You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


BỘ MÔN QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP KINH DOANH

BÀI TẬP LỚN

HỌC PHẦN: KHỞI SỰ KINH DOANH


MÃ LHP: 2325CEMG4111

GVGD: Chu Đức Trí

MÃ SỐ ĐỀ/ TÊN ĐỀ TÀI: 2

Số Họ và tên Mã số Lớp Ký nộp Điểm bài tập Điểm Ghi


báo SV/HV hành Chấm Chấm kết chú
danh chính 1 2 luận
6 Nguyễn Thị Bảo 22D140025 K58I3

Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…


Giảng viên chấm 2 Giảng viên chấm 1
(Ký & ghi rõ họ tên) (Ký & ghi rõ họ tên)

HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2022 - 2023


1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh xã hội hiện nay, sự sáng tạo và tinh thần đổi mới, dám nghĩ dám
làm luôn được khuyến khích phát triển, đặc biệt là ở giới trẻ. Vận dụng vào quá trình
xây dựng kinh tế, khởi sự kinh doanh (hay khởi nghiệp) đang là chủ đề thời sự, nhận
được sự quan tâm rộng rãi trong xã hội Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Những
cá nhân hay doanh nghiệp khởi nghiệp đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng
của mình trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước, tạo công
ăn việc làm cho người lao động, phát huy nguồn lực và sức sáng tạo của bản thân.
Hiểu được tầm quan trọng của việc khởi nghiệp, Chính phủ ta đã và đang đề ra hàng
loạt các chính sách, giải pháp để hỗ trợ và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, đặc
biệt là ở giới trẻ.
Không nằm ngoài xu hướng đó, trường Đại học Thương Mại cũng xây dựng
chương trình đạo tạo với học phần “Khởi sự kinh doanh”, tạo bước đầu trong việc xây
dựng những nền tảng về kiến thức khởi nghiệp đến với sinh viên. Dưới đây là kết quả
bài tập lớn của em, với nội dung gồm 3 phần chính: Mô hình PEC và kế hoạch cá
nhân, Bài luận ngắn về ngành kinh doanh tiềm năng trong tương lai, Xây dựng ý tưởng
kinh doanh. Trong quá trình hoàn thiện bài tập, em khó tránh khỏi những sai sót, kính
mong các thầy cô đóng góp ý kiến để em có thể rút kinh nghiệm cho những lần sau.
Em xin chân thành cảm ơn.
2

PHẦN NỘI DUNG

A. Mô hình PEC và kế hoạch cá nhân


1. Đánh giá bản thân theo mô hình PEC

Dưới đây là bảng kết quả đánh giá bản thân của em dựa trên mô hình PEC

Bảng 1.1: Câu hỏi đánh giá bản thân theo mô hình PEC
ST Điểm đánh
Tình huống thực tế
T giá
1 Tôi tìm những công việc cần làm 4
Khi đối mặt với một vấn đề khó khăn, tôi dành rất nhiều thời 5
2
gian để tìm ra giải pháp
3 Tôi hoàn thành công việc đúng thời gian đã định 4
Tôi cảm thấy buồn phiền khi công việc không được hoàn thành 4
4
tốt
Tôi thích các tình huống mà tôi có thể kiểm soát được càng 5
5
nhiều càng tốt
6 Tôi thích suy ngẫm về tương lai 4
Mỗi khi bắt đầu một nhiệm vụ hay một dự án mới, tôi luôn thu 3
7
thập rất nhiều thông tin trước khi thực sự bắt tay vào làm.
Tôi lập kế hoạch cho một dự án cỡ lớn bằng cách phân nhỏ nó 2
8
thành các mục tiêu có quy mô nhỏ hơn.
9 Tôi được người khác ủng hộ các đề xuất của tôi. 3
Tôi cảm thấy tin tưởng rằng tôi sẽ thành công trong mọi việc 3
10
tôi làm.
Dù tôi nói chuyện với bất kỳ ai, tôi luôn tỏ ra mình là người 4
11
biết nghe người khác nói.
Tôi chủ động làm các công việc trước khi tôi được người khác 3
12
yêu cầu làm việc đó.
Tôi cố gắng nhiều lần để yêu cầu người khác làm những điều 2
13
tôi muốn họ làm.
14 Tôi giữ vững lời tôi đã hứa. 3
15 Công việc của tôi tốt hơn công việc của những người cùng làm 3
3

với tôi.
Tôi không thử làm một điều gì mới nếu như không chắc chắn 3
16
rằng tôi sẽ thành công.
Tôi cảm thấy thật phí thời giờ nếu phải lo lắng về cuộc đời của 1
17
mình sẽ ra sao.
Tôi tìm kiếm lời khuyên ở những người hiểu biết nhiều về 3
18
những việc mà tôi đang phải làm.
Tôi suy nghĩ về ưu điểm, nhược điểm hoặc các cách khác nhau 4
19
để thực hiện công việc.
Tôi không bỏ nhiều thời gian suy nghĩ về việc làm thế nào để 3
20
có ảnh hưởng nhiều đến những người khác.
Tôi thay đổi ý kiến nếu những người khác hoàn toàn bất đồng 2
21
với tôi.
Tôi cảm thấy rất bực bội nếu tôi không thể làm theo cách của 4
22
tôi.
23 Tôi thích những thử thách và các cơ hội mới. 3
Khi có điều gì cản trở công việc mà tôi đang cố gắng làm, tôi 4
24
vẫn tiếp tục cố gắng để hoàn thành việc đó bằng được.
Tôi sẵn sàng làm công việc của người khác trong trường hợp 3
25
cần phải hoàn thành công việc đó cho đúng hạn.
26 Tôi buồn bực nếu như thời gian của tôi bị bỏ phí. 4
Tôi cân nhắc khả năng thành công hoặc là thất bại trước khi 3
27
quyết định làm một việc nào đó.
Tôi càng biết cụ thể về những gì tôi muốn trong cuộc đời bao 5
28
nhiêu, tôi càng có cơ hội thành công nhiều bấy nhiêu.
Tôi hành động mà chẳng cần phí thời gian cho việc thu thập 2
29
thông tin.
Tôi cố gắng suy nghĩ về tất cả các vấn đề tôi có thể sẽ gặp phải 4
30
và lên kế hoạch phải làm gì nếu quả thực các vấn đề đó xảy ra.
Tôi nhờ những người quan trọng giúp đỡ để hoàn thành các 2
31
mục tiêu của tôi.
32 Trong khi thử làm một việc gì đó khó khăn, tôi tin tưởng rằng 4
4

tôi sẽ thành công.


