You are on page 1of 12

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TẬP QUÁ TRÌNH MÔN

CHUYÊN ĐỀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn: TS. PHẠM THỊ NGÂN

Sinh viên thực hiện: THÁI NHƯ Ý

MSSV: 72300286

Nhóm: 01-Ca 3-Thứ 6

Lớp: 23070601

Khóa: 2023-2027

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2023


2
I. Lời mở đầu
Vì sao em lại chọn Kinh doanh quốc tế ?
Có rất nhiều lý do tại sao em lựa chọn theo chuyên ngành Kinh doanh quốc tế:
1. Cơ hội tìm kiếm việc làm cao
Kinh tế hội nhập các doanh nghiệp tại Việt Nam đang ngày càng vươn mình ra thế giới, bên
cạnh đó cũng thu hút được các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trong nước. Các nguyên thủ
quốc gia lần lượt ký kết các hợp đồng thương mại như Hiệp định thương mại tự do (FTA-
Free Trade Area)... nhằm đẩy mạnh xuất nhập khẩu, phát triển nền kinh tế. Và sự thay đổi
trong chính sách thương mại, đầu tư có thể tạo ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp
quốc tế. Việc theo dõi và đánh giá các thay đổi này đòi hỏi sự chuyên sâu và kiến thức vững
vàng về quy định thị trường toàn cầu. Do đó nhu cầu việc làm ngày càng nhiều ở nhiều vị trí
khác nhau ở các công ty và tập đoàn kinh tế nước ngoài.
2. Nhiều CEO khởi nghiệp thành công
Đã có nhiều doanh nhân thành công trong việc mở rộng thị trường sang các nước khác,
đưa hàng hóa Việt Nam ra trường quốc tế. Điển hình như ông Trần Đình Long đã sáng lập
ra tập đoàn Hòa Phát với khởi đầu là một công ty chuyên bán các loại máy xây dựng vào
năm 1992. Nhận thấy bản thân có tiềm lực phát triển, công ty Hòa Phát lần lượt mở rộng
sang các thị trường khác như nội thất, ống thép xây dựng, tôn, nông nghiệp, bất động
sản... Đến ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng
khoán Việt Nam. Sau khi làm chủ thị trường nước nhà, tập đoàn đã xuất khẩu sang những
nước khác với mặt hàng chủ lực là thép. Cho đến nay thép Hòa Phát đã xuất khẩu đến 30
quốc gia trên khắp châu lục như: Mỹ, Nhật Bản, Canada, Úc, Bỉ... Tập đoàn đã dần dần
khẳng định vị trí vững chắc của chính mình khi giữ thị phần số 1 Việt Nam và Đông Nam
Á về sản xuất thép.
3. Làm trong môi trường đa văn hóa, năng động
Trong nền kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp sẽ đối mặt với một loạt các thị trường và đối tác
đến từ nhiều nơi trên thế giới. Do đó em cần phải có hiểu biết vững vàng về ngôn ngữ, văn
hóa, tập tục để cung cấp những dịch vụ, sản phẩm phù hợp với đặc thù của từng thị trường.
Trong quá trình toàn cầu hóa, sự giao thoa, pha trộn giữa các nền văn hóa là không thể tránh
khỏi dẫn đến sự thay đổi khó lường của nền văn hóa chủ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế
và đời sống xã hội. Vì vậy bản thân em phải năng động, sáng tạo để thích ứng với sự thay
đổi liên tục của nền kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, khi làm việc với nhóm đa văn hóa, em có
thể học hỏi và phát triển bản thân từ tư duy khác biệt và kiến thức rộng lớn của họ. Tiếp thu
sự đa dạng của các nền văn hóa có thể cung cấp nhiều góc nhìn khác nhau về một quan điểm
và mở rộng thế giới quan của em.
II. Nội dung
1. Chương 1: Tự đánh giá về năng lực bản thân
- Tại sao phải đánh giá năng lực bản thân ?

3
Vì mỗi cá nhân có điểm mạnh, điểm yếu riêng, sẽ yêu thích và nổi bật trong một số lĩnh vực
cụ thể. Vậy nên khi ta tự biết đánh giá bản thân, ta sẽ hiểu rõ bản thân mình có những ưu
điểm nào để phát huy trong từng ngày học tập, làm việc. Bên cạnh đó, ta cũng nhận ra
những khuyết điểm để học cách cải thiện dần, nâng tầm giá trị của chính mình.
- Vai trò của đánh giá năng lực bản thân:
Vai trò của đánh giá năng lực bản thân vô cùng quan trọng vì chỉ khi ta hiểu rõ điểm mạnh
và điểm yếu của chúng ta là gì, ta mới có thể đưa ra những lựa chọn đúng đắn cho đường đi
tương lai, từ đó có những phương pháp giúp cải thiện bản thân hiệu quả nhất. Khi biết tự
đánh giá năng lực bản thân, ta sẽ nhận được sự nhìn nhận và giúp đỡ từ mọi người xung
quanh trong công việc, học tập hàng ngày.

Trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp John Holland


Bước 1: Cho điểm từng nội dung của 6 bảng, mỗi nội dung cho điểm ở 5 mức độ đúng:
1. Chưa bao giờ đúng – 0 đ
2. Đúng trong một vài trường hợp – 1 đ
3. Đúng trong khoảng một nửa trường hợp – 2 đ
4. Đúng trong đa số các trường hợp – 3đ
5. Đúng trong tất cả trường hợp – 4 đ

STT Bảng A (R: Realistic – Người thực tế) Điểm


1 Tôi có tính tự lập 3
2 Tôi suy nghĩ thực tế 3
3 Tôi là người thích nghi với môi trường mới 2
4 Tôi có thể vận hành, điều khiển các máy móc, thiết bị 1
5 Tôi làm các công việc thủ công như gấp giấy, đan, móc 0
6 Tôi thích tiếp xúc với thiên nhiên, động vật, cây cỏ 2
7 Tôi thích những công việc sử dụng tay chân hơn là trí óc 1
8 Tôi thích những công việc thấy ngay kết quả 3
9 Tôi thích làm việc ngoài trời hơn là trong phòng học, văn phòng 2
Cộng bảng A 17

4
STT Bảng B (I: Investigative – Người thích nghiên cứu) Điểm
1 Tôi có tìm hiểu khám phá nhiều vấn đề mới 2
2 Tôi có khả năng phân tích vấn đề 1
3 Tôi biết suy nghĩ một cách mạch lac, chặt chẽ 2
4 Tôi thích thực hiện các thí nghiệm hay nghiên cứu 0
5 Tôi có khả năng tổng hợp, khái quát, suy đoán những vấn đề 3
6 Tôi thích những hoạt động điều tra, phân loại, kiểm tra, đánh giá 0
7 Tôi tự tổ chức công việc mình làm 1
8 Tôi thích suy nghĩ về những vấn đề phức tạp, làm những công 0
việc phức tạp
9 Tôi có khả năng giải quyết các vấn đề 2
Cộng bảng B 11

STT Bảng C (A: Artistic – Người có tính nghệ sĩ ) Điểm


1 Tôi là người dễ xúc động 4
2 Tôi có óc tưởng tượng phong phú 3
3 Tôi thích sự tự do, không theo những quy định, quy tắc 3
4 Tôi có khả năng thuyết trình, diễn xuất 1
5 Tôi có thể chụp hình hoặc vẽ tranh, trang trí, điêu khắc 0
6 Tôi có năng khiếu âm nhạc 0
7 Tôi có khả năng viết, trình bày những ý tưởng của mình 1
8 Tôi thích làm những công việc mới, những công việc đòi hỏi 1
sự sáng tạo
9 Tôi thoải mái bộc lộ những ý thích 3
Cộng bảng C 16

STT Bảng D (S: Social – Người có tính xã hội ) Điểm


1 Tôi là người thân thiện, hay giúp đỡ người khác 3
2 Tôi thích gặp gỡ, làm việc với con người 2
3 Tôi là người lịch sự, tử tế 4
4 Tôi thích khuyên bảo, huấn luyện hay giảng giải cho người khác 1
5 Tôi là người biết lắng nghe 3
6 Tôi thích các hoạt động chăm sóc sức khỏe của bản thân và 2
người khác
7 Tôi thích các hoạt động vì mục tiêu chung của cộng đồng, xã hội 2
8 Tôi mong muốn mình có thể đóng góp để xã hội tốt đẹp hơn 3

5
9 Tôi có khả năng hòa giải, giải quyết những sự việc mâu thuẫn 1
Cộng bảng D 21

STT Bảng E (E: Enterprising – Người dám nghĩ dám làm ) Điểm
1 Tôi là người có tính phiêu lưu, mạo hiểm 2
2 Tôi có tình quyết đoán 1
3 Tôi là người năng động 2
4 Tôi có khả năng diễn đạt, tranh luận, và thuyết phục người khác 2
5 Tôi thích các việc quản lý, đánh giá 0
6 Tôi thường đặt ra các mục tiêu, kế hoạch trong cuộc sống 3
7 Tôi thích gây ảnh hưởng đến người khác 2
8 Tôi là người thích cạnh tranh, và muốn mình giỏi hơn người 1
khác
9 Tôi muốn người khác phải kính trọng, nể phục tôi 2
Cộng bảng E 15

