You are on page 1of 7

GIÁO ÁN MÔN KỸ NĂNG LÀM CHỦ CÔNG VIỆC

Buổi 1: giới thiệu bản thân


*7h30-8h15: phổ biến những quy định của lớp học, những lưu ý về môn học,
trong quá trình học tập cần chú ý những gì để đạt được kết quả tốt nhất, cùng
trao đổi và giải đáp thắc mắc về môn học.
* 8h20-8h50: Chia nhóm, mỗi nhóm giới hạn tầm 5-6 người, cho mỗi nhóm tầm
30 phút tự giới thiệu bản thân mình (tên, tuổi, ngành học, quê quán, ưu điểm,
khuyết điểm, sở thích, …) và sau đó yêu cầu mỗi nhóm hãy lên ý tưởng đóng một
tiểu phẩm nhỏ tầm 10p, mục đích để giới thiệu thành viên nhóm cho cả lớp và
giúp hiểu rõ hơn về bản thân từng người, từng bạn học.
* 8h50-10h: các nhóm lần lượt bốc thăm lên biểu diễn trước nhóm và cùng nhau
nhận xét, đánh giá, bình luận lựa chọn ra phần giới thiệu độc đáo, mới lạ, gây ấn
tượng nhất.
* 10h5-10h20: sau khi lần lượt xem hết mỗi nhóm diễn, viết cảm nhận của mình
về môi trường học tập của lớp học hôm đó, cảm xúc của mình sau khi trao đổi,
mở lòng, giới thiệu bản thân mình với mọi người.
* 10h25-11h: sau khi đã viết ra cảm nhận của bản thân về buổi học và các tiết
mục, trao đổi và thảo luận với cả nhóm về cảm nhận của mình, lần lượt từng
thành viên đều chia sẻ. Sau khi trao đổi xong thì kết thúc bữa học và giáo bài tập
về nhà.
-BTVN: tìm hiểu về phương pháp Big five.
Buổi 2: Xếp loại nhóm tính cách
*7h30-8h: ổn định và kiểm trả bài tập về nhà, những hiểu biết về phương pháp
Big five.
*8h-10h15: học về phương pháp Big five nhằm xác định nhóm tính cách
-Định nghĩa BIG FIVE (năm yếu tố lớn) là gì? Mô hình tóm tắt thành 5 yếu tố chính
(OCEAN) là gì?
-Học cách đánh giá BIG FiVE bằng cách sử dụng các bài kiểm tra dưới đây để hỗ
trợ trong quá trình học tập:
Bài kiểm tra:
+Bài kiểm tra IPIP-BFFM: Đây là bài kiểm tra miễn phí và phổ biến nhất để đánh
giá Big Five. Bài kiểm tra bao gồm 100 câu hỏi, mỗi câu hỏi đánh giá một khía cạnh
của tính cách.
+Bài kiểm tra Big Five của Truity: Đây là bài kiểm tra miễn phí và dễ sử dụng. Bài
kiểm tra bao gồm 20 câu hỏi, mỗi câu hỏi đánh giá một khía cạnh của tính cách.
+Bài kiểm tra NEO-FFI: Đây là bài kiểm tra được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu
khoa học. Bài kiểm tra bao gồm 120 câu hỏi, mỗi câu hỏi đánh giá một khía cạnh
của tính cách.
-Bên cạnh việc sử dụng các bài kiểm tra trắc nghiệm cũng có thể xác định BIG FIVE
thông qua quá trình quan sát hành vi của bản thân và người khác để đánh giá Big
Five.
+Mở lòng: Người có mức độ mở lòng cao thường thích thử những điều mới, sáng
tạo và có trí tưởng tượng phong phú.
+Cẩn trọng: Người có mức độ cẩn trọng cao thường có trách nhiệm, kỷ luật và có
tổ chức.
+Hướng ngoại: Người có mức độ hướng ngoại cao thường thích giao tiếp, hoạt
động xã hội và có nhiều bạn bè.
+Thích nghi: Người có mức độ thích nghi cao thường dễ tính, hợp tác và quan tâm
đến người khác.
+Tâm trạng: Người có mức độ tâm trạng cao thường dễ bị stress, lo lắng và có
cảm xúc tiêu cực
*10h15-10h50: sau khi học xác định được từng khía cạnh của tính cách, hiểu bản
thân hơn, chia sẻ và thảo luận với nhóm về những gì mình học được và qua bài
kiểm tra mình đã xác định được từng khía cạnh của tính cách như thế nào?