33 Trong quá khứ tôi đã từng thất bại. 3
34 Tôi thích những công việc mà tôi biết rõ và cảm thấy thoải mái. 4
Khi đối mặt với những khó khăn, tôi nhanh chóng chuyển sang 3
35
làm các công việc khác.
Khi tôi làm việc cho một ai đó, tôi đặc biệt cố gắng để người 4
36
đó hài lòng về công việc của tôi.
Tôi không khi nào hoàn toàn bằng lòng với những cách làm 2
37
việc đã có, tôi luôn nghĩ rằng còn có thể có cách khác tốt hơn.
38 Tôi làm những việc phiêu lưu mạo hiểm. 2
39 Tôi có kế hoạch rất rõ ràng cho cuộc đời của tôi. 3
Khi tôi thực hiện một công việc cho ai đó, tôi đặt ra rất nhiều 3
40 câu hỏi để có thể chắc chắn rằng tôi đã hiểu đúng những gì
người đó muốn.
Tôi giải quyết các vấn đề khi chúng đã nảy sinh, chứ không 2
41
chịu mất thời gian để dự đoán những vấn đề này.
Để đạt được mục đích của tôi, tôi suy nghĩ về các giải pháp 2
42 mang lại lợi ích cho tất cả những ai tham gia vào công việc
này.
43 Tôi làm công việc rất tốt. 4
44 Đã từng có trường hợp tôi lừa dối ai đó. 2
Tôi thử làm những việc hoàn toàn mới và khác lạ đối với 4
45
những gì tôi đã làm trước đây.
Tôi thử rất nhiều cách để khắc phục những cản trở việc đạt 4
46
được mục đích của tôi.
Gia đình và cuộc sống riêng tư có tầm quan trọng đối với tôi 3
47
hơn là các thời hạn mà tôi đã đặt ra cho mình.
Tôi không tìm được cách thức để có thể hoàn thành nhiệm vụ 2
48
nhanh hơn cả trong công việc và cuộc sống.
49 Tôi làm những công việc mà người khác cho là mạo hiểm. 3
Tôi lo lắng cho việc hoàn thành các mục tiêu trong tuần chẳng 4
50
kém gì lo lắng cho các mục tiêu trong cả năm.
51 Tôi tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để giải quyết 4
5

các nhiệm vụ hay thực hiện các dự án của mình.


Nếu cách tiếp cận vấn đề này không thành công thì tôi suy nghĩ 3
52
tìm cách tiếp cận khác.
Tôi có khả năng làm cho những người có quan điểm hoặc ý 3
53
tưởng vững chắc phải thay đổi ý kiến.
Tôi giữ vững các quyết định của mình kể cả trong trường hợp 4
54
những người khác bất đồng với tôi.
55 Khi tôi không biết điều gì đó, tôi công nhận là tôi không biết. 4

Bảng 1.2: Bảng tự đánh giá các năng lực cá nhân

Kết quả đánh giá Điểm PEC

4 3 3 3 4 17
+ + - + +6 = Tìm kiếm cơ hội
(1) (12) (23) (34) (45)

5 2 4 3 4
+ + - + +6 = 18 Kiên định
(2) (13) (24) (35) (46)

4 3 3 4 3
+ + + - +6 = 17 Gắn bó với công việc
(3) (14) (25) (36) (47)

4 3 4 2 2 Đòi hỏi cao về chất lượng và


+ + + - +6 = 15
(4) (15) (26) (37) (48) hiệu quả

5 3 3 2 3 16 Chấp nhận rủi ro


- + + + +6 =
(5) (16) (27) (38) (49)
21 Có mục tiêu rõ ràng
6

4 1 5 3 4
- + + + +6 =
(6) (17) (28) (39) (50)

3 3 2 3 4
+ - + + +6 = 17 Chịu thu thập thông tin
(7) (18) (29) (40) (51)

2 4 4 2 3 Có hệ thống trong lập kế hoạch


+ + - + +6 = 17
(8) (19) (30) (41) (52) và quản lý

Có sức thuyết phục và tạo dựng


3 3 2 2 3
- + + + +6 = 13 mối quan hệ
(9) (20) (31) (42) (53)

3 2 4 4 4
- + + + +6 = 19 Tự tin
(10) (21) (32) (43) (54)

Tổ Tổng số điểm của các PEC = 170

4 4 3 2 4
- - - + +18 = 17 Yếu tố hiệu chỉnh
(11) (22) (33) (44) (55)

Bảng 1.3: Bảng điểm sau hiệu chỉnh


Điểm ban Điểm phải Điểm sau
STT PEC
đầu trừ hiệu chỉnh
1 Tìm kiếm cơ hội 17 0 17
2 Kiên định 18 0 18
3 Gắn bó với công việc 17 0 17
7

4 Chấp nhận rủi ro 16 0 16


5 Đòi hỏi cao về chất lượng,
15 0 15
hiệu quả
6 Có mục tiêu rõ ràng 21 0 21
7 Chịu thu thập thông tin 17 0 17
8 Có tính hệ thống trong lập
17 0 17
kế hoạch và quản lý
9 Có sức thuyết phục và tạo
13 0 13
dựng mối quan hệ
10 Tự tin 19 0 19
Tổng số điểm đã hiệu
170 0 170
chỉnh

