You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


BỘ MÔN QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP KINH DOANH

BÀI TẬP LỚN

HỌC PHẦN: KHỞI SỰ KINH DOANH


MÃ LHP: 231_CEMG4111_09
GVGD: Chu Dức Trí
MÃ SỐ ĐỀ/ TÊN ĐỀ TÀI: 5

Số Họ và tên Mã số Lớp Ký Điểm bài tập Điểm Ghi


báo SV/HV hành nộp Chấm Chấm kết chú
danh chính 1 2 luận
25 Trần Trung 22D190053 K58S3
Hiếu

Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…


Giảng viên chấm 2 Giảng viên chấm 1
(Ký & ghi rõ họ tên) (Ký & ghi rõ họ tên)

HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 – 2024


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................

A. MÔ HÌNH PEC VÀ KẾ HOẠCH CÁ NHÂN...................................................................

1. Đánh giá bản thân theo mô hình PEC.......................................................................

a. Tự chấm điểm.........................................................................................................

b. Tính điểm................................................................................................................

c. Tiến hành hiệu chỉnh................................................................................................

d. Phân loại nhóm PEC.................................................................................................

2. Đánh giá điểm mạnh, diểm yếu của bản thân...........................................................

a. Điểm mạnh..............................................................................................................

b. Điểm yếu...............................................................................................................

c. Kết luận.................................................................................................................

3. Sự chuẩn bị để trở thành người kinh doanh thành công........................................

B. BÀI LUẬN NGẮN ...................................................................................................

1. Giới thiệu về 3 doanh nhân thành đạt....................................................................

2. Phân tích về các đặc điểm giúp 3 doanh nhân thành công trong khời nghiệp .........

3. Kết luận.................................................................................................................

C. KHẢO SÁT..............................................................................................................

1. Ý tưởng kinh doanh mô hình phòng GYM kết hợp thức uống sinh tố nạp năng
lượng........................................................................................................................

a. Khảo sát thị trường...............................................................................................

b. Khảo sát thị trường địa phương............................................................................

2. Trình bày ý tưởng..................................................................................................


a. Giới thiệu ý tưởng................................................................................................

b. Kế hoạch về vốn và nguồn vốn...............................................................................


1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh xã hội hiện nay, sự sáng tạo và tinh thần đổi mới, dám nghĩ dám
làm luôn được khuyến khích phát triển, đặc biệt là ở giới trẻ. Vận dụng vào quá trình
xây dựng kinh tế, khởi sự kinh doanh (hay khởi nghiệp) đang là chủ đề thời sự, nhận
được sự quan tâm rộng rãi trong xã hội Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Những
cá nhân hay doanh nghiệp khởi nghiệp đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng
của mình trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước, tạo công
ăn việc làm cho người lao động, phát huy nguồn lực và sức sáng tạo của bản thân.
Hiểu được tầm quan trọng của việc khởi nghiệp, Chính phủ ta đã và đang đề ra hàng
loạt các chính sách, giải pháp để hỗ trợ và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, đặc
biệt là ở giới trẻ.

Không nằm ngoài xu hướng đó, trường Đại học Thương Mại cũng xây dựng
chương trình đạo tạo với học phần “Khởi sự kinh doanh”, tạo bước đầu trong việc xây
dựng những nền tảng về kiến thức khởi nghiệp đến với sinh viên. Dưới đây là kết quả
bài tập lớn của em, với nội dung gồm 3 phần chính: Mô hình PEC và kế hoạch cá
nhân, Bài luận ngắn về ngành kinh doanh tiềm năng trong tương lai, Xây dựng ý tưởng
kinh doanh. Trong quá trình hoàn thiện bài tập, em khó tránh khỏi những sai sót, kính
mong các thầy cô đóng góp ý kiến để em có thể rút kinh nghiệm cho những lần sau.
Em xin chân thành cảm ơn.
2

A. Mô hình PEC và kế hoạch các nhân

1. Đánh giá bản thân theo mô hình PEC

a. Tự chấm điểm

Người được đánh giá phải tự chấm điểm cho bản thân dựa trên 55 câu tình
huống ngắn với thang điểm từ 1 đến 5 tương ứng các câu trả lời: 5 – Luôn luôn; 4 –
Thường xuyên; 3 – Đôi khi; 2 – Hiếm khi; 1 – Không bao giờ. Yêu cầu đặt ra đối với
người tự đánh giá là phải đọc kỹ các câu và trả lời tất cả câu hỏi một cách trung thực
đúng với những đặc điểm của bản thân.

Kết quả dánh giá bản thân của em dựa trên mô hình PEC được trình bày qua
bảng 1.1 dưới dây:

ST Điểm đánh
Tình huống thực tế
T giá

1 Tôi tìm những công việc cần làm 4

Khi đối mặt với một vấn đề khó khăn, tôi dành rất nhiều thời 4
2
gian để tìm ra giải pháp

3 Tôi hoàn thành công việc đúng thời gian đã định 5

Tôi cảm thấy buồn phiền khi công việc không được hoàn thành 4
4
tốt

Tôi thích các tình huống mà tôi có thể kiểm soát được càng 5
5
nhiều càng tốt

6 Tôi thích suy ngẫm về tương lai 4

Mỗi khi bắt đầu một nhiệm vụ hay một dự án mới, tôi luôn thu 2
7
thập rất nhiều thông tin trước khi thực sự bắt tay vào làm.

Tôi lập kế hoạch cho một dự án cỡ lớn bằng cách phân nhỏ nó 3
8
thành các mục tiêu có quy mô nhỏ hơn.

9 Tôi được người khác ủng hộ các đề xuất của tôi. 3


3

Tôi cảm thấy tin tưởng rằng tôi sẽ thành công trong mọi việc 3
10
tôi làm.

