You are on page 1of 31

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


BỘ MÔN QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP KINH DOANH

BÀI TẬP LỚN

HỌC PHẦN: KHỞI SỰ KINH DOANH


MÃ LHP: 231_CEMG4111_11

GVGD: Chu Đức Trí

MÃ SỐ ĐỀ/ TÊN ĐỀ TÀI: 20

Số Họ và tên Mã số Lớp Ký nộp Điểm bài tập Điểm Ghi


báo SV/HV hành Chấm Chấm kết chú
danh chính 1 2 luận
96 Đỗ Ngọc Thuyết 23D140166 K59I3

Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…


Giảng viên chấm 2 Giảng viên chấm 1
(Ký & ghi rõ họ tên) (Ký & ghi rõ họ tên)

HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2023 - 2024


LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh xã hội hiện nay, sự sáng tạo và tinh thần đổi mới, dám nghĩ dám
làm luôn được khuyến khích phát triển, đặc biệt là ở giới trẻ. Vận dụng vào quá trình
xây dựng kinh tế, khởi sự kinh doanh (hay khởi nghiệp) đang là chủ đề thời sự, nhận
được sự quan tâm rộng rãi trong xã hội Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Những
cá nhân hay doanh nghiệp khởi nghiệp đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng
của mình trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước, tạo công
ăn việc làm cho người lao động, phát huy nguồn lực và sức sáng tạo của bản thân.
Hiểu được tầm quan trọng của việc khởi nghiệp, Chính phủ ta đã và đang đề ra hàng
loạt các chính sách, giải pháp để hỗ trợ và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, đặc
biệt là ở giới trẻ.
Không nằm ngoài xu hướng đó, trường Đại học Thương Mại cũng xây dựng
chương trình đạo tạo với học phần “Khởi sự kinh doanh”, tạo bước đầu trong việc xây
dựng những nền tảng về kiến thức khởi nghiệp đến với sinh viên. Dưới đây là kết quả
bài tập lớn của em, với nội dung gồm 3 phần chính: Mô hình PEC và kế hoạch cá
nhân, Bài luận ngắn về ngành kinh doanh tiềm năng trong tương lai, Xây dựng ý tưởng
kinh doanh. Trong quá trình hoàn thiện bài tập, em khó tránh khỏi những sai sót, kính
mong các thầy cô đóng góp ý kiến để em có thể rút kinh nghiệm cho những lần sau.
Em xin chân thành cảm ơn.

1
PHẦN NỘI DUNG

A. Mô hình PEC và kế hoạch cá nhân


1. Đánh giá bản thân theo mô hình PEC

Dưới đây là bảng kết quả đánh giá bản thân của em dựa trên mô hình PEC

Bảng 1.1: Câu hỏi đánh giá bản thân theo mô hình PEC
ST Điểm đánh
Tình huống thực tế
T giá
1 Em tìm những công việc cần làm 4
Khi đối mặt với một vấn đề khó khăn, em dành rất nhiều thời 5
2
gian để tìm ra giải pháp
3 Em hoàn thành công việc đúng thời gian đã định 4
Em cảm thấy buồn phiền khi công việc không được hoàn thành 4
4
tốt
Em thích các tình huống mà em có thể kiểm soát được càng 5
5
nhiều càng tốt
6 Em thích suy ngẫm về tương lai 4
Mỗi khi bắt đầu một nhiệm vụ hay một dự án mới, em luôn thu 3
7
thập rất nhiều thông tin trước khi thực sự bắt tay vào làm.
Em lập kế hoạch cho một dự án cỡ lớn bằng cách phân nhỏ nó 2
8
thành các mục tiêu có quy mô nhỏ hơn.
9 Em được người khác ủng hộ các đề xuất của em. 3
Em cảm thấy tin tưởng rằng em sẽ thành công trong mọi việc em 3
10
làm.
Dù em nói chuyện với bất kỳ ai, em luôn tỏ ra mình là người biết 4
11
nghe người khác nói.
Em chủ động làm các công việc trước khi em được người khác 3
12
yêu cầu làm việc đó.
Em cố gắng nhiều lần để yêu cầu người khác làm những điều em 2
13
muốn họ làm.
14 Em giữ vững lời em đã hứa. 3
15 Công việc của em tốt hơn công việc của những người cùng làm 3

2
với em.
Em không thử làm một điều gì mới nếu như không chắc chắn 3
16
rằng em sẽ thành công.
Em cảm thấy thật phí thời giờ nếu phải lo lắng về cuộc đời của 1
17
mình sẽ ra sao.
Em tìm kiếm lời khuyên ở những người hiểu biết nhiều về những 3
18
việc mà em đang phải làm.
Em suy nghĩ về ưu điểm, nhược điểm hoặc các cách khác nhau 4
19
để thực hiện công việc.
Em không bỏ nhiều thời gian suy nghĩ về việc làm thế nào để có 3
20
ảnh hưởng nhiều đến những người khác.
Em thay đổi ý kiến nếu những người khác hoàn toàn bất đồng với 2
21
em.
Em cảm thấy rất bực bội nếu em không thể làm theo cách của 4
22
em.
23 Em thích những thử thách và các cơ hội mới. 3
Khi có điều gì cản trở công việc mà em đang cố gắng làm, em 4
24
vẫn tiếp tục cố gắng để hoàn thành việc đó bằng được.
Em sẵn sàng làm công việc của người khác trong trường hợp cần 3
25
phải hoàn thành công việc đó cho đúng hạn.
26 Em buồn bực nếu như thời gian của em bị bỏ phí. 4
Em cân nhắc khả năng thành công hoặc là thất bại trước khi 3
27
quyết định làm một việc nào đó.
Em càng biết cụ thể về những gì em muốn trong cuộc đời bao 5
28
nhiêu, em càng có cơ hội thành công nhiều bấy nhiêu.
Em hành động mà chẳng cần phí thời gian cho việc thu thập 2
29
thông tin.
Em cố gắng suy nghĩ về tất cả các vấn đề em có thể sẽ gặp phải 4
30
và lên kế hoạch phải làm gì nếu quả thực các vấn đề đó xảy ra.
Em nhờ những người quan trọng giúp đỡ để hoàn thành các mục 2
31
tiêu của em.
32 Trong khi thử làm một việc gì đó khó khăn, em tin tưởng rằng 4

3
em sẽ thành công.
33 Trong quá khứ em đã từng thất bại. 3
34 Em thích những công việc mà em biết rõ và cảm thấy thoải mái. 4
Khi đối mặt với những khó khăn, em nhanh chóng chuyển sang 3
35
làm các công việc khác.
Khi em làm việc cho một ai đó, em đặc biệt cố gắng để người đó 4
36
hài lòng về công việc của em.
Em không khi nào hoàn toàn bằng lòng với những cách làm việc 2
37
đã có, em luôn nghĩ rằng còn có thể có cách khác tốt hơn.
38 Em làm những việc phiêu lưu mạo hiểm. 2
39 Em có kế hoạch rất rõ ràng cho cuộc đời của em. 3
Khi em thực hiện một công việc cho ai đó, em đặt ra rất nhiều 3
40 câu hỏi để có thể chắc chắn rằng em đã hiểu đúng những gì
người đó muốn.
Em giải quyết các vấn đề khi chúng đã nảy sinh, chứ không chịu 2
41
mất thời gian để dự đoán những vấn đề này.
Để đạt được mục đích của em, em suy nghĩ về các giải pháp 2
42
mang lại lợi ích cho tất cả những ai tham gia vào công việc này.
43 Em làm công việc rất tốt. 4
44 Đã từng có trường hợp em lừa dối ai đó. 2
Em thử làm những việc hoàn toàn mới và khác lạ đối với những 4
45
gì em đã làm trước đây.
Em thử rất nhiều cách để khắc phục những cản trở việc đạt được 4
46
mục đích của em.
Gia đình và cuộc sống riêng tư có tầm quan trọng đối với em hơn 3
47
là các thời hạn mà em đã đặt ra cho mình.
Em không tìm được cách thức để có thể hoàn thành nhiệm vụ 2
48
nhanh hơn cả trong công việc và cuộc sống.
49 Em làm những công việc mà người khác cho là mạo hiểm. 3
Em lo lắng cho việc hoàn thành các mục tiêu trong tuần chẳng 4
50
kém gì lo lắng cho các mục tiêu trong cả năm.
51 Em tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để giải quyết 4