Dựa trên kết quả đã thực hiện, em tiến hành xây dựng biểu đồ sau:
Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện đặc trưng cá nhân PEC
8

21
18 19
17 17 16 15 17 17
13

Tìm kiếm Kiên định Gắn bó Chấp Đòi hỏi Có mục Chịu thu Có tính hệ Có sức Tự tin
cơ hội với công nhận rủi cao về tiêu rõ thập thống thuyết
việc ro chất ràng thông tin trong lập phục và
lượng, kế hoạch tạo dựng
hiệu quả và quản lý mối quan
hệ

Đặc trưng cá nhân PEC

2. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Dựa trên kết quả của mô hình PEC, đồng thời căn cứ vào 3 nhóm năng lực, em
tự nhận định thấy bản thân mình có những điểm mạnh, yếu như sau:
 Điểm mạnh:
a) Nhóm các khả năng giúp thành đạt:

Tính kiên định: với số điểm PEC là 18, em nhận thấy đây là một điểm mạnh
của bản thân. Trong quá trình khởi nghiệp, không khó để thấy rằng con đường kinh
doanh sẽ gặp nhiều trở ngại. Do vậy, sự kiên định là một yếu tố mà theo em là rất quan
trọng. Việc kiên trì theo đuổi công việc mặc dù có nhiều khó khăn thể hiện sự nỗ lực
và thậm chí là những đánh đổi, hy sinh để hoàn thành những mục tiêu trong công việc.
Với sự kiên định, em nhận thấy bản thân có khả năng giữ vững được quan điểm ngay
cả khi đối mặt với những ý kiến đối lập, bởi em luôn tin vào những sự đánh giá và
nhìn nhận dưới lăng kính của bản thân. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với sự
bảo thủ, bởi em vẫn giữ được sự tỉnh táo để chọn lọc những ý kiến và góp ý hợp lý để
có thể cải thiện hiệu suất công việc, nhưng không để bản thân bị chi phối hoàn toàn
bởi quan điểm của người khác.
b) Nhóm các khả năng về kế hoạch

Ở nhóm này, em nhận thấy khả năng Có mục tiêu rõ ràng với 21 điểm, là một
điểm mạnh của bản thân. Đối với bất kì một công việc nào, em luôn đặt mục tiêu cụ
thể trước khi thực hiện, rồi từ đó xây những kế hoạch theo từng bước nhỏ để có thể
9

hoàn thành mục tiêu. Điều này giúp em có thể cẩn thận hơn trong việc đưa ra quyết
định quan trọng, tránh được các rủi ro có thể xảy ra. Một mục tiêu cụ thể với những lợi
ích cụ thể sẽ là động lực giúp em vượt qua những khó khăn để hoàn thành công việc.
Một kế hoạch chi tiết sẽ là kim chỉ nam để em từng bước tiến gần đến mục tiêu.

c) Nhóm các khả năng về quyền lực

Ở nhóm này, Tự tin chính là một điểm mạnh mà em nhận thấy rằng bản thân
mình có được. Em tự tin bởi em tin tưởng mạnh mẽ vào khả năng của bản thân và
đồng thời biết chấp nhận những khuyết điểm của chính mình để sửa đổi và từng ngày
hoàn thiện bản thân, rồi từ đó lại có thêm cơ sở để tự tin vào chính mình. Với em sự tự
tin còn là việc dám đón nhận thử thách, hoàn thành những nhiệm vụ khó khăn, bởi khi
mình tin vào năng lực của bản thân, cũng là việc hiểu được rõ nhất con người của
mình, biết được khả năng của mình tới đâu. Đây cũng là một cách để gia tăng trải
nghiệm của bản thân, nâng cao trình độ để phát triển bản thân.
 Điểm yếu:
a) Nhóm các khả năng giúp thành đạt:

Đòi hỏi cao về chất lượng và hiệu quả: Việc luôn đặt ra một kết quả cao sẽ giúp
chúng ta có động lực để cố gắng hoàn thành công việc ở mức tốt nhất. Tuy nhiên bản
thân em đôi khi còn rơi vào trạng thái làm việc với suy nghĩ làm cho xong chứ không
phải làm cho tốt. Điều này xảy ra do việc em không được tập trung trong một số tình
huống, dẫn tới khả năng phân tích kém đi, động lực làm việc bị giảm sút dẫn tới hiệu
quả công việc còn chưa cao. Khi gặp khó khăn thì em đôi lúc sẽ cố làm sao để đạt
được một chữ “xong” chứ chưa thực sự để tâm đến chất lượng.
b) Nhóm các khả năng về quyền lực

Một điểm yếu khá lớn của em là còn yếu trong khả năng thuyết phục và tạo
dựng các mối quan hệ. Em thường gặp khó khăn trong việc tạo dựng các mối quan hệ,
từ đó khiến em ít tìm được sự giúp đỡ trong hoàn cảnh khó khăn, khiến cho hiệu quả
công việc đôi khi bị giảm sút.
Ngoài ra, các nhóm PEC như: tìm kiếm cơ hội, gắn bó với công việc, chấp nhận rủi ro,
có tính hệ thống trong lập kế hoạch và quản lý, chịu tìm kiếm thông tin, với số điểm
16-17 ở mức trung bình, em nhận thấy bản thân có những cô hội để phát triển thêm
10

những khả năng này để biến nó trở thành điểm mạnh của mình.
 Kết luận

Như vậy, thông qua việc tự đánh giá bản thân dựa trên mô hình PEC, mặc dù
vẫn còn tồn tại những yếu điểm về khả năng thuyết phục và tạo dựng các mối quan hệ,
đòi hỏi cao về chất lượng và hiệu quả công việc, nhưng với những thế mạnh về tính
kiên định, sự tự tin và có mục tiêu rõ ràng, kết hợp với các khả năng khác cũng ở mức
trung bình khá (không quá thấp), em nhận thấy bản thân mình tương đối phù hợp với
vai trò người khởi sự kinh doanh. Đối với em, quan trọng nhất vẫn là bản thân có được
sự đam mê đối với công việc này. Khi bản thân thực sự mong muốn khởi nghiệp và đặt
toàn bộ sự ưu tiên vào nó, thì từ đó mới có thể kiên trì trong việc hoàn thiện bản thân,
phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, trau dồi thêm những kiến thức và kỹ năng
cần thiết để tạo ra con đường khởi nghiệp thành công cho riêng mình.
 Sự chuẩn bị để trở thành người kinh doanh thành công

