You are on page 1of 16

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ

HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT: NGHĨA VỤ
GIẢNG VIÊN: ĐẶNG THÁI BÌNH
LỚP: QUỐC TẾ 44 – NHÓM 3

THÀNH VIÊN NHÓM THẢO LUẬN:

STT Họ và tên MSSV

1 Huỳnh Thanh Thùy 1953801015217

2 Nguyễn Thị Trinh 1953801015239

3 Lê Hữu Trọng 1953801015241

4 Phạm Nguyễn Tấn Trường 1953801015246

5 Nguyễn Đăng Anh Tuấn 1953801015248

6 Đào Xuân Tùng 1953801015249

7 Lê Thị Hoài Vy 1953801015268


2

8 Nguyễn Thị Như Ý 1953801015275


3

MỤC LỤC
VẤN ĐỀ 1: THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN..............4
Câu 1: Thế nào là thực hiê ̣n công viê ̣c không có ủy quyền?..................................................4
Câu 2: Vì sao thực hiê ̣n công viê ̣c không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ?
.............................................................................................................................................................................4
Câu 3: Cho biết điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về chế định “thực
hiê ̣n công viê ̣c không có ủy quyền”...................................................................................................5
Câu 4: Các điều kiê ̣n để áp dụng chế định “thực hiê ̣n công viêc̣ không có ủy quyền”
theo BLDS 2015? Phân tích từng điều kiê ̣n...................................................................................5
Câu 5: Trong tình huống trên, sau khi xây dựng xong công trình, nhà thầu C có thể
yêu cầu chủ đầu tư A thực hiê ̣n những nghĩa vụ trên cơ sở các quy định của chế
định “thực hiê ̣n công viê ̣c không có ủy quyền” trong BLDS 2015 không? Vì sao?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.................................................................................................................6
VẤN ĐỀ 2: THỰC HIÊN ̣ NGHĨA VỤ (THANH TOÁN MỘT KHOẢN
TIỀN...............................................................................................................................................................8
Câu 1: Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán như thế
nào? Qua trung gian là tài sản gì?.......................................................................................................8
Câu 2: Đối với tình huống thứ nhất, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô khoản
tiền cụ thể là bao nhiêu? Nêu rõ pháp lý khi trả lời....................................................................9
Câu 3: Thông tư trên có điều chỉnh viê ̣c thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển
nhượng bất đô ̣ng sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT không? Vì sao?.....9
Câu 4: Đối với tình huống trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT, nếu giá trị nhà
đất được xác định là 1.697.760.000đ như Tòa án cấp sơ thẩm đã làm thì theo Tòa án
nhân dân cấp cao tại Hà Nô ̣i, khoản tiền bà Hường phải thanh toán cho cụ Bảng cụ
thể là bao nhiêu? Vì sao?......................................................................................................................10
Câu 5: Hướng như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nô ̣i có tiền lê ̣ chưa?
Nêu mô ̣t tiền lê ̣ (nếu có)?.....................................................................................................................10
VẤN ĐỀ 3: CHUYỂN GIAO NGHĨA VỤ THEO THỎA THUẬN..............11
Câu 1: Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển
giao nghĩa vụ theo thỏa thuâ ̣n?..........................................................................................................11
Câu 2: Thông tin nào của bản án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanh toán cho bà
Tú?..................................................................................................................................................................12
4

Câu 3: Đoạn nào của bản án cho thấy nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã được
chuyển sang cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh?.................................................................12
Câu 4: Suy nghĩa của anh/chị về đánh giá trên của Tòa án?................................................12
Câu 5: Nhìn từ góc đô ̣ văn bản, người có nghĩa vụ ban đầu có còn trách nhiê ̣m đối
với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiê ̣n nghĩa vụ được
chuyển giao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.................................................................................12
Câu 6: Nhìn từ góc đô ̣ quan điểm các tác giả, người có nghĩa vụ ban đầu có còn
trách nhiê ̣m đối với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiê ̣n
nghĩa vụ được chuyển giao? Nêu rõ quan điểm của các tác giả mà anh/chị biết.......13
Câu 7: Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án theo hướng người có nghĩa vụ ban đầu
không còn trách nhiê ̣m đối với người có quyền?......................................................................13
Câu 8: Kinh nghiê ̣m của pháp luâ ̣t nước ngoài đối với quan hê ̣ giữa người có nghĩa
vụ ban đầu và người có quyền...........................................................................................................13
Câu 9: Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa án...................................14
Câu 10: Trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biê ̣n pháp bảo
lãnh của người thứ ba thì khi nghĩa vụ được chuyển giao, biê ̣n pháp bảo lãnh có
chấm dứt không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời...................................................................14
5