4
các nhiệm vụ hay thực hiện các dự án của mình.
Nếu cách tiếp cận vấn đề này không thành công thì em suy nghĩ 3
52
tìm cách tiếp cận khác.
Em có khả năng làm cho những người có quan điểm hoặc ý 3
53
tưởng vững chắc phải thay đổi ý kiến.
Em giữ vững các quyết định của mình kể cả trong trường hợp 4
54
những người khác bất đồng với em.
55 Khi em không biết điều gì đó, em công nhận là em không biết. 4

Bảng 1.2: Bảng tự đánh giá các năng lực cá nhân

Kết quả đánh giá Điểm PEC

4 3 3 3 4 17
+ + - + +6 = Tìm kiếm cơ hội
(1) (12) (23) (34) (45)

5 2 4 3 4
+ + - + +6 = 18 Kiên định
(2) (13) (24) (35) (46)

4 3 3 4 3
+ + + - +6 = 17 Gắn bó với công việc
(3) (14) (25) (36) (47)

4 3 4 2 2 Đòi hỏi cao về chất lượng và hiệu


+ + + - +6 = 15
(4) (15) (26) (37) (48) quả

5 3 3 2 3 16 Chấp nhận rủi ro


- + + + +6 =
(5) (16) (27) (38) (49)
21 Có mục tiêu rõ ràng

5
4 1 5 3 4
- + + + +6 =
(6) (17) (28) (39) (50)

3 3 2 3 4
+ - + + +6 = 17 Chịu thu thập thông tin
(7) (18) (29) (40) (51)

2 4 4 2 3 Có hệ thống trong lập kế hoạch và


+ + - + +6 = 17
(8) (19) (30) (41) (52) quản lý

Có sức thuyết phục và tạo dựng


3 3 2 2 3
- + + + +6 = 13 mối quan hệ
(9) (20) (31) (42) (53)

3 2 4 4 4
- + + + +6 = 19 Tự tin
(10) (21) (32) (43) (54)

Tổ Tổng số điểm của các PEC


170

4 4 3 2 4
- - - + +18 = 17 Yếu tố hiệu chỉnh
(11) (22) (33) (44) (55)

Bảng 1.3: Bảng điểm sau hiệu chỉnh


Điểm ban Điểm phải Điểm sau
STT PEC
đầu trừ hiệu chỉnh
1 Tìm kiếm cơ hội 17 0 17
2 Kiên định 18 0 18
6
3 Gắn bó với công việc 17 0 17
4 Chấp nhận rủi ro 16 0 16
5 Đòi hỏi cao về chất lượng,
15 0 15
hiệu quả
6 Có mục tiêu rõ ràng 21 0 21
7 Chịu thu thập thông tin 17 0 17
8 Có tính hệ thống trong lập
17 0 17
kế hoạch và quản lý
9 Có sức thuyết phục và tạo
13 0 13
dựng mối quan hệ
10 Tự tin 19 0 19
Tổng số điểm đã hiệu
170 0 170
chỉnh

Dựa trên kết quả đã thực hiện, em tiến hành xây dựng biểu đồ sau:
Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện đặc trưng cá nhân PEC

7
21
18 19
17 17 16 15 17 17
13

Tìm kiếm Kiên định Gắn bó Chấp Đòi hỏi Có mục Chịu thu Có tính hệ Có sức Tự tin
cơ hội với công nhận rủi cao về tiêu rõ thập thống thuyết
việc ro chất ràng thông tin trong lập phục và
lượng, kế hoạch tạo dựng
hiệu quả và quản lý mối quan
hệ

Đặc trưng cá nhân PEC

2. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Dựa trên kết quả của mô hình PEC, đồng thời căn cứ vào 3 nhóm năng lực, em
tự nhận định thấy bản thân mình có những điểm mạnh, yếu như sau:
 Điểm mạnh:
a) Nhóm các khả năng giúp thành đạt:

với số điểm PEC là 18, em nhận ra đây là một điểm mạnh của bản thân. Trong giai
đoạn khởi nghiệp, không khó nhận ra rằng con đường khởi nghiệp sẽ có vô vàn trở
ngại. Do vậy, sự kiên trì là một yếu tố mà theo em là vô cùng cần thiết. Việc kiên
định theo đuổi công việc cho dù có muôn vàn khó khăn thể hiện sự kiên trì và đôi
khi là chấp nhận mất mát, hi sinh nhằm đạt được mục đích trong công việc. Với sự
kiên định, em nhận ra bản thân có khả năng giữ vững lập trường quan điểm ngay cả
khi đối mặt với những ý kiến trái ngược, vì em luôn tin tưởng vào những lời góp
ý và nhận xét dưới lăng kính của bản thân. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa
với việc bảo thủ, vì em luôn giữ được sự tỉnh táo để chắt lọc những ý kiến và đóng
góp phù hợp để giúp tăng năng suất làm việc nhưng không để bản thân bị chi phối
hoàn toàn bởi quan điểm của người khác.
b) Nhóm các khả năng về kế hoạch

Ở nhóm này, em nhận thấy khả năng Có mục tiêu rõ ràng với 21 điểm, là một
điểm mạnh của bản thân. Đối với bất cứ một công việc nào, em đều đặt mục tiêu rõ
ràng trước khi làm, để từ đó xây dựng những kế hoạch theo từng giai đoạn nhỏ để có
thể thực hiện mục tiêu. Điều này giúp em có thể cẩn thận hơn trong việc đưa ra quyết
định quan trọng, tránh được các rủi ro có thể xảy ra. Một mục tiêu cụ thể với những lợi
ích cụ thể sẽ là động lực giúp em vượt qua những khó khăn để hoàn thành công việc.

8
Một kế hoạch chi tiết sẽ là kim chỉ nam để em từng bước tiến gần đến mục tiêu.

c) Nhóm các khả năng về quyền lực

Ở nhóm này, Tự tin chính là một điểm mạnh mà em nhận thấy rằng bản thân
mình có được. Em tự tin bởi em tin tưởng mạnh mẽ vào khả năng của bản thân và
đồng thời biết chấp nhận những khuyết điểm của chính mình để sửa đổi và từng ngày
hoàn thiện bản thân, rồi từ đó lại có thêm cơ sở để tự tin vào chính mình. Với em sự tự
tin còn là việc dám đón nhận thử thách, hoàn thành những nhiệm vụ khó khăn, bởi khi
mình tin vào năng lực của bản thân, cũng là việc hiểu được rõ nhất con người của
mình, biết được khả năng của mình tới đâu. Đây cũng là một cách để gia tăng trải
nghiệm của bản thân, nâng cao trình độ để phát triển bản thân.
 Điểm yếu:
a) Nhóm các khả năng giúp thành đạt:

Đòi hỏi cao về chất lượng và hiệu quả: Việc luôn đặt ra một kết quả cao sẽ giúp
chúng ta có động lực để cố gắng hoàn thành công việc ở mức tốt nhất. Tuy nhiên bản
thân em đôi khi còn rơi vào trạng thái làm việc với suy nghĩ làm cho xong chứ không
phải làm cho tốt. Điều này xảy ra do việc em không được tập trung trong một số tình
huống, dẫn tới khả năng phân tích kém đi, động lực làm việc bị giảm sút dẫn tới hiệu
quả công việc còn chưa cao. Khi gặp khó khăn thì em đôi lúc sẽ cố làm sao để đạt
được một chữ “xong” chứ chưa thực sự để tâm đến chất lượng.
b) Nhóm các khả năng về quyền lực

Một điểm yếu khá lớn của em là còn yếu trong khả năng thuyết phục và tạo
dựng các mối quan hệ. Em thường gặp khó khăn trong việc tạo dựng các mối quan hệ,
từ đó khiến em ít tìm được sự giúp đỡ trong hoàn cảnh khó khăn, khiến cho hiệu quả
công việc đôi khi bị giảm sút.
Ngoài ra, các nhóm PEC như: tìm kiếm cơ hội, gắn bó với công việc, chấp nhận rủi ro,
có tính hệ thống trong lập kế hoạch và quản lý, chịu tìm kiếm thông tin, với số điểm
16-17 ở mức trung bình, em nhận thấy bản thân có những cô hội để phát triển thêm
những khả năng này để biến nó trở thành điểm mạnh của mình.
 Kết luận

