
cũng không phải gánh chịu bất cứ chế tài nào.
Thứ hai, việc thực hiện công việc vì lợi ích của người có công việc. Tại thời điểm bắt
đầu thực hiện công việc, người thực hiện công việc phải thể hiện ý chí thực hiện công
việc nhằm mang lại lợi ích hoặc ngăn chặn thiệt hại cho người thực hiện công việc. Tuy
nhiên, rất khó để chứng minh điều này vì có thể sau khi hoàn thành công việc, người thực
hiện vẫn có thể có được lợi ích riêng cho mình (như tiền thù lao). Lợi ích này có thể là
những lợi ích mà người có công việc được thực hiện không thu được hoặc lợi ích của họ
giảm đáng kể. Người thực hiện công việc không có uỷ quyền xem đó là bổn phận của
mình và phải thực hiện công việc nhằm mang lại lợi ích cho người có công việc. Ngay cả
trong trường hợp thực hiện công việc
Thứ ba, người có công việc được thực hiện không biết việc có người khác đang thực
hiện công việc cho mình hoặc biết nhưng không phản đối việc thực hiện công việc đó.
Theo dấu hiệu này, tại thời điểm công việc được thực hiện, người có công việc không

2
biết người khác thực hiện công việc cho mình hoặc có thể họ biết nhưng không phản đối
việc thực hiện công việc đó. Thông thường, khi công việc được thực hiện, người có công
việc thường không biết đến việc người khác thực hiện công việc cho mình, bởi nếu họ
biết thì đã tự mình thực hiện công việc, và bản thân người thực hiện công việc cũng sẽ
không thực hiện công việc khi chính người có công việc cũng đang hiện hữu tại nơi có
công việc cần thực hiện. Bản chất của việc thực hiện công việc không có ủy quyền là sự
giúp đỡ người khác vượt qua những khó khăn, tránh những thiệt hại không đáng có. Do
đó, nếu người có công việc có mặt hoặc biết việc người khác thực hiện công việc cho
mình thì họ sẽ không phản đối nếu việc thực hiện công việc đó có lợi cho mình và bản
thân mình không thể thực hiện được công việc đó tại thời điểm phải thực hiện công
việc. Tuy nhiên, ngay cả khi người có công việc không thể thực hiện được công việc hoặc
việc thực hiện công việc có thể mang lại lợi ích cho người có công việc nhưng nếu họ
phản đối người khác thực hiện công việc của mình, thì người thực hiện công việc cũng
không được thực hiện. Nếu họ cố tình thực hiện sẽ bị coi là vi phạm và phải chịu trách
nhiệm theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, việc thực hiện công việc phải thực sự cần thiết. Mặc dù việc thực hiện công
việc có thể mang lại lợi ích cho người có công việc, người có công việc có thể không
phản đối, và người thực hiện công việc vì lợi ích của người có công việc, nhưng việc thực
hiện công việc phải thực sự cần thiết. Sự cần thiết của việc thực hiện công việc thể hiện ở
chỗ nếu công việc không được thực hiện kịp thời sẽ gây thiệt hại cho người có công việc.
Đây là yếu tố quan trọng và có vai trò quyết định việc thực hiện công việc có thuộc
trường hợp không có ủy quyền hay không. Bởi thực tế, nhiều trường hợp một người thực
hiện công việc của người khác khi họ không biết và sau đó yêu cầu thanh toán thù lao,
nhưng bản thân người có công việc không đồng ý vì họ không có nhu cầu người khác
phải thực hiện công việc cho mình. Do đó, người thực hiện công việc muốn nhận thù lao
thì phải chứng minh mình đã thực hiện công việc giúp cho người có công việc không bị
thiệt hại. Điều này giúp ngăn chặn được hành vi lợi dụng quy định của pháp luật để trục
lợi một cách không chính đáng.

1.5 Trong tình huống trên, sau khi xây dựng xong công trình, nhà thầu C có thể yêu
cầu chủ đầu tư A thực hiện những nghĩa vụ trên cơ sở các quy định của chế định
“thực hiện công việc không có ủy quyền” trong BLDS 2015 không? Vì sao? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.
Nếu xét đầy đủ với các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có
uỷ quyền” thì nhà thầu C không đủ điều kiện để buộc chủ đầu tư A thực hiện nghĩa vụ
trên cơ sở chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền”. Nhưng nếu dưới góc độ