Dù tôi nói chuyện với bất kỳ ai, tôi luôn tỏ ra mình là người 4
11
biết nghe người khác nói.

Tôi chủ động làm các công việc trước khi tôi được người khác 5
12
yêu cầu làm việc đó.

Tôi cố gắng nhiều lần để yêu cầu người khác làm những điều 4
13
tôi muốn họ làm.

14 Tôi giữ vững lời tôi đã hứa. 5

Công việc của tôi tốt hơn công việc của những người cùng làm 4
15
với tôi.

Tôi không thử làm một điều gì mới nếu như không chắc chắn 3
16
rằng tôi sẽ thành công.

Tôi cảm thấy thật phí thời giờ nếu phải lo lắng về cuộc đời của 4
17
mình sẽ ra sao.

Tôi tìm kiếm lời khuyên ở những người hiểu biết nhiều về 4
18
những việc mà tôi đang phải làm.

Tôi suy nghĩ về ưu điểm, nhược điểm hoặc các cách khác nhau 3
19
để thực hiện công việc.

Tôi không bỏ nhiều thời gian suy nghĩ về việc làm thế nào để 3
20
có ảnh hưởng nhiều đến những người khác.

Tôi thay đổi ý kiến nếu những người khác hoàn toàn bất đồng 4
21
với tôi.

Tôi cảm thấy rất bực bội nếu tôi không thể làm theo cách của 4
22
tôi.

23 Tôi thích những thử thách và các cơ hội mới. 3

24 Khi có điều gì cản trở công việc mà tôi đang cố gắng làm, tôi 3
4

vẫn tiếp tục cố gắng để hoàn thành việc đó bằng được.

Tôi sẵn sàng làm công việc của người khác trong trường hợp 4
25
cần phải hoàn thành công việc đó cho đúng hạn.

26 Tôi buồn bực nếu như thời gian của tôi bị bỏ phí. 5

Tôi cân nhắc khả năng thành công hoặc là thất bại trước khi 4
27
quyết định làm một việc nào đó.

Tôi càng biết cụ thể về những gì tôi muốn trong cuộc đời bao 3
28
nhiêu, tôi càng có cơ hội thành công nhiều bấy nhiêu.

Tôi hành động mà chẳng cần phí thời gian cho việc thu thập 3
29
thông tin.

Tôi cố gắng suy nghĩ về tất cả các vấn đề tôi có thể sẽ gặp phải 2
30
và lên kế hoạch phải làm gì nếu quả thực các vấn đề đó xảy ra.

Tôi nhờ những người quan trọng giúp đỡ để hoàn thành các 4
31
mục tiêu của tôi.

Trong khi thử làm một việc gì đó khó khăn, tôi tin tưởng rằng 3
32
tôi sẽ thành công.

33 Trong quá khứ tôi đã từng thất bại. 3

34 Tôi thích những công việc mà tôi biết rõ và cảm thấy thoải mái. 5

Khi đối mặt với những khó khăn, tôi nhanh chóng chuyển sang 3
35
làm các công việc khác.

Khi tôi làm việc cho một ai đó, tôi đặc biệt cố gắng để người 4
36
đó hài lòng về công việc của tôi.

Tôi không khi nào hoàn toàn bằng lòng với những cách làm 4
37
việc đã có, tôi luôn nghĩ rằng còn có thể có cách khác tốt hơn.

38 Tôi làm những việc phiêu lưu mạo hiểm. 3

39 Tôi có kế hoạch rất rõ ràng cho cuộc đời của tôi. 3

40 Khi tôi thực hiện một công việc cho ai đó, tôi đặt ra rất nhiều 5
5

câu hỏi để có thể chắc chắn rằng tôi đã hiểu đúng những gì
người đó muốn.

Tôi giải quyết các vấn đề khi chúng đã nảy sinh, chứ không 4
41
chịu mất thời gian để dự đoán những vấn đề này.

Để đạt được mục đích của tôi, tôi suy nghĩ về các giải pháp 3
42 mang lại lợi ích cho tất cả những ai tham gia vào công việc
này.

43 Tôi làm công việc rất tốt. 4

44 Đã từng có trường hợp tôi lừa dối ai đó. 2

Tôi thử làm những việc hoàn toàn mới và khác lạ đối với 4
45
những gì tôi đã làm trước đây.

Tôi thử rất nhiều cách để khắc phục những cản trở việc đạt 5
46
được mục đích của tôi.

Gia đình và cuộc sống riêng tư có tầm quan trọng đối với tôi 4
47
hơn là các thời hạn mà tôi đã đặt ra cho mình.

Tôi không tìm được cách thức để có thể hoàn thành nhiệm vụ 2
48
nhanh hơn cả trong công việc và cuộc sống.

49 Tôi làm những công việc mà người khác cho là mạo hiểm. 4

Tôi lo lắng cho việc hoàn thành các mục tiêu trong tuần chẳng 3
50
kém gì lo lắng cho các mục tiêu trong cả năm.

Tôi tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để giải quyết 5
51
các nhiệm vụ hay thực hiện các dự án của mình.

Nếu cách tiếp cận vấn đề này không thành công thì tôi suy nghĩ 4
52
tìm cách tiếp cận khác.

Tôi có khả năng làm cho những người có quan điểm hoặc ý 3
53
tưởng vững chắc phải thay đổi ý kiến.

54 4
Tôi giữ vững các quyết định của mình kể cả trong trường hợp
6

những người khác bất đồng với tôi.