Như vậy, thông qua việc tự đánh giá bản thân dựa trên mô hình PEC, mặc dù
9
vẫn còn tồn tại những yếu điểm về khả năng thuyết phục và tạo dựng các mối quan hệ,
đòi hỏi cao về chất lượng và hiệu quả công việc, nhưng với những thế mạnh về tính
kiên định, sự tự tin và có mục tiêu rõ ràng, kết hợp với các khả năng khác cũng ở mức
trung bình khá (không quá thấp), em nhận thấy bản thân mình tương đối phù hợp với
vai trò người khởi sự kinh doanh. Đối với em, quan trọng nhất vẫn là bản thân có được
sự đam mê đối với công việc này. Khi bản thân thực sự mong muốn khởi nghiệp và đặt
toàn bộ sự ưu tiên vào nó, thì từ đó mới có thể kiên trì trong việc hoàn thiện bản thân,
phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, trau dồi thêm những kiến thức và kỹ năng
cần thiết để tạo ra con đường khởi nghiệp thành công cho riêng mình.
 Sự chuẩn bị để trở thành người kinh doanh thành công

Để có sự chuẩn bị tốt nhất cho khởi sự kinh doanh, em nghĩ rằng mình cần tiếp
tục phát huy những thế mạnh sẵn có, đồng thời khắc phục những yếu điểm còn tồn tại
để ngày càng hoàn thiện bản thân, từng bước xây những nấc thang vững vàng trên con
đường hướng tới mục tiêu thành công khi khởi sự kinh doanh. Cụ thể, dựa trên mô
hình PEC ở trên, em xin trình bày một số phương án cụ thể như sau:
1. Tính cách và điều kiện cá nhân

Quyết tâm: Sự quyết tâm sẽ giúp em sẵn sàng dành tài nguyên và thời gian của
bản thân cho quá trình khởi sự kinh doanh, đặt việc kinh doanh lên trên hết. Việc khởi
nghiệp không bao giờ là dễ dàng hay nhanh chóng, do vậy khi có sự quyết tâm cao,
đồng nghĩa với việc em dám đầu tư thời gian cho việc kinh doanh lâu dài và chấp nhận
rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh.
Động cơ: Có được động cơ rõ ràng sẽ giúp bản thân có nhiều động lực để bắt
tay vào việc khởi nghiệp. Em luôn xác định rõ mục đích mình kinh doanh là để tìm
kiếm điều gì, bản thân có thực sự muốn kinh doanh hay không, kinh doanh có thể đem
lại cho mình những lợi ích gì. Theo em động cơ càng rõ ràng thì càng dễ tạo ra con
đường để tiến đến thành công.
Thành thật: Không điều gì có thể tạo ra sự kết nối chặt chẽ bằng sự thành thật
và chân thành. Chính việc thành thật với đối tác, nhân viên, khách hàng sẽ giúp tạo
dựng được chữ tín, tạo được danh tiếng tốt, sẽ giúp ích rất nhiều trong việc xây dựng
các mối quan hệ kinh doanh. Không một người nào thích làm việc với những người
dối trá, bởi kinh doanh không chỉ đơn thuần là làm mọi cách để tìm kiếm lợi nhuận.

10
Sức khỏe: Quá trình khởi sự kinh doanh sẽ đòi hỏi phải đánh đổi nhiều thời
gian và công sức, công việc sẽ rất vất vả và nhiều áp lực. Do vậy chuẩn bị một sức
khỏe tốt sẽ giúp em làm việc tích cực và duy trì được tính liên tục của công việc, tránh
rơi vào tình trạng kiệt sức, dễ dẫn tới việc sa sút cả về sức khỏe tinh thần.
Chấp nhận rủi ro: Không ai dám chắc chắn tương lai, đồng nghĩa với việc người
kinh doanh luôn phải trong tâm thế sẵn sàng đối diện với những tình huống xấu có thể
xảy ra như nguy cơ thua lỗ và mất vốn. Tuy nhiên, chấp nhận rủi ro không có nghĩa là
cứ nhắm mắt làm liều, mà phải biết cân nhắc kỹ càng, tính toán đến các khả năng, chỉ
nên để xảy ra những rủi ro có thể chấp nhận được hay có nghĩa là việc rủi ro đó xảy
đến có thể mang đến những lợi ích sau này nếu được giải quyết đúng cách.
Quyết đoán: Khi khởi sự kinh doanh, chúng ta sẽ phải tự mình giải quyết rất
nhiều vấn đề, thậm chí phải ra quyết định khi có rất ít thông tin trong tay. Trong tình
huống như vậy thì sự quyết đoán là rất cần thiết, chúng ta không thể lưỡng lự quá lâu
vì rất có thể khi đó một cơ hội sẽ trôi qua.
Điều kiện gia đình: Em sẽ cố gắng để tìm được sự ủng hộ từ phía gia đình vì
đối với em đây còn là một nguồn động lực to lớn để bản thân mình cố gắng. Sự hậu
thuẫn từ gia đình sẽ mang đến những lợi ích cả về mặt kinh tế và tinh thần hay đôi lúc
còn là những lời khuyên, giúp em có thêm nhiều lăng kính để nhìn nhận vấn đề, hỗ trợ
việc ra quyết định.
Tình hình tài chính: Đây là điều kiện tất yếu cho khởi sự kinh doanh mà em
nghĩ phải chuẩn bị kĩ càng. Sẽ là một lợi thế lớn khi có tiềm lực tài chính vững vàng
khi khởi nghiệp, hỗ trợ việc kinh doanh diễn ra trơn tru hơn. Nếu tài chính quá eo hẹp,
sẽ khiến bản thân bị phụ thuộc quá nhiều vào kết quả kinh doanh. Khi khởi nghiệp, em
sẽ lựa chọn huy động tài chính từ gia đình trước tiên, rồi sau đó là lựa chọn kêu gọi
đầu tư rồi cuối cùng sẽ là đi vay ngân hàng.
2. Tay nghề kỹ thuật:

Đây là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trọng việc quyết định đến chất lượng
của các sản phẩm/dịch vụ trong từng lĩnh vực kinh doanh mà người khởi sự hướng tới.
Do vậy, để có thể chuẩn bị cho việc khởi nghiệp thành công, em nghĩ rằng cần thiết
phải trang bị cho mình những kiến thức thực hành quan trọng, luyện tập hàng ngày để
nâng cao tay nghề.
3. Kiến thức về môi trường kinh doanh hiện tại
11
Tìm hiểu càng kỹ về môi trường kinh doanh trước khi khởi nghiệp, thì sức cạnh
tranh sẽ càng cao, khả năng tồn tại và thành công của công việc cũng tăng lên. Bởi khi
nắm rõ về các yếu tố như: môi trường vĩ mô, vi mô, đối thủ cạnh tranh, nhu cầu khách
hàng,.. em sẽ có thể xây dựng những chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp nhất với
tình hình hiện tại, từ đó hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.
4. Năng lực quản trị

Làm khởi sự kinh doanh đồng nghĩa với việc sẽ trở thành người làm chủ công
việc kinh doanh của mình, do vậy năng lực về quản trị là rất quan trọng. Cần phải trau
dồi những kỹ năng như lập kế hoạch, quản lý nhân viên, quản lý tài chính, kiểm soát
các hoạt động kinh doanh, chuỗi cung ứng,.. Tất cả đều đòi hỏi ở người khởi sự một
tinh thần nỗ lực, ham học hỏi và hoàn thiện bản thân theo từng ngày.
5. Trau dồi những kinh nghiệm cần thiết

Đây là một yếu tố quan trọng bởi khi làm khởi sự đồng nghĩa với việc bản thân
chưa có lượng kiến thức về kinh doanh đủ rộng và sâu. Do vậy việc có ý thức trau dồi
kinh nghiệm là một cách rất hiệu quả trong việc đặt nền móng cho những bước tiếp
theo sau này.
Trang bị kiến thức cho bản thân: những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực kinh
doanh mình lựa chọn là điều tất yếu đầu tiên phải có. Những kiến thức này có thể đến
từ giảng đường đại học hay từ các buổi diễn thuyết và hội thảo. Đại học sẽ mang đến
những kiến thức lý thuyết trọng tâm làm nền tảng, còn các buổi diễn thuyết sẽ mang
lại những lời khuyên thực tế của những người đã từng thành công trong lĩnh vực của
họ, có thể giúp bản thân em có thêm những góc nhìn mới về con đường kinh doanh
của bản thân.
Tìm một người hướng dẫn (leader) nếu có thể: sẽ thật tuyệt vời nếu có được
một người leader luôn bên cạnh sát sao và đưa ra những lời khuyên khi mình rơi vào
tình huống bế tắc. Bởi họ là những người đi trước, có kinh nghiệm trong việc giải
quyết các tình huống tương tự. Theo em, sự chân thành và năng lực của bản thân chính
là công cụ hữu ích nhất để thiết lập mối liên kết và tạo dựng mối quan hệ win – win.
6. Chịu trách nhiệm