VẤN ĐỀ 1: THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN
I. Tình huống
Chủ đầu tư A lâ ̣p Ban quản lý dự án B để tiến hành xây dựng mô ̣t công trình
công cô ̣ng. Khi triển khai, B đã ký hợp đồng với nhà thầu C mà không nêu rõ trong
hợp đồng B đại diê ̣n A và cũng không có ủy quyền của A trong khi đó, theo quy
định, B không được tự ký hợp đồng với C vì đây là công viê ̣c của chủ đầu tư A
(thực tế Ban quản lý dự án B không có nhiều tài sản để thanh toán cho C).
II. Trả lời câu hỏi
Câu 1: Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền?
Căn cứ Điều 574 BLDS 2015: “Thực hiê ̣n công viê ̣c không có ủy quyền là
việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực
hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này
không biết hoặc biết mà không phản đối”.
Câu 2: Vì sao thực hiê ̣n công viê ̣c không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ?
Thực hiện căn cứ không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ. Vì: Căn
cứ Điều 575 BLDS 2015:
1. Người thực hiện không có ủy quyền của nghĩa vụ thực hiện công việc phù
hợp với khả năng điều kiện của mình.
2. Người thực hiện công việc không có ủy quyền phải thực hiện công việc như
công việc của chính mình; nếu biết hoặc đón biết được ý định của người có
công việc thì phải thực hiện công việc phù hợp với ý định đó.
3. Người thực hiện công việc không có ủy quyền phải báo cho người có công
việc được thực hiện về quá trình, kết quả thực hiện công việc nếu có yêu cầu,
trừ trường hợp người có công việc đã biết hoặc người thực hiện công việc
không có ủy quyền không biết nơi cư trú hoặc trụ sở của người đó.
4. Trường hợp người có công việc thực hiện chết, nếu là cá nhân chấm dứt tồn
tại, nếu là pháp nhân thì người thực hiện công việc không có ủy quyền phải
tiếp tục thực hiện công việc cho đến khi người thừa kế hoặc là người đại diện
của người có công việc được thực hiện đã tiếp nhận.
5. Trường hợp có lý do chính đáng mà người thực hiện công việc không có ủy
quyền không thể tiếp tục đảm nhận công việc thì phải báo cho người có công
việc được thực hiện, người đại diện hoặc người thân thích của người này
hoặc có thể nhờ người khác thay mình đảm nhận việc thực hiện công việc.
6

Câu 3: Cho biết điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về chế định “thực
hiê ̣n công viê ̣c không có ủy quyền”.
Điểm mới của chế định thực hiện công việc không có ủy quyền của BLDS
2015 so với BLDS 2005:
BLDS 2005 BLDS 2015
- Chủ thể người có công - Chủ thể người có công việc được thực
Chủ thể việc được thực hiện chỉ có hiện bao gồm cả cá nhân và pháp nhân
cá nhân.  Mở rộng phạm vi chủ thể.
- Hoàn toàn vì lợi ích của - Thực hiện công việc đó vì lợi ích của
người có công việc được người có công việc được thực hiện.
Mục đích thực hiện.  Vì lợi ích của người có công việc
thực hiêṇ  Hoàn toàn vì lợi ích của được thực hiện nhưng cũng có thể vì
người có công việc được mục đích khác tuy nhiên không được
thực hiện, không có mục làm trái với lợi ích của người có công
đích khác. việc được thực hiện và các chủ thể
khác.

