You are on page 1of 3

Một số trao đổi đối với vấn đề làm việc nhóm để thuyết trình

các nội dung của môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin
Một số lưu ý với quá trình làm việc nhóm:
• Lập nhóm lớp chung của môn học này để đăng tải các nội dung chuẩn bị
của các nhóm và thông báo, trao đổi giữa các nhóm về môn học.
• Chia lớp thành 4 nhóm làm việc: Các em hợp tác để có phần thực hiện
tốt nhất.
• Sau khi nhận nội dung, các nhóm nghiên cứu kỹ nội dung đó trong giáo
trình, làm rõ, thảo luận cùng nhau về nội dung, nếu có vấn đề thì có thể
trao đổi với cô (trực tiếp, qua mail aipm@ptit.edu.vn, điện thoại:
0915570823)
• Sau khi thảo luận về nội dung, nhóm phân công các thành viên cùng
chuẩn bị nội dung trình chiếu, lấy các ví dụ minh họa các nội dung, khái
niệm, ý nghĩa và thuyết trình về nội dung đó, sẵn sàng chuẩn bị các
phương án trả lời các câu hỏi và thắc mắc của các nhóm khác.
- Trước ngày thuyết trình phải gửi phần nội dung và slide chuẩn bị cho
cô giáo và nhóm lớp để các bạn xem trước.
- Đến thời gian được phân công, nhóm sẽ thực hiện đúng lịch trình, nếu nhóm nào
không thực hiện được đúng thứ tự quy định sẽ bị điểm 0 cả nhóm.
- Nhóm thực hiện thuyết trình phần nội dung sẽ lần lượt:
+ Giới thiệu sơ qua nhóm và nội dung trình bày
+ Trình bày nội dung: Không dưới 30 phút. Tất cả các thành viên bật cam trong
toàn bộ quá trình thuyết trình, thảo luận
+ Kỹ năng thuyết trình đảm bảo việc làm chủ nội dung, không đọc slide, diễn đạt
rõ ràng, sinh động, đảm bảo tốc độ vừa phải, có điểm dừng tương tác với các bạn
trong lớp.
+ Cuối bài trình bày có phần vận dụng kiến thức, tóm lược các nội dung đã trình
bày.
+ Dẫn dắt phần thảo luận, lấy ý kiến nhận xét và các câu hỏi của các nhóm (các
nhóm và cá nhân sẽ có thêm điểm + hoặc – trong phần thảo luận này)
+ Có 5 phút thảo luận nhóm phương án trao đổi lại và trả lời, các thành viên thay
nhau trả lời (trong thời gian suy nghĩ có thể bổ sung phần câu hỏi trắc nghiệm, trò
chơi củng cố bài học tránh thời gian chết).
Đối với các nhóm không thuyết trình phải đọc trước nội dung, tích cực thảo
luận, nhận xét và đặt câu hỏi, có điểm cộng cho các cá nhân tích cực, ngược lại
sẽ bị trừ điểm.
Sau khi cô cho gói điểm trung bình cho cả nhóm thì nhóm thống nhất dưới sự điều
hành của nhóm trưởng cho điểm các thành viên và nộp lại bảng điểm của các thành
viên cho cô, những thành viên không làm việc thì không được tham gia tính điểm.
Đối với các nhóm không thuyết trình phải đọc trước nội dung, tích cực thảo
luận, nhận xét và đặt câu hỏi, có điểm cộng cho các cá nhân tích cực, ngược lại
sẽ bị trừ điểm.
PHÂN CÔNG CÁC NHÓM: Mỗi kíp học 1 nhóm sẽ thuyết trình
NHÓM 1: (CHƯƠNG 5)
5.1. KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT
NAM
• Tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam
• Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
• Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
NHÓM 2: (CHƯƠNG 5)
5.3. CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM
- Khái niệm lợi ích kinh tế, bản chất và biểu hiện của lợi ích kinh tế
- Khái niệm quan hệ lợi ích kinh tế; sự thống nhất và mâu thuẫn trong các quan hệ
lợi ích kinh tế; các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế; một số quan hệ
lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường; phương thức thực hiện lợi ích
kinh tế trong các quan hệ lợi ích kinh tế chủ yếu
- Vai trò của nhà nước trong việc đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích

NHÓM 3: (CHƯƠNG 6)
6.1. CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM
- Khái niệm cách mạng công nghiệp và khái quát lịch sử các cuộc cách mạng công
nghiệp; vai trò của cách mạng công nghiệp đối với phát triển
- Công nghiệp hóa và các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới
- Tính tất yếu khách quan và nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
Nam
NHÓM 4: (CHƯƠNG 6)
6.2. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM
- Khái niệm và sự cần thiết khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế
- Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế
- Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển kinh tế của Việt Nam
- Khái quát một số phương hương nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong
phát triển kinh tế của Việt Nam

You might also like