You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


BỘ MÔN QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP KINH DOANH

BÀI TẬP LỚN


HỌC PHẦN: KHỞI SỰ KINH DOANH
MÃ LHP: 231_CEMG 4111_09
GVGD: Chu Đức Trí
MÃ SỐ ĐỀ/ TÊN ĐỀ TÀI: Đề 09

Số Họ và tên Mã số Lớp Ký nộp Điểm bài tập Điểm Ghi


báo SV/HV hành Chấm Chấm kết chú
danh chính 1 2 luận
44 Nguyễn 22D190086 K58S4
Phương Linh

Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…


Giảng viên chấm 2 Giảng viên chấm 1
(Ký & ghi rõ họ tên) (Ký & ghi rõ họ tên)

HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2023 – 2024


1

Lời mở đầu
Khởi nghiệp là cụm từ không còn quá xa lạ với giới trẻ hiện nay, đặc biệt là thế hệ
genZ. Để khởi đầu một doanh nghiệp là hành trình mạo hiểm đầy thách thức và cũng
là bước ngoặt quan trọng trong việc biến những ý tưởng sáng tạo thành hiện thực. Việc
này không chỉ đòi hỏi sự can đảm mà còn yêu cầu sự sáng tạo, kiên nhẫn và kiến thức
sâu rộng về thị trường cũng như nhu cầu của khách hàng. Trước khi bước vào cuộc
hành trình này, ta cần phải đặt ra câu hỏi: liệu ý tưởng của chúng ta có thể đem lại giá
trị cho người khác không? Bài luận này sẽ đi sâu vào những bước cơ bản để khởi
nghiệp, từ việc xác định ý tưởng cho đến việc xây dựng một kế hoạch kinh doanh
vững chắc, nhằm tạo ra một nền tảng vững vàng để khởi đầu một mô hình kinh doanh
thành công.

Trong quá trình hoàn thiện bài tập này, bản thân em chắc chắn khó tránh khỏi những
sai sót, kính mong các thầy cô đóng góp ý kiến để em có thể rút kinh nghiệm cho
những lần sau. Em xin chân thành cảm ơn!

Tài liệu tham khảo:

Bản tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: file:///C:/Users/Admin/Documents/Zalo


%20Received%20Files/startup-4.2022.pdf

Cơ hội và thách thức đối với hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam:

https://tapchitaichinh.vn/co-hoi-va-thach-thuc-doi-voi-hoat-dong-khoi-nghiep-sang-
tao-o-viet-nam.html

Tạp chí công thương Việt Nam:

https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/khoi-nghiep-doi-moi-sang-tao-cua-sinh-vien-cac-
truong-dai-hoc-tai-viet-nam-84427.htm
2

A. Mô hình PEC và kế hoạch cá nhân

I. Đánh giá bản thân theo mô hình PEC

Bảng 1.1. Câu hỏi đánh giá bản thân theo mô hình PEC

ST Điểm đánh
Tình huống thực tế
T giá
1 Tôi tìm những công việc cần làm 4
Khi đối mặt với một vấn đề khó khăn, tôi dành rất nhiều thời
2 4
gian để tìm ra giải pháp
3 Tôi hoàn thành công việc đúng thời gian đã định 4
Tôi cảm thấy buồn phiền khi công việc không được hoàn thành
4 5
tốt
Tôi thích các tình huống mà tôi có thể kiểm soát được càng
5 5
nhiều càng tốt
6 Tôi thích suy ngẫm về tương lai 3
Mỗi khi bắt đầu một nhiệm vụ hay một dự án mới, tôi luôn thu
7 4
thập rất nhiều thông tin trước khi thực sự bắt tay vào làm.
Tôi lập kế hoạch cho một dự án cỡ lớn bằng cách phân nhỏ nó
8 4
thành các mục tiêu có quy mô nhỏ hơn.
9 Tôi được người khác ủng hộ các đề xuất của tôi. 3
Tôi cảm thấy tin tưởng rằng tôi sẽ thành công trong mọi việc
10 3
tôi làm.
Dù tôi nói chuyện với bất kỳ ai, tôi luôn tỏ ra mình là người
11 4
biết nghe người khác nói.
Tôi chủ động làm các công việc trước khi tôi được người khác
12 3
yêu cầu làm việc đó.
Tôi cố gắng nhiều lần để yêu cầu người khác làm những điều
13 3
tôi muốn họ làm.
14 Tôi giữ vững lời tôi đã hứa. 4
Công việc của tôi tốt hơn công việc của những người cùng làm
15 3
với tôi.
16 Tôi không thử làm một điều gì mới nếu như không chắc chắn 3
3

rằng tôi sẽ thành công.


Tôi cảm thấy thật phí thời giờ nếu phải lo lắng về cuộc đời của
17 2
mình sẽ ra sao.
Tôi tìm kiếm lời khuyên ở những người hiểu biết nhiều về
18 5
những việc mà tôi đang phải làm.
Tôi suy nghĩ về ưu điểm, nhược điểm hoặc các cách khác nhau
19 5
để thực hiện công việc.
Tôi không bỏ nhiều thời gian suy nghĩ về việc làm thế nào để
20 3
có ảnh hưởng nhiều đến những người khác.
Tôi thay đổi ý kiến nếu những người khác hoàn toàn bất đồng
21 4
với tôi.
Tôi cảm thấy rất bực bội nếu tôi không thể làm theo cách của
22 5
tôi.
23 Tôi thích những thử thách và các cơ hội mới. 3
Khi có điều gì cản trở công việc mà tôi đang cố gắng làm, tôi
24 3
vẫn tiếp tục cố gắng để hoàn thành việc đó bằng được.
Tôi sẵn sàng làm công việc của người khác trong trường hợp
25 3
cần phải hoàn thành công việc đó cho đúng hạn.
26 Tôi buồn bực nếu như thời gian của tôi bị bỏ phí. 4
Tôi cân nhắc khả năng thành công hoặc là thất bại trước khi
27 4
quyết định làm một việc nào đó.
Tôi càng biết cụ thể về những gì tôi muốn trong cuộc đời bao
28 5
nhiêu, tôi càng có cơ hội thành công nhiều bấy nhiêu.
Tôi hành động mà chẳng cần phí thời gian cho việc thu thập
29 2
thông tin.
Tôi cố gắng suy nghĩ về tất cả các vấn đề tôi có thể sẽ gặp phải
30 5
và lên kế hoạch phải làm gì nếu quả thực các vấn đề đó xảy ra.
Tôi nhờ những người quan trọng giúp đỡ để hoàn thành các
31 3
mục tiêu của tôi.
Trong khi thử làm một việc gì đó khó khăn, tôi tin tưởng rằng
32 3
tôi sẽ thành công.
33 Trong quá khứ tôi đã từng thất bại. 3
34 Tôi thích những công việc mà tôi biết rõ và cảm thấy thoải mái. 5
4