3
thực tiễn xét xử và pháp luật nước ngoài thì có thể thừa nhận nhà thầu C có thể yêu cầu
chủ đầu tư A thực hiện những nghĩa vụ.
Căn cứ theo Điều 574 BLDS năm 2015 quy định về “thực hiện công việc không có uỷ
quyền” thì có thể hiểu rằng chế định này buộc hai chủ thể: người có công việc được thực
hiện và người thực hiện công việc đó. Ở tình huống trên, người có công việc cần thực
hiện là chủ đầu tư A với công việc cần thực hiện là ký hợp đồng triển khai thi công dự án,
hai chủ thể còn lại là B và nhà thầu C.
Thứ nhất, việc thực hiện công việc hoàn toàn không phải là nghĩa vụ do bên thoả
thuận hoặc do pháp luật quy định đối với người thực hiện công việc không có uỷ quyền.
Theo điều kiện thứ nhất, ta thấy rằng:
- Nhà thầu C hoàn toàn không thực hiện công việc triển khai thi công một cách tự
nguyện, không do chủ ý đơn phương mà là dựa trên cam kết giữa nhà thầu C với chủ thể
B. Có nghĩa, nhà thầu C đã thực hiện công việc thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư A xuất
phát từ hợp đồng nên C thực hiện công việc theo nghĩa vụ được cam kết trên hợp đồng ký
với B.
- Chủ thể B dù “không có nghĩa vụ” thực hiện công việc ký kết hợp đồng triển khai
dự án (“B không được ký hợp đồng với C vì đây là công việc của chủ đầu tư A”), do đó
việc B nhân danh mình ký hợp đồng với nhà thầu C là thể hiện rõ sự đơn phương tự
nguyện cuả B.
 B đáp ứng đủ cả hai yếu tố “không có nghĩa vụ” và “tự nguyện” còn nhà thầu C thì
thiếu yếu tố “tự nguyện”.
Thứ hai, việc thực hiện công việc vì lợi ích của người có công việc. Điều kiện này đòi
hỏi người thực hiện công việc không có ủy quyền phải thực hiện công việc vì lợi ích của
người có công việc, vì lợi ích của người thứ ba hoặc bao gồm khả năng người tiến hành
công việc cũng có lợi ích từ việc thực hiện đó. Nhưng trong tình huống trên: “B đã ký
hợp đồng với nhà thầu C mà không nêu rõ trong hợp đồng là B đại diện A và cũng không
có ủy quyền của A”:
- Nhà thầu C: khi ký hợp đồng với B đã xác định rằng “người có công việc” là B –
người nhân danh chính mình ký hợp đồng với nhà thầu C, chứ không biết rằng “người có
công việc” thực chất là chủ đầu tư A. Do đó, dưới góc độ của nhà thầu C thì chủ đầu tư A
đóng vai trò là người thứ ba. Việc nhà thầu C thực hiện công việc là có lợi cho chủ đầu tư
A nhưng nhà thầu C thực hiện công việc không xuất phát từ chủ ý “vì lợi ích của người
thứ ba” là chủ đầu tư A mà vì thực hiện nghĩa vụ với B như đã cam kết. Từ việc làm theo
nghĩa vụ của nhà thầu C đã mang lại lợi ích cho chủ đầu tư A nên chủ đầu tư A chỉ là
người vô tình được hưởng lợi. Giữa nhà thầu C và chủ đầu tư A không có mối liên hệ

4
pháp lý ràng buộc nên chủ đầu tư A chỉ có quyền từ chối hoặc chấp nhận hưởng lợi từ
nhà thầu C mà không có bất cứ nghĩa vụ nào phải thực hiện cho nhà thầu C.
- Chủ thể B: việc B tự mình xác lập hợp đồng với nhà thầu C để triển khai thi công
không thể phủ nhận rằng nó mang lại lợi ích cho chủ đầu tư A. Bởi khác với nhà thầu C,
B biết rõ “người có công việc” ở đây là ai nên mục đích xuất phát để B thực hiện công
việc có thể không phải “vì lợi ích” của chủ đầu tư A mà vì lợi ích của chính bản thân B.
Vì vậy không thể nói B tự nguyện thực hiện một việc làm có nguy cơ dẫn đến hậu quả
pháp lý mà lại không mang lại lợi ích gì cho cá nhân mình. Do đó, cả 2 nguyên nhân trên
đều được chấp nhận và đều thõa mãn điều kiện này.
 Nhà thầu C không đáp ứng điều kiện. B đáp ứng điều kiện.
Thứ ba, người có công việc được thực hiện không biết việc có người khác đang thực
hiện công việc cho mình hoặc biết nhưng không phản đối việc thực hiện công việc đó. Ở
điều kiện này, có ba trường hợp xảy ra, trong suốt quá trình thi công dự án công trình
công cộng:
- Chủ đầu tư A không biết. Trường hợp này đáp ứng được điều kiện thứ ba.
- Chủ đầu tư A biết và phản đối. Trường hợp này, việc tiếp tục thi công dự án là hành
vi trái pháp luật và sẽ có chế tài riêng xử lý.
- Chủ đầu tư A biết nhưng không phản đối. Tuy “không phản đối” không đồng nghĩa
với “đồng ý” nhưng ở đây, có một chi tiết trong tình huống nói rằng “B không được ký
hợp đồng với C vì đây là công việc của chủ đầu tư A”. Điều này có hiểu rằng việc B ký
hợp đồng với nhà thầu C là giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện (B) xác
lập. Căn cứ Điều 142 BLDS 2015 quy định:
“Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm
phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một trong các trường hợp sau
đây:
a) Người được đại diện đã công nhận giao dịch;
b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;…”
 Như vậy, đối với trường hợp này, chủ đầu tư A đã “không phản đối trong một thời hạn
hợp lý” nên được xem là “đồng ý”, dẫn tới hệ quả là giao dịch dân sự do người không có
quyền đại diện xác lập giữa B và nhà thầu C trở thành giao dịch có hiệu lực với người
được đại diện (chủ đầu tư A).
Thứ tư, việc thực hiện công việc phải thực sự cần thiết. Sự cần thiết của việc thực
hiện công việc thể hiện ở chỗ nếu công việc không được thực hiện kịp thời sẽ gây thiệt
hại cho người có công việc.
Đặt giả thuyết ở đây là nhà đầu tư A đang gặp phải một số vấn đề về tài chính; công
trình đang thảo luận lại kế hoạch; hoặc là đang trong quá trình giao kết hay là đã giao kết,
đang thành lập hợp đồng với nhà thầu khác thành ra sẽ kiến nhà đầu tư sẽ gặp vấn đề về