55 Khi tôi không biết điều gì đó, tôi công nhận là tôi không biết. 4

Bảng 1.1: Câu hỏi đánh giá bản thân theo mô hình PEC

b. Tính diểm:

- Mẫu số là số thứ tự của các hỏi trong bộ 55 câu, điểm đánh giá của từng
câu sẽ được điền tương ứng ở ví trí phí trên các gạch ngang. Các câu hỏi
được sắp xếp tăng dần theo cột dọc.
- Thực hiện các phép tính cộng và trừ theo hàng ngang trong phiếu để có
được điểm số cho mỗi PEC.
- Cộng dồn kết quả của tất cả các PEC để có được “Tổng số điểm của các
PEC”.

Kết quả đánh giá Điểm PEC

4 5 3 5 4 17
+ + - + +6 = Tìm kiếm cơ hội
(1) (12) (23) (34) (45)

4 4 3 3 5
+ + - + +6 = 19 Kiên định
(2) (13) (24) (35) (46)

5 5 4 4 4
+ + + - +6 = 20 Gắn bó với công việc
(3) (14) (25) (36) (47)

4 4 5 4 2 Đòi hỏi cao về chất lượng và


+ + + - +6 = 21
(4) (15) (26) (37) (48) hiệu quả

5 3 4 3 4 19 Chấp nhận rủi ro


- + + + +6 =
(5) (16) (27) (38) (49)
7

4 4 3 3 3
- + + + +6 = 15 Có mục tiêu rõ ràng
(6) (17) (28) (39) (50)

2 4 3 5 5
+ - + + +6 = 19 Chịu thu thập thông tin
(7) (18) (29) (40) (51)

3 3 2 4 4 Có hệ thống trong lập kế hoạch


+ + - + +6 = 14
(8) (19) (30) (41) (52) và quản lý

Có sức thuyết phục và tạo dựng


3 3 4 3 3
- + + + +6 = 16 mối quan hệ
(9) (20) (31) (42) (53)

3 4 3 4 4
- + + + +6 = 16 Tự tin
(10) (21) (32) (43) (54)

Tổng số điểm của các PEC = 176

4 4 3 2 4
- - - + +18 = 18 Yếu tố hiệu chỉnh
(11) (22) (33) (44) (55)

Bảng 1.2: Bảng tự đánh giá các năng lực cá nhân

c. Tiến hành hiệu chỉnh:

Điểm ban Điểm phải Điểm sau


STT PEC
đầu trừ hiệu chỉnh

1 Tìm kiếm cơ hội 17 0 17


8

2 Kiên định 19 0 19

3 Gắn bó với công việc 20 0 20

4 Chấp nhận rủi ro 21 0 21

Đòi hỏi cao về chất lượng,


5 19 0 19
hiệu quả

6 Có mục tiêu rõ ràng 15 0 15

7 Chịu thu thập thông tin 19 0 19

Có tính hệ thống trong lập


8 14 0 14
kế hoạch và quản lý

Có sức thuyết phục và tạo


9 16 0 16
dựng mối quan hệ

10 Tự tin 16 0 16

Tổng số điểm đã hiệu


176 0 176
chỉnh

Bảng 1.3: Bảng điểm sau hiệu chỉnh

d. Phân loại nhóm PEC:

Với 19 điểm trở lên: mạnh

- Kiên định

- Gắn bó với công việc

- Chấp nhận rủi ro

- Đòi hỏi cao về chất lượng, hiệu quả

- Chịu thu thập thông tin

Với 16 đến 18 điểm: trung bình

- Tìm kiếm cơ hội

- Có sức thuyết phục và tạo dựng mối quan hệ


9

- Tự tin

Với 15 điểm trở xuống: yếu

- Có mục tiêu rõ ràng

- Có tính hệ thống trong lập kế hoạch và quản lý

Dựa theo kết quả đã thực hiện, em tiến hành xây dựng biểu đồ sau:

Đặc trưng cá nhân PEC

21
20
19 19 19
17
16 16
15
14

Tìm kiếm Kiên định Gắn bó Chấp nhận Đòi hỏi Có mục Chịu thu Có tính hệ Có sức Tự tin
cơ hội với công rủi ro cao về chất tiêu rõ thập thông thống thuyết
việc lượng, ràng tin trong lập phục và
hiệu quả kế hoạch tạo dựng
và quản lý mối quan
hệ

Đặc trưng cá nhân PEC

Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện đặc trưng các nhân PEC

2. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Qua sự đánh giá bản thân theo mô hình Năng lực cá nhân về khời nghiệp (Personal
Entreprenurial Competencies – PEC), em nhận thấy ở bản thân mình có những điểm
mạnh, điểm yếu như sau:

a. Điểm mạnh

 Nhóm các khả năng giúp thành đạt:

Tính kiên định và gắn bó công việc: với số điểm PEC lần lượt là 19 và 21, em
nhận thấy đây là một điểm mạnh của bản thân. Đối với việc làm kinh doanh nói chung
và quá trình khởi nghiệp nói riêng, tính kiên nhẫn và sự gắn bó lâu dài rất quan trọng
vì xuyên suốt quá trình sẽ gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại. Việc kiên trì theo đuổi
công việc mặc dù có nhiều khó khăn thể hiện sự nỗ lực và thậm chí là những đánh đổi,
10

hy sinh để hoàn thành những mục tiêu trong công việc. Với sự kiên định, em nhận thấy
bản thân có khả năng giữ vững được quan điểm ngay cả khi đối mặt với những ý kiến
đối lập, bởi em luôn tin vào những sự đánh giá và nhìn nhận dưới lăng kính của bản
thân. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với sự bảo thủ, bởi em vẫn giữ được sự
tỉnh táo để chọn lọc những ý kiến và góp ý hợp lý để có thể cải thiện hiệu suất công
việc, nhưng không để bản thân bị chi phối hoàn toàn bởi quan điểm của người khác.