Để có sự chuẩn bị tốt nhất cho khởi sự kinh doanh, em nghĩ rằng mình cần tiếp
tục phát huy những thế mạnh sẵn có, đồng thời khắc phục những yếu điểm còn tồn tại
để ngày càng hoàn thiện bản thân, từng bước xây những nấc thang vững vàng trên con
đường hướng tới mục tiêu thành công khi khởi sự kinh doanh. Cụ thể, dựa trên mô
hình PEC ở trên, em xin trình bày một số phương án cụ thể như sau:
1. Tính cách và điều kiện cá nhân

Quyết tâm: Sự quyết tâm sẽ giúp em sẵn sàng dành tài nguyên và thời gian của
bản thân cho quá trình khởi sự kinh doanh, đặt việc kinh doanh lên trên hết. Việc khởi
nghiệp không bao giờ là dễ dàng hay nhanh chóng, do vậy khi có sự quyết tâm cao,
đồng nghĩa với việc em dám đầu tư thời gian cho việc kinh doanh lâu dài và chấp nhận
rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh.
Động cơ: Có được động cơ rõ ràng sẽ giúp bản thân có nhiều động lực để bắt
tay vào việc khởi nghiệp. Em luôn xác định rõ mục đích mình kinh doanh là để tìm
kiếm điều gì, bản thân có thực sự muốn kinh doanh hay không, kinh doanh có thể đem
lại cho mình những lợi ích gì. Theo em động cơ càng rõ ràng thì càng dễ tạo ra con
đường để tiến đến thành công.
Thành thật: Không điều gì có thể tạo ra sự kết nối chặt chẽ bằng sự thành thật
và chân thành. Chính việc thành thật với đối tác, nhân viên, khách hàng sẽ giúp tạo
11

dựng được chữ tín, tạo được danh tiếng tốt, sẽ giúp ích rất nhiều trong việc xây dựng
các mối quan hệ kinh doanh. Không một người nào thích làm việc với những người
dối trá, bởi kinh doanh không chỉ đơn thuần là làm mọi cách để tìm kiếm lợi nhuận.
Sức khỏe: Quá trình khởi sự kinh doanh sẽ đòi hỏi phải đánh đổi nhiều thời
gian và công sức, công việc sẽ rất vất vả và nhiều áp lực. Do vậy chuẩn bị một sức
khỏe tốt sẽ giúp em làm việc tích cực và duy trì được tính liên tục của công việc, tránh
rơi vào tình trạng kiệt sức, dễ dẫn tới việc sa sút cả về sức khỏe tinh thần.
Chấp nhận rủi ro: Không ai dám chắc chắn tương lai, đồng nghĩa với việc người
kinh doanh luôn phải trong tâm thế sẵn sàng đối diện với những tình huống xấu có thể
xảy ra như nguy cơ thua lỗ và mất vốn. Tuy nhiên, chấp nhận rủi ro không có nghĩa là
cứ nhắm mắt làm liều, mà phải biết cân nhắc kỹ càng, tính toán đến các khả năng, chỉ
nên để xảy ra những rủi ro có thể chấp nhận được hay có nghĩa là việc rủi ro đó xảy
đến có thể mang đến những lợi ích sau này nếu được giải quyết đúng cách.
Quyết đoán: Khi khởi sự kinh doanh, chúng ta sẽ phải tự mình giải quyết rất
nhiều vấn đề, thậm chí phải ra quyết định khi có rất ít thông tin trong tay. Trong tình
huống như vậy thì sự quyết đoán là rất cần thiết, chúng ta không thể lưỡng lự quá lâu
vì rất có thể khi đó một cơ hội sẽ trôi qua.
Điều kiện gia đình: Em sẽ cố gắng để tìm được sự ủng hộ từ phía gia đình vì
đối với em đây còn là một nguồn động lực to lớn để bản thân mình cố gắng. Sự hậu
thuẫn từ gia đình sẽ mang đến những lợi ích cả về mặt kinh tế và tinh thần hay đôi lúc
còn là những lời khuyên, giúp em có thêm nhiều lăng kính để nhìn nhận vấn đề, hỗ trợ
việc ra quyết định.
Tình hình tài chính: Đây là điều kiện tất yếu cho khởi sự kinh doanh mà em
nghĩ phải chuẩn bị kĩ càng. Sẽ là một lợi thế lớn khi có tiềm lực tài chính vững vàng
khi khởi nghiệp, hỗ trợ việc kinh doanh diễn ra trơn tru hơn. Nếu tài chính quá eo hẹp,
sẽ khiến bản thân bị phụ thuộc quá nhiều vào kết quả kinh doanh. Khi khởi nghiệp, em
sẽ lựa chọn huy động tài chính từ gia đình trước tiên, rồi sau đó là lựa chọn kêu gọi
đầu tư rồi cuối cùng sẽ là đi vay ngân hàng.
2. Tay nghề kỹ thuật:

Đây là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trọng việc quyết định đến chất lượng
của các sản phẩm/dịch vụ trong từng lĩnh vực kinh doanh mà người khởi sự hướng tới.
Do vậy, để có thể chuẩn bị cho việc khởi nghiệp thành công, em nghĩ rằng cần thiết
12

phải trang bị cho mình những kiến thức thực hành quan trọng, luyện tập hàng ngày để
nâng cao tay nghề.
3. Kiến thức về môi trường kinh doanh hiện tại

Tìm hiểu càng kỹ về môi trường kinh doanh trước khi khởi nghiệp, thì sức cạnh
tranh sẽ càng cao, khả năng tồn tại và thành công của công việc cũng tăng lên. Bởi khi
nắm rõ về các yếu tố như: môi trường vĩ mô, vi mô, đối thủ cạnh tranh, nhu cầu khách
hàng,.. em sẽ có thể xây dựng những chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp nhất với
tình hình hiện tại, từ đó hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.
4. Năng lực quản trị

Làm khởi sự kinh doanh đồng nghĩa với việc sẽ trở thành người làm chủ công
việc kinh doanh của mình, do vậy năng lực về quản trị là rất quan trọng. Cần phải trau
dồi những kỹ năng như lập kế hoạch, quản lý nhân viên, quản lý tài chính, kiểm soát
các hoạt động kinh doanh, chuỗi cung ứng,.. Tất cả đều đòi hỏi ở người khởi sự một
tinh thần nỗ lực, ham học hỏi và hoàn thiện bản thân theo từng ngày.
5. Trau dồi những kinh nghiệm cần thiết

Đây là một yếu tố quan trọng bởi khi làm khởi sự đồng nghĩa với việc bản thân
chưa có lượng kiến thức về kinh doanh đủ rộng và sâu. Do vậy việc có ý thức trau dồi
kinh nghiệm là một cách rất hiệu quả trong việc đặt nền móng cho những bước tiếp
theo sau này.
Trang bị kiến thức cho bản thân: những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực kinh
doanh mình lựa chọn là điều tất yếu đầu tiên phải có. Những kiến thức này có thể đến
từ giảng đường đại học hay từ các buổi diễn thuyết và hội thảo. Đại học sẽ mang đến
những kiến thức lý thuyết trọng tâm làm nền tảng, còn các buổi diễn thuyết sẽ mang
lại những lời khuyên thực tế của những người đã từng thành công trong lĩnh vực của
họ, có thể giúp bản thân em có thêm những góc nhìn mới về con đường kinh doanh
của bản thân.
Tìm một người hướng dẫn (leader) nếu có thể: sẽ thật tuyệt vời nếu có được
một người leader luôn bên cạnh sát sao và đưa ra những lời khuyên khi mình rơi vào
tình huống bế tắc. Bởi họ là những người đi trước, có kinh nghiệm trong việc giải
quyết các tình huống tương tự. Theo em, sự chân thành và năng lực của bản thân chính
là công cụ hữu ích nhất để thiết lập mối liên kết và tạo dựng mối quan hệ win – win.
13

6. Chịu trách nhiệm

Đây là một yếu tố cơ bản trong quá trình khởi sự kinh doanh nhưng không phải
ai cũng làm được. Rủi ro trong quá trình khởi sự tương đối cao nên việc dám chịu
trách nhiệm cho những bước đi sai lầm của mình cũng là một cách để khiến các đối tác
có cái nhìn tích cực và có thể tạo tiền đề cho những bước hợp tác sau này nếu có.
B. Bài luận ngắn
1. Mở đầu

Trải qua hàng chục năm, đất nước của chúng ta đã và đang không ngừng phát
triển để có thể chạy đua với bạn bè khu vực và quốc tế. Tất nhiên trên cuộc hành trình
này, sẽ có những biến động làm chúng ta bắt buộc phải thay đổi để thích nghi và vươn
mình mạnh mẽ trên bản đồ thế giới. Trong đó, xu hướng kinh doanh chính là một yếu
tố bị biến chuyển nhiều nhất theo vòng quay vận hàng của thị trường, sự phát triển của
nhân loại và cả nhu cầu của con người. Điều này buộc các nhà kinh doanh phải có sự
nhạy bén để không trở thành kẻ bị bỏ lại phía sau. Trong thời đại mà công nghệ số
đang phát triển như vũ bão, không khó để dự đoán rằng 5-10 năm tới, những ngành
kinh doanh liên quan đến công nghệ thông tin và công nghệ số hiện đại sẽ trở thành xu
hướng. Trong bài luận này, em sẽ phân tích về một ngành kinh doanh mà em thấy rằng
nó sẽ có tiềm năng phát triển trong lương lai, đó là Dịch vụ in 3D.
2. Xu hướng

Công nghệ in 3D là một phương pháp sản xuất dựa trên công nghệ tiên tiến,
từng lớp bồi đắp lên để hình thành dần chi tiết, với độ chính xác của từng lớp in là
mm. Điều này cơ bản khác với bất kỳ kỹ thuật sản xuất truyền thống nào hiện có. Sự
bùng bổ của công nghệ này bắt đầu cách đây vài năm. Nó thu hút mạnh mẽ sự chú ý
của truyền thông và công chúng. Đây thực sự là một tiềm năng rất lớn cho ngành sản
xuất chế tạo trên thế giới cũng như tại Việt Nam bởi khả năng có thể tạo ra mọi sản
phẩm 3D tùy chỉnh theo từng nhu cầu.
Năm 2003 là thời điểm đầu tiên công nghệ in 3D có mặt tại Việt Nam. Đến năm
2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết định số 13/2017/QĐ-TTg bổ sung
Công nghệ in 3D vào Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển; bổ sung
Dịch vụ in 3D vào Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển.
Từ đó có thể thấy, đây thực sự là một ngành tiềm năng, đón đầu xu hướng phát triển
14

trong tương lai.