5
pháp lý vẫn kinh tế. Do đó hành vi thực hiện của B hay nhà thầu C ở đây hạn chế gây
thiệt hại cho người có công việc trong điều kiện “thực hiện công việc phải thực sự cần
thiết” đã đi ngược lại với mục đích, làm cho người có công việc thiệt thòi.
Nhưng bởi vì thông tin cho điều kiện này không có trong tình huống nên ở đây chúng
em chỉ có thể đặt giả thuyết và không tác dụng lên kết luận.
 Do đó, nếu xét về lý thuyết điều kiện để áp dụng lên trường hợp này thì nhà thầu
C vì không phải người thực hiện công việc nên KHÔNG THỂ yêu cầu chủ đầu tư
A thực hiện những nghĩa vụ trên cơ sở các quy định của chế định “thực hiện công
việc không có ủy quyền” trong BLDS năm 2015.
 Nhưng nếu trên thực tế và kinh nghiệm pháp luật nước ngoài thì nhà thầu C vẫn có
thể yêu cầu chủ đầu tư A thực hiện những nghĩa vụ trên cơ sở các quy định của
chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền” trong BLDS năm 2015. Cụ thể,
đối với pháp luật nước ngoài, thực tiễn xét xử của Pháp thì chế định thực hiện
công việc không có ủy quyền được áp dụng trong hoàn cảnh người thực hiện công
việc cho mình đồng thời cho người khác như trong trường hợp một đồng sở hữu
quản lý tài sản vì lợi ích của tất cả các đồng sở hữu. Ở đây, chế định này cũng
được áp dụng khi người thực hiện công việc tiến hành công việc cho người có
công việc cần thực hiện nhưng theo yêu cầu của người thứ ba.

VẤN ĐỀ 2: THỰC HIỆN NGHĨA VỤ (THANH TOÁN MỘT KHOẢN TIỀN)

2.1 Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán như thế nào?
Qua trung gian là tài sản gì?
Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán Toà án quy đổi các
khoản tiền đó ra gạo theo giá gạo loại trung bình ở địa phương (từ đây trở đi gọi tắt là
"giá gạo") tại thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ, rồi tính số lượng gạo đó
thành tiền theo giá gạo tại thời điểm xét xử sơ thẩm để buộc bên có nghĩa vụ về tài sản
phải thanh toán và chịu án phí theo số tiền đó.
+ “b) Nếu việc gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ xảy ra sau ngày 1-7-1996 hoặc
tuy xảy ra trước ngày 1-7-1996, nhưng trong khoảng thời gian từ thời điểm gây thiệt hại
hoặc phát sinh nghĩa vụ đến thời điểm xét xử sơ thẩm mà giá gạo không tăng hay tuy có
tăng nhưng ở mức dưới 20%, thì Toà án chỉ xác định các khoản tiền đó để buộc bên có
nghĩa vụ phải thanh toán bằng tiền. Trong trường hợp người có nghĩa vụ có lỗi thì ngoài
khoản tiền nói trên còn phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn do
Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm xét xử sơ

6
thẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 313 BLDS, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc
pháp luật có quy định khác.”
+ “2- Đối với các khoản tiền tịch thu, tiền phạt, tiền án phí thì khi xét xử toà án chỉ
quyết định mức tiền cụ thể mà không áp dụng cách tính đã hướng dẫn tại khoản 1 nói
trên.”
+ “3- Đối với các khoản tiền vay, gửi ở tài sản Ngân hàng, tín dụng, do giá trị của
các khoản tiền đó đã được bảo đảm thông qua các mức lãi suất do Ngân hàng Nhà nước
quy định, cho nên khi xét xử, trong mọi trường hợp toà án đều không phải quy đổi các
khoản tiền đó ra gạo, mà quyết định buộc bên có nghĩa vụ về tài sản phải thanh toán số
tiền thực tế đã vay, gửi cùng với khoản tiền lãi, kể từ ngày khi giao dịch cho đến khi thi
hành án xong, theo mức lãi suất tương ứng do Ngân hàng Nhà nước quy định.”