Câu 4: Các điều kiê ̣n để áp dụng chế định “thực hiê ̣n công viê ̣c không có ủy
quyền” theo BLDS 2015? Phân tích từng điều kiê ̣n.
Căn cứ Điều 574 BLDS 2015, các điều kiê ̣n để áp dụng chế định “thực hiê ̣n
công viêc̣ không có ủy quyền” là:
- Có 1 công việc cần được thực hiện và có 1 người thực hiện công việc của
người khác. Có nghĩa rằng, công việc mà người này thực hiện không phải là
công việc của họ, đây là công việc của người khác. Nhưng họ cảm thấy công
việc này thực sự cần thiết, cần thực hiện giúp người khác thì mới xem là điều
kiện thực hiện công việc không có ủy quyền.
- Người thực hiện công việc này không có nghĩa vụ thực hiện, nhưng đã tự
nguyện thực hiện. Tuy nhiên về khái niệm không có nghĩa vụ, có 2 cách hiểu
khác nhau: cách hiểu 1, không có bất kì nghĩa vụ với ai cả; cách hiểu 2,
không có nghĩa vụ với người có công việc được thực hiện. Điều luật không
rõ. Yêu cầu này có thể được hiểu rằng, việc thực hiện công việc đó không
phải là nghĩa vụ bắt buộc của người thực hiện công việc, tức là họ muốn thì
thực hiện, không muốn có thể không thực hiện. Về hậu quả pháp lý, họ có
7

thực hiện hay không thì cũng không phải gánh chịu bất cứ chế tài nào. Thực
tế cho thấy, không có bất cứ căn cứ nào đưa ra để khẳng định rằng người
thực hiện công việc có nghĩa vụ phải thực hiện công việc đó. Bởi vì giữa
người có công việc và người thực hiện công việc không có bất cứ thỏa thuận
nào, đồng thời pháp luật cũng không có bất cứ quy định nào buộc một người
phải thực hiện một công việc cho người khác.
- Hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện. Yêu cầu này
được hiểu là tại thời điểm bắt đầu thực hiện công việc, người thực hiện công
việc phải thể hiện ý chí thực hiện công việc nhằm mang lại lợi ích, hoặc ngăn
chặn thiệt hại cho người có công việc. Tuy nhiên, rất khó để có thể chứng
minh được điều này, vì khi kết thúc công việc, người thực hiện công việc có
thể được hưởng những lợi ích nhất định 
- Người có công việc được thực hiện không biết hoặc biết mà không phản đối.
Theo dấu hiệu này, tại thời điểm công việc được thực hiện, người có công
việc không biết người khác thực hiện công việc cho mình, hoặc có thể họ
biết nhưng không phản đối việc thực hiện công việc đó. Bản chất của việc
thực hiện công việc không có ủy quyền là sự giúp đỡ người khác vượt qua
những khó khăn, tránh những thiệt hại không đáng có.
Câu 5: Trong tình huống trên, sau khi xây dựng xong công trình, nhà thầu C có thể
yêu cầu chủ đầu tư A thực hiê ̣n những nghĩa vụ trên cơ sở các quy định của chế
định “thực hiê ̣n công viê ̣c không có ủy quyền” trong BLDS 2015 không? Vì sao?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trong tình huống này, sau khi xây dựng xong công trình, nhà thầu C có thể
yêu cầu chủ đầu tư A thực hiện những nghĩa vụ trên cơ sở các quy định “thực hiện
công việc không có ủy quyền” trong BLDS 2015. Căn cứ Điều 574 BLDS 2015 để
xác định nghĩa vụ trên cơ sở thực hiện công việc không có ủy quyền là:
- Thứ nhất, tình huống này thỏa mãn điều kiện có 1 công việc cần được thực
hiện và có 1 người thực hiện công việc của người khác. Cụ thể, công việc
cần được thực hiện là xây dựng công trình công cộng và 1 người thực hiện
công việc của người khác là ban quản lý dự án B thực hiện công việc của chủ
đầu tư A.
- Thứ hai, người thực hiện công việc này không có nghĩa vụ thực hiện, nhưng
đã tự nguyện thực hiện. Trong tình huống này, B đã tự nguyện thực hiện,
không bị ép buộc. Trong hợp đồng ký kết giữa B và C không nêu rõ B đại
8