Đây là một yếu tố cơ bản trong quá trình khởi sự kinh doanh nhưng không phải
ai cũng làm được. Rủi ro trong quá trình khởi sự tương đối cao nên việc dám chịu

12
trách nhiệm cho những bước đi sai lầm của mình cũng là một cách để khiến các đối tác
có cái nhìn tích cực và có thể tạo tiền đề cho những bước hợp tác sau này nếu có.
B. Bài luận ngắn
1. Mở đầu

Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đang diễn ra như vũ bão hiện nay có rất nhiều xu
hướng mới. Các nền kinh tế, các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức đang nắm bắt
những xu hướng đó để ứng dụng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt
động quản lý và điều hành, nâng cao hiệu quả và tối ưu hóa các lĩnh vực của mình. Để
thực hiện điều đó, nhân lực công nghệ thông tin là yếu tố hàng đầu, đòi hỏi việc đào
tạo, sử dụng nhân lực phải chủ động, linh hoạt và đổi mới để theo kịp và đi trước thời
đại. Điều này cũng cùng thời điểm với tuyên bố của Việt nam trong công cuộc trở
thành một nước dẫn đầu trong ngành sản xuất vi mạch bán dẫn. Và trong khoảng cuối
2023, tập đoàn NVIDA (1 trong những tập đoàn sản xuất lớn chip
nhất thế giới) đã bắt tay với nhiều công ty công nghệ lớn của Việt Nam nhằm hợp tác
sâu rộng trong lĩnh vực này. Trong bài luận này em sẽ phân tích một ngành kinh doanh
tuy không còn mới nhưng có tiềm năng to lớn và có thể kinh doanh ở hiện tại, đó là
kinh doanh chip và vi mạch bán dẫn, bao gồm cả những mặt hàng điện tử có sử dụng
chip và vi mạch bán dẫn.

2. Ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô tới thị trường ngành kinh doanh chip và vi mạch
bán dẫn

Trong ngành kinh doanh bán dẫn, kinh tế vĩ mô đóng một vai trò quan trọng, định hình
nhiều quyết định chiến lược và phát triển. Khi kinh tế toàn cầu phát triển, nhu cầu cho
các sản phẩm bán dẫn, từ chip xử lý đến bộ nhớ và linh kiện điện tử khác, tăng cao.
Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển,
cung cấp giải pháp tiên tiến và tiết kiệm năng lượng. Chính sách công nghệ của các
quốc gia, như thuế ưu đãi và hỗ trợ nghiên cứu, cũng ảnh hưởng đến sự cạnh tranh và
đổi mới trong ngành. Tuy nhiên, biến động trong thị trường toàn cầu, như cuộc chiến
thương mại hoặc các sự cố chuỗi cung ứng, có thể tạo ra thách thức về giá cả, nguồn
cung, và cơ hội đầu tư. Đặc biệt, với sự phổ cập của công nghệ như AI và IoT, ngành
bán dẫn đang đối mặt với những thách thức và cơ hội đáng kể từ các ứng dụng mới và
13
phân khúc thị trường.
Ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô tới thị trường ngành vi mạch bán dẫn:
2.1. Tăng trưởng kinh tế:

Phát triển kinh tế: Phát triển ngành vi mạch bán dẫn đóng vai trò quan trọng trong
tăng trưởng kinh tế bằng cách tạo ra việc làm, thu hút đầu tư và nâng cao hiệu suất
công nghiệp. Vi mạch bán dẫn cung cấp nền tảng cho nhiều ngành công nghiệp, từ
công nghệ thông tin đến y tế, tăng cường sự cạnh tranh và đổi mới. Ngoài ra, ngành
này cũng góp phần vào xuất khẩu và cân bằng thương mại, tăng thu nhập cho quốc gia.

Đầu tư R&D: Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) đóng vai trò quyết định đối
với sự phát triển và cạnh tranh của ngành vi mạch bán dẫn. Trong thế giới công nghệ
ngày càng cạnh tranh, việc R&D không chỉ giúp các doanh nghiệp duy trì vị thế tiên
phong với các sản phẩm và công nghệ mới mà còn giúp họ tối ưu hóa hiệu suất, giảm
chi phí và tăng cường tính đổi mới. Đầu tư lớn vào R&D cho phép các nhà sản xuất vi
mạch bán dẫn tiếp tục nghiên cứu và phát triển các công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng về hiệu suất, kích thước nhỏ gọn và tiết kiệm năng lượng. Tuy
nhiên, đồng thời, việc R&D cũng đem lại thách thức về việc quản lý nguồn lực, đầu tư
đúng hướng và đảm bảo rằng các sản phẩm mới ra đời thực sự mang lại giá trị.

2.2. Chính sách công nghệ:


Hỗ trợ chính sách: Trong thời kỳ chuyển đổi số hiện nay, chính phủ trên toàn cầu
đang đặt sự chú trọng đáng kể vào việc thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn. Những
chính sách ưu đãi và đầu tư từ các nước đều khích lệ các doanh nghiệp vi mạch bán
dẫn tập trung vào nghiên cứu và phát triển. Đồng thời, việc thiết lập và áp dụng tiêu
chuẩn kỹ thuật mới đặt ra một chuẩn mực cao hơn cho ngành. Sự phát triển mạnh mẽ
của các lĩnh vực chuyển đổi số như AI và IoT cũng tạo ra nhu cầu rõ rệt cho vi mạch
bán dẫn. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra thách thức về an ninh và quyền riêng tư,
khiến ngành bán dẫn phải liên tục cập nhật và cải tiến để đáp ứng nhu cầu thay đổi của
thị trường và yêu cầu từ chính phủ.
2.3. Biến động thị trường trên toàn cầu:

14
Tích hợp toàn cầu: Tích hợp toàn cầu đã có ảnh hưởng sâu rộng đến ngành vi mạch
bán dẫn. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa, ngành vi mạch bán dẫn không chỉ phụ
thuộc vào nhu cầu cục bộ mà còn chịu ảnh hưởng từ các yếu tố quốc tế. Các chuỗi
cung ứng toàn cầu cho phép các nhà sản xuất vi mạch bán dẫn tìm kiếm nguồn nguyên
liệu và công nghệ tốt nhất từ khắp nơi trên thế giới, tạo ra sự linh hoạt và tối ưu trong
sản xuất. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra những thách thức về an ninh mạng, quyền sở
hữu trí tuệ và sự cạnh tranh. Sự cạnh tranh từ các quốc gia và khu vực khác nhau thúc
đẩy các doanh nghiệp vi mạch bán dẫn cần phải duy trì sự đổi mới và nâng cao chất
lượng để giữ vững và phát triển trong thị trường toàn cầu.Chuyển đổi kỹ thuật số: Xu
hướng chuyển đổi kỹ thuật số và "cuộc cách mạng công nghiệp 4.0" đang mở ra cơ hội
mới và đòi hỏi ngành bán dẫn phải đáp ứng nhanh chóng.
Tác động của chiến tranh thương mại toàn cầu: Chiến tranh thương mại giữa Mỹ
và Trung Quốc đã tạo ra những tác động đáng kể lên nhiều ngành công nghiệp trên
toàn cầu, và ngành vi mạch bán dẫn tại Việt Nam không phải là ngoại lệ. Trước hết,
Việt Nam đã sẽ trở thành một trong những đối tác chính của Mỹ trong ngành vi mạch
bán dẫn, và khi chiến tranh thương mại bùng nổ, Việt Nam nhận lượng đầu tư và đơn
hàng chuyển dịch từ Trung Quốc, tạo ra cơ hội nhưng cũng đồng thời đưa ra nhiều
thách thức.
2.4. Tiêu thụ và nguồn cầu:
Nguồn cung và cầu: Ngành vi mạch bán dẫn hiện đang chứng kiến sự gia tăng về cả
nguồn cung và cầu. Trong bối cảnh công nghệ ngày càng tiến bộ, như IoT và trí tuệ
nhân tạo, nhu cầu về vi mạch bán dẫn tăng mạnh. Để đáp ứng, các nhà sản xuất đang
tập trung mạnh mẽ vào nghiên cứu, phát triển và tối ưu hóa quy trình sản xuất. Tuy
nhiên, sự gia tăng này cũng mang lại áp lực về việc tối ưu hóa nguồn lực và chất lượng
sản phẩm.
Phân khúc thị trường: Ngành vi mạch bán dẫn trên toàn cầu được phân chia thành
nhiều phân khúc thị trường quan trọng. Máy tính và máy tính xách tay là một trong
những lĩnh vực lớn nhất, với vi mạch bán dẫn được tích hợp trong CPU và bộ nhớ.
Tiếp theo, sự bùng nổ của điện thoại di động và các thiết bị di động đã tạo ra một phân
khúc đặc biệt quan trọng, với vi mạch bán dẫn chơi vai trò trung tâm trong việc cung
cấp sức mạnh và hiệu suất. Không chỉ vậy, trong lĩnh vực công nghiệp và ô tô, vi mạch
bán dẫn dùng để tạo ra các hệ thống nhúng và điều khiển, đóng một vai trò không thể