Khi đối mặt với những khó khăn, tôi nhanh chóng chuyển sang
35 3
làm các công việc khác.
Khi tôi làm việc cho một ai đó, tôi đặc biệt cố gắng để người
36 4
đó hài lòng về công việc của tôi.
Tôi không khi nào hoàn toàn bằng lòng với những cách làm
37 2
việc đã có, tôi luôn nghĩ rằng còn có thể có cách khác tốt hơn.
38 Tôi làm những việc phiêu lưu mạo hiểm. 2
39 Tôi có kế hoạch rất rõ ràng cho cuộc đời của tôi. 3
Khi tôi thực hiện một công việc cho ai đó, tôi đặt ra rất nhiều
40 câu hỏi để có thể chắc chắn rằng tôi đã hiểu đúng những gì 4
người đó muốn.
Tôi giải quyết các vấn đề khi chúng đã nảy sinh, chứ không
41 2
chịu mất thời gian để dự đoán những vấn đề này.
Để đạt được mục đích của tôi, tôi suy nghĩ về các giải pháp
42 4
mang lại lợi ích cho tất cả những ai tham gia vào công việc này.
43 Tôi làm công việc rất tốt. 3
44 Đã từng có trường hợp tôi lừa dối ai đó. 3
Tôi thử làm những việc hoàn toàn mới và khác lạ đối với
45 3
những gì tôi đã làm trước đây.
Tôi thử rất nhiều cách để khắc phục những cản trở việc đạt
46 4
được mục đích của tôi.
Gia đình và cuộc sống riêng tư có tầm quan trọng đối với tôi
47 3
hơn là các thời hạn mà tôi đã đặt ra cho mình.
Tôi không tìm được cách thức để có thể hoàn thành nhiệm vụ
48 3
nhanh hơn cả trong công việc và cuộc sống.
49 Tôi làm những công việc mà người khác cho là mạo hiểm. 2
Tôi lo lắng cho việc hoàn thành các mục tiêu trong tuần chẳng
50 2
kém gì lo lắng cho các mục tiêu trong cả năm.
Tôi tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để giải quyết
51 5
các nhiệm vụ hay thực hiện các dự án của mình.
52 Nếu cách tiếp cận vấn đề này không thành công thì tôi suy nghĩ 4
5

tìm cách tiếp cận khác.


Tôi có khả năng làm cho những người có quan điểm hoặc ý
53 2
tưởng vững chắc phải thay đổi ý kiến.
Tôi giữ vững các quyết định của mình kể cả trong trường hợp
54 3
những người khác bất đồng với tôi.
55 Khi tôi không biết điều gì đó, tôi công nhận là tôi không biết. 4

Bảng 1.2. Phiếu tự đánh giá các năng lực cá nhân

Kết quả đánh giá Điểm PEC

4 3 3 5 3
+ + - + +6 =
(1) (12) (23) (34) (45) 14 Tìm kiếm cơ hội

4 3 3 3 4
+ + - + +6 =
(2) (13) (24) (35) (46) 17 Kiên định

4 4 3 4 3
+ + + - +6 =
(3) (14) (25) (36) (47) 18 Gắn bó với công việc

5 3 4 2 3
+ + + - +6 = Đòi hỏi cao về chất
(4) (15) (26) (37) (48) 17
lượng và hiệu quả

5 3 4 2 2
- + + + +6 = 16 Chấp nhận rủi ro
(5) (16) (27) (38) (49)

3 4 5 3 2
- + + + +6 = 15 Có mục tiêu rõ ràng
(6) (17) (28) (39) (50)
4 5 2 4 5
+ - + + +6 = Chịu thu thập thông
(7) (18) (29) (40) (51) 22
tin

4 5 5 2 4
+ + - + +6 = Có hệ thống trong lập
(8) (19) (30) (41) (52) 22
kế hoạch và quản lí

3 3 3 4 2 Có sức thuyết phục và


- + + + +6 = 15
(9) (20) (31) (42) (53) tạo dựng mối quan hệ
6

3 4 3 3 3
- + + + +6 =
(10) (21) (32) (43) (54) 14 Tự tin

Tổng số điểm của các PEC = 170

4 5 3 3 4
- - - + +18 =
(11) (22) (33) (44) (55) 15 Yếu tố hiệu chỉnh

Bảng 1.3. Phiếu điểm sau hiệu chỉnh

Điểm sau hiệu


STT PEC Điểm ban đầu Điểm phải trừ
chỉnh

1 Tìm kiếm cơ hội 14 0 14

2 Kiên định 17 0 17

3 Gắn bó với công việc 18 0 18

Đòi hỏi cao về chất


4 17 0 17
lượng và hiệu quả

5 Chấp nhận rủi ro 16 0 16

6 Có mục tiêu rõ ràng 15 0 15

7 Chịu thu thập thông tin 22 0 22

Có hệ thống trong lập


8 22 0 22
kế hoạch và quản lí
Có sức thuyết phục và
9 15 0 15
tạo dựng mối quan hệ

10 Tự tin 14 0 14

Tổng số điểm đã hiệu 170 0 170


7

chỉnh

Qua phiếu điểm sau hiệu chỉnh có thể thấy kết quả của mỗi PEC dàn trải đều ở cả 3
loại, cụ thể hơn:
- Loại mạnh:
+ Chịu thu thập thông tin
+ Có hệ thống trong lập kế hoạch và quản lí
- Loại trung bình:
+ Kiên định
+ Gắn bó với công việc
+ Chấp nhận rủi ro
+ Đòi hỏi cao về chất lượng, hiệu quả
- Loại yếu:
+ Tìm kiếm cơ hội
+ Có mục tiêu rõ ràng
+ Có sức thuyết phục và tạo dựng mối quan hệ
+ Tự tin

Dựa trên kết quả đã thực hiện, ta tiến hành xây dựng biểu đồ:
Bảng 1.4. Biểu đồ thể hiện đặc trưng cá nhân PEC