3. Tiềm năng của ngành

Công nghệ in 3D đem lại rất nhiều lợi thế trong quy trình hoạt động sản xuất
của doanh nghiệp và nhà máy sản xuất, do vậy việc cung ứng Dịch vụ in 3D chắc chắn
sẽ thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng. Không chỉ giúp giảm chi phí sản xuất
khuôn và đầu tư máy móc, in 3D còn giúp giảm cả chi phí nhân công trên phần công
việc thực hiện, bởi chỉ cần một người duy nhất khởi động, điều khiển máy sản xuất
theo bản thiết kế được tải lên. Trong khi đó, mô hình sản xuất truyền thống sẽ cần một
vài khâu cũng như nhiều hơn một nhân công để vận hành để lắp ráp ra một thành phẩm
tương đương.
Với công nghệ in 3D, công việc sản xuất sản phẩm thử nghiệm trở nên dễ dàng hơn và
với giá thành rẻ hơn. Khi đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng thử nghiệm và thu thập
phản hồi từ khách hàng để kiện toàn sản phẩm của mình, giảm thiểu rủi ro về sự đón
nhận của khách hàng. Không những thế, trong quy trình sản xuất, doanh nghiệp và nhà
máy cũng có thể tính toán chi phí, hiệu suất và các chỉ số hiệu quả của dây chuyền
thay vì phải sản xuất một số lượng lớn thành phẩm để có đủ số liệu mẫu.
Các dây chuyền in 3D sẽ không cần phải được thay khuôn hay chỉnh sửa nhiều
thiết lập mỗi khi thiết kế của thành phẩm thay đổi, vì vậy, không gây ảnh hưởng đến
dây chuyền sản xuất chính. Đây là cơ sở để doanh nghiệp sẵn sàng “sai” khi thiết kế và
tạo ra các sản phẩm mới.
Nhờ in 3D, thời gian thử nghiệm được rút ngắn, doanh nghiệp có thể nhanh
chóng đưa thiết kế thành phẩm mới vào trong sản xuất, đưa sản phẩm ra thị trường, và
tạo ưu thế dẫn đầu.
Với mô hình sản xuất truyền thống, các chi tiết phức tạp sẽ gây khó khăn trong
sản xuất do hạn chế của các công nghệ truyền thống như CNC. Khi áp dụng công nghệ
in 3D, các thành phẩm với chi tiết và hình thái phức tạp sẽ không còn là một rào cản
đối với các nhà sản xuất.
So với phương thức sản xuất truyền thống, ví dụ như ép nhựa, công nghệ in 3D
sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều nguyên liệu và vật tư thừa. Đồng thời, doanh nghiệp
cũng có thể hạn chế được lượng thành phẩm cần được sản xuất sẵn, kéo theo việc giảm
bớt áp lực về kho bãi.
4. Quy mô thị trường
15

Chính bởi những lợi ích tuyệt vời đó mà công nghệ in 3D ngày nay đang được
ứng dụng ngày càng nhiều trong đa dạng các lĩnh vực.
Ứng dụng trong quá trình tạo ra mẫu sản phẩm mới: Trong quá trình thiết kế
sản phẩm, để thỏa mãn nhu cầu tạo nên những mô hình mẫu của sản phẩm với tính
chân thực cao, khách hàng sẽ tìm đến dịch vụ in 3D. Công nghệ này có thể tạo nên sản
phẩm chất lượng cao bằng việc xử lý vật in và thực hiện bước đánh bóng.
Trong ngành y tế: Ngành y tế cũng là ngành sử dụng nhiều đến công nghệ máy
in 3D. Phổ biến nhất là ứng dụng khi thực hiện những mô hình giải phẫu các bộ phận
trên cơ thể người bao gồm răng giả, tai giả, xương,… Ngoài ra, người ta còn thử
nghiệm công nghệ y tế mới, công tác nghiên cứu y khoa… dựa trên công nghệ in 3D.
Đặc biệt, công nghệ in 3D còn được ứng dụng để tạo ra các mô sinh học (Bioprinting).
Ứng dụng này được mong đợi tạo nên những bộ phận trên cơ thể con người. Trong
tương lai, việc tạo nên các mô sinh học sẽ phục vụ việc thay thế, cấy ghép thận, tim,
da,… bị tổn thương.
Trong ngành điện tử: Ngành điện tử Việt Nam cũng ứng dụng công nghệ 3D
ngày càng nhiều. Việc sử dụng máy in 3D cho ra đời những bộ phận điện tử có chi tiết
phức tạp từ nhiều chất liệu khác nhau.
Trong ngành thời trang: Trong lĩnh vực thời trang, công nghệ in 3D góp phần
sản xuất ra các loại trang sức, trang phục mới lạ, độc đáo và bắt mắt. Ngành thời trang
thế giới đã vận dụng công nghệ này từ sớm để thúc đẩy sự phát triển vượt bậc.
Trong ngành hàng không vũ trụ: Trong ngành hàng không vũ trụ, máy in 3D có
vai trò cực kỳ quan trọng. Công nghệ này dùng để tạo ra những linh kiện, bộ phận
phức tạp cho máy bay. Trong tương lai, công nghệ in 3D có thể du hành không gian,
giúp các nhà du hành vũ trụ tự thay thế hoặc tạo ra các bộ phận khi cần.
Ngoài ra vẫn còn rất nhiều những ứng dụng khác trong giáo dục, kiến trúc,.. Có
thể một số ứng dụng mới chỉ xuất hiện trên thế giới hay còn khá mới với thị trường
Việt Nam, nhưng chúng ta không thể phủ nhận được tiềm năng phát triển của công
nghệ này. Đặc biệt trong thời đại 4.0 ngày nay, nhu cầu của con người ngày càng phức
tạp và đa dạng, nên trong tương lai 5-10 năm tới, rất có thể sẽ còn xuất hiện thêm
nhiều ứng dụng khác của công nghệ tuyệt vời này. Từ đó, nó sẽ kéo theo sự phát triển
của ngành kinh doanh Dịch vụ in 3D bởi có nhu cầu đồng nghĩa với việc cần có giải
pháp để thỏa mãn các nhu cầu đó. Người kinh doanh vừa có thể đáp ứng cả thị trường
16