Một trong những tiêu chí hàng đầu của em trong thực hiện bất kì công việc nào
đó là yêu cầu cao đối với chất lượng, hiệu quả của năng suất lao động và sản phẩm tạo
ra. Đây là một trong những điểm mạnh mà em cần phát huy và duy trì nó xuyên suốt
quá trình làm việc bởi đây là yếu tố quyết định trong việc tạo ra sự khác biệt trong
cạnh tranh với các đối thủ khác để tạo nên tên tuổi, uy tín cho ý tưởng kinh doanh của
em,
 Nhóm các khả năng về khảo sát

Ở nhóm này, em nhận thấy khả năng chịu thu thập thông tin với 19 điểm, là một
điểm mạnh của bản thân. Việc thu thập thông tin thực sự rất quan trong trong kinh
doanh, khi nó cung cấp một cái nhìn bao quát về những gì đã và đang ảnh hưởng tới
thị trường, tới các ngành hàng kinh doanh. Từ đó giúp đó giúp em có nhận thấy thời cơ
kinh doanh hợp lí, giảm bớt các rủi ro trong tương lại và mở rộng việc kinh doanh của
mình.

b. Điểm yếu

Ngoài những điểm mạnh được nêu trên thì cá nhân em thấy mình vẫn còn một số
thiếu sót để có thể thành công trên con đường khởi sự kinh doanh như:

 Nhóm các khả năng về kế hoạch

Một mục tiêu rõ ràng sẽ giúp ta định hướng và tập trung mọi nguồn lực để đạt
được mục tiêu đó. Cùng vớ một hệ thống lập kế hoạch và quản lý hiệu quả sẽ giúp ta
kiểm soát được mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ đó tối ưu hóa hiệu quả hoạt động
và giảm thiểu rủi ro. Đây có thể coi như là điểm yếu lớn nhất của em nếu là một nhà
khởi sự kinh doanh. Việc em khó xác định được mục tiêu mình hường đến cũng như
xây dựng một kế hoạch chi tiết có thể gây ảnh hưởng lớn tới hướng cũng như sự phát
triển đi của doanh nghiệp sau này.
11

 Nhóm các khả năng về quyền lực

Một điểm yếu khá lớn của em là còn yếu trong khả năng thuyết phục và tạo
dựng các mối quan hệ. Em thường gặp khó khăn trong việc tạo dựng các mối quan hệ,
từ đó khiến em ít tìm được sự giúp đỡ trong hoàn cảnh khó khăn, khiến cho hiệu quả
công việc đôi khi bị giảm sút.

c. Kết luận

Như vậy, thông qua việc tự đánh giá bản thân dựa trên mô hình PEC, mặc dù
vẫn còn tồn tại những yếu điểm về khả năng thuyết phục và tạo dựng các mối quan hệ,
khả năng đặt mục tiêu và lên kế hoạch, nhưng với những thế mạnh về tính kiên định,
sự gắn bó và khả năng tìm kiếm thông tin, kết hợp với các khả năng khác cũng ở mức
trung bình khá (không quá thấp), em nhận thấy bản thân mình tương đối phù hợp với
vai trò người khởi sự kinh doanh.. Khi bản thân thực sự mong muốn khởi nghiệp và
đặt toàn bộ sự ưu tiên vào nó, thì từ đó mới có thể kiên trì trong việc hoàn thiện bản
thân, phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, trau dồi thêm những kiến thức và kỹ
năng cần thiết để tạo ra con đường khởi nghiệp thành công cho riêng mình.

3. Sự chuẩn bị để trở thành người kinh doanh thành công

Để có được sự chuẩn bị tốt nhất cho việc khởi sự kinh doanh, em nghĩ mình cần
tiếp tục phát huy những điểm mạnh vốn có, cùng với đó khắc phục những điểm yếu
đang hiện hữu để dần dần hoàn thiện bản thân, từng bước xây dựng sự thành công khi
khởi sự kinh doanh. Em xin trình bày một số phương án cụ thể sau:

1. Học hỏi và trau dồi kiến thức

Kiến thức là nền tảng quan trọng giúp nhà khời sự phát triển kinh doanh. Cần
có kiến thức về lĩnh vực kinh doanh của mình, cũng như kiến thức về các lĩnh vực liên
quan như marketing, tài chính, quản lý,...

Tìm hiểu càng kỹ về môi trường kinh doanh trước khi khởi nghiệp, thì sức cạnh tranh
sẽ càng cao, khả năng tồn tại và thành công của công việc cũng tăng lên. Bởi khi nắm
rõ về các yếu tố như: môi trường vĩ mô, vi mô, đối thủ cạnh tranh, nhu cầu khách
hàng,..

2. Rèn luyện các kỹ năng cần thiết


12

Ngoài kiến thức, các kỹ năng cũng rất quan trọng và cần thiết trong kinh doanh.
Để trở thành một nhà khỏi sự kinh doanh thành công cần chuẩn bị một số kĩ năng như:

- Kỹ năng lập kế hoạch và quản lý

- Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình

- Kỹ năng giải quyết vấn đề

- Kỹ năng làm việc nhóm

- Kỹ năng sáng tạo và đổi mới,..

3.Năng lực quản trị

Làm khởi sự kinh doanh đồng nghĩa với việc sẽ trở thành người làm chủ công
việc kinh doanh của mình, do vậy năng lực về quản trị là rất quan trọng. Cần phải trau
dồi những kỹ năng như lập kế hoạch, quản lý nhân viên, quản lý tài chính, kiểm soát
các hoạt động kinh doanh, chuỗi cung ứng,… Muốn con tàu chạy xa thì đầu tàu phải
tốt.

4.Trau dồi và tích lũy kinh nghiệm

Đây là một yếu tố quan trong, bởi khi làm khởi sự kinh doanh đồng nghĩa với
việc bản thân chưa có kinh nghiệm lẫn kiến thức đủ rộng và sâu. Vì thế việc trau dồi
và tích lũy kinh nghiệm là bước đệm, là cơ sở cho bước đầu khởi sự kinh doanh và cả
những bước sau này.