diện cho A, cũng như A chưa từng ủy quyền cho B thực hiện giao kết hợp
đồng này với C, chưa từng thể hiện sự đồng ý của mình với giao dịch này
(dữ liệu không hề đề cập đến việc C đồng ý). Vì vậy, kể cả khi C và B đã
cùng nhau thiết lập hợp đồng xây dựng, hợp đồng chỉ làm phát sinh nghĩa vụ
giữa B (bên thứ 3) và C, không hề có sự ràng buộc về nghĩa vụ của C đối với
A theo khoản 1 Điều 142 BLDS 2015. Điều này thỏa mãn yếu tố người thực
hiện công việc “không có nghĩa vụ thực hiện công việc”.
- Thứ ba, hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện. Đây là
công việc đem lại lợi ích cho A với tư cách là một chủ đầu tư dự án. Chính vì
điểm mới trong BLDS 2015 (bỏ đi chữ “hoàn toàn”) khi quy định về vấn đề
này, kể cả khi C tiếp tục thực hiện công việc xuất phát một phần từ lợi ích
của chính mình, thì lợi ích lớn nhất khi công việc được hoàn tất vẫn thuộc về
A. Khi lợi ích phần lớn vẫn thuộc về người có công việc, thì dù cho người
thực hiện công việc được lợi một phần (như C được lợi từ hợp đồng với B),
điều kiện “vì lợi ích của người có công việc” (Điều 574 BLDS 2015) vẫn
được công nhận.
- Thứ tư, người có công việc được thực hiện không biết hoặc biết mà không
phản đối. Với vai trò là chủ đầu tư, A hoàn toàn có khả năng biết và phải biết
về việc thi công công trình công cộng của C. Kể cả trong trường hợp đó, việc
C có thể xây dựng xong công trình chính là minh chứng cho điều kiện “biết
mà không phản đối”.
 Như vậy, nếu C hoàn thành xong công việc theo đúng nghĩa vụ của mình ghi
nhận tại Điều 575 BLDS 2015, C đương nhiên có quyền yêu cầu A thực hiện nghĩa
vụ thanh toán theo quy định tại Điều 576 BLDS 2015.
9

VẤN ĐỀ 2: THỰC HIỆN NGHĨA VỤ


(THANH TOÁN MỘT KHOẢN TIỀN)
I. Tóm tắt bản án
1. Tình huống
Ngày 15/11/1973, ông Quới cho bà Cô thuê nhà và nhâ ̣n tiền thế chân của bà
Cô 50.000đ. Nay, ông Quới yêu cầu bà Cô trả nhà. Bà Cô đồng ý trả nhà và yêu cầu
ông Quới hoàn trả tiền thế chân (Lưu ý: giá gạo trung bình vào năm 1973 là
137đ/1kg và giá gạo trung bình hiê ̣n nay theo Sở tài chính TP. HCM là
15.000đ/kg).
2. Tóm tắt Quyết định số 15/2018/DS-GĐT ngày 15/3/2018 của Tòa án nhân
dân cấp cao tại Hà Nô ̣i.
- Ngày 26/11/1991, cụ Bảng (nguyên đơn) chuyển nhượng nhà, đất cho vợ
chồng ông Thịnh, bà Hương (bị đơn) nhưng bà Hương chưa thanh toán hết
tiền nhâ ̣n chuyển nhượng nhà, đất cho cụ Bảng. Căn cứ vào các “Giấy biên
nhâ ̣n tiền” thì bà Hương chỉ mới thanh toán cho cụ Bảng được 4.000.000
đồng trong tổng số 5.000.000 đồng giá trị chuyển nhượng nhà, đất, còn nợ lại
1.000.000 đồng tiền nhâ ̣n chuyển nhượng nhà, đất. Như vâ ̣y, bà Hương mới
thanh toán được 4/5 giá trị chuyển nhượng nhà, đất cho cụ Bảng nên bà
Hương phải thanh toán cho cụ Bảng số tiền còn nợ tương đương 1/5 giá trị
nhà, đất theo định giá tại thời điểm xét xử sơ thẩm.
- Quyết định của Tòa án sơ thẩm: Buô ̣c bà Hương phải trả cho cụ Bảng tổng
số tiền 2.710.000 đồng, trong đó: Tiền nợ gốc là 1.000.000 đồng, tiền lãi
1.710.000 đồng.
- Quyết định của Tòa án phúc thẩm: Không chấp nhâ ̣n kháng cáo của cụ Bảng;
giữ nguyên bản án sơ thẩm.
- Quyết định của Tòa án giám đốc thẩm: Hủy bản án dân sự sơ thẩm và bản án
dân sự phúc thẩm; giao hồ sơ vụ án cho TAND Xã Quảng Yên, tỉnh Quảng
Ninh để xét xử lại thủ tục sơ thẩm.
II. Trả lời câu hỏi
Câu 1: Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán như thế
nào? Qua trung gian là tài sản gì?
 Theo điểm a và điểm b khoản 1 mục I Thông tư 01/TTLT thì việc tính lại
khoản tiền phải thanh toán được tính như sau:
10