Đặc trưng cá nhân PEC

22 22

18
17 17
16
15 15
14 14

Tìm kiếm Kiên định Gắn bó Đòi hỏi Chấp Có mục Chịu thu Có hệ Có sức Tự tin
cơ hội với công cao về nhận rủi tiêu rõ thập thống thuyết
việc chất ro ràng thông tin trong lập phục và
lượng và kế hoạch tạo dựng
hiệu quả và quản lí mối quan
hệ

Đặc trưng cá nhân PEC


8

II. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Khởi nghiệp đang là một khái niệm rất phổ biến đặc biệt với giới trẻ hiện nay. Nói thì
có vẻ dễ nhưng việc thực sự bắt tay vào khởi nghiệp một loại mô hình kinh doanh nào
đó chưa bao giờ là dễ dàng. Nó là một hành trình đầy thử thách và đòi hỏi sự kiên trì,
sáng tạo và quyết tâm, chính vì vậy không phải ai cũng phù hợp để trở thành một
người khởi nghiệp thành công. Việc đánh giá năng lực của bản thân là vô cùng quan
trọng đối với các nhà khởi nghiệp để có thể nhận định xem mình có thực sự phù hợp,
biết được những ưu nhược điểm của bản thân để biết được mình có thế mạnh gì, đang
khiếm khuyết ở những yếu tố nào để từ đó phát triển những điểm mạnh, cải thiện điểm
yếu, đưa ra những định đúng đắn trong kinh doanh, tăng cao tỉ lệ dẫn tới thành công.
Dựa trên mô hình PEC, em đã đánh giá năng lực và đặc trưng cá nhân em bao gồm
những điểm mạnh và điểm yếu như sau:
1. Điểm mạnh
1.1. Nhóm các khả năng giúp thành đạt
- Gắn bó với công việc: đây là một điểm mạnh của em trong nhóm khả năng giúp
thành đạt. Em luôn có suy nghĩ một khi em đã lựa chọn công việc nào đó em sẽ
gắn bó với nó trong một khoảng thời gian rất dài, đặt ra trách nhiệm và mục tiêu
của mình đối với công việc, không bỏ dở hay nhảy việc giữa chừng, điều mà
đại đa số bộ phận giới trẻ ngày nay đang làm. Vì thế đây là yếu tố mà em đạt số
điểm khá cao là 18 điểm. Khi gặp khó khăn hay trục trặc gì trong công việc, em
sẽ cố gắng đối phó với nó thay vì từ bỏ và chuyển sang công việc khác.
1.2. Nhóm các khả năng về kế hoạch
- Có hệ thống trong lập kế hoạch và quản lí: đây là một điểm mạnh vô cùng lớn
của em bởi vì từ trước đến nay em là người luôn thích lên kế hoạch chu đáo
trước cho mọi việc từ học tập đến vui chơi. Trong học tập, em hay xếp thời gian
biểu, vạch ra lộ trình học tập cho bản thân còn khi đi chơi trong một nhóm bạn,
em luôn là người lên timeline về thời gian, địa điểm, hoạt động… bởi vì em
luôn muốn mọi thứ được chuẩn bị chu đáo, diễn ra theo đúng kế hoạch và ở
trong tầm kiểm soát của bản thân để có thể kịp thời xử lí nếu xảy ra một tình
huống bất ngờ không lường trước.
9

- Chịu thu thập thông tin: một điểm mạnh nữa của em là chịu khó tìm tòi và thu
thập thông tin, có thể đây là hệ quả của điểm mạnh có hệ thống trong lập kế
hoạch và quản lí em vừa nêu ở trên bởi vì khi em lập một kế hoạch như đi chơi
chẳng hạn, em phải tìm kiếm nhiều nguồn thông tin khác nhau về địa điểm vui
chơi này có được đánh giá tốt không, giá cả ra sao, mức giá trung bình trên thị
trường,… để có thể tạo một buổi đi chơi vui vẻ và hoàn hảo nhất. Việc thu thập
được càng nhiều thông tin thì lên kế hoạch càng dễ dàng, và ứng phó với những
tình huống bất ngờ cũng đơn giản hơn việc mình không biết gì về vấn đề đó.
2. Điểm yếu
2.1. Nhóm các khả năng giúp thành đạt

- Tìm kiếm cơ hội: đây là một điểm yếu khá lớn của em bởi vì em là người khá
thụ động và không hay để ý đến những cơ hội tiềm năng xung quanh em, em
hay có suy nghĩ “sao cũng được” chỉ cần việc đó không quá ảnh hưởng đến
cuộc sống hay lợi ích của em nên việc em bỏ lỡ các cơ hội trước mắt thường
xuyên xảy ra. Hơn nữa em thường có xu hướng nhường cơ hội cho người khác
vì nghĩ người khác giỏi hơn mình, cần nó hơn mình, không thực sự quyết tâm
để giành lấy cơ hội thuộc về mình.
- Chấp nhận rủi ro: một điểm yếu nữa là em thường không dám chấp nhận việc
mình thất bại hay làm không tốt điều gì đó. Em sợ việc phải thất bại, phải gánh
chịu hậu quả, sợ mình làm không tốt như kì vọng của mọi người đặt lên em và
chính em đặt lên em, em luôn muốn làm hài lòng tất cả mọi người, điều đó đôi
khi làm em thấy mệt mỏi nhưng em luôn cố gắng như vậy vì em sợ những lời
chê trách hay những ánh mắt thất vọng của người khác nhìn em.

2.2. Nhóm các khả năng về kế hoạch

- Có mục tiêu rõ ràng: đôi khi em thích làm một việc gì đó là em cứ bắt tay vào
làm mà không đặt ra các mục tiêu để đạt đến, em có tính “nước đến chân mới
nhảy”, khi có áp lực hay deadline bắt buộc phải hoàn thành xong công việc thì
em luôn đợi đến khi gần tới deadline mới bắt tay vào làm chứ không làm dàn
trải mỗi ngày một chút. Có đôi khi em có mục tiêu nhưng nó không được rõ
ràng và em ghét cảm giác khi không đạt được mục tiêu nên đôi khi em hay thờ
ơ, không quan tâm đến mục tiêu.
10

2.3. Nhóm các khả năng về quyền lực

- Có sức thuyết phục và tạo dựng mối quan hệ: em là một người khá hướng nội,
nhút nhát và rất ngại chủ động. Mặc dù có nhiều bạn bè nhưng đó đều là những
người đến bắt chuyện với em trước hoặc do một nguyên nhân nào đó em và họ
nói chuyện với nhau chứ ít khi em chủ động bắt chuyện với một người lạ, em
cũng không biết phải mở đầu và tiếp tục câu chuyện như thế nào nên trong một
đám đông mà em không quen ai, em thường ngồi im một chỗ và không làm gì
cả, khi người khác đến bắt chuyện thì em mới nói chuyện lại.