 Sau khi học xong, xác định được:
+Điểm mạnh và điểm yếu của bản thân: (Ví dụ, nếu có mức độ cẩn trọng cao, có
thể là người có trách nhiệm, kỷ luật và có tổ chức. Tuy nhiên, cũng có thể là người
cầu toàn và khó tính.,…)
+Mức độ phù hợp với các công việc và môi trường khác nhau: (Ví dụ, nếu có mức
độ hướng ngoại cao, có thể phù hợp với các công việc đòi hỏi giao tiếp và tương
tác với người khác, …)
+Khả năng tương thích với người khác
Bài tập về nhà: xác định cụ thể, chi tiết từng khía cạnh của tính cách của bản thân.
Buổi 3: phương pháp quản lý thời gian
*7h30-8h: trao đổi với các thành viên trong nhóm về bài tập về nhà, tunegf thành
viên nhận xét về bài chi tiết khía cạnh tính cách, sau khi đọc xong bài bạn thì rút ra
được nhận xét gì, cảm nhận gì
*8h-10h15: học về phương pháp quản lý thời gian “Ma trận Eisenhower”
-Tìm hiểu về Ma trận Eisenhower, định nghĩa Ma trận Eisenhower, công dụng là
gì?
-học cách sử dụng, hướng dẫn cách vẽ ma trận Eisenhower theo các bước sau:
Bước 1: Vẽ một ma trận 2x2 với 4 ô
Bước 2: Liệt kê tất cả các nhiệm vụ cần thực hiện.
Bước 3: Phân loại mỗi nhiệm vụ vào một trong 4 ô dựa trên mức độ quan trọng và
khẩn cấp:
+Quan trọng và Khẩn cấp: Các nhiệm vụ cần thực hiện ngay lập tức.
+Quan trọng nhưng Không khẩn cấp: Các nhiệm vụ cần lên kế hoạch thực hiện
trong tương lai.
+Không quan trọng nhưng Khẩn cấp: Các nhiệm vụ có thể ủy quyền hoặc nhờ
người khác làm.
+Không quan trọng và Không khẩn cấp: Các nhiệm vụ có thể loại bỏ hoặc trì hoãn.
*10h15-10h50: sau khi học xong biết cách lặp Ma trận Eisenhower cho chính
mình, sau đó trao đổi và thảo luận cùng nhóm
 Sau khi học xong, xác định được: biết cách phân loại nhiệm vụ dựa trên mức
độ quan trọng và khẩn cấp, từ đó sắp xếp thời gian và ưu tiên thực hiện các công
việc hiệu quả hơn.
+Sắp xếp thời gian hiệu quả: phân loại các nhiệm vụ dựa trên mức độ quan trọng
và khẩn cấp, từ đó sắp xếp thời gian và ưu tiên thực hiện các công việc hiệu quả
hơn.
+Tập trung vào những việc quan trọng
+Giảm stress và tăng năng suất: giảm stress bằng cách giúp bạn kiểm soát công
việc và tránh cảm giác bị choáng ngợp.
+Nâng cao khả năng quản lý thời gian: rèn luyện thói quen lập kế hoạch và sắp
xếp thời gian hợp lý.
Bài tập về nhà: hoàn thành Ma trận Eisenhower chi tiết và cụ thể
Buổi 4: Bánh xe cuộc đời lần 1
*7h30-8h: thực hành xây tháp và rút ra bài học thông qua quá trình cả nhóm cùng
nhau làm việc
*8h5-8h40: cùng nhóm thảo luận, trao đổi, góp ý về bài tập về nhà Ma trận
Eisenhower, qua việc làm việc nhóm rút ra được những thiếu sót của mình, cùng
nhau góp ý và sửa chữa.
*8h45-10h30: học bài mới “bánh xe cuộc đời”
-tìm hiểu bánh xe cuộc đời là gì? Định nghĩa bánh xe cuộc đời? bánh xe cuộ đời có
công dụng gì và mang lại lợi ích gì?
-thực hành làm bánh xe cuộc đời tại lớp lần 1 theo các bước sau:
+Bước 1: Xác định các khía cạnh quan trọng trong cuộc sống
+Bước 2: Vẽ một vòng tròn và chia thành các phần bằng nhau, mỗi phần đại diện
cho một khía cạnh.
-Sự nghiệp: Mức độ hài lòng với công việc hiện tại, mục tiêu nghề nghiệp, khả
năng phát triển bản thân.