2.2 Đối với tình huống thứ nhất, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô khoản tiền
cụ thể là bao nhiêu? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Trong tình huống này, thời điểm phát sinh nghĩa vụ dân sự giữa ông Qưới và bà Cô
trước ngày 1/7/1997. Bên cạnh đó, trong thời gian gây ra thiệt hại và phát sinh nghĩa vụ
đến thời điểm xét xử sơ thẩm giá gạo đã tăng quá 20%. Ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô
khoản tiền là 5.474.452 đồng (~5.475.000 đồng).
- Cở sở pháp lý là căn cứ vào Thông tư 01/TTLT ngày 19/6/1997 của Tòa án nhân
dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính:
+” 1- Đối với nghĩa vụ là các khoản tiền bồi thường, tiền hoàn trả, tiền công, tiền lương,
tiền chia tài sản, tiền đền bù công sức, tiền cấp dưỡng, tiền vay không có lãi, tiền truy
thu thuế, tiền truy thu do thu lợi bất chính thì giải quyết như sau:
a) Nếu việc gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ dân sự xảy ra trước ngày 1-7-1996 và
trong thời gian từ thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ đến thời điểm xét xử sơ
thẩm mà giá gạo tăng từ 20% trở lên, thì Toà án quy đổi các khoản tiền đó ra gạo theo
giá gạo loại trung bình ở địa phương (từ đây trở đi gọi tắt là "giá gạo") tại thời điểm gây
thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ, rồi tính số lượng gạo đó thành tiền theo giá gạo tại
thời điểm xét xử sơ thẩm để buộc bên có nghĩa vụ về tài sản phải thanh toán và chịu án
phí theo số tiền đó.”
+ Giá gạo trung bình vào năm 1973 là 137đ/kg và giá gạo trung bình hiện nay theo Sở tài
chính Tp. HCM là 15.000đ/kg).

7
2.3 Thông tư trên có điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển nhượng
bất động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT không? Vì sao?
- Thông tư trên không điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển nhượng
bất động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT mà chỉ điều chỉnh trong hai
trường hợp:
+ Trường hợp đối tượng của nghĩa vụ tài sản là các khoản tiền, vàng.
+ Trường hợp đối tượng của nghĩa vụ tài sản là các hiện vật.

2.4 Đối với tình huống trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT, nếu giá trị nhà đất
được xác định là 1.697.760.000đ như Tòa án cấp sơ thẩm đã làm thì, theo Tòa án
nhân dân cấp cao tại Hà Nội, khoản tiền bà Hường phải thanh toán cho cụ Bảng cụ
thể là bao nhiêu? Vì sao?
- Đối với tình huống trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT, nếu giá trị nhà đất được
xác định là 1.697.760.000 đồng như Tòa án cấp sơ thẩm đã làm thì, theo Tòa án nhân
dân cấp cao tại Hà Nội, khoản tiền bà Hường phải thanh toán cho cụ Bảng cụ thể là
339.552.000 đồng. Bởi vì bà Hương mới thanh toán được 4/5 giá trị chuyển nhượng đất
cho cụ Bảng, số tiền còn nợ tương đương với 1/5 giá trị nhà đất.
- Vì vậy nếu giá trị nhà đất được xác định là 1.697.760.000 đồng và số tiền còn nợ
tương đương với 1/5 giá trị nhà đất: 1.697.760.000 x 1/5 = 339.552.000 đồng. Vậy số
tiền bà Hường phải thanh toán cho cụ Bảng là 339.552.000 đồng.

