You are on page 1of 3

BÀI TẬP NHÓM

Chủ đề 1: Tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” của Việt Nam sau Cách mạng Tháng
Tám năm 1945 và những chủ trương, sách lược về đối nội và đối ngoại của Đảng
(1945-1946). Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm rút ra trong giai đoạn này. Từ những
bài học kinh nghiệm của Đảng giai đoạn này, sinh viên có thể rút ra bài học gì cho
bản thân.
Chủ đề 2: Đường lối và sự chỉ đạo của Đảng trong kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ (1946-1954).
Chủ đề 3: Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thực hiện hòa
bình, thống nhất nước nhà (1954-1975).
Chủ đề 4: Chuyện thời bao cấp
Chuyện thời bao cấp
“Hôm ấy, mẹ tôi dậy sớm để đi xếp hàng mua thực phẩm. Trời mùa hè, nắng
và oi bức, mãi gần 12 giờ trưa bố con tôi vẫn chưa thấy mẹ về. Cả nhà sốt ruột vì
đã đến giờ cơm trưa. Rồi tôi nhìn thấy mẹ, thẫn thờ, mặt trắng bệch, dắt xe đạp đi
vào nhà. Tôi không bao giờ quên khuôn mặt mẹ tôi lúc ấy: Nước mắt còn đọng
trên mi, khuôn mặt ngơ ngác và thất thần. Mẹ chỉ nói được câu: Mất hết rồi... rồi
oà lên khóc. Khi mẹ đã bình tâm lại, cả nhà mới biết, khi mẹ xếp hàng mua thịt thì
bị rạch túi và kẻ gian đã lấy sạch tem phiếu và tiền. Ngày ấy, mất hết tem phiếu là
cả nhà nhịn ăn nhịn mặc cả tháng. Mẹ tiếc của quá không đi nổi xe đạp về nhà, cứ
vừa dắt xe về vừa khóc”. Theo ký ức của nhân vật đã từng sống trong thời bao cấp
được đăng trên trang Reds.VN (Chia sẻ tri thức cộng đồng).
Yêu cầu thảo luận:
1. Vì sao người mẹ trong câu chuyện phải xếp hàng cả buổi để đi mua lương
thực? Vì sao việc mất tem phiếu thì cả nhà có nguy cơ nhịn ăn, nhịn mặc cả
tháng?
2. Để khắc phục tình trạng trên, Đảng đã có những bước tìm tòi, khảo nghiệm
đường lối đổi mới kinh tế như thế nào trong giai đoạn (1976-1986). Ý
nghĩa của các bước tìm tòi khảo nghiệm này.

Chủ đề 5: Tại sao đến năm 1986 đổi mới đất nước là yêu cầu bức thiết, sống còn
của Việt Nam. Nội dung và ý nghĩa của đường lối đổi mới đất nước của Đại hội
VI. Đánh giá quá trình thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986-2021).
Chủ đề 6: Phân tích 5 bài học lớn về sự lãnh đạo của Đảng trong suốt quá trình
lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Từ những bài học này, sinh viên có thể vận dụng và
rút ra bài học gì cho bản thân. Chương số 3
Tài liệu tham khảo để làm bài:
1. Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam (2021), Nxb. Chính trị Quốc Gia Sự
thật.
2. Các Văn kiện Đảng
3. Website chính thống: https://dangcongsan.vn/
4. Ppt bài giảng của GV, giáo trình đã cung cấp cho SV trên LMS.
Yêu cầu bài tập nhóm
- Lớp chia 6 nhóm, mỗi nhóm tối đa 9 SV. Các nhóm bốc thăm chọn đề tài tại buổi
học đầu tiên.
- Các nhóm phân chia công việc cho các thành viên theo các đầu việc: Thuyết
trình, nội dung, kỹ thuật (ppt, âm thanh), cố vấn (trả lời câu hỏi của các nhóm khác và đặt
câu hỏi cho các nhóm khác) …
- Thời gian trình bày cho các nhóm, tối đa: 30 phút.
- Trong buổi thuyết trình, mỗi nhóm nộp danh sách nhóm, cùng sự phân công
nhiệm vụ, ai làm gì?
Ví dụ: BẢNG PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ LÀM VIỆC NHÓM
STT Tên (theo anphabet) Công việc được Mức độ hoàn
phân công thành (%)
1 Nguyễn Văn A Thuyết trình
2 Nguyễn Văn B Nội dung

Lịch học, bài tập, thuyết trình

Buổi học (tuần) Hoạt động Chuẩn bị của SV Hoạt động hỗ trợ
của GV
Buổi 1 (27/6) GV tổ chức lớp, Dự lớp, thành lập Sửa đề cương bài
hướng dẫn học bài mở nhóm, lên ý tưởng, tập nhóm
đầu và chương 1 phân công nhiệm vụ
cho các thành viên
Buổi 2 (4/7) -SV làm bài tập 1 Dự lớp, tham gia Góp ý, tổng kết
- Nhóm 1 thuyết trình thảo luận. bài
Buổi 3 (11/7) Nhóm 2, 3 thuyết Dự lớp, đặt câu hỏi Góp ý, tổng kết
trình. phản biện bài
Buổi 4 (18/7) Hoạt động ngoại khóa Xem phim và viết Hướng dẫn ngoại
bài cảm nhận theo khóa
yêu cầu.
Buổi 5 (25/7) Nhóm chủ đề 4, 5 Dự lớp, đặt câu hỏi Góp ý, tổng kết
thuyết trình phản biện. bài.
Kiểm tra giữa kỳ
Buổi 6 (1/8) Nhóm chủ đề 6 thuyết Dự lớp, đặt câu hỏi Góp ý, tổng kết
trình phản biện bài.

- Trong quá trình học, làm bài tập, tổ chức làm việc nhóm, có vấn đề cần trao đổi
thêm với GV, có thể email or điện thoại. Cô Huyền: huyenbt.ktl@uel.edu.vn,
- ĐT: 0902370848.

You might also like