5.Tìm kiếm nguồn vốn

Vốn là điều kiện tất yếu cho khởi sự kinh doanh mà em nghĩ phải chuẩn bị kĩ
càng. Sẽ là một lợi thế lớn khi có tiềm lực tài chính vững vàng khi khởi nghiệp, hỗ trợ
việc kinh doanh diễn ra trơn tru hơn. Nếu tài chính quá eo hẹp, sẽ khiến bản thân bị
phụ thuộc quá nhiều vào kết quả kinh doanh. Khi khởi nghiệp, em sẽ lựa chọn huy
động tài chính từ gia đình trước tiên, rồi sau đó là lựa chọn kêu gọi đầu tư rồi cuối
cùng sẽ là đi vay ngân hàng.

6.Chịu trách nhiệm


13

Một yếu tố tưởng chừng cơ bản nhưng ý nghĩa lại vô cùng to lớn trong quá
trình khởi sự kinh doanh nhưng mà không phải ai cũng làm được. Kinh doanh sẽ chắn
chắn có những rủi ro không ngờ tới, và việc dám đối mặt chịu trách nhiệm về rủi ro ấy
cũng là một cách khiến nhân viên có cái nhìn thán phục, cũng như nhận về sự tích cực
của các đối tác để tiếp tục làm ăn về lâu dài.

B. Bài luận ngắn

Lấy 3 trường hợp các doanh nhân thành đạt mà anh chị biết, giới thiệu thông tin ngắn
gọn về họ, phân tích và rút ra kết luận về các đặc điểm chung giúp họ thành công trong
khởi nghiệp.

1. Giới thiệu về 3 doanh nhân thành đạt

 Phạm Nhật Vượng

Phạm Nhật Vượng là một doanh nhân và tỷ phú người Việt Nam. Ông sinh
ngày 5 tháng 8 năm 1968 tại Hà Nội, Việt Nam. Ông là Chủ tịch Hội đồng quản trị của
Tập đoàn Vingroup, một tập đoàn đa ngành hàng đầu Việt Nam với các lĩnh vực kinh
doanh chính là bất động sản, công nghiệp, bán lẻ và dịch vụ. Theo danh sách tỷ phú
thế giới năm 2023 của Forbes, khối tài sản ước tính của Phạm Nhật Vượng là 8,3 tỷ
USD, xếp thứ 1.264 thế giới và thứ 27 châu Á, và xếp thứ 1 tại VIệt Nam

Ông Vượng bắt đầu khởi nghiệp từ những năm tháng còn ngồi trên ghế giảng
đường. Năm 1993, ông sang Nga lập nghiệp và thành lập công ty Technocom chuyên
sản xuất mì ăn liền. Công ty này nhanh chóng trở thành một trong những công ty mì ăn
liền hàng đầu ở Nga và Đông Âu. Năm 2009, ông Vượng thành lập Tập đoàn
Vingroup và bắt đầu mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực khác như bất động sản,
công nghiệp, bán lẻ và dịch vụ.

 Đặng Lê Nguyên Vũ

Đặng Lê Nguyên Vũ là một doanh nhân và tỷ phú người Việt Nam. Ông sinh
ngày 10 tháng 2 năm 1971 tại Nha Trang, Việt Nam. Ông là người sáng lập, chủ tịch
kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên, một tập đoàn chuyên sản xuất và kinh
doanh cà phê hàng đầu Việt Nam. Ông sở hữu khối tài sản được ước tính là 3,1 tỷ
USD.
14

Ông Vũ sinh ra trong một gia đình nghèo ở Nha Trang. Sau khi tốt nghiệp trung
học, ông lên Buôn Ma Thuột học tại Trường Đại học Tây Nguyên. Trong thời gian học
đại học, ông đã bắt đầu kinh doanh cà phê. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông quyết định
dành toàn bộ tâm huyết cho việc phát triển thương hiệu cà phê Trung Nguyên.

Với tầm nhìn chiến lược và sự quyết tâm của mình, ông Vũ đã đưa Trung
Nguyên trở thành thương hiệu cà phê hàng đầu Việt Nam. Trung Nguyên hiện là nhà
sản xuất và kinh doanh cà phê lớn nhất Việt Nam, với thị phần chiếm khoảng 70%.
Trung Nguyên cũng đã xuất khẩu cà phê sang hơn 60 quốc gia trên thế giới.

Ngoài cà phê, ông Vũ còn đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác như bất động sản,
thương mại điện tử, giáo dục,... Ông là một trong những tỷ phú giàu nhất Việt Nam và
là người được National Geographic Traveller và Forbes Asia vinh danh là "Vua Cà
phê Việt Nam".

Một số thành tựu nổi bật của ông Đặng Lê Nguyên Vũ:

- Thành lập và phát triển Tập đoàn Trung Nguyên trở thành thương hiệu
cà phê hàng đầu Việt Nam.

- Xuất khẩu cà phê Trung Nguyên sang hơn 60 quốc gia trên thế giới.

- Đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác như bất động sản, thương mại điện tử,
giáo dục,...

- Là một trong những tỷ phú giàu nhất Việt Nam.

- Được National Geographic Traveller và Forbes Asia vinh danh là "Vua


Cà phê Việt Nam".

 Đoàn Nguyên Đức

Ông Đoàn Nguyên Đức (sinh ngày 6 tháng 12 năm 1962), thường được biết đến
với biệt danh "Bầu Đức", là một doanh nhân và tỷ phú người Việt Nam. Ông là Chủ
tịch Hội đồng quản trị của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), một tập đoàn đa
ngành hàng đầu Việt Nam với các lĩnh vực kinh doanh chính là nông nghiệp, bất động
sản, và bóng đá.
15

Ông bắt đầu khởi nghiệp từ năm 1993 với một xưởng mộc nhỏ. Sau đó, ông mở
rộng kinh doanh sang lĩnh vực nông nghiệp và bất động sản. Năm 2006, ông thành lập
Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.