- Nếu việc gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ dân sự xảy ra trước ngày
1-7-1996 và trong thời gian từ thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh
nghĩa vụ đến thời điểm xét xử sơ thẩm mà giá gạo tăng từ 20% trở lên, thì
Toà án quy đổi các khoản tiền đó ra gạo theo giá gạo loại trung bình ở địa
phương (từ đây trở đi gọi tắt là "giá gạo") tại thời điểm gây thiệt hại hoặc
phát sinh nghĩa vụ, rồi tính số lượng gạo đó thành tiền theo giá gạo tại
thời điểm xét xử sơ thẩm để buộc bên có nghĩa vụ về tài sản phải thanh
toán và chịu án phí theo số tiền đó.
- Nếu việc gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ xảy ra sau ngày 1-7-1996
hoặc tuy xảy ra trước ngày 1-7-1996, nhưng trong khoảng thời gian từ
thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ đến thời điểm xét xử sơ
thẩm mà giá gạo không tăng hay tuy có tăng nhưng ở mức dưới 20%, thì
Toà án chỉ xác định các khoản tiền đó để buộc bên có nghĩa vụ phải thanh
toán bằng tiền. Trong trường hợp người có nghĩa vụ có lỗi thì ngoài
khoản tiền nói trên còn phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất
nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian
chậm trả tại thời điểm xét xử sơ thẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 313
Bộ luật dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy
định khác.
 Tài sản được dùng làm trung gian cho việc tính lại khoản tiền phải thanh
toán là gạo.
Câu 2: Đối với tình huống thứ nhất, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô khoản
tiền cụ thể là bao nhiêu? Nêu rõ pháp lý khi trả lời.
- Khoản tiền mà thực tế ông Quới phải trả cho bà Cô là: 5.475.000đ.
- Cơ sở pháp lý: điểm a, khoản 1, mục I thông tư 01/TTLT ngày 29/6/1997 và
Điều 280 BLDS 2015.
- Cách tính: Giá gạo trung bình vào năm 1973 là 137đ/kg thì số lượng gạo quy
đổi được là: 365kg (50.000 : 137 = 365). Giá gạo tại thời điểm xét xử là
15.000đ/kg nên số tiền mà Tòa án yêu cầu ông Quới hoàn trả cho bà Cô là:
5.475.000đ (365 x 15.000 = 5.475.000).
Câu 3: Thông tư trên có điều chỉnh viê ̣c thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển
nhượng bất động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT không? Vì sao?
Thông tư trên không điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyền
nhượng bất động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT. Vì thông tư trên
11