15
thiếu. Ngoài ra, thiết bị truyền thông và mạng cũng sử dụng rộng rãi vi mạch bán dẫn
để đảm bảo truyền dẫn dữ liệu mượt mà. Các thiết bị điện tử tiêu dùng, từ TV đến máy
chơi game, cũng đều sử dụng vi mạch bán dẫn. Cuối cùng, lĩnh vực y tế và năng lượng
đang mở ra cơ hội mới, khi vi mạch bán dẫn giúp cải thiện các giải pháp y tế thông
minh và các hệ thống năng lượng tái tạo. Tổng cộng, vi mạch bán dẫn không chỉ là cốt
lõi của công nghệ hiện đại mà còn là yếu tố quan trọng của nhiều ngành khác nhau.

3. Những chính sách khi kinh doanh chip và vi mạch bán dẫn:
Khi kinh doanh trong ngành vi mạch bán dẫn và chip, các doanh nghiệp thường
phải đối mặt với một loạt chính sách và quy định. Dưới đây là một số chính sách quan
trọng mà các doanh nghiệp thường cần quan tâm và nghiên cứu kỹ lưỡng:

Bảo vệ Sở Hữu Trí Tuệ (IP): Khi hoạt động trong ngành vi mạch bán dẫn và chip,
việc bảo vệ sở hữu trí tuệ trở thành một trọng tâm hàng đầu cho các doanh nghiệp. Sở
hữu trí tuệ không chỉ đảm bảo rằng các công ty có thể tận dụng và tiếp tục phát triển
công nghệ của mình mà còn tạo nên một môi trường cạnh tranh công bằng. Điều này
có nghĩa là bảo vệ các bằng sáng chế, quyền thương hiệu và các dạng sở hữu trí tuệ
khác trước các vi phạm và sao chép trái phép. Bằng cách đảm bảo rằng các công nghệ
và sản phẩm không bị sao chép một cách trái phép, các doanh nghiệp có thể duy trì lợi
thế cạnh tranh, thu hút đầu tư và đồng thời đảm bảo rằng nguồn lực đầu tư vào nghiên
cứu.
Chính sách Thương mại: Trong ngành vi mạch bán dẫn và chip, chính sách thương
mại đóng một vai trò quyết định đối với việc hoạt động và phát triển của các doanh
nghiệp. Bởi vì ngành này liên quan chặt chẽ đến chuỗi cung ứng toàn cầu, bất kỳ biến
động hay hạn chế nào về thương mại có thể tác động mạnh mẽ đến quá trình sản xuất,
xuất khẩu và nhập khẩu. Các chính sách thương mại, dù là thuế quan, hạn chế xuất
khẩu, hay các biện pháp bảo vệ thương mại, đều có thể tạo ra các rủi ro hoặc cơ hội
mới. Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực này, việc hiểu rõ và đưa ra chiến lược
thích hợp để ứng phó với những biến động thương mại trở thành yếu tố quan trọng,
đảm bảo rằng họ có thể duy trì sự linh hoạt và đồng thời khai thác các cơ hội mới một
cách hiệu quả. Đồng thời, chính sách thương mại cũng có thể ảnh hưởng đến việc đầu
tư trong nước và ngoại, tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định và dự báo cho

16
ngành vi mạch bán dẫn và chip..
Chính sách An ninh Mạng: Với sự phát triển nhanh chóng của ngành vi mạch bán
dẫn và chip, việc quản lý chính sách an ninh mạng trở thành một điều không thể bỏ
qua, đặc biệt khi ngày càng nhiều dữ liệu và thông tin quý giá được truyền qua các hệ
thống và thiết bị này. An ninh mạng không chỉ liên quan đến việc bảo vệ dữ liệu và
thông tin quý báu khỏi các mối đe dọa mạng bên ngoài mà còn đảm bảo rằng sản phẩm
và dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và tuân thủ quy định. Các doanh nghiệp
trong lĩnh vực này phải chú trọng đầu tư vào các giải pháp an ninh cơ bản như mã hóa,
chứng thực, và các công nghệ phòng thủ khác để đảm bảo rằng họ không chỉ bảo vệ
được thông tin của mình mà còn đáp ứng các yêu cầu và chuẩn mực quốc tế. Đồng
thời, việc tuân thủ các chính sách an ninh mạng cũng giúp tăng cường lòng tin từ
khách hàng và đối tác, mở rộng cơ hội kinh doanh và đồng thời giảm thiểu rủi ro pháp
lý và tài chính liên quan đến việc vi phạm an ninh mạng.
Quy định Môi trường: Khi kinh doanh trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn và chip, các
doanh nghiệp không chỉ cần quan tâm đến các yếu tố kỹ thuật và thương mại, mà còn
phải đối mặt và đáp ứng các quy định môi trường. Cụ thể, các chính sách về môi
trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ các tiêu chuẩn về sử dụng tài nguyên,
xử lý chất thải và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Trong ngành vi mạch
bán dẫn, quá trình sản xuất có thể tiêu thụ một lượng lớn năng lượng và sử dụng nhiều
hóa chất độc hại, do đó việc đảm bảo sự bền vững và tiếp cận thân thiện với môi
trường trở thành một ưu tiên. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi
phí vận hành, mà còn tạo dựng hình ảnh tích cực trong cộng đồng và trước khách
hàng. Bằng cách tích hợp các giải pháp môi trường vào quy trình sản xuất và kinh
doanh, doanh nghiệp không chỉ đáp ứng yêu cầu pháp lý mà còn tạo ra giá trị lâu dài
cho cả doanh nghiệp và xã hội.
Chính sách Thuế và Hỗ trợ Chính phủ: Khi kinh doanh các sản phẩm vi mạch bán
dẫn và chip, chính sách thuế và hỗ trợ từ chính phủ đóng một vai trò quan trọng, ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp. Một chính sách
thuế hợp lý có thể tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu và
phát triển, giảm bớt chi phí sản xuất và tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường
quốc tế. Hơn nữa, các gói hỗ trợ từ chính phủ, chẳng hạn như cấp quyền sử dụng đất,
hỗ trợ vốn, hoặc các chương trình đào tạo chuyên ngành, giúp doanh nghiệp cải thiện

17
hiệu suất và tiếp cận nguồn lực cần thiết. Tuy nhiên, điều quan trọng là chính phủ cần
xem xét cẩn trọng, đảm bảo rằng những chính sách này không chỉ hỗ trợ các doanh
nghiệp lớn mà còn đảm bảo sự công bằng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bằng
cách cân nhắc kỹ lưỡng và thực hiện các chính sách này một cách đúng đắn, chính phủ
có thể tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển
bền vững cho ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn và chip..
Chính sách Đối với Đối tác Cạnh tranh: Các chính sách đối với đối tác cạnh tranh
có tầm quan trọng đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến cách mà các doanh nghiệp tương
tác, cạnh tranh và hợp tác với nhau. Một chính sách đối tác cạnh tranh linh hoạt và
minh bạch tạo điều kiện cho một môi trường cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích sự
đổi mới và tăng cường chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Đồng thời, các quy định về
đối tác cạnh tranh cũng cần cân nhắc đến việc đảm bảo rằng không có hành vi cạnh
tranh không lành mạnh nào xảy ra, như độc quyền thị trường hay hành vi cản trở cạnh
tranh. Hơn nữa, việc thiết lập các cơ chế giám sát và kiểm soát cũng quan trọng, giúp
đảm bảo rằng mọi hành vi đối tác đều tuân thủ theo quy tắc và chuẩn mực được đề ra.
Cuối cùng, chính sách này cũng nên khích lệ sự cộng tác và hợp tác giữa các doanh
nghiệp, bằng cách tạo ra một môi trường mà họ có thể chia sẻ kiến thức, nguồn lực và
công nghệ một cách bền vững, mang lại lợi ích cho tất cả mọi người và ngành công
nghiệp.