2.5 Hướng như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có tiền lệ chưa? Nêu
một tiền lệ (nếu có)?
Hướng như trên Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã có tiền lệ.
Lấy theo Quyết định Giám đốc thẩm số 09/HĐTP-DS NGÀY 24/05/2005 về “Vụ án
tranh chấp quyền sử dụng đất và đòi nợ giữa các đương sự”.
- Nguyên đơn: Bà Bùi Thị Lai.
- Bị đơn: Ông Phạm Thanh Xuân.
- Người có quyền, nghĩa vụ liên quan:
+ Bà Trần Thị Minh là vợ ông Phạm Thanh Xuân.
+ Ông Hoàng Minh Khoa là chồng bà Bùi Thị Lai.
Tóm tắt bản án:
Năm 1994 ông Phạm Thanh Xuân vay của bà Bùi Thị Lai 11.500.000 đồng (có giấy vay
nợ, không ghi ngày tháng năm, nhưng theo hai bên xác nhận thì là năm 1994)
Ngày 12/2/1996 ông Phạm Thanh Xuân vay tiếp bà Lai 128.954.000 đồng.
Ngày 8/8/1996 bà Lai thống nhất với ông Xuân về tổng nợ gốc và lãi là 188.600.000
đồng thời ông Xuân không có khả năng thanh toán nên hai bên lập giấy nhượng nhà với
8
nội dung vợ chồng ông Xuân nhượng nhà 19 Chu Văn An, phường Hoà Lạc, thị xã Móng
Cái, tỉnh Quảng Ninh cho bà Lai với giá là 188.600.000 đồng. Do vợ chồng ông Xuân
không thanh toán nợ và vẫn quản lý nhà nên bà Lai vẫn tính lãi của số tiền 188.600.000
đồng.
Đến ngày 5/8/1997, vợ chồng bà Lai và vợ chồng ông Xuân chốt nợ cả gốc lẫn lãi lên
250.000.000 đồng, đồng thời ông Xuân cũng thoả thuận viết đơn xin chuyển nhượng
quyền sử dụng đất với giá 250.000.000 đồng. Sau khi lập hợp đồng chuyển nhượng vào
ngày 5/8/1997, bà Lai vẫn tính lãi số tiền 250.000.000 đồng trong thời gian hai tháng
thành 6.000.000 đồng để cộng vào số tiền 44.000.000 đồng vợ chồng ông Xuân vay vào
ngày 6/11/1997 thành 50.000.000 đồng.
Vụ án này giải quyết cả quan hệ vay nợ và quan hệ mua bán nhà, đất.
Xác minh, thu thập các chứng cứ về quá trình làm thủ tục giấy tờ mua bán nhà, chuyển
nhượng quyền sử đất giữa các bên có tiến hành theo đúng trình tự quy định. Trong trường
hợp xác định các căn cứ về viẹc mua bán, chuyển nhượng là hợp pháp và công nhận hợp
đồng mua bán nhà giữa các bên thì phải lấy giá nhà đất thoả thuận trong hợp đồng trừ đi
số tiền gốc và lãi; trường hợp còn thiếu bên mua phải thanh toán cho bên bán theo giá thị
trường tại địa phương.
® Nội dung này là tiền lệ cho hướng giải quyết của Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội
trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT.

VẤN ĐỀ 3: CHUYỂN GIAO NGHĨA VỤ THEO THOẢ THUẬN

Tóm tắt: Bản án số 148/2007/DS.ST Ngày 26/9/2007 V/v tranh chấp hợp đồng vay tài
sản. Ngày 27/4/2004, Bà Phương có xác lập quan hệ vay tiền với bà Tú. Bà Phượng cho
biết chỉ làm trung gian để bà Ngọc, bà Loan cùng chồng là ông Thạnh vay tiền bà Tú và
có kí hợp đồng cho vay lại bao gồm: bà Ngọc vay 465.000.000 đồng và bà Loan, ông
Thạnh vay 150.000.000 đồng. Các bên thống nhất số tiền vay là 615.000.000 đồng, lãi
suất là 1,8%/tháng, thời hạn vay là 12 tháng, phía bà Tú đã nhận được tiền lãi đầy đủ theo
thỏa thuận. Đến tháng 4/2005 thì bà Tú giảm lãi suất xuống 1,3%/tháng. Bà Tú tiếp tục
nhận tiền lãi đến tháng 5/2005 thì bên vay không trả lãi như thỏa thuận. Xét hợp đồng
vay tiền giữa bà Phượng với bà Tú, bà Phượng đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán nợ vay,
không trả vốn, lãi cho bà Tú lẽ ra bà Phương phải có trách nhiệm thực hiện. Tuy nhiên
phía bà Tú đã chấp nhận cho bà Phương chuyển giao nghĩa vụ trả nợ cho bà Ngọc, bà
Loan và ông Thạnh thể hiện qua việc bà Tú lập hợp đồng cho bà Ngọc vay số tiền
465.000.000 đồng và hợp đồng cho bà Loan ông Thanh vay số tiền 150.000.000 đồng vào
ngày 12/05/2005 nên kể từ thời điểm bà Tú xác lập hợp đồng vay của bà Phượng với bà
Tú đã chấm dứt, làm phát sinh nghĩa vụ với của bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh đối với

9
bà Tú theo hợp đồng vay tiền đã ký. Việc bà Tú yêu cầu bà Phượng có trách nhiệm liên
đới cùng bà Ngọc thanh toán nợ cho bà là không có căn cứ chấp nhận.