Trong một cuộc tranh luận, em không có khả năng thuyết phục mọi người làm
theo ý kiến của mình nếu nó không hoàn toàn hợp lí. Em cũng kém về việc
phản biện ý kiến của người khác vì em không thích phải cãi nhau và phải tranh
luận, em thích sự hoà bình và hay ở phía trung lập nếu có một cuộc cãi nhau
xảy ra, sợ làm mất lòng người khác nên em luôn tránh xa những cuộc cãi vã
nhất có thể.

- Tự tin: như đã nói ở trên, em là một người hướng nội nên em rất ngại khi phải
nói trước đám đông, ngại đi đến nơi đông người, sợ cảm giác mọi ánh mắt đổ
dồn về phía mình. Khi thuyết trình trước đám đông, em thường phải dành ra rất
nhiều thời gian học thuộc nội dung để có thể tự tin hơn nhưng đến khi thực sự
lên nói, do quá run nên em thường quên mất một vài nội dung. Em luôn cảm
thấy tự ti về bản thân, luôn cảm thấy mình bình thường, mình không nổi bật nên
yếu tố này số điểm của em khá thấp, chỉ có 14 điểm.
3. Kết luận

Nói tóm lại, từ những đánh giá về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân ở phía trên,
em cảm thấy bản thân mình còn rất nhiều thiếu sót và chưa thật sự phù hợp với việc
khởi nghiệp. Tuy nhiên, bản thân em cũng đang trong quá trình phát triển và trau dồi
các kĩ năng cần thiết, đặc biệt là kĩ năng mềm nên nếu có cơ hội em vẫn muốn thử sức
với vai trò là người khởi nghiệp, biết đâu nó lại là một lựa chọn đúng của em và em tin
rằng với niềm đam mê và sự cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ, em sẽ cải thiện được
những điểm yếu, phát huy những điểm mạnh của mình và trở thành một nhà khởi
nghiệp như em hằng mong ước, đạt được những thành tựu nhất định.
11

4. Sự chuẩn bị để trở thành người kinh doanh thành công

Để trở thành người kinh doanh thành công thì phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố,
sau đây là 1 số yếu tố mà em rút ra được:

- Niềm đam mê và sự quyết tâm: người ta thường nói “thành công đi liền với
đam mê” quả thực không sai. Ta không thể theo đuổi bất kì công việc gì mà
không có chút đam mê nào, làm việc trong trạng thái chán nản, ghét bỏ thì
chắc chắn sẽ không thể đem lại thành công được, đặc biệt là đối với khởi
nghiệp. Trong cuộc sống, không có con đường nào trải sẵn hoa hồng cho
chúng ta đi, không có thành công nào mà không phải trải qua thử thách, hành
trình khởi nghiệp cũng vậy, đòi hỏi chúng ta phải vô cùng cố gắng và kiên trì
đến cùng. Có những lúc ta tưởng chừng như thất bại, muốn bỏ cuộc, những lúc
như thế thì đam mê và sự quyết tâm chính là thứ giúp ta vượt lên trên tất cả,
vượt lên mọi nghịch cảnh để chạm được đến thành công.
- Có tư duy sáng tạo và năng lực kinh doanh: trong thời đại xã hội không ngừng
vận động và phát triển như ngày nay, mọi vật đều thay đổi từng ngày, kinh
doanh cũng vậy, nó không chỉ đơn thuần dừng lại ở định nghĩa là hoạt động
thương mại mua và bán như trước kia nữa. Nếu không có tư duy sáng tạo, đổi
mới và năng lực kinh doan để tạo nên sự khác biệt so với những người cũng
kinh doanh ngoài thị trường kia thì người khởi nghiệp chắc chắn sẽ bị đào
thải, không thể có chỗ đứng vững chắc trong thị trường được
- Trung thực trong kinh doanh: trung thực có lẽ là đức tính cần có trong mọi
ngành nghề, nhưng đối với người làm kinh doanh thì nó quan trọng hơn cả.
Chỉ có trung thực mới tạo nên uy tín và sự tin tưởng từ khách hàng, đối tác,
nhà cung cấp… Những gian thương đặt lợi ích của bản thân lên hàng đầu thì
không bao giờ có thể kinh doanh lâu dài được, với cương vị là khách hàng hay
đối tác thì cũng không ai muốn làm việc với một người dối trá, chỉ quan tâm
đến lợi nhuận. Nói tóm lại, kinh doanh phải gắn liền với cái tâm, gắn liền với
đạo đức nghề nghiệp thì mới có thể ổn định và phát triển lâu dài.
- Nhạy bén với thị trường kinh doanh: người khởi nghiệp thông minh là người
luôn am hiểu thị trường và biết nắm bắt thời cơ. Có những lúc cơ hội chỉ đến
một lần trong đời, nếu ta không nhạy bén mà chớp lấy thì sẽ không thể thành
12

công được, vậy nên đây là một lĩnh vực đòi hỏi rất nhiều sự nhanh nhạy, linh
động và biết nắm thời cơ.
- Có tầm nhìn xa: Kinh doanh đòi hỏi người khởi nghiệp phải có cái nhìn rất
rộng, bao quát được thị trường, dự đoán xu thế phát triển trong tương lai của
thị trường, dự đoán xem những ngành hàng nào có tiềm năng phát triển trong
một vài năm tới, những ngành nào có xu hướng lụi tàn để có sự chuẩn bị
trước, đi trước một bước vẫn tốt hơn là đi theo người khác.
- Có kiến thức về kinh doanh: kiến thức luôn là nền tảng cho mọi sự thành công,
ta không thể kinh doanh mà không có tí kiến thức nào, kinh doanh theo trào
lưu hay vì “tôi thấy người ta bán tôi cũng bán”, kiến thức sẽ giúp ta rất nhiều
trong quá trình khởi nghiệp, từ việc xác định mô hình kinh doanh, xác định
hướng phát triển, đưa ra các quyết định quản trị…
- Năng lực quản trị: làm khởi sự kinh doanh đồng nghĩa với việc sẽ trở thành
người làm chủ công việc kinh doanh của mình, do vậy năng lực về quản trị là
rất quan trọng. Cần phải trau dồi những kỹ năng như lập kế hoạch, quản lý
nhân viên, quản lý tài chính, kiểm soát các hoạt động kinh doanh, chuỗi cung
ứng,.. Tất cả đều đòi hỏi ở người khởi sự một tinh thần nỗ lực, ham học hỏi và
hoàn thiện bản thân theo từng ngày.
- Năng lực tài chính: không nên chỉ chăm chăm vào yếu tố cá nhân và ngoại
cảnh mà quên đi rằng để có thể khởi nghiệp thì cũng cần có năng lực tài chính
vững chắc. Khởi nghiệp cần rất nhiều vốn đầu tư, bên cạnh đó ta còn phải
chuẩn bị chi phí cho những lần thất bại và các chi phí phát sinh. Nếu không có
đủ năng lực tài chính thì rất khó để một người có thể khởi nghiệp được.