Dưới sự lãnh đạo của ông Đức, HAGL đã trở thành một tập đoàn lớn mạnh với
tổng tài sản lên tới 10.000 tỷ đồng. Tập đoàn này đã đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác
nhau, bao gồm nông nghiệp, bất động sản, và bóng đá.

2. Phân tích về các đặc điểm giúp 3 doanh nhân thành công trong khởi nghiệp,

Ba doanh nhân nói trên đều là tỉ phú được coi là kiệt xuất trong lĩnh vực mà họ
kinh doanh, các lĩnh vực từ sản xuất, hàng hóa, thức phẩm thức uống, thể thao,…Họ đi
từ hai bàn tay trắng đi lên và đã đạt được những thành công vang dội. Từ những thành
công đó, em đã rút ra được những đặc điểm chung giúp 3 vị doanh nhân thành công
trong quá trình tạo dựng sự nghiệp:

 Đam mê, nỗ lực và quyết tâm vượt lên tất cả để theo đuổi mục tiêu

Ngay từ khi còn là sinh viên, ông Vượng đã có ước mơ trở thành một doanh
nhân thành đạt. Ông đã giành nhiều thời gian học tập và nghiên cứu tại Ukraine, sau
đó thành lập được công ty Technocom, chuyên sản xuất mì ăn liền, và thương hiệu mỳ
ăn liền “Mivina” đã trở nên phổ biến ở đất nước Ukraine. Tuy gặp nhiều khó khăn
nhưng ông Vượng vẫn kiên trì theo đuổi đam mê của mình.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ sinh ra trong một gia đình làm nông,điều kiện gia
đình khó khăn nhưng với quyết tâm của mình, ông Vũ đã nỗ lực xây dựng nên danh
xưng “Vua cà phê Việt Nam”. Bằng chúng là những bước đầu khởi nghiệp của ông đã
thất bại từ lò rang xay cà phê(bị hàng xóm báo công an vì lo sợ cháy nổ) cho tới việc
cạn kiệt nguồn vốn, ông Vũ phải mượn một người bạn chiếc xe máy Dream vô cùng
hot thời trước những năm 2000 để bán lất tiền duy trì sự nghiệp.

Ông Đoàn Nguyên Đức là một người có quyết tâm cao độ. Ông luôn kiên trì
theo đuổi mục tiêu của mình, bất chấp những khó khăn và thử thách. Khi mới bắt đầu
kinh doanh, ông gặp phải rất nhiều khó khăn, từ thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm đến cạnh
tranh gay gắt. Tuy nhiên, ông không bao giờ bỏ cuộc. Ông đã nỗ lực hết mình để vượt
16

qua khó khăn và xây dựng nên một tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai hùng mạnh như ngày
hôm nay.

 Tầm nhìn và khả năng hoạch dịnh chiến lược

Tầm nhìn chiến lược là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự
thành công của một doanh nghiệp. Cả ba doanh nhân trên đều có tầm nhìn chiến lược
rõ ràng và tầm nhìn xa rộng, họ biết cách nắm bắt xu hường thị rường và định hướng
cho doanh nghiệp của mình phát triển theo đúng hướng Cụ thể:

Ông Phạm Nhật Vượng đã có tầm nhìn chiến lược khi quyết định khởi nghiệp
tại thị trường Nga, một thị trường rộng lớn và tiềm năng.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ cũng có tầm nhìn chiến lược khi định hướng phát
triển Trung Nguyên trở thành một thương hiệu cà phê hàng đầu thế giới, ngay từ lúc
khời nghiệp ông đã tự mình đặt ra câu hỏi “tại sao người nông dân bán cà phê mãi vẫn
nghèo?”.

Tầm nhìn chiến lược của ông Đoàn Nguyên Đức được thể hiện qua việc quyết
định đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, một lĩnh vực then chốt trong phát triển kinh tế
Việt Nam.

 Quyết đoán và dám nghĩ dám làm

Quyết đoán và dám nghĩ dám làm là những phẩm chất quan trọng giúp các
doanh nhân vượt qua khó khăn và thử thách trong quá trình khởi nghiệp. Cả ba doanh
nhân trên đều là những người quyết đoán và dám nghĩ dám làm. Họ không ngại đối
mặt với rủi ro và luôn sẵn sàng thử sức với những điều mới mẻ.

Ông Phạm Nhật Vượng đã quyết định bán nhà cửa và vay mượn tiền để sang
Nga lập nghiệp.

Ông “Vua cà phê Việt Nam” đã quyết định bỏ học đại học và theo đuổi đam mê
với hạt cà phê.
17

Ông bầu Đức đã quyết định đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp khi nhiều người
còn e ngại.

 Khả năng lãnh đạo và xây dựng dội ngũ

Khả năng lãnh đạo là một yếu tố quan trọng giúp các doanh nhân xây dựng và
phát triển doanh nghiệp của mình. Khả năng lãnh đạo tài ba đã giúp ba doanh nhân nêu
trên truyền cảm hứng cho nhân viên, tạo dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh và
đưa doanh nghiệp của mình phát triển bền vững.
 Khả năng nắm bắt cơ hội và biến thách thức thành động lực

Cả ba doanh nhân nêu trên đã cho ta thấy sự xuất sắc trong việc nắm bắt thời cơ
khởi nghiệp và làm thế nào để biến những thách thức thành cơ hội

Với ông Vượng, cơ hội khởi nghiệp đến với ông khi ông sang Nga lập nghiệp
vào năm 1993. Tại thời điểm đó, nền kinh tế Nga đang trong giai đoạn phát triển và
nhu cầu tiêu dùng mì ăn liền đang tăng cao. Ông Vượng đã nắm bắt cơ hội này và
thành lập công ty Technocom chuyên sản xuất mì ăn liền, và công ty của ông nhanh
chóng trở thành một trong những công ty mì ăn liền hàng đầu ở Nga và Đông Âu.