chỉ điều chỉnh nghĩa vụ tài sản là các khoản tiền, vàng (là các khoản tiền, tiền hoàn
trả, tiền công, tiền lương, tiền truy thu thuế, tiền truy thu do thu lợi bất chính) và
nghĩa vụ tài sản là hiện vật, chứ không nêu về việc điều chỉnh việc thanh toán tiền
trong hợp đồng chuyển nhượng bất động sản.
Câu 4: Đối với tình huống trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT, nếu giá trị nhà
đất được xác định là 1.697.760.000đ như Tòa án cấp sơ thẩm đã làm thì theo Tòa
án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, khoản tiền bà Hương phải thanh toán cho cụ Bảng
cụ thể là bao nhiêu? Vì sao?
Trong bản án, ở phần nhâ ̣n định của Tòa án có ghi rõ: “…bà Hương phải
thanh toán cho cụ Bảng số tiền còn nợ tương đương 1/5 giá trị nhà, đất theo định giá
tại thời điểm xét xử sơ thẩm mới đúng với hướng dẫn tại điểm b2, tiểu mục 2.1,
mục 2, phần II Nghị Quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hô ̣i đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao”, vâ ̣y nên nếu giá trị nhà đất được xác định là
1.697.760.000đ như Tòa án cấp sơ thẩm đã làm thì bà Hương phải thanh toán cho
cụ Bảng số tiền là:
1/5 x 1.697.760.000đ = 339.552.000đ (tương ứng với 1/5 giá trị nhà đất).
Câu 5: Hướng như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có tiền lê ̣ chưa?
Nêu một tiền lê ̣ (nếu có)?
Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nô ̣i đã có tiền lê ̣ là
Quyết định Giám đốc thẩm 09/HĐTP-DS ngày 24/02/2005 về vụ án “Tranh chấp
nhà đất và đòi nợ” giữa nguyên đơn là bà Bùi Thị Lai và bị đơn là ông Phạm Thanh
Xuân. Trong bản án có ghi rõ: “Trong trường hợp có đủ căn cứ xác định việc mua
bán chuyển nhượng nhà và quyền sử dụng đất là hợp pháp và công nhận hợp đồng
mua bán nhà đất giữa các bên thì phải lấy giá nhà, đất thoả thuận trong hợp đồng trừ
đi số tiền nợ gốc và lãi; trường hợp còn thiếu bên mua chưa trả đủ thì phần còn
thiếu (tính theo tỷ lệ % giá trị nhà đất) bên mua phải thanh toán cho bên bán theo
giá thị trường tại địa phương ở thời điểm xét xử sơ thẩm lại”.
12

VẤN ĐỀ 3: CHUYỂN GIAO NGHĨA VỤ THEO THỎA THUẬN


I. Tóm tắt nô ̣i dung
1. Tóm tắt bản án 148/2007/DSST ngày 26/9/2007 của Tòa án nhân dân thị xã
Châu Đốc, tỉnh An Giang
- Bà Tú cho bà Phượng vay số tiền là 555.000.000đ với lãi suất 1,8%/tháng
sau đó đến tháng 4 năm 2004 thì bà Phượng đã vay bên ngoài để trả nợ cho
bà Tú và vay thêm của bà Tú 615.000.000đ để cho bà Ngọc và bà Loan vay
và bà Tú đã lâ ̣p hợp đồng cho vay với bà Loan và bà Ngọc với lãi
1.3%/tháng tuy nhiên đến tháng 5 năm 2005 thì bà Phượng không trả tiền lãi
cho bà Tú nay bà Tú yêu cầu bà Ngọc và bà Phượng phải thanh toán số tiền
còn nợ đối với bà Tú.
- Trong phiên tòa xét xử sơ thẩm, Tòa án nhận thấy kể từ thời điểm bà Tú xác
nhận hợp đồng vay mới đối với bà Ngọc bà loạn và ông Thạnh thì nghĩa vụ
trả nợ vay của bà Phượng đã chấm dứt cho nên bà Tú yêu cầu bà Phượng có
trách nhiệm thanh toán nợ cho bà là không có căn cứ và đồng thời Tòa án
buộc bà Ngọc phải có trách nhiệm trả cho bà Tú 651.981.000đ.
II. Trả lời câu hỏi
Câu 1: Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển
giao nghĩa vụ theo thỏa thuận?
Tiêu chí so Chuyển giao quyền yêu cầu Chuyển giao nghĩa vụ thoả
sánh thuận
- Không cần sự đồng ý của bên - Không cần sự đồng ý của
hiệu lực, có nghĩa vụ nhưng phải bên hiệu lực, có nghĩa vụ
Điều thông báo cho họ biết bằng văn nhưng phải thông báo cho họ
kiện bản (Đ.365). biết bằng văn bản (Đ.365)
phát - Nếu bên có nghĩa vụ không được - Nếu bên có nghĩa vụ không
sinh so sánh thì có quyền từ chối thực được so sánh thì có quyền từ
hiện nghĩa vụ với bên thế quyền chối thực hiện nghĩa vụ với
Khác (Đ.369). bên thế quyền (Đ.369).
nhau Biện - Nếu được chuyển giao quyền - Nếu việc chuyển giao
pháp thực hiện yêu cầu mà quyền yêu nghĩa vụ có biện pháp bảo
đảm cầu có biện pháp đảm bảo thực đảm thực hiện thì biện pháp
bảo hiện thì việc chuyển giao sẽ bao bảo đảm thực hiện ấy chấm
13

gồm biện pháp đảm bảo đó dứt (Đ.371).