3.1 Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao
nghĩa vụ theo thỏa thuận?
 Giống nhau:
- Đều dẫn tới hậu quả pháp lý là làm thay đổi chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ theo đó
chấm dứt tư cách chủ thể của chủ thể đã chuyển giao.
- Xác lập tư cách chủ thể cho người nhận chuyển giao.
- Không được chuyển giao trong trường hợp pháp luật không cho phép.
- Về hình thức chuyển giao, thì việc chuyển giao quyền yêu cầu hay chuyển giao
nghĩa vụ đều được thể hiện bằng văn bản hay lời nói.
- Người có quyền/nghĩa vụ trước sẽ chấm dứt mối quan hệ với người có quyền/nghĩa
vụ và không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa
vụ (đối với việc chuyển giao quyền yêu cầu) hay của người thế nghĩa vụ (đối với hành
vi chuyển giao nghĩa vụ dân sự).
 Khác nhau:

Chuyển giao quyền yêu cầu Chuyển giao nghĩa vụ dân sự

Cơ sở pháp lý Điều 356-369 BLDS năm 2015 Điều 371 BLDS năm 2015

Chuyển giao quyền yêu cầu là Chuyển giao nghĩa vụ dân sự


sự thỏa thuận giữa người có là sự thỏa thuận giữa người có
quyền trong quan hệ nghĩa vụ nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa
dân sự với người thứ ba nhằm vụ dân sự với người thứ ba
chuyển giao quyền yêu cầu cho trên cơ sở có sự đồng ý của
người thứ ba đó. Người thứ ba người có quyền nhằm chuyển
Khái niệm đó trong trường hợp này gọi là nghĩa vụ cho người thứ ba đó.
người thế quyền, trở thành người Người thứ ba gọi là người thế
có quyền, được quyền yêu cầu nghĩa vụ trở thành người có
người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ mới phải thực hiện
nghĩa vụ theo phạm vi quyền yêu nghĩa vụ theo yêu cầu của
cầu được chuyển giao. người có quyền trong phạm vi
nghĩa vụ đã được xác định.

10
Đối với chuyển giao nghĩa
Đối tượng có Bên có quyền là người có vụ dân sự thì bên có nghĩa vụ
quyền chuyển giao quyền chuyển giao là người có quyền chuyển
giao.

Chuyển giao nghĩa vụ buộc


phải có sự đồng ý của bên có
quyền. Quy định này rất phù
hợp vì trong quan hệ nghĩa
Chuyển giao quyền yêu cầu vụ, quyền của một bên có
không cần có sự đồng ý của được đảm bảo hay không
người có nghĩa vụ vì trong mọi hoàn toàn phụ thuộc vào việc
trường hợp người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của bên
dều phải thực hiện đúng nội kia. Người thực hiện nghĩa vụ
dung của nghĩa vụ đã được xác khi chuyển giao nghĩa vụ phải
Nguyên tắc
định. Tuy nhiên người chuyển đảm bảo cho người kế thừa
chuyển giao
quyền phải thông báo cho người nghĩa vụ đó có khả năng thực
có nghĩa vụ biết về việc chuyển hiện nghĩa vụ. Khi người có
giao quyền yêu cầu. quyền đồng ý, việc chuyển
giao mới có thể được thực
hiện. Người chuyển giao
nghĩa vụ không cần thông báo
cho người có quyền.

Đối với chuyển giao nghĩa


Nếu chuyển giao quyền yêu cầu
vụ theo thỏa thuận, nếu nghĩa
mà quyền yêu cầu có biện pháp
vụ thực hiện có biện pháp bảo
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ kèm
đảm được chuyển giao thì
theo thì biện pháp bảo đảm được
Hiệu lực của biện biện pháp bảo đảm đó đương
chuyển giao sang người thế
pháp bảo đảm nhiên chấm dứt (trừ trường
quyền.
hợp các bên không có thỏa
thuận khác).

11
3.2 Thông tin nào của bản án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanh toán cho bà
Tú?
Thông tin của bản án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanh toán cho bà Tú là:
- Theo lời khai của bà Tú thì chính bà Phượng yêu cầu cho bà Phượng vay tiền để
kinh doanh cá khô xuất khẩu và bà đã vay tiền Ngân hàng cho bà Phượng vay tổng số
tiền 615.000.000 đồng. Bà Phượng có làm biên nhận với bà Tú.
- Theo các bên nhận tiền do phía bà Tú cung cấp thì chính bà Phượng là người trực
tiếp nhận tiền của bà Tú vào năm 2003 với tổng số tiền 555.000.000 đồng và theo biên
nhận ngày 24/7/2004 thì thể hiện bà Phượng nhận của bà Lê Thị Nhan số tiền
615.000.000 đồng. Phía bà Phượng không cung cấp được chứng cứ xác định bà Ngọc
thỏa thuận vay tiền với bà Tú. Ngoài ra, cũng theo lời khai của bà Phượng thì vào tháng
4/2004, do phía bà Loan, ông Thạnh và bà Ngọc không có tiền trả cho bà Tú để trả vốn
vay Ngân hàng nên bà đã cùng với bà Tú vay nóng bên ngoài để có tiền trả cho Ngân
hàng. Xác định bà Phượng là người xác lập quan hệ vay tiền với bà Tú.
- Xét hợp đồng vay tiền giữa bà Phượng với bà Tú, phía bà Phượng đã vi phạm nghĩa
vụ thanh toán nợ vay, không trả vốn, lãi cho bà Tú, lẽ ra phía bàPhượng phải có trách
nhiệm thực hiện.