STT Bảng F ( C: Conventional – Người công chức ) Điểm


1 Tôi là người có đầu óc sắp xếp, tổ chức 1
2 Tôi có tình cẩn thận 2
3 Tôi là người chu đáo, chính xác và đáng tin cậy 3
4 Tôi thích công việc tính toán sổ sách, ghi chép số liệu 0
5 Tôi thích các công việc lưu trữ, phân loại, cập nhật thông tin 1
6 Tôi thường đặt ra những muc tiêu, kế hoạch trong cuộc sống 3
7 Tôi thích dự kiến các khoản thu chi 2
8 Tôi thích lập thời khóa biểu, sắp xếp lịch làm việc 2
9 Tôi thích làm việc với các con số, làm việc theo hướng dẫn, 0
quy trình
Cộng bảng F 14

Dựa theo bảng đánh giá, em thuộc nhóm người có tính xã hội, có khả năng về ngôn ngữ
giảng giải tốt, có thể làm những việc như cung cấp thông tin, chăm sóc, huấn luyện
người
khác. Dựa vào những thông tin này sẽ giúp em xác định được nghề phù hợp với mình
trong tương lai.
- Điểm mạnh:
Em là một sinh viên nên thứ em có nhiều nhất là thời gian. Gia đình là một chỗ dựa vững
chắc về kinh tế và tinh thần nên phần lớn thời gian em dùng để học. Học những kiến thức căn

6
bản cho chuyên ngành mình đang theo học, những kỹ năng thiết yếu để phát triển bền vững,
ngôn ngữ mới..., học từ bạn bè, thầy cô. Khả năng về Tiếng Anh của em khá ổn nên mọi công
việc, học tập dường như cũng suôn sẻ hơn. Bên cạnh đó, bạn bè xung quanh em đều rất giỏi
và ưu tú ở nhiều lĩnh vực nên họ cũng là động lực để em không ngừng phát triển bản thân. Ở
thời đại 4.0, điện thoại và laptop dường như là vật bất ly thân, em cũng được ba mẹ đầu tư
cho những thiết bị điện tử khá xịn. Vậy nên em không những học ở giáo trình, giảng viên mà
còn có thể tìm học những kiến thức mới trên mạng Internet. Với một cú click chuột, một chân
trời kiến thức đã được mở ra trước mắt em và hữu dụng nhất có thể kể đến Chat GPT. Công
cụ này có thể trả lời hầu hết các câu hỏi hóc búa của em với rất nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Bên cạnh đó, em là một người trẻ, khỏe nên có thể chịu được cường độ làm việc cao. Đôi khi
em tự thuyết phục bản thân rằng cứ cố gắng làm thêm một tí nữa rồi cũng sẽ nhận kết quả
xứng đáng. Em cũng đăng ký vào câu lạc bộ bơi mỗi chiều thứ 2,4,6 để nâng cao sức bền của
bản thân. Bơi không những khiến em thoải mái hơn khi hòa mình vào dòng nước mát lạnh,
cuốn những lo âu đi xa mà còn giúp em tăng sức bền và giữ dáng. Em thường đi bơi với bạn
bè nên mỗi lần đi bơi là một niềm vui. Cũng rất may mắn rằng trường Đại học Tôn Đức
Thắng có những bể bơi chất lượng với người giám sát tận tâm nên em không cần phải đi xa.
Ngoài ra, em cũng nhận thấy bản thân là một người hòa đồng với bạn bè, tích cực tham gia
các hoạt động với tinh thần trách nhiệm và giúp đỡ người khác để cùng bắt kịp tiến độ công
việc. Em cảm thấy bản thân cần đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, vì nếu không sẽ
ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của nhóm và bản thân em cũng để lại ấn tượng xấu với mọi
người. Em cũng là người cầu tiến, luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến của mọi người để hoàn
thiện bản thân hơn.
- Điểm yếu:
Em vẫn chưa học được cách quản lý thời gian một cách hợp lý. Đôi khi một ngày dài của em
trôi qua vô nghĩa vì em không sắp xếp được thời gian biểu của mình. Em rất hay nuông chiều
bản thân rằng mình còn thời gian nên cứ tận hưởng những cuộc vui chơi với bạn bè hay đơn
giản là chỉ nằm ì trên giường lướt facebook. Vậy nên việc học thêm vài chứng chỉ cần thiết
cho công việc như MOS hay Canva mãi vẫn chưa thể bắt đầu. Ngoài ra, khả năng thuyết trình
trước đám đông của em còn hạn chế. Em cảm thấy run và sợ sệt khi nói trước nhiều người và
lo rằng mình nói sai và họ sẽ cười nhạo mình, đó cũng là lý do khiến em không dám nêu lên
quan điểm của cá nhân. Em là một người cầu toàn, luôn đòi hỏi sự hoàn hảo trong mọi việc
nên thỉnh thoảng hay bị chậm hơn so với tiến độ của mọi người và trễ deadline. Hoàn thành
công việc chỉ ở mức bình thường khiến em khó chịu trong người và luôn suy nghĩ về nó. Vẫn
chưa hoàn toàn sắp xếp được thời gian đi học và sinh hoạt nên em vẫn chưa ứng tuyển vào
một vị trí làm thêm, do vậy em thiếu những kinh nghiệm thực tiễn vì chưa được cọ xát nhiều
trong cuộc sống.
- Cơ hội:
Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, ngành Kinh doanh quốc tế đang được rất nhiều người
quan tâm vì tính ứng dụng của nó trong các lĩnh vực ngành nghề quốc tế. Em có thể học
nghiêng về logistics, marketing, luật thương mại quốc tế,... và cơ hội nghề nghiệp rất rộng