Ông Vũ nhận thấy nhu cầu tiêu dùng cà phê của người Việt Nam ngày càng
tăng cao. Ông đã thành lập Tập đoàn Trung Nguyên chuyên sản xuất và kinh doanh cà
phê. Trung Nguyên nhanh chóng trở thành một trong những thương hiệu cà phê lớn
nhất Việt Nam.

Còn đối với bầu Đức, khi ông nhận thấy tiềm năng phát triển của ngành nông
nghiệp Việt Nam. Ông đã thành lập Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai chuyên đầu tư vào
lĩnh vực nông nghiệp. HAGL đã trở thành một tập đoàn lớn mạnh với tổng tài sản lên
tới 10.000 tỷ đồng.

 Khả năng học hỏi và thích ứng

Thế giới luôn thay đổi và phát triển, do đó các doanh nhân cần có khả năng học
hỏi và thích ứng với những thay đổi đó. Cả ba doanh nhân trên đều là những người
luôn học hỏi và thích ứng với những thay đổi của thị trường. Họ luôn tìm kiếm những
cơ hội mới để phát triển doanh nghiệp của mình. Cụ thể:
18

Ông Vượng đã không ngừng học hỏi và cập nhật những xu hướng mới nhất
trong lĩnh vực bất động sản.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã không ngừng đổi mới sản phẩm và dịch vụ của
Trung Nguyên để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Còn ông Đoàn Nguyên Đức đã không ngừng đầu tư vào công nghệ và kỹ thuật
để nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất.

3. Kết luận

Qua phần phân tích các đặc điểm chung giúp cho ba doanh nhân thành công
trong quá trình xây dựng sự nghiệp của mình, em xin rút ra kết luận về các đặc điểm
của các doanh nhân mà bản thân cũng như những người có ý định khởi nghiệp có thể
học tập như sau:
Đam mê, nỗ lực và quyết tâm vượt lên tất cả để theo đuổi mục tiêu: Đây là yếu
tố quan trọng hàng đầu giúp các doanh nhân vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đạt
được thành công.

Tầm nhìn và khả năng hoạch dịnh chiến lược: tầm nhìn xa trông rộng và khả
năng hoạch định chiến lược tốt giúp doanh nhân biết cách biến ước mơ của mình thành
hiện thực bằng cách xây dựng một kế hoạch kinh doanh cụ thể và khả thi.

Quyết đoán và dám nghĩ dám làm: khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng,
dứt khoát kết hợp với việc dám nghĩ dám làm, sẵn sàng hành động theo những suy
nghĩ táo bạo, độc đáo giúp cho doanh nhan chèo lái con thuyền vững vàng và đúng
hướng, đồng thời tạo ra sự khác biệt cho doanh nghiệp, né tránh những rủi ro.

Khả năng lãnh đạo và xây dựng đội ngũ: các doanh nhân thành đạt thường là
những nhà lãnh đạo tài ba. Họ biết cách xây dựng một đội ngũ cho riêng mình và lãnh
đạo họ làm việc một các hiệu quả.

Khả năng nắm bắt cơ hội và biến thách thức thành động lực: các doanh nhân
thành đạt luôn biết cách nắm bắt cơ hội và biến thách thức thành động lực. Họ không
ngại đương đầu với khó khăn, thử thách để đạt được thành công, bởi lẽ có thử thách,
có thất bại mới có kinh nghiệm để tạo ra cơ hội.
19

Khả năng học hỏi và thích ứng: khả năng học hỏi của doanh nhân thể hiện ở
việc luôn trau dồi kiến thức và kỹ năng bản thân, không ngừng tìm tòi những điều mới
mẻ.và khả năng thích ứng cho họ thích nghi với những thay đổi của cả trong lẫn ngoài
moi trường của họ, từ đó tìm ra xu hướng, chiến lược phù hợp cho con đường phát
triển của doanh nghiệp.

C. Khảo sát

1. Ý tưởng kinh doanh mô hình phòng GYM kết hợp thức uống sinh tố nạp
năng lượng

a. Khảo sát thị trường


Hiện nay, các mô hình phòng GYM đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam.
Theo thống kê của Hiệp hội Thể thao Việt Nam, hiện nay cả nước có khoảng 10.000
phòng gym, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ,... Số lượng người tập gym cũng ngày càng tăng. Theo một
khảo sát của Nielsen, năm 2022, có khoảng 20% người Việt Nam tập gym, tăng 10%
so với năm 2021.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của thị trường phòng gym tại Việt
Nam. Nguyên nhân chính là do nhu cầu chăm sóc sức khỏe và vóc dáng của người dân
ngày càng tăng cao; đặc biệt là sau 3 năm dịch bệnh hoành hành, khoảng thời gian
cách li kéo dài khiến cho người dân muốn tham gia các hoạt động bên ngoài nhiều
hơn. Hơn nữa, sắp tới sẽ là dịp Tết Nguyên Đán, người dân sẽ có nhu cầu tập luyện
tăng cao do trải qua kỳ nghỉ lễ dài ngày để lấy lại vóc dáng.