3.3 Đoạn nào của bản án cho thấy nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã được chuyển sang cho
bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh?
Theo bản án, nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã được chuyển sang cho bà Ngọc, bà
Loan và ông Thạnh được thể ở đoạn:
“Phía bà Tú đã chấp nhận cho bà Phượng chuyển giao nghĩa vụ trả nợ cho bà Ngọc,
bà Loan và ông Thạnh thể hiện qua việc bà Tú đã lập hợp đồng cho bà Ngọc vay số tiền
465.000.000 đồng và hợp đồng cho bà Loan, ông Thạnh vay số tiền 150.000.000 đồng
vào ngày 12/5/2005. Như vậy, kể từ thời điểm bà Tú xác lập hợp đồng vay với bà Ngọc,
bà Loan và ông Thạnh thì nghĩa vụ trả nợ vay của bà Phượng với bà Tú đã chấm dứt,
làm phát sinh nghĩa vụ của bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh đối với bà Tú theo hợp đồng
vay tiền đã ký.”

3.4 Suy nghĩ của anh/chị về đánh giá trên của Tòa án?
Theo Điều 370 của BLDS 2015 về chuyển giao nghĩa vụ:
“1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có
quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc
pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.”
2. Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ.”

12
Vì vậy, bà Phượng đã chuyển nghĩa vụ sang cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thanh và đã
được bà Tú đồng ý thông qua việc bà Tú đã lập hợp đồng cho bà Ngọc vay số tiền
465.000.000 đồng và hợp đồng cho bà Loan, ông Thanh vay số tiền 150.000.000 đồng
vào ngày 12/05/2005. Nghĩa vụ thanh toán trong trường hợp này không gắn liền với nhân
thân của bên có nghĩa vụ và pháp luật không có quy định không được chuyển giao nghĩa
vụ. Vì vậy trường hợp này đã đáp ứng đủ các yêu cầu được quy định tại Khoản 1 Điều
370 BLDS năm 2015.
Đồng thời, Tòa cũng đã áp dụng đúng Khoản 2 Điều 370 khi xác định nghĩa vụ trả nợ
vay của bà Phượng đã chấm dứt và phát sinh nghĩa vụ của bà Ngọc, bà Loan, ông Thạnh
là những người thế nghĩa vụ và trở thành bên có nghĩa vụ. Do đó, theo nhóm đánh giá
trên của Tòa án là chính xác.
Cơ sở pháp lý: Điều 370 BLDS năm 2015.

3.5 Nhìn từ góc độ văn bản, người có nghĩa vụ ban đầu có còn trách nhiệm đối với
người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được chuyển
giao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Nhìn từ góc độ văn bản, chuyển giao nghĩa vụ dân sự là trường hợp người có nghĩa vụ
ban đầu chuyển giao nghĩa vụ đã giao kết cho người khác (người thế nghĩa vụ) thực hiện
nghĩa vụ giữa mình và bên có quyền với sự đồng ý của người thế đó. Bản chất của
chuyển giao nghĩa vụ dân sự là sự chuyển dịch pháp lý từ chủ thể chuyển sang chủ thể
nhận. Chủ thể nhận nghĩa vụ chính là người thứ ba thay thế cho người có nghĩa vụ ban
đầu và trở thành bên có nghĩa vụ. Trong trường hợp chuyển giao nghĩa vụ dân sự có biện
pháp đảm bảo thì biện pháp đảm bảo đó cũng chấm dứt do sự chấm dứt tư cách chủ thể
của người có nghĩa vụ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Như vậy, người có
nghĩa vụ ban đầu không còn trách nhiện đối với người có quyền nữa dù người thế nghĩa
vụ không thực hiện được nghĩa vụ được chuyển giao.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 370 BLDS năm 2015.

3.6 Nhìn từ góc độ quan điểm các tác giả, người có nghĩa vụ ban đầu có còn trách
nhiệm đối với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ
được chuyển giao? Nêu rõ quan điểm của các tác giả mà anh/chị biết.
Nhìn từ góc độ, quan điểm các tác giả thì người có nghĩa vụ ban đầu không còn trách
nhiệm đối với người có quyền khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được
chuyển giao, cụ thể là bà Phượng. Vì vào ngày 12/5/2005 bà Tú đã chấp nhận cho bà
Phượng chuyển giao nghĩa vụ trả nợ số tiền 615 .000.000 đồng mà bà Phượng đã mượn của
bà Tú cho bà Ngọc và vợ chồng bà Loan ông Thạnh, nên nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng

13
đối với bà Tú được chấm dứt từ thời điểm này. Việc trả nợ cho bà Tú với số tiền
615.000.000 đồng thuộc về bà Ngọc và vợ chồng bà Loan ông Thạnh.