7
mở. Không chỉ những công ty ở Việt Nam, mà em còn có thể ứng tuyển vào các công ty đa
quốc gia, hay thậm chí là kiếm được một việc làm ở nước ngoài. Chuyên ngành này cung cấp
có em nhiều kiến thức quốc tế, từ đó em có thể có được một góc nhìn sâu xa hơn, toàn cầu
hơn về một vấn đề. Nếu thật sự tận tâm với nghề và có kiến thức nền tảng tốt, thái độ cầu tiến,
cơ hội thăng tiến trong công việc sẽ rất cao. Hoặc em sẽ start up, thành lập một cửa hàng để
tự kinh doanh, và nếu mặt hàng ấy được ưa chuộng thì có thể em sẽ phát triển nhiều hơn trong
tương lai.

- Thách thức:
Thế giới đang phải đối mặt với sự suy thoái kinh tế, có rất nhiều người lao động chân tay, trí
óc bị sa thải vì dư nhân lực và phải chịu cảnh thất nghiệp. Hơn nữa, chuyên ngành Kinh
doanh quốc tế là một ngành hot và có rất nhiều người theo học, điều này dễ dẫn đến sự dư
nhân lực và cạnh tranh khốc liệt cho một vị trí. Do đó, bản thân em cần phải nỗ lực nhiều
hơn, rèn luyện kĩ năng, kiến thức chuyên môn cao để có được một việc làm ổn định. Ngoài
ra, sự khác biệt giữa các nền văn hóa khi làm ở công ty đa quốc gia cũng là một rào cản cho
rất nhiều người. Có thể là phong cách làm việc khác nhau, hay cách triển khai dự án,
teamwork cũng sẽ có một số khó khăn nhất định. Sinh viên không chỉ nên thành thạo mỗi
tiếng anh mà nên học thêm một vài ngôn ngữ khác để thuận lợi cho công việc hơn và làm nổi
bật CV.

2. Chương 2: Xác định mục tiêu nghề nghiệp

STT Thời gian Mục tiêu chung Mục tiêu cụ thể


1 2023 - 2024 GPA đạt loại giỏi Chăm chỉ học tập tất cả các môn mà nhà trường
giảng dạy, tổng kết môn trên 8.0. Học vì kiến thức
cho bản thân
2 2023 - 2024 Ngoại ngữ Học và thi lấy bằng Toeic 550+ để nộp cho trường,
tham gia thêm các hoạt động học thuật để cải thiện
khả năng nói tiếng anh của bản thân
3 2023 - 2024 Điểm rèn luyện Tích cực tham gia các hoạt động mà nhà trường,
đoàn hội tổ chức. Phấn đấu điểm rèn luyện trên 80
4 2023 - 2024 Tin học Học và thi lấy bằng MOS về Word và Excel để nộp
cho trường và các doanh nghiệp, đồng thời giúp bản
thân tiếp cận với tiện ích của công nghệ
5 2023 - 2024 Kỹ năng phát triển Làm bài tập online và tham gia đầy đủ các lớp học,
bền vững, thái độ nộp báo cáo cuối khóa đúng hạn để hoàn thành học
sống phần
6 2023 - 2024 Giáo dục thể chất Hoàn thành các khóa học thể chất, đặc biệt là bơi.
Tham gia câu lạc bộ bơi vào buổi chiều để cải thiện
kỹ năng
7 2024 - 2025 Học thêm ngôn ngữ Tiếng Trung khá phổ biến trong những năm gần đây

8
mới vì thị trường Trung Quốc rất rộng lớn và đáng để
đầu tư nên em sẽ cố gắng đạt được HSK3 trong năm
tới và sẽ học thêm nữa
8 2024 - 2025 Nghiên cứu khoa Cùng với các bạn sinh viên khác tham gia nghiên
học cứu các công trình, dự án khoa học. Có thể không
đạt giải nhưng sẽ tiếp thu được nhiều kiến thức thú
vị về chuyên ngành, làm sáng CV
9 2024 - 2025 Công việc part-time Ứng tuyển vào một vài vị trí đầu vào của công ty để
lấy kinh nghiệm và xem cách các doanh nghiệp vận
hành.

9
10
Hết.

11
12

You might also like