Mặc dù trên thị trường hiện nay, dịch vụ ở các phòng GYM ngoài việc khách
hàng tự do tập luyện một số phòng GYM có thêm các hạng mục như thuê huấn luận
viên cá nhân, tư vấn dinh dưỡng, dịch vụ tiện ích khác (phòng tắm, giải trí,…), thế
nhưng có một cơ hội mà em nhận thấý tiềm năng ở các phòng GYM đó là tại sao
chúng ta không phục vụ dinh dưỡng trực tiếp cho khách hàng. Bởi lẽ, trong tập luyện,
dinh dưỡng là yếu tố quyết định đến việc tập luyện của bạn có hiệu quả hay không, các
nhóm cơ có được xây dựng hay không đều là ở dinh dưỡng, mà việc tư vấn bằng lời
nói đôi khi không khiến khách hàng hiểu hết được, Vì vậy, mô hình phòng GYM kết
20

hợp đồ uống sinh tố sẽ giúp cho khách hàng vừa hiểu được giá trị của dinh dưỡng mà
còn có thể trực tiếp trải nghiệm quá trình thu nạp năng lượng trong quá trình tập luyện.

b. Khảo sát môi trường địa phương

Khu vục khảo sát: Đường Xuân Thủy

Các mô hình hinh doanh phòng GYM trên đường Xuân Thủy

- Mô hình kinh doanh phòng GYM trên mặt đường Xuân Thủy đa số sẽ
được mở tại tầng 2 – 5 tại các tòa nhà, với thiết kế chung là có một
khoảng tầm nhìn rộng hướng ra ngoài mặt đường cùng bảng hiệu được
đặt ở tầng 1 của tòa nhà. Tuy nhiên, chưa có cơ sở nào có mô hình kết
hợp các loại thực phẩm chế biến/pha chế,

- Trải dọc mặt đường Xuân Thủy và khu vực lân cận có rất nhiều trường
đại học như: Đại học Quốc Gia, Đại học Báo chí và tuyên truyền, Đại sư
phạm,…, vì thế phòng tập sẽ dễ thu hút các đối tượng là sinh viên. Ngoài
ra, đường Xuân Thủy cũng có rất nhiều tòa nhà văn phòng, một nhóm
đối tượng khách hàng lớn có thể thu hút bởi việc tập luyện rất cần thiết
đối với những người mà công việc của họ ít cần đến sự vận động mạnh.

2. Trình bày ý tưởng

a. Giới thiệu ý tưởng

 Tên ý tưởng: phòng GYM kết hợp đồ uống sinh tố nạp năng lượng (GYM
ENERGY)

 Sản phẩm dự kiến:

Cơ sở của GYM ENERGY sẽ được đặt tại số 173 đường Xuân Thủy,Cầu
Giấy, Hà Nội, với diện tích mặt bằng 120m2. Tại GYM ENERGY, khách hàng sẽ
được trải nghiệm 2 nhóm dịch vụ:

Nhóm dịch vụ về tập luyện: GYM ENERGY sẽ cung cấp các dịch vụ về tập
luyện như:
21

- Tập luyện tự do: khách hàng tự do tập luyện các thiết bị tập luyện theo ý
muốn. Khách hàng có thể mua các comba tạp luyện theo tháng (1 tháng –
300 nghìn đồng, 3 tháng – 800k nghìn đồng. 6 tháng – 1 triệu 500 nghìn
đồng, 1 năm – 2 triệu đồng)

- Huấn luyện viên cá nhân: Huấn luyện viên cá nhân sẽ thiết kế chương
trình tập luyện phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của từng khách hàng
( tùy theo từng PT mức giá sẽ giao đồng từ 2 -3 triệu đồng/tháng).

Nhóm dịch vụ về dinh dưỡng: cung cấp cho khách hàng các sản phẩm thức
uống sinh tố giúp khách hàng bổ sung năng lượng trước và sau buổi tập. Các sản
phẩm đồ uống năng lượng dự kiến sẽ có: sinh tố yến mạch, sinh tố hoa quả ( dưa hấu,
chuối, bơ, xoài), sinh tố Whey protein, nước ép hoa quả (cam, dứa, dưa hấu, táo). Tất
cả các loại đề có size lớn và sze vừa, giá thành sẽ là 50 nghìn đồng với size lớn cà 40
nghìn đồng với size vừa.

b. Kế hoạch về vốn và nguồn vốn.

 Vốn khởi sự:


 VỐN KHỞI SỰ
VỐN CỐ ĐỊNH 107.075.000
Mặt bằng kinh doanh (đóng cọc 3 tháng) 60.000.000
Mua sắm trang thiết bị 6.525.000
Chi phí decor setup cửa hàng 30.000.000
Lệ phí đăng ký kinh doanh 50.000

Lệ phí làm giấy phép kinh


Chi phí khởi sự kinh doanh 10.000.000 10.550.000
doanh

Thuế môn bài 500.000

VỐN LƯU ĐỘNG ( 3 tháng ) 671.383.000


Chi phí nhập các loại máy tập Tháng 1 250.448.000 536.383.000

Tháng 2 160.895.000
22

Tháng 3 125.040.000

Tiền nhân công ( 45.000.000 / tháng ) 135.000.000


Tháng 1 15.000.000
Chi phí quảng cáo, xúc tiến
Tháng 2 8.000.000 26.000.000
bán
Tháng 3 3.000.000

Tiền điện 5.000.000

Tiền nước 1.500.000


Các chi phí khác 7.800.000
Tiền mạng 800.000

Tiền vệ sinh 500.000

TỔNG VỐN KHỞI SỰ CẦN THIẾT 778.458.000


Bảng 2.1: Bảng vốn khởi sự
 Vốn lưu động

NGUỒN VỐN
Vốn khởi sự cần thiết 778.458.000
Vốn chủ sở hữu 500.000.000
Các nguồn vốn khởi sự
Vay từ người thân, bạn bè 400.000.000
Tổng vốn có 900.000.000
Vốn dự trù 121.542.000

Bảng 2.2: Bảng nguồn vốn

You might also like