A. Bài luận ngắn

Phân tích những đóng góp của các công ty khởi nghiệp với nền kinh tế trong giai
đoạn 5 năm trở lại đây (2017-2022)

Theo từ điển tiếng Việt, khởi nghiệp là việc bắt đầu tạo lập một công việc kinh doanh
mới. Ở Việt Nam, khởi nghiệp được hiểu là bắt đầu công việc kinh doanh, buôn bán
nhỏ, từ các ngành nghề truyền thống như bán bánh mì, xôi, chè... và không cần đăng
ký kinh doanh cho đến thành lập một doanh nghiệp sáng tạo công nghệ. Trong những
13

năm gần đây, khởi nghiệp cũng không còn là khái niệm quá xa lạ nữa khi mà từng
ngày từng giờ, các công ty khởi nghiệp mọc lên như nấm, đặc biệt là trong giai đoạn
5 năm trở lại đây từ 2017-2022.

Trong bối cảnh công nghiệp 4.0, sự chuyển dịch từ nền kinh tế truyền thống sang nền
kinh tế số trong khoảng hơn một thập niên trở lại đây đã và đang mang lại những
chuyển biến tích cực trên mọi phương diện của đời sống kinh tế - xã hội. Cuộc cách
mạng này đã tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ của các doanh nghiệp khởi nghiệp và
thuật ngữ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã trở thành chủ đề nóng đang được cả nước
quan tâm.

Thực trạng khởi nghiệp ở Việt Nam

Theo báo cáo "Những người khổng lồ mới nổi ở châu Á -Thái Bình Dương 2022" do
Ngân hàng HSBC và Công ty KPMG công bố, Việt Nam là một trong các quốc gia
có môi trường khởi nghiệp non trẻ và năng động bậc nhất châu Á. Báo cáo "Toàn
cảnh đổi mới sáng tạo mở Việt Nam" năm 2022 cho biết, hệ sinh thái khởi nghiệp
Việt Nam đã nhảy từ vị trí thứ 5 lên vị trí thứ 3 trong số 6 nền kinh tế top đầu
ASEAN, chỉ sau Indonesia và Singapore.

Theo Cục Phát triển thị trường và DN khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công
nghệ), Việt Nam có khoảng 3.800 công ty khởi nghiệp và 11 công ty khởi nghiệp
được định giá trên 100 triệu USD. Hiện nay, có hơn 200 quỹ đầu tư đang hoạt động ở
Việt Nam và hơn 100 tổ chức thúc đẩy kinh doanh, cơ sở ươm tạo (ictvietnam.vn,
2022). Hiện tại, Việt Nam có 4 kỳ lân (định giá trên 1 tỷ USD) gồm: VNG, VNPay,
Momo và Sky Mavis. Năm 2021, vốn đầu tư vào startup đạt mốc kỷ lục gọi vốn 1,35
tỷ USD, qua đó đưa Việt Nam trở thành thung lũng khởi nghiệp hấp dẫn bậc nhất
trong khu vực ASEAN. Đơn cử như: Thương vụ gây ấn tượng mạnh với thị trường là
việc Tiki gọi vốn thành công 258 triệu USD.

Hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam tiếp tục có xu hướng cải thiện về điểm và thứ
hạng, và luôn đạt trên mức trung bình. Điều này cho thấy, kết quả của việc cải thiện
môi trường kinh doanh và các chính sách khuyến khích khởi nghiệp ở Việt Nam
trong thời gian qua (VCCI, 2019). Các lĩnh vực startup phát triển đa dạng lĩnh vực và
ngành nghề.
14

Những đóng góp của các công ty khởi nghiệp đối với nền kinh tế trong giai đoạn
2017 - 2022

Các công ty khởi nghiệp đã giúp Việt Nam tăng cường vốn đầu tư trực tiếp từ nước
ngoài, đặc biệt trong giai đoạn thời kì kinh tế khó khăn do đại dịch Covid-19. Sự nổi
lên của các công ty tiềm năng đã thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư, cả trong và
ngoài nước. Điều này không chỉ giúp tăng cường vốn đầu tư mạo hiểm trong nước
mà còn mở cửa cơ hội hợp tác và đầu tư từ các quốc gia khác.. Bất chấp tác động của
đại dịch Covid-19, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 9 tháng đầu năm 2021
vào Việt Nam vẫn tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 22,15 tỷ USD. Cụ thể,
12,5 tỷ USD được rót vào 2.212 dự án mới, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm ngoái,
trong khi 6,4 tỷ USD được rót vào các dự án đang triển khai, tăng 25,6%. Đặc biệt,
Việt Nam có nhiều dự án FDI quy mô lớn trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9 năm
2021. Điều này dường như đã vực dậy nền kinh tế Việt Nam khi phải hết sức khó
khăn để chống chọi với đại dịch. Khủng hoảng luôn là chất xúc tác mạnh mẽ cho các
mô hình kinh doanh đột phá ra đời. Với những nỗ lực của chính phủ trong việc thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế số và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút đầu tư
nước ngoài, các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam đã có nhiều cơ hội bứt phá khi
hoạt động tại Việt Nam, thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển.