4. Đối tượng khách hàng tiềm năng:

Khi kinh doanh chip và vi mạch bán dẫn, các doanh nghiệp trong ngành này
hướng đến một loạt đối tượng khách hàng đa dạng để đáp ứng nhu cầu và yêu cầu cụ
thể. Dưới đây là một số đối tượng khách hàng chính:
Nhà Sản Xuất Thiết Bị Điện Tử: Đối tượng chính mà các doanh nghiệp kinh doanh
trong lĩnh vực chip và vi mạch bán dẫn đặt trọng tâm chính là những nhà sản xuất thiết
bị điện tử. Những công ty này không chỉ tập trung vào việc sản xuất các sản phẩm điện
tử tiên tiến như điện thoại di động, máy tính xách tay, máy tính bảng và các thiết bị gia
dụng thông minh, mà còn cần tìm kiếm và sử dụng các vi mạch và chip đáp ứng các
tiêu chuẩn cao về hiệu suất, tiết kiệm năng lượng và tính năng. Họ đặt yêu cầu cao về
hiệu suất, độ tin cậy và tính khả dụng của các thành phần điện tử, điều này đặc biệt

18
quan trọng trong một thị trường nhanh chóng phát triển và cạnh tranh như hiện nay.
Do đó, để duy trì và mở rộng thị phần, các nhà sản xuất thiết bị điện tử thường hợp tác
chặt chẽ với các nhà cung cấp vi mạch và chip hàng đầu để đảm bảo rằng họ có được
những sản phẩm có chất lượng cao nhất và phù hợp với nhu cầu thị trường.
Các Doanh Nghiệp IoT (Internet of Things): Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực IoT (Internet of Things) đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong ngành vi
mạch bán dẫn và chip. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ kết nối, IoT đã mở ra
không gian lớn cho việc ứng dụng và phát triển các thiết bị thông minh, từ hệ thống
nhà thông minh, thiết bị y tế, đến các giải pháp công nghiệp 4.0. Đối với các doanh
nghiệp này, việc chọn lựa và tích hợp các vi mạch và chip chất lượng cao không chỉ
đảm bảo tính hiệu quả và độ tin cậy của sản phẩm mà còn quyết định đến khả năng
tiếp cận và phục vụ nhu cầu của thị trường một cách linh hoạt. Họ cần những giải pháp
có khả năng tương thích, tiết kiệm năng lượng và có khả năng mở rộng, đồng thời đảm
bảo rằng dữ liệu được thu thập và truyền qua mạng an toàn và hiệu quả. Điều này đặt
ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp vi mạch bán dẫn và chip, yêu cầu họ không
ngừng cải tiến và đổi mới để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao từ phía thị trường IoT
đang phát triển mạnh mẽ.
Các Doanh Nghiệp Trong Lĩnh Vực Y Tế: Các doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế
đóng một vai trò quan trọng trong việc sử dụng vi mạch bán dẫn và chip để cung cấp
các giải pháp y tế tiên tiến. Trong môi trường y tế đầy biến động và phức tạp, việc sử
dụng công nghệ cao cung cấp cơ hội để nâng cao chất lượng dịch vụ, chẩn đoán chính
xác hơn và điều trị hiệu quả hơn. Các công nghệ này có thể được áp dụng trong việc
phát triển các thiết bị y tế thông minh như máy theo dõi sức khỏe, thiết bị hỗ trợ điều
trị, và các hệ thống chẩn đoán hình ảnh. Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực này,
việc lựa chọn và tích hợp các vi mạch và chip chính xác là cực kỳ quan trọng để đảm
bảo tính năng và an toàn của sản phẩm. Đồng thời, với yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn
dữ liệu và tuân thủ các tiêu chuẩn quy định y tế, việc hợp tác với các nhà cung cấp vi
mạch uy tín trở thành một yếu tố không thể thiếu để đảm bảo sự thành công và độ tin
cậy của sản phẩm y tế.
Các Doanh Nghiệp Trong Lĩnh Vực Công Nghiệp và Tự Động Hóa: Các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và tự động hóa ngày càng nhận ra tầm
quan trọng của vi mạch bán dẫn và chip trong việc tối ưu hóa quy trình sản xuất và

19
nâng cao hiệu suất hoạt động. Với sự phát triển của công nghệ 4.0, việc kết nối và tự
động hóa hệ thống sản xuất trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp trong
ngành này cần những giải pháp công nghệ tiên tiến để cải thiện khả năng linh hoạt,
tăng năng suất và giảm thiểu lỗi trong quy trình sản xuất. Việc sử dụng vi mạch và
chip chất lượng cao giúp họ đạt được điều này, từ việc tự động hóa các dây chuyền sản
xuất, tối ưu hóa việc quản lý tài nguyên, đến việc thu thập và phân tích dữ liệu để đưa
ra quyết định thông minh. Đối mặt với môi trường cạnh tranh gay gắt, việc sử dụng
công nghệ tiên tiến và đổi mới liên tục trở thành chìa khóa để các doanh nghiệp này
duy trì và mở rộng thị phần, đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao từ thị trường
công nghiệp và tự động hóa.
Khách Hàng Bán Lẻ và Người Tiêu Dùng Cuối Cùng: Khách hàng bán lẻ và người
tiêu dùng cuối cùng đóng một vai trò không thể phủ nhận trong việc định hình và định
hướng cho ngành vi mạch bán dẫn và chip. Trong thế giới số hóa ngày càng phát triển,
nhu cầu sử dụng các sản phẩm điện tử tiếp tục tăng cao. Từ smartphone, máy tính xách
tay, đến các thiết bị gia dụng thông minh, mọi thứ đều phụ thuộc vào vi mạch và chip
để hoạt động hiệu quả. Đối với khách hàng bán lẻ, việc đảm bảo cung cấp sản phẩm có
hiệu suất tốt, độ tin cậy cao và giá cả cạnh tranh trở thành yếu tố quyết định sự thành
công trên thị trường. Người tiêu dùng cuối cùng, trong khi đó, thường tập trung vào
trải nghiệm sử dụng sản phẩm, từ tốc độ và hiệu suất, đến tính năng và giá trị. Họ trở
thành nguồn cảm hứng và động lực để các doanh nghiệp vi mạch bán dẫn và chip
không ngừng đổi mới và cải tiến, nhằm đáp ứng và vượt qua mong đợi của thị trường.
Điều này thể hiện rõ ràng sức mạnh của nhu cầu thị trường và ảnh hưởng sâu rộng mà
khách hàng và người tiêu dùng cuối cùng đem lại cho ngành công nghiệp công nghệ.