(Đ.368)
- Đều có sự tham gia của người thứ ba.
- Chỉ được áp dụng với các quan hê ̣ đang còn hiê ̣u lực.
Giống nhau - Hâ ̣u quả pháp lý: Chấm dứt tư cách chủ thể của người chuyển
giao.
- Hình thức chuyển giao được thể hiê ̣n bằng văn bản hoă ̣c lời nói.
Câu 2: Thông tin nào của bản án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanh toán cho
bà Tú?
Thông tin của bản án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanh toán cho bà Tú
là: “…Phía bà Phượng không cung cấp được chứng cứ xác định bà Ngọc thoả thuận
vay tiền với bà Tú. Ngoài ra, cũng theo lời khai của bà Phượng thì vào tháng 4 năm
2004 do phía bà Loan, ông Thạnh và bà Ngọc không có tiền trả cho bà Tú để trả
vốn vay ngân hàng. Xác định bà Phượng là người xác lập quan hệ vay tiền với bà
Tú”.
Câu 3: Đoạn nào của bản án cho thấy nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã được
chuyển sang cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh?
Đoạn của bản án cho thấy nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã được chuyển
sang cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh là: “…Như vậy kể từ thời điểm bà Tú xác
lập hợp đồng vay với bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh thì nghĩa vụ trả nợ vay của bà
Phượng với bà Tú đã chấm dứt, làm phát sinh nghĩa vụ của bà Ngọc, bà Loan và
ông Thạnh đối với bà Tú theo hợp đồng vay tiền đã ký”.
Câu 4: Suy nghĩa của anh/chị về đánh giá trên của Tòa án?
Đánh giá của Tòa án là hợp lí vì khi bà Tú xác lập hợp đồng vay với bà
Ngọc, bà Loan và ông Thạnh thì đây là hợp đồng vay mới giữ bà Tú với bà Ngọc bà
Loan ông Thanh và không liên quan đến bà Phượng và theo điều 370 BLDS 2015
thì khi lập hợp đồng mới giữa bà Tú và bà Ngọc bà Loan ông Thạnh có sự đồng ý
và thỏa thuận của các bên và theo như khoản 2 Điều 370 BLDS 2015 thì nghĩa thì
người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ ở đây chính là bà Ngọc bà Loan và
ông Thạnh.
Câu 5: Nhìn từ góc độ văn bản, người có nghĩa vụ ban đầu có còn trách nhiê ̣m đối
với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiê ̣n nghĩa vụ được
chuyển giao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
14

Nhìn từ góc độ văn bản thì người có nghĩa vụ ban đầu không còn trách
nhiệm đối với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa
vụ được chuyển giao. Căn cứ khoản 2 Điều 370 BLD 2015: “…khi được chuyển
giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ”, như vậy có nghĩa
là người có nghĩa vụ ban đầu đã chuyển giao hoàn toàn nghĩa vụ trả nợ cho người
thế nghĩa vụ, từ đó người có nghĩa vụ ban đầu đã chấm dứt nghĩa vụ với người có
quyền.
Câu 6: Nhìn từ góc độ quan điểm các tác giả, người có nghĩa vụ ban đầu có còn
trách nhiê ̣m đối với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiê ̣n
nghĩa vụ được chuyển giao? Nêu rõ quan điểm của các tác giả mà anh/chị biết.
- Nhìn từ góc độ tác giả, người có nghĩa vụ ban đầu không còn trách nhiệm đối
với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ
được chuyển giao.
- Theo quan điểm của tác giả thì việc chuyển giao nghĩa vụ là sự thoả thuận
của ba bên: bên có nghĩa vụ, bên thế nghĩa vụ và bên có quyền. Trên cơ sở
sự thoả thuận, với sự đồng ý của bên có quyền, người thứ ba thay thế người
có nghĩa vụ trước đó trở thành người có nghĩa vụ mới hay còn gọi là người
thế nghĩa vụ. Người có nghĩa vụ chấm dứt hoàn toàn mối quan hệ nghĩa vụ
với bên có quyền. Sau khi việc chuyển giao nghĩa vụ có hiệu lực người có
quyền chỉ được phép yêu cầu người thế nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ nên
người đã chuyển giao nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm về nghĩa việc
thực hiện nghĩa vụ của bên thế nghĩa vụ.
Câu 7: Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án theo hướng người có nghĩa vụ ban
đầu không còn trách nhiê ̣m đối với người có quyền?
Đoạn của bản án cho thấy Tòa án theo hướng người có nghĩa vụ ban đầu
không còn trách nhiê ̣m đối với người có quyền là:
…Như vậy kể từ thời điểm bà Tú xác lập hợp đồng vay với bà Ngọc,
bà Loan và ông Thạnh thì nghĩa vụ trả nợ vay của bà Phượng với bà Tú đã
chấm dứt, làm phát sinh nghĩa vụ của bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh đối
với bà Tú theo hợp đồng vay tiền đã ký. Việc bà Tú yêu cầu bà Phượng có
trách nhiệm thanh toán nợ cho bà là không có căn cứ chấp nhận.
Câu 8: Kinh nghiê ̣m của pháp luật nước ngoài đối với quan hê ̣ giữa người có nghĩa
vụ ban đầu và người có quyền.
15