3.7 Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án theo hướng người có nghĩa vụ ban đầu
không còn trách nhiệm đối với người có quyền?
Đoạn của bản án cho thấy Tòa án theo hướng người có nghĩa vụ ban đầu không còn
trách nhiệm với người có quyền, đó là: “Xét hợp đồng vay tiền giữa bà Phượng với bà
Tú, phía bà Phượng đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán nợ vay, không trả vốn, lãi cho bà
Tú. Lẽ ra phía bà Phượng phải có trách nhiệm thực hiện. Tuy nhiên, phía bà Tú đã chấp
nhận cho bà Phượng chuyển giao nghĩa vụ trả nợ cho bà Ngọc và vợ chồng bà Loan, ông
Thạnh thể hiện qua việc bà Tú đã lập hợp đồng cho bà Ngọc vay số tiền 465.000.000
đồng và hợp đồng cho vợ chồng bà Loan, ông Thạnh vay số tiền 150.000.000 đồng vào
ngày 12/5/2005. Như vậy, kể từ thời điểm bà Tú xác lập hợp đồng vay với bà Ngọc và vợ
chồng bà Loan, ông Thạnh thì nghĩa vụ trả nợ vay của bà Phượng với bà Tú đã chấm
dứt, làm phát sinh nghĩa vụ của bà Ngọc và vợ chồng bà Loan, ông Thạnh đối với bà Tú
theo hợp đồng vay tiền đã ký.”

3.8 Kinh nghệm của pháp luật nước ngoài đối với quan hệ giữa người có nghĩa vụ ban
đầu và người có quyền.
Quy định về các hệ thống pháp luật ở các nước là tương đối khác nhau. Ở Châu Âu
một số nước có quy địng về người có nghĩa vụ ban đầu là hoàn toàn hết trách nhiệm đối
với người có quyền nhưng một số nước khác thì có quy định ngược lại, nghĩa là người đó
vẫn phải có nghĩa vụ bổ sung. Tuy nhiên, theo bộ nguyên tắc Châu Âu về hợp đồng thì
“người có nghĩa vụ ban đầu không còn bị ràng buộc bởi các nghĩa vụ của họ” (Điều
12:101), Bộ nguyên tắc Unidroit “Người có quyền có thể giải phóng nghĩa vụ cho người
có nghĩa vụ ban đầu” (Điều 9.2.5).

3.9 Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Toà án.
Theo nhóm em, Tòa án đã đưa ra các quyết định hợp lý giải quyết tranh chấp trên.
Đánh giá của Tòa án về nghĩa vụ trả nợ của Bà Phượng đã được chuyển sang cho Bà
Ngọc, bà Loan và ông Thạnh dưới sự đồng ý của bà Tú là có căn cứ vì theo quy định tại
khoản 1 Điều 370 BLDS năm 2015 về việc chuyển giao nghĩa vụ “bên có nghĩa vụ có
thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý”. Theo
bản án, vào ngày 12/05/2005, bà Ngọc ký hợp đồng vay với bà Tú trên vốn vay là
455.000.000 đồng và tiền lãi theo thỏa thuận là 1,3%/tháng, Bà Tú cũng đã lập hợp đồng
vay với vợ chồng bà Loan, ông Thạnh trên vốn vay là 150.000.000 đồng. Theo đó, ta thấy
bà Tú đã chuyển giao nghĩa vụ trả nợ cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh. 

14
3.10 Trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biện pháp bảo lãnh của
người thứ ba thì khi nghĩa vụ được chuyển giao, biện pháp bảo lãnh có chấm dứt không?
Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biện pháp bảo lãnh của người
thứ ba thì khi nghĩa vụ được chuyển giao, biện pháp bảo lãnh chấm dứt. Bởi theo khoản 1
Điều 335 BLDS năm 2015 “bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh)
cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay
thế cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh)”. Khi chuyển giao nghĩa vụ,
người phải chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thay đổi, thì nghĩa vụ bên nhận bảo lãnh
chấm dứt. Thêm vào đó, theo khoản 1 Điều 343 BLDS năm 2015, bảo lãnh chấm dứt khi
“nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt”, mà bảo lãnh chính là một trong những biện pháp
bảo đảm, nên theo quy định tại Điều 370 BLDS năm 2015 “trường hợp nghĩa vụ có biện
pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp bảo đảm đó chấm dứt”.  

15

You might also like