Bên cạnh việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, khởi nghiệp còn góp phần tăng
trưởng kinh tế, chuyển dịch kinh tế. Các doanh nghiệp ở nông thôn, vùng núi sẽ làm
giảm tỷ trọng nông nghiệp ở những vùng này và tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ.
Với những ngành có nhiều doanh nghiệp tham gia một số ngành nghề ở Việt Nam
còn tăng trưởng mạnh mẽ nhờ các công ty khởi nghiệp như ứng dụng đầu tư, thương
mại xã hội, các công cụ tổng hợp thương mại điện tử. Một loạt các ứng dụng đầu tư,
nhiều ứng dụng nhắm đến các nhà đầu tư bán lẻ lần đầu, đã huy động ở các vòng đầu
tư nhỏ. Tuy nhiên, một vài tháng sau, họ đã nhanh chóng nhận được nguồn tài trợ
tiếp theo lớn hơn. Các ví dụ như VNG trong lĩnh vực phần mềm và công nghệ thông
tin, và các công ty khởi nghiệp trong ngành công nghiệp 4.0 đã đóng vai trò quan
trọng trong việc nâng cao năng suất, tăng cường quản lý và cải thiện chất lượng sản
phẩm/dịch vụ.
15

Ngoài ra, các công ty khởi nghiệp thường đưa ra các giải pháp sáng tạo và hiệu quả
hơn để giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. Họ là thế hệ nhìn thấy rõ những
ảnh hưởng mà con người đã gây ra cho môi trường, phá huỷ môi trường từ đó họ ý
thức hơn về việc khởi nghiệp nhưng không vì thế mà bất chấp lợi nhuận, không màng
tới sự ô nhiễm của môi trường đang ở mức đáng báo động. Họ thường tập trung vào
việc tận dụng tài nguyên hiện có một cách thông minh hơn, từ việc sử dụng nguồn
lực tự nhiên đến việc phát triển các công nghệ xanh và bền vững. Các công ty khởi
nghiệp cũng có khả năng nhanh chóng thích nghi với những thay đổi trong cộng đồng
và thị trường, đồng thời thúc đẩy sự cạnh tranh và sự tiến bộ trong các ngành công
nghiệp.

Thêm vào đó, sự xuất hiện của các công ty khởi nghiệp cũng tạo ra một sự cạnh tranh
lành mạnh trong nền kinh tế, góp phần tăng tốc độ áp dụng công nghệ mới trong sản
xuất: việc gia tăng các doanh nghiệp khởi nghiệp nhỏ dẫn đến gia tăng sự cạnh tranh.
Các doanh nghiệp muốn cạnh tranh cần phải luôn luôn thay đổi, tìm cách đổi mới
công nghệ, giảm thiểu chi phí đầu vào, chi phí sản xuất. Họ luôn là những người tiên
phong trong việc tìm tòi những phương thức sản xuất mới. Những sáng kiến của họ
đôi khi không được áp dụng vào thực tiễn nhưng đã được các doanh nghiệp lớn mua
lại để phát huy. Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp lớn phải cải thiện chất lượng sản
phẩm/dịch vụ, giảm giá cả và tăng cường sáng tạo để duy trì hoặc tăng trưởng thị
phần. Các công ty khởi nghiệp cũng thường có tiềm năng tạo ra những thay đổi cấu
trúc trong ngành công nghiệp, đưa ra những phương pháp sản xuất, phân phối mới và
nhanh chóng thích nghi với sự thay đổi của thị trường.

Cuối cùng, đóng góp tiếp nữa mà các công ty khởi nghiệp đem lại đó chính là tạo ra
những mô hình kinh doanh mới từ đó tạo ra những cơ hội việc làm cho người lao
động trong thời kì kinh tế khó khăn do đại dịch Covid-19. Những doanh nghiệp mới
thường có xu hướng linh hoạt hơn trong việc tuyển dụng và tạo ra môi trường làm
việc thu hút, khuyến khích sự sáng tạo và sự đổi mới. Không còn những văn hoá làm
việc đố kị, ghen ghét, nói xấu nơi công sở, mối quan hệ giữa sếp và nhân viên trở
thành mối quan hệ win – win, người lao động được làm việc trong một môi trường
thoải mái, không gò bó. Điều này giúp kích thích năng suất lao động và tạo ra những
cơ hội phát triển nghề nghiệp cho người lao động trẻ. Các công ty khởi nghiệp
16

thường nảy sinh từ ý tưởng sáng tạo, và giai đoạn từ 2017 đến 2022 đã chứng kiến sự
bùng nổ của các startup đa dạng trong nhiều lĩnh vực. Một trong những lĩnh vực mà
các công ty khởi nghiệp đã có đóng góp đáng kể đó là công nghệ thông tin và truyền
thông. Ví dụ, FPT Corporation, một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu tại
Việt Nam, không chỉ tạo ra hàng ngàn việc làm mà còn đóng góp vào việc nâng cao
năng lực kỹ thuật của người lao động Việt Nam thông qua việc cung cấp các dịch vụ
và giải pháp công nghệ tiên tiến. Sự phát triển của FPT cũng mở ra cánh cửa cho sự
xuất hiện của nhiều startup công nghệ khác, tạo ra một hệ sinh thái đa dạng và phong
phú. Không chỉ trong lĩnh vực công nghệ, các công ty khởi nghiệp còn đóng góp lớn
trong lĩnh vực dược phẩm và y tế. Ví dụ, VinGroup với mảng kinh doanh VinFast và
VinSmart không chỉ tạo ra hàng nghìn việc làm mà còn giúp nâng cao uy tín và chất
lượng của sản phẩm công nghệ và ô tô Việt Nam trên thị trường quốc tế. Việc này
không chỉ tạo ra thu nhập lớn cho đất nước mà còn thúc đẩy phát triển công nghiệp ô
tô và công nghệ Việt Nam nói riêng. Các doanh nghiệp như VNG, Grab, ZaloPay và
các ứng dụng truyền thông xã hội như Zalo, Mocha, đã mở ra mô hình kinh doanh
mới, từ giao thông vận tải đến thanh toán di động và truyền thông. Ví dụ, Grab, một
startup đa quốc gia, đã thay đổi hoàn toàn cách thức di chuyển trong thành phố với
dịch vụ xe hơi và xe máy. Đây không chỉ là cách mới để di chuyển, mà còn tạo ra
hàng ngàn cơ hội việc làm cho người dân thông qua việc trở thành tài xế hoặc nhân
viên hỗ trợ.

Nói tóm lại, từ việc tạo ra mô hình kinh doanh mới, tạo ra cơ hội việc làm, thu hút
đầu tư và đối mặt với thách thức, các công ty khởi nghiệp đã đóng góp tích cực vào
sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2017-2022. Sự đa dạng và sáng
tạo của họ không chỉ mở ra cánh cửa cho các ngành công nghiệp mới mà còn góp
phần tạo nên một môi trường kinh doanh đa dạng và cạnh tranh.