- Thực tế cho thấy quy định trong các hệ thống luật tương đối khác nhau. Ở
châu Âu, một số nước quy định người có nghĩa vụ ban đầu được giải phóng
hoàn toàn nhưng một số nước quy định ngược lại theo hướng người thứ ba là
người có nghĩa vụ bổ sung. Theo bộ nguyên tắc Unidroit: Chapter 9, Article
9.2.5 (Discharge of original obligor): (1) The obligee may discharge the
original obligor. (2) The obligee may also retain the original obligor as an
obligor in case the new obligor does not perform properly. (3) Otherwise the
original obligor and the new obligor are jointly and severally liable.
- Chương 9, Điều 9.2.5 (1) Người có quyền có thể giải phóng nghĩa vụ cho
người có nghĩa vụ ban đầu. (2) Người có quyền cũng có thể giữ lại người có
nghĩa vụ ban đầu như một người có nghĩa vụ trong trường hợp người có
nghĩa vụ mới không thực hiện đúng. Từ hai khoản này ta có thể suy ra người
có quyền có thể lựa chọn một khả năng khác đó là chấp nhận việc chuyển
giao nghĩa vụ của người có nghĩa vụ ban đầu cho người có nghĩa vụ mới
nhưng người có quyền bảo lưu quyền yêu cầu đối với người có nghĩa vụ ban
đầu. (3) Trong mọi trường hợp khác người có nghĩa vụ ban đầu và người có
nghĩa vụ mới phải liên đới chịu trách nhiệm. Tuy nhiên theo Bộ nguyên tắc
châu Âu về hợp đồng (PECL) thì việc chuyển giao nghĩa vụ giải phóng
người có nghĩa vụ ban đầu (Đ12:101): “Người có nghĩa vụ ban đầu không
còn bị ràng buộc bởi các nghĩa vụ của họ”.
Câu 9: Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa án.
Theo em hướng giải quyết của tòa là hợp lý. Xét cho cùng thì bà Phượng
cũng chỉ là người trung gian giữa bà Tú, bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh nên khi bà
Phượng chuyển giao nghĩa vụ và được bà Tú là người có quyền đồng ý thì nghĩa vụ
của bà Phượng cũng hoàn toàn chấm dứt là hợp lý. Nên theo Điều 370 BLDS 2015
thì bà Phượng sẽ không phải chịu trách nhiệm trả nợ khi đã chuyển giao nghĩa vụ.
Câu 10: Trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biê ̣n pháp bảo
lãnh của người thứ ba thì khi nghĩa vụ được chuyển giao, biê ̣n pháp bảo lãnh có
chấm dứt không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Khi nghĩa vụ được chuyển giao thì biện pháp bảo lãnh sẽ chấm dứt vì biện
pháp bảo lãnh là một trong những hình thức của biện pháp bảo đảm.
- Cơ sở pháp lý: Điều 371 BLDS 2015: “Trường hợp nghĩa vụ có biện pháp
bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp bảo đảm đó chấm dứt, trừ trường
hợp có thoả thuận khác”.
16

You might also like