bán lẻ với người tiêu dùng và thị trường bán buôn với các doanh nghiệp, nhà máy. Nếu
biết cách tận dụng cơ hội thì đây rất có khả năng sẽ trở thành một ngành kinh doanh
đem lại lợi nhuận khổng lồ.
5. Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay trên thị trường Việt Nam, có thể kể tới một số doanh nghiệp hàng đầu
như:
DIGMAN (Cầu Giấy, Hà Nội): Đây là công ty đầu tiên tại Việt Nam chuyên về
cung cấp dịch vụ in 3D. Hiện nay, doanh nghiệp đang cung ứng các dịch vụ bao gồm:
dịch vụ in 3D theo yêu cầu, dịch vụ tạo mẫu nhanh, gia công nhựa số lượng ít, dịch vụ
quét mẫu 3D, dịch vụ thiết kế 3D. Năng lực cung ứng của doanh nghiệp là tương đối
vững vàng với hơn 100 máy in 3D công nghiệp khổ lớn, có thể cung ứng hơn 1000 chi
tiết 3D cùng lúc. Mạng lưới kinh doanh được bao phủ rộng khắp với hơn 2000 doanh
nghiệp đối tác và khách hàng. DIGMAN luôn tâm niệm sự phát triển của doanh nghiệp
cần gắn liền với sự phát triển của cộng đồng, vì lẽ đó, các dịch vụ và giải pháp của họ
hướng đến gia tăng giá trị thặng dư cho xã hội nhằm kiến tạo lợi nhuận bền vững cho
doanh nghiệp.
3D SERVICES (Thủ Đức, Hồ Chí Minh): 3D SERVICES là đơn vị tiên phong
trong việc sử dụng công nghệ in 3D SLA cho các Doanh Nghiệp sản xuất, tạo mẫu.
Các dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp bao gồm: in 3D mô hình, in 3D mẫu đúc, in
3D đồ gá chính xác, in 3D gia công hàng loạt thiết bị vỏ, in3D cho ngành giày, in 3D
cho ngành y tế, răng hàm mặt, in 3D trong ngành công nghiệp ô tô, in 3D cho giáo
dục, STEM. Năng lực sản xuất in 3D của doanh nghiệp cũng được đánh giá cao, với
nhiều loại máy in với các công nghệ FDM, SLA, SLS,.. Các loại vật liệu có thể in
được hiện tại gồm : ABS, PLA, PETG, TPU, Resin. Mẫu in có thể nằm trong kích
thước từ 0.8mm đến 1600mm. Sản phẩm in tại 3D Services luôn tự hào có chất lượng
vượt trội hơn, chất lượng ở mức cao cấp nhất, có độ chính xác cao và mức giá luôn tốt
nhất cho khách hàng.
Đây vừa là những thử thách mà những người khởi nghiệp muốn bước chân vào
ngành kinh doanh này cần phải nỗ lực bắt kịp và vượt qua, vừa là tấm gương để học
hỏi kinh nghiệm của những người đi trước đã thành công.
6. Kết luận
17

Như vậy, trên cơ sở những phân tích ở trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng
ngành kinh doanh Dịch vụ in 3D hoàn toàn có thể trở thành xu hướng tiềm năng trong
tương lại 5-10 năm tới. Tuy nhiên, do là một ngành sử dụng công nghệ cao, nó cũng
đòi hỏi người làm kinh doanh phải kiến thức đủ rộng và sâu để có thể ứng dụng được,
đồng thời cũng đòi hỏi rất nhiều chi phí đầu tư ban đầu. Nếu người làm khởi sự có thể
tận dụng được những cơ hội tiềm năng của “mảnh đất màu mỡ” này mang lại thì khả
năng thu về lợi nhuận là rất lớn, khi mà nhu cầu của con người ngày càng trở nên phức
tạp và nâng cao thì những đòi hỏi về công nghệ để giải quyết là điều tất yếu của sự
phát triển.
C. Khảo sát
1. Phần 1
a) Ý tưởng kinh doanh rau củ sạch

Ngày nay, vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm đang nhận được quan tâm từ
người tiêu dùng. Qua tìm kiếm thông tin trên Internet, em thu được kết quả về tình
hình ngộ độc thực phẩm theo thống kê của Bộ Y tế, từ năm 2014-2019, số người bị
NĐTP là 5302 người/năm, số người chết là 298 người (49,7 người/năm). Điều này
càng khiến chúng ta thấy được rằng, người tiêu dùng chắc chắn sẽ có nhu cầu tìm kiếm
những nguồn cung cấp thực phẩm sạch, an toàn, đảm bảo chất lượng, do vậy những ý
tưởng kinh doanh về kinh doanh thực phẩm sạch là có khả thi. Hơn thế nữa, nhu cầu
về ăn uống là một nhu cầu có tính thường xuyên, hàng ngày, nên khi lựa chọn kinh
doanh thì sẽ không lo lắng về thiếu cầu, điều quan trọng là những sản phẩm cung cấp
phải đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lí cùng với kế hoạch bán hàng hiệu quả, chạm
được đến nhu cầu của phân khúc khách hàng mà người kinh doanh hướng tới.
b) Thiết kế túi xách handmade từ quần áo cũ, lỗi