B. Khảo sát

1. Kĩ thuật tìm kiếm ý tưởng khởi sự kinh doanh

“Ăn, mặc, ở” từ trước đến nay luôn là những nhu cầu tối thiểu của con người. Ngày
xưa khi kinh tế còn khó khăn, người ta chỉ mong muốn có cơm đủ ăn áo đủ mặc, còn
17

bây giờ khi mọi thứ đã được ổn định hơn, nhu cầu của con người cũng từ đó mà tăng
cao, mọi người không chỉ dừng lại ở mức mong muốn có quần áo để mặc mà còn có
nhu cầu mặc đẹp nữa. Vì thế, kinh doanh thời trang chưa bao giờ là lỗi thời, đặc biệt
đối với phái đẹp. Thị trường thời trang ở trong nước nói riêng và nước ngoài nói chung
luôn đổi mới và đa dạng, nên việc kinh doanh thời trang đòi hỏi người kinh doanh phải
có gu thẩm mỹ cao, nắm bắt được xu hướng thị trường và nhạy bén trong mọi tình
huống để có thể tạo nên thương hiệu và uy tín đối với khách hàng.

 Học hỏi từ trải nghiệm mua hàng: em là một người có thể nói là nghiện mua
sắm online, một tháng em chi rất nhiều tiền cho những đơn đặt hàng trên
Shopee và Tiktokshop. Qua những lần mua hàng thực tế đó, em học được cách
mua bán online, cơ chế vận hành của sàn thương mại điện tử, cách đăng bài rao
bán trên sàn để thu hút người xem và mua, nắm được tâm lí khách hàng trên
cương vị là một người mua hàng để biết khách hàng cần gì, không thích gì ở
các shop.
 Khảo sát kinh nghiệm của người khởi nghiệp: xung quanh em thì cũng có rất
nhiều người đã khởi nghiệp trên các sàn thương mại điện tử, trong đó có bạn
em. Bạn em đã khởi nghiệp kinh doanh giày thể thao ở trên Tiktokshop từ khi
còn học lớp 12, vậy nên em cũng có trao đổi với bạn và học hỏi được một số
kinh nghiệm từ bạn. Bạn chia sẻ cho em về cách xây kênh, cách chạy ads, cách
kéo tương tác để thu hút nhiều người xem.
 Khảo sát thực tế:
- Mức độ thu hút và sự quan tâm: như đã nói ở trên, nhu cầu về ăn mặc là không
giới hạn, bản thân em là con gái, em cũng rất quan tâm đến phong cách thời
trang và xu hướng thời trang trên thị trường. Các bạn nữ khác cũng đa số thích
có càng nhiều quần áo đẹp càng tốt và luôn luôn trong tình trạng “không có gì
để mặc”, vậy nên mức độ thu hút và sự quan tâm dành cho ngành hàng này là
vô cùng lớn.
- Thị trường đa dạng: thị trường thời trang trẻ ở Việt Nam hiện nay vô cùng đa
dạng, từ áo phông, váy, yếm, áo dài, quần jeans… và mọi thứ luôn không
ngừng đổi mới chứ không dậm chân tại chỗ.
18

- Giá cả: nhà em khá gần các chợ buôn nên có thể nhập được quần áo giá rẻ hơn
nhiều so với các chỗ khác
- Vốn đầu tư: Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử nên không phải tốn chi phí
thuê mặt bằng, mở cửa hàng… chi phí giảm đi rất nhiều, chỉ cần một căn phòng
để chứa đồ và đóng hàng cho khách, có thể làm tại nhà.

 Khảo sát môi trường địa phương

- Thị trường: như đã nói ở trên, ở đâu đi chăng nữa thì thị trường ngành hàng thời
trang cũng vô cùng mở rộng, đa dạng và phong phú và không ngừng đổi mới.
Em có nhu cầu kinh doanh ở khu vực Hà Nội là một nơi có nền kinh tế phát
triển nên việc mọi người đầu tư vào trang phục quần áo cũng nhiều hơn so với
các tỉnh khác.
- Văn hoá thời trang: Ở Hà Nội, các bạn trẻ rất chịu chi vào việc mua quần áo
hợp mốt để có thể tự tin diện những bộ đồ đẹp ra ngoài đường. Các bạn cũng
bắt trend rất nhanh với các xu hướng mới nổi, có thể diện đa dạng đồ, đa dạng
phong cách không dập khuôn theo một mẫu nào cả.
- Nguồn hàng phong phú: có rất nhiều nơi để nhập sỉ quần áo để buôn, có thể
order Taobao, chợ Ninh Hiệp, chợ Long Biên…
- Môi trường kinh doanh tốt: thời gian gần đây, Tiktokshop đang trợ giá rất nhiều
cho những người mới kinh doanh trên sàn, tung ra hàng loạt voucher giảm giá,
freeship, hỗ trợ các shop tăng lượt mua nên đây là cơ hội tốt để mở một gian
hàng trên đó.

 Tìm kiếm từ các nguồn thông tin đại chúng:

- Mạng xã hội: Những trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Pinterest...
cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá và giới thiệu các sản phẩm
của shop tới khách hàng.
- Kênh tiktok: hiện nay đa số mọi người đều sử dụng ứng dụng này, việc xây
dựng một kênh tiktok với content thú vị về thời trang sẽ giúp người xem chú ý
đến shop hơn, từ đó có thể kết hợp marketing thương hiệu trên kênh giúp tăng
độ phủ sóng của thương hiệu.
19

- KOLs, KOCs: áp dụng influencer marketing, thuê các KOLs, các reviewer để
quảng cáo cho shop. Đây là cách tiếp thị vô cùng hữu dụng bởi hiện nay mọi
người có xu hướng mua đồ theo KOLs và các reviewer trên mạng xã hội.

2. Ý tưởng khởi sự kinh doanh


 Giới thiệu tổng quan:

- Tên shop thời trang nữ: youthofmay.clothes


- Loại hình kinh doanh: kinh doanh online trên sàn thương mại điện tử
- Sản phẩm kinh doanh: sản phẩm thời trang nữ dành cho độ tuổi từ 15-25

 Cơ sở hình thành ý tưởng:

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin và mạng
internet, một kỉ nguyên của thời đại số được mở ra, cùng với sự phát triển đó,
thương mại điện tử cũng không còn là khái niệm xa lạ gì đối với thế hệ trẻ ngày
nay. Như một hệ quả của điều đó, việc mua bán trên các sàn thương mại điện tử
cũng càng ngày càng trở nên phổ biến, chắc chắn rằng trong chúng ta ai cũng đã
một lần đặt mua hàng online qua Shopee, Tiktokshop, Lazada và một số sàn
thương mại điện tử khác. Việc mua sắm online dường như đã trở thành một
phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, khi mà con người ngày càng trở
nên bận rộn và có quá ít thời gian để đi mua sắm ở những cửa hàng truyền
thống, thì việc mua hàng online lại càng trở thành một giải pháp tốt nhất giải
quyết mọi vấn đề của người tiêu dùng.