-Sức khỏe: Mức độ hài lòng với sức khỏe thể chất và tinh thần, thói quen sinh
hoạt, chế độ dinh dưỡng.
-Tài chính: Mức độ hài lòng với thu nhập, khả năng quản lý tài chính, mức độ tiết
kiệm.
-Mối quan hệ: Mức độ hài lòng với các mối quan hệ với bạn bè, người yêu.
-Phát triển bản thân: Mức độ hài lòng với việc học tập, phát triển kỹ năng, theo
đuổi sở thích.
--gia đình
+Bước 3: Đánh giá mức độ hài lòng của bạn với mỗi khía cạnh trên thang điểm từ
1 đến 10 (1 là không hài lòng nhất, 10 là hài lòng nhất).
+Bước 4: Nối các điểm đánh giá để tạo thành một hình dạng.
+Bước 5: Phân tích hình dạng để xác định những khía cạnh bạn cần cải thiện.
*10h30-10h50: trao đổi và thảo luận với nhóm từ đó rút ra được những lỗi sai và
thiếu sót rồi khắc phục
-Bài tập về nhà: hoàn thành bài tập về nhà bánh xe cuộc sống của 4 năm sau so
với hiện tại
Buổi 5: Bánh xe cuộc đời lần 2
*7h30-8h: các thành viên trong nhóm lần lượt trao đổi bài Bánh xe cuộc đời nhận
xét và bổ sung những phần còn thiếu sót.
*8h-11h: đọc bài Bánh xe cuộc đời tham khảo và sửa lại bài Bánh xe cuộc đời của
mình cho hoàn thiện nhất ngay trên lớp.
Buổi 6: Mô hình xương cá lần 1
*7h30-8h: cả nhóm thảo luận và nhận xét lại bài bánh xe cuộc đời lần 2
*8h5-11h: học và tìm hiểu về mô hình xương cá, định nghĩa mô hình xương cá, lợi
ích vàcông dụng của mô hình này, tìm hiểu về 5W và 5W1H
Hướng dẫn các bước làm mô hình xương cá để xác định nguyên nhân gốc rễ của
vấn đề thông qua việc đặt và trả lời các dạng câu hỏi 5W và 5W1H
Cách sử dụng:
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết.
Bước 2: Vẽ hình dạng xương cá.
Bước 3: Xác định các nguyên nhân chính của vấn đề và ghi vào các xương nhỏ.
Bước 4: Phân loại các nguyên nhân chính thành các nhóm.
-Con người (bản thân, gia đình)
-Nguyên vật liệu ( đầu vào)
-Máy móc ( thiết bị điện tử: điện thoại, laptop,…)
-Phương pháp
-Môi trường
-Đo lường ( số liệu)
Bước 5: Tiếp tục phân tích các nguyên nhân phụ cho đến khi tìm được nguyên
nhân gốc rễ.
Bước 6: Đề xuất giải pháp để giải quyết vấn đề.
Bài tập về nhà: sau khi học xong mô hình xương cá trên lớp, về nhà thực hành vẽ
mô hình lần 1 cụ thể, chi tiết
Buổi 7: Mô hình xương cá lần 2
*7h30-8h: thảo luận nhóm góp ý và bổ sung những ý còn thiếu
*8h-11h: tham khảo các mô hình xương cá khác, thông qua quá trình trao đổi và
làm việc nhóm và rút ra bài học cho mình, làm lại sơ đồ xương cá lần 2
Bài tập về nhà: hoàn thành bài sơ đồ xương cá lần và phân chia 5 nhóm tìm hiểu
và thuyết trình về viết CV và đơn xin việc, những lỗi lầm thường mắc phải khi đi
phỏng vấn, những câu hỏi nên đặt cho nhà tuyển dụng ,..
Buổi 8: Thuyết trình về CV và đơn xin việc
*7h30-11h: các nhóm lần lượt lên thuyết trình về bài CV và đơn xin việc. Cả lớp
cùng trao đổi, nhận xét, đặt câu hỏi về phần thuyết trình của từng nhóm và lựa
chọn nhóm có phần trình bày tốt nhất và gât ấn tượng, sáng tạo nhất
Bài tập về nhà: hoàn thành bài CV hoàn chỉnh theo những gì đã học trên lớp.
Buổi 9: Sửa bài CV và tổng kết
*7h30-9h30: các nhóm lần lượt trao đổi và sửa CV, sau đó nộp vào bìa sơ mi
*9h30-11h: tổng kết và kết thúc học phần

You might also like