5. Đối thủ cạnh tranh


Hiện nay trên thị trường Việt Nam, có thể kể tới một số doanh nghiệp hàng đầu như:

FPT VIETTEL

Lịch sử và vị thế: FPT là một tập đoàn công nghệ Viettel là một tập đoàn viễn
hàng đầu tại Việt Nam, với hơn thông và công nghệ lớn tại Việt
ba thập kỷ hoạt động. Bên cạnh Nam. Ngoài việc cung cấp dịch
20
dịch vụ công nghệ thông tin, vụ viễn thông, Viettel cũng đầu
FPT cũng đã mở rộng vào lĩnh tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và
vực viễn thông và bán dẫn. sản xuất bán dẫn.
Ưu điểm: FPT không chỉ tập trung vào Với hạ tầng viễn thông rộng
một lĩnh vực kinh doanh. Họ lớn, Viettel có thể tích hợp
cung cấp một loạt các sản
dịch vụ và sản phẩm bán dẫn
phẩm và dịch vụ, từ công nghệ
thông tin đến viễn thông và bán một cách linh hoạt.
dẫn.
Thách thức và triển Cạnh tranh: Với sự gia tăng Đa dạng hóa sản phẩm: Mặc
vọng:
của các doanh nghiệp công dù đã phát triển mạnh mẽ,
nghệ mới và quốc tế mở rộng, Viettel cần đa dạng hóa sản
FPT phải đối mặt với sự cạnh phẩm và dịch vụ bán dẫn để
tranh gay gắt trong thị trường đáp ứng nhu cầu người tiêu
bán dẫn. dùng và doanh nghiệp.
Xu hướng công nghệ: FPT Cạnh tranh trong thị trường
cần tiếp tục đầu tư vào nghiên nội địa: Việt Nam đang trở
cứu và phát triển để bắt kịp và thành một thị trường bán dẫn
đáp ứng nhanh chóng với các tiềm năng, vì vậy Viettel cần
xu hướng công nghệ mới, như phải cạnh tranh không chỉ với
AI, IoT, và 5G. FPT mà còn với các đối thủ
quốc tế và cục bộ khác.

Đào tạo và nhân sự: Chất lượng nhân sự: FPT đã Chương trình đào tạo chuyên
đầu tư mạnh mẽ vào chương nghiệp:Viettel đã xác định
trình đào tạo và phát triển nhân việc đầu tư vào con người là
sự, tạo ra một đội ngũ kỹ sư và một trong những yếu tố quan
chuyên gia có chuyên môn cao. trọng nhất để đạt được sự cạnh
tranh. Họ thường xuyên tổ
Hợp tác giáo dục: FPT có mối chức các khóa đào tạo, hội thảo
quan hệ chặt chẽ với các và chương trình học nghề để
trường đại học và viện nghiên nâng cao kỹ năng và chuyên
cứu, tạo điều kiện thuận lợi cho môn, trình độ của nhân viên.
việc hợp tác nghiên cứu và đào
tạo chuyên ngành bán dẫn. Quyền lực kinh tế: Với quyền
lực kinh tế và quy mô lớn,
Viettel có khả năng đầu tư
mạnh mẽ vào nghiên cứu và

21
phát triển, đặc biệt trong lĩnh
vực bán dẫn.

Khả năng đổi mới Mô hình kinh doanh tích Nền tảng nghiên cứu & phát
hợp: Viettel có một mô hình triển: Viettel đầu tư mạnh vào
và linh hoạt:
kinh doanh tích hợp từ viễn R&D để phát triển và cập nhật
thông đến công nghệ thông tin công nghệ mới, giúp họ có khả
và bán dẫn, tạo ra một hệ sinh năng đổi mới và linh hoạt trong
thái sản phẩm và dịch vụ đồng việc sản xuất và cung cấp sản
bộ. phẩm bán dẫn.
Kênh phân phối rộng lớn: Sáng tạo và thích nghi: Với
Với hệ thống phân phối và bán tư duy sáng tạo và khả năng
lẻ rộng lớn, Viettel có khả năng thích nghi với thị trường,
tiếp cận và phục vụ khách hàng Viettel không chỉ tập trung vào
một cách hiệu quả sản xuất bán dẫn mà còn liên
tục cập nhật và cải tiến sản
phẩm, dịch vụ dựa trên phản
hồi từ khách hàng và xu hướng
công nghệ.

Đây vừa là những thử thách mà những người khởi nghiệp muốn bước chân vào ngành
kinh doanh này cần phải nỗ lực bắt kịp và vượt qua, vừa là tấm gương để học hỏi kinh
nghiệm của những người đi trước đã thành công.
6. Kết luận:

Như vậy, tiềm năng của việc kinh doanh trong lĩnh vực chip và bán dẫn không chỉ giới
hạn ở việc đáp ứng nhu cầu hiện tại của thị trường mà còn mở ra cơ hội vô tận cho sự
đổi mới và phát triển trong tương lai. Với sự bùng nổ của công nghệ số và sự cần thiết
của vi mạch trong mọi lĩnh vực từ điện tử tiêu dùng, y tế, công nghiệp đến tự động
hóa, lĩnh vực này tiếp tục trở thành trái tim của sự phát triển kỹ thuật. Sự kết hợp giữa
nhu cầu không ngừng tăng và tiềm năng đổi mới công nghệ đồng thời mở ra không
gian cho các doanh nghiệp không chỉ để mở rộng thị phần mà còn để định hình tương
lai của ngành. Với những đầu tư đúng đắn vào nghiên cứu và phát triển, cũng như việc
hợp tác và đổi mới, ngành chip và bán dẫn sẽ tiếp tục là một lực lượng động lực, định
hình cách chúng ta sử dụng và tương tác với công nghệ trong thời gian tới.

C. Khảo sát
1. Phần 1
22
a) Ý tưởng kinh doanh dịch vụ cloud gaming:

Cloud gaming, hay còn được gọi là dịch vụ trò chơi điện tử dựa trên đám mây,
là một hình thức chơi game mà người chơi không cần phải tải và cài đặt trò chơi trực
tiếp trên thiết bị cá nhân của họ như máy tính hoặc console, đặc biệt là trong bối cảnh
số hoá hiện nay. Thay vào đó, trò chơi được chạy trên các máy chủ điện toán đám mây
và dữ liệu trò chơi được truyền đến thiết bị của người chơi thông qua mạng internet.
Khi người chơi tương tác với trò chơi thông qua thiết bị của mình, các lệnh được gửi
đến máy chủ, và dữ liệu phản hồi được truyền về một cách hầu như thời gian thực, tạo
ra trải nghiệm chơi game mượt mà và linh hoạt. Lợi ích chính của cloud gaming bao
gồm khả năng chơi trò chơi với chất lượng cao mà không cần phải có cấu hình cao cho
thiết bị cá nhân, khả năng truy cập vào thư viện trò chơi lớn mà không cần lưu trữ nội
dung đó trực tiếp, và khả năng chơi game trên nhiều loại thiết bị, từ máy tính đến điện
thoại di động và TV thông minh, miễn là có kết nối internet tốt. Ngoài ra, giá cả để
thuê máy tính trên cloud còn rất phải chăng và phù hợp với túi tiền của nhiều khách
hàng.
b) Bán thiết điện tử trên các sàn thương mại điện tử

Thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống
hàng ngày của người Việt. Theo thống kê mới nhất từ Shopee.vn, lượng người truy cập
vào trang web này trong tháng 11/2023 đạt đến con số gần 90 triệu, trong khi tháng
12/2023 tăng lên tới hơn 100 triệu lượt truy cập. Điều này cho thấy tiềm năng lớn mà
thị trường thương mại điện tử đang mang lại, đặc biệt khi ứng dụng Tik Tok với tính
năng Tik Tok shop đang gây chú ý lớn, thu hút hàng triệu người dùng. Cá nhân em,
trong thực tế hàng ngày, thường xuyên lựa chọn mua sắm trực tuyến thay vì tại các
điểm bán hàng truyền thống. Hơn 90% giao dịch của em diễn ra qua các nền tảng
thương mại điện tử như Tik Tok và Shopee. Dựa trên nhận định này, em đã nảy ra ý
tưởng kinh doanh thiết bị điện tử trực tuyến trên các nền tảng này, chẳng hạn như tai
nghe, bàn phím, chuột,.. với giá cả hợp lý và mẫu mã đa dạng. Với nhu cầu không
ngừng của người tiêu dùng và quy mô thị trường rộng lớn, em tin rằng ý tưởng này có
tiềm năng phát triển mạnh mẽ.
2. Phần 2

Trong số 2 ý tưởng kinh doanh nêu ở trên, dựa theo những tìm hiểu về xu

23
hướng, quy mô thị trường và đối thủ cạnh tranh. em quyết định sẽ lựa chọn ý tưởng
kinh doanh số 2: bán thiết điện tử trên các sàn thương mại điện tử. Đây là lĩnh vực có
xu hướng phát triển tiềm năng nhất, quy mô thị trường rộng lớn với nhiều phân khúc
khách hàng chưa được thỏa mãn nhu cầu do các nhà cung ứng dịch vụ này còn tương
đối hạn chế, từ đó sẽ tạo cơ hội cho việc bước chân vào thị trường này.
 Tên ý tưởng: bán thiết điện tử trên các sàn thương mại điện tử
 Sản phẩm dự kiến: 2 nhóm sản phẩm chính:

Linh kiện điện tử: Cửa hàng sẽ cung cấp những sản linh kiện điện tử, bao gồm
các bộ phận và thiết bị, linh kiện điện tử đóng vai trò quyết định đến hiệu suất, chức
năng, và tuổi thọ của mọi thiết bị điện tử. Đầu tiên, shop sẽ cung cấp những liên kiện
như : CPU (Central Processing Unit), trái tim của bất kỳ máy tính nào, đảm nhiệm việc
xử lý dữ liệu và thực hiện các lệnh tính toán, sẽ được cung cấp chính từ 2 hãng chip
lớn là Intel và AMD. Tiếp theo, RAM (Random Access Memory) cung cấp khả năng
lưu trữ tạm thời dữ liệu và chương trình mà hệ thống đang sử dụng, với đa dạng các
hãng như (Corsair, GSkill, Adata, Apacer, Kingston, Crucial, Geil, Gigabyte). Ổ cứng
và SSD (Solid State Drive) là nơi lưu trữ dữ liệu lâu dài, cung cấp không gian để lưu
trữ hệ điều hành, ứng dụng, và tất cả dữ liệu cá nhân của người dùng, với các hãng đối
tác uy tín sẽ là: Samsung, Kingston. Không thể quên, card đồ họa (GPU), là thành
phần quyết định đến khả năng xử lý đồ họa và hiển thị hình ảnh, đặc biệt quan trọng
cho người chơi game và những người làm việc đồ họa, với hai hãng rất nổi tiếng và
được ưa chuộng là Nvidia và AMD. Ngoài ra, bo mạch chủ (Motherboard) là trung
tâm liên kết tất cả các linh kiện, đảm bảo chúng hoạt động một cách hài hòa và hiệu
quả, đều được cung cấp từ các hãng lớn như ASUS, Gigabyte…. . Bên cạnh đó, nguồn
(Power Supply) cung cấp năng lượng cho tất cả các linh kiện, đảm bảo hệ thống hoạt
động.

Phụ kiện điện tử: Nhóm hàng phụ kiện điện tử đóng một vai trò không thể
thiếu trong việc mở rộng chức năng, bảo vệ, và tối ưu hóa sử dụng của các thiết bị điện
tử hiện đại. Với nhóm phụ kiện tương tác và điều khiển, bàn phím và chuột đóng là sản
phẩm chính. Bên cạnh đó, tai nghe và loa sẽ mang lại trải nghiệm âm thanh tốt hơn
cho nghe nhạc và giải trí. Ngoài ra, không thể không nhắc đến các cáp kết nối, adapter,
và chuyển đổi, chúng giúp người dùng dễ dàng kết nối thiết bị với nhau hoặc với các
24
chuẩn khác nhau. Dưới đây là hình ảnh về một số sản phẩm linh kiện điện tử (có
một số mặt hàng đã qua sử dụng và có hàng mới 100%, nhưng về mặt hiệu năng sẽ
không chênh lệch nhiều):
STT Hình ảnh mẫu Tên Giá bán

Cpu Intel Core


1 990.000đ
I3 - 10105F

OCPC GTX 1660


2 SUPER 6GB 2.680.000đ
192BIT DDR6

Ram Team Group


T-Force Delta
3 1.490.000đ
RGB 16GB DDR5
6000MHz Black

Mainboard
4 Gigabyte B760M 2.690.000đ
D2H DDR4

25
SSD Gen 4
5 Samsung PM9A1 1.150.000đ
NVMe 512GB

BÀN PHÍM
QUANG CƠ
6 DAREU 770.000đ
EK1280X
BLACK GREY

Chuột Fuhlen G90


7 Optical Black 350.000đ
USB

Nguồn máy tính


8 1.090.000đ
PC Sama 700W

26
Vỏ case KENOO
9 850.000đ
ESPORT MK500

TẢN NHIỆT KHÍ


10 JONSBO CR- 990.000đ
3000 ARGB ĐEN

Bên cạnh đó, cửa hàng sẽ cung cấp thêm dịch vụ lắp đặt miễn phí với mọi sản
phẩm tại nhà và thanh toán trực tiếp tại nhà để tránh rủi ro với mặt hàng giá trị lớn.
 Kế hoạch về doanh thu, chi phí và lợi nhuận:

+Về doanh thu:


Đầu tiên, cửa hàng hướng tới xây dựng bảng giá thích hợp, một mức giá hợp lí
sẽ là yếu tố quan trọng thu hút khách hàng. Cửa hàng sẽ cung cấp mức giá phù hợp với
từng đối tượng và nhu cầu của khách hàng , giao động từ 200.000đ– 5.000.000đ.
Chênh lệch mức giá tùy thuộc vào hiệu năng, và chất lượng của từng sản phẩm.
Tiếp theo, việc hình thành một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và thân thiện
là yếu tố không thể thiếu trong việc phục vụ khách hàng. Điều này không chỉ tạo nên
một môi trường dễ chịu và thân thiện mà còn giúp khách hàng cảm thấy được quan
tâm và đánh giá cao. Nhờ vào sự tận tâm và chuyên nghiệp của đội ngũ, cửa hàng có
cơ hội gây ấn tượng sâu sắc, khiến khách hàng dễ dàng nhớ về dịch vụ và sản phẩm.
Điều này không chỉ củng cố niềm tin mà còn đóng góp vào hiệu quả hoạt động kinh
doanh.

27
Hơn nữa, việc thiết kế một trang web chính thức giúp cửa hàng giới thiệu sản
phẩm và cung cấp thông tin đầy đủ tới khách hàng. Điều này không chỉ giúp khách
hàng dễ dàng tìm hiểu và mua sắm trực tuyến mà còn tạo nên sự chuyên nghiệp trong
giao tiếp. Bên cạnh đó, việc đưa sản phẩm của cửa hàng lên các nền tảng thương mại
điện tử uy tín như Shopee, Lazada cũng là một chiến lược thông minh, mở rộng phạm
vi tiếp cận và thu hút một lượng lớn khách hàng tiềm năng.

+ Về chi phí và lợi nhuận:


1. Chi Phí Khởi Đầu:

Đầu tiên, chúng ta cần xem xét chi phí mua sắm linh kiện, một yếu tố chính dựa
trên giá nhập và quy mô đặt hàng dự kiến. Tiếp theo, việc đầu tư vào việc thiết kế và
phát triển website là rất quan trọng, bao gồm chi phí thiết kế giao diện, mua tên miền,
và dịch vụ hosting, cũng như các chi phí bảo trì và cập nhật trong quá trình vận hành.
Ngoài ra, không thể bỏ qua chi phí marketing và quảng cáo, nơi mà ta cần phải đầu tư
vào các chiến dịch quảng cáo trực tuyến, SEO, và các hoạt động tiếp thị khác để thu
hút khách hàng. Tuy nhiên, việc thu hút khách hàng chỉ là phần của câu chuyện; việc
quản lý và giảm thiểu chi phí vận hành cũng là một yếu tố quan trọng. Chi phí này bao
gồm lương cho nhân viên, chi phí quản lý, bảo trì website, dịch vụ khách hàng và
nhiều yếu tố khác. Khi đã có số liệu cụ thể, việc so sánh doanh thu với chi phí vận
hành sẽ giúp chúng ta đánh giá lợi nhuận ròng và hiệu suất kinh doanh, từ đó có cơ sở
để điều chỉnh chiến lược kinh doanh một cách linh hoạt và hiệu quả. Cuối cùng, việc
tính toán chi phí vận chuyển và lưu kho cũng là một yếu tố quan trọng, bao gồm chi
phí vận chuyển từ nguồn cung cấp về kho và từ kho đến khách hàng cuối cùng, cùng
với các chi phí liên quan đến bao bì và quản lý hàng hoá kèm theo một số phí dịch vụ.

2. Lợi Nhuận:

Khi đã có cơ sở về chi phí khởi đầu, chúng ta cần tập trung vào việc dự đoán lợi
nhuận thu được cuối cùng. Doanh thu từ việc bán linh kiện điện tử sẽ phụ thuộc vào
giá bán của từng sản phẩm, số lượng sản phẩm được bán ra, cũng như giá trị đơn hàng
trung bình.

28
29

You might also like