Nắm bắt được nhu cầu đó, em đã lên một ý tưởng kinh doanh thời trang trên sàn
thương mại điện tử mà em cảm thấy phù hợp với bản thân, có khả năng làm
được vì từ nhỏ em đã có niềm đam mê đặc biệt với thời trang. Em thích ngắm
nhìn những bộ váy xinh, thích tự phối cho mình những bộ đồ theo phong cách
của riêng mình, thích tự thiết kế ra những trang phục mới lạ. Ngọn lửa đam mê
trong em từ xưa càng ngày càng bùng cháy hơn khi em lên đại học, có nhiều
thời gian rảnh hơn và muốn thử sức mình trong lĩnh vực kinh doanh. Vậy nên,
em đã lập ra ý tưởng kinh doanh này. Em rất mong nó có thể mở rộng và phát
triển hơn nữa trong tương lai.

 Các sản phẩm dự kiến:


20

- Các loại váy, áo, chân váy, quần jeans có sẵn: hướng đến nhóm khách hàng là
học sinh, sinh viên có ít kinh phí hơn, những sản phẩm này được order Taobao
hoặc nhập từ các chợ đầu mối, hướng đến mức giá vừa phải, không quá đắt mà
vẫn đảm bảo chất lượng và mẫu mã phải đẹp.
- Các loại váy công chúa, váy dự sự kiện, đồ thiết kế: những sản phẩm này hướng
đến đối tượng là những người đi làm tự chủ kinh tế bởi vì bản thân đồ thiết kế
mức giá nó cũng nhỉnh hơn so với đồ nhập về bán hàng loạt bởi vì sự có hạn
của những mẫu thiết kế đó. Shop có thể tự thiết kế rồi bán hoặc thiết kế theo
order của khách hàng.
- Các loại phụ kiện đi kèm như mũ, kẹp tóc, túi, giày…: bên cạnh sản phẩm
chính là quần áo, shop còn bán cả những phụ kiện đi kèm theo từng set quần áo
hoặc có thể tách lẻ tuỳ thích.

 Giá bán:

Dưới đây là một số mức giá của các loại sản phẩm của shop:

Tên sản Loại sản Giá Hình minh họa


phẩm phẩm
1 Áo khoác Có sẵn 250.000đ
lông cừu

2 Chân váy xẻ Có sẵn 150.000đ



21

3 Set áo dài Thiết kế 400.000đ


lụa thiết kế

4 Váy công Thiết kế 650.000đ


chúa

5 Kẹp tóc nơ Có sẵn 20.000đ


chất liệu dạ

6 Mũ nồi Có sẵn 130.000đ

7 Áo sơ mi lụa Thiết kế 500.000đ


công sở bản
nơ to
22

8 Baby doll Có sẵn

 Kế hoạch bán hàng và chăm sóc khách hàng

- Về bán hàng:

+ Đầu tiên, cửa hàng hướng tới xây dựng bảng giá thích hợp, một mức giá hợp
lí sẽ là yếu tố quan trọng thu hút khách hàng. Cửa hàng sẽ cung cấp mức giá
phù hợp với từng đối tượng riêng và theo thiết kế riêng của từng sản phẩm. Các
sản phẩm nhập về bán sẽ có giá dao động từ 100.000đ – 500.000đ, còn các sản
phẩm thiết kế sẽ có giá tuỳ theo mức độ khó, dao động từ 400.000đ trở lên.
Chênh lệch mức giá tùy thuộc vào kích thước, chất liệu, độ khó của sản phẩm.
+ Tiếp theo, cần xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, thân thiện để trả
lời tin nhắn của khách bất cứ khi nào. Điều này sẽ dễ gây thiện cảm, tạo sự dễ
chịu và gần gũi tới khách hàng, để lại ấn tượng giúp họ nhớ tới cửa hàng và góp
phần gia tăng hiệu quả của quá trình bán hàng.

- Về chăm sóc khách hàng:

+ Sau khi bán hàng, có thể cung cấp những hoạt động như tặng voucher giảm
giá cho lần mua tiếp theo, tích điểm đổi quà,.. để gia tăng khả năng quay lại của
khách hàng. Đồng thời, xin ý kiến đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch
vụ nhằm cải thiện những tồn tại và phát huy thế mạnh sẵn có của cửa hàng. Đây
là một hoạt động quan trọng nhằm thâm nhập sâu vào nhu cầu, thói quen và
hành vi của người tiêu dùng để xây dựng kế hoạch kinh doanh sao cho phù hợp
và hiệu quả.
+ Đối với những khách hàng thân quen, khách hàng lớn, có thể tạo những chiến
dịch tặng quà ngày lê, tổ chức Giveaway,.. giúp cửa hàng bày tỏ những lời cảm
23

ơn đến những khách hàng luôn tin tưởng và đồng hành, từ đó tạo dựng lòng tin,
gia tăng sự gắn bó với cửa hàng.
+ Chính sách đổi trả nếu như khách hàng cảm thấy sản phẩm không ưng ý,
không giống trên hình quảng cáo hay có bất kì vấn đề gì với sản phẩm, shop sẵn
sàng đổi trả cho khách

Kết luận
Kinh doanh là một con đường phát triển bản thân và đem lại giá trị cho cộng đồng.
Khởi sự kinh doanh luôn là một hành trình dài đòi hỏi người khởi nghiệp phải cố gắng
không ngừng nghỉ và vạch ra hướng đi rõ ràng cho bản thân, không có con đường nào
là dễ dàng, là trải sẵn hoa hồng cho chúng ta đi, đặc biệt với người khởi nghiệp thì
24

càng không. Nắm bắt được điểm mạnh điểm yếu của mình để trau dồi và cải thiện thì
mới có thể đạt được thành công.

Qua phần phân tích trên, em đã giới thiệu sơ lược qua về ý tưởng kinh doanh của bản
thân. Trong quá trình nghiên cứu chắc chắn em không thể tránh khỏi những sai sót,
mong thầy cô góp ý để em có thể rút kinh nghiệm cho những lần làm bài sau.

Em xin chân thành cảm ơn!

You might also like