Xã hội ngày càng trở nên phát triển, khiến cho cuộc sống của con người ngày
càng văn minh và hiện đại hơn, nhưng nó cũng kéo theo những ảnh hưởng tiêu cực,
đặc biệt là về vấn đề môi trường. Trong đó, em muốn nói tới vấn đề về rác thải từ thời
trang nhanh. Theo số liệu em tìm kiếm được, mỗi năm trên thế giới có khoảng 92 triệu
tấn chất thải từ ngành may mặc. Đã có dự đoán đến năm 2030, con người sẽ loại bỏ
khoảng 135 triệu tấn. Ngành may mặc là ngành gây ô nhiễm khí thải cao thứ 2 sau
ngành dầu mỏ,chiếm khoảng 10% lượng khí thải Co2. Chúng có thể lên đến 30-40%
18

vào năm 2030 nếu như đà phát triển này. Đây là những con số đáng báo động. Do vậy,
ngày nay việc tận dụng những món đồ tái chế lại từ quần áo cũ đang được khuyến
khích phát triển. Thêm vào đó, xu hướng sử dụng đồ handmade (những món đồ được
làm thủ công) đang trở thanh cơn sốt tại thị trường Việt Nam từ những năm 2020 cho
đến nay, đặc biệt là ở giới trẻ. Có thể kể tới những trend như làm thú nhồi bông bằng
len, làm hoa len, thiết kế vòng tay,... Dựa trên những cơ sở đó, em đã hình thành ý
tưởng kinh doanh Thiết kế túi xách handmade từ quần áo cũ. Nếu thành công, đây sẽ
vừa là công việc vừa giúp em kiếm được lợi nhuận, đồng thời cũng góp phần vào việc
cải thiện ô nhiễm môi trường đang ngày càng trầm trọng.
c) Bán quần áo online trên các sàn thương mại điện tử

Thương mại điện tử không còn là khái niệm xa lạ đối với người tiêu dùng Việt
Nam. Theo thống kê lượt truy cập website Shopee.vn tháng 12/2022 đạt 93.32M
(triệu) lượt truy cập, tháng 01/2023 là 87.46M lượt truy cập trong tháng. Đây là những
con số khổng lồ cho thấy đây là mảnh đất cho màu mỡ cho người khởi sự kinh doanh.
Đó là con chưa kể tới ứng dụng Tik Tok với tính năng Tik Tok shop đang làm mưa
làm gió trong thời gian gần đây, thu hút hàng triệu người truy cập. Từ chính trải
nghiệm của bản thân, hiện nay hầu như em không còn mua hàng offline tại các điểm
chợ hay trung tâm thương mại nữa mà >90% các giao dịch được thực hiện qua các sàn
thương mại điện tử. Từ cơ sở đó, em đã hình thành ý tưởng kinh doanh Bán quần áo
trên các sàn thương mại điện tử (khởi đầu với Tik Tik và Shopee). Nhu cầu về thời
trang của con người là không bao giờ hạ “nhiệt”, cùng với thị trường rộng lớn sẽ là
những điều kiện cần thiết cho sự thành công của ý tưởng kinh doanh này.

2. Phần 2

Trong số 3 ý tưởng kinh doanh nêu ở trên, dựa theo những tìm hiểu về xu
hướng, quy mô thị trường và đối thủ cạnh tranh. Em quyết định sẽ lựa chọn ý tưởng
kinh doanh số 2: Thiết kế túi xách hanhmade từ quần áo cũ. Đây là lĩnh vực có xu
hướng phát triển tiềm năng nhất, quy mô thị trường rộng lớn với nhiều phân khúc
khách hàng chưa được thỏa mãn nhu cầu do các nhà cung ứng dịch vụ này còn tương
đối hạn chế, từ đó sẽ tạo cơ hội cho việc bước chân vào thị trường này.
 Tên ý tưởng: Thiết kế túi xách handmade từ quần áo cũ
19

 Sản phẩm dự kiến: 2 nhóm sản phẩm chính:

Túi thiết kế sẵn: Cửa hàng sẽ cung cấp những sản phẩm túi xách handmade
được thiết kế theo xu hướng thị trường như: túi xách công sở, túi tote, túi đeo chéo,..
từ nguồn nguyên liệu là quần áo cũ có chất liệu tốt, độc lạ được thu mua từ các chợ đồ
si, để tạo nên những sản phẩm mang tính sáng tạo. Sở dĩ lựa chọn nguồn nguyên liệu
này bởi lẽ nó sẽ mang đến sự độc đáo từ những đường nét, họa tiết, kết cấu sẵn có từ
những sản phẩm quần áo cũ đó, hơn là những tấm vải thông thường, đồng thời còn góp
phần bảo vệ mội trường và giảm thiểu chi phí đầu vào.
Túi đặt theo yêu cầu: Cửa hàng sẽ cung cấp thêm dịch vụ thiết kế túi được đặt
theo yêu cầu (có thể hỗ trợ để khách hàng tự thiết kế). Thông qua dịch vụ này, sẽ nâng
cao giá trị cho khách hàng thông qua việc cung cấp những sản phẩm mang tính cá
nhân hóa, nhằm tăng giá trị cho sản phẩm. Khách hàng có thể tự cung cấp quần áo cũ
của mình để đặt thiết kế riêng nếu có nhu cầu (sẽ được giảm chi phí).
Dưới đây là hình ảnh về một số sản phẩm dự kiến làm sẵn. Còn những thiết kế
được đặt theo yêu cầu thì sẽ thay đổi linh hoạt theo yêu cầu của khách hàng (cập nhật
thêm)
STT Hình ảnh mẫu Kích thước Giá bán

1 27x25cm 320k

2 22x20cm 350k
20

3 25x22cm 380k

4 18x14cm 400k

5 32x27cm 460k

6 20x14cm 360k
21

7 20x16cm 400k

8 30x27cm 100k

9 15x13cm 150k

10 12x6cm 70k
22

11 10x7cm 50k

Bên cạnh đó, cửa hàng sẽ cung cấp thêm dịch vụ thêu tên (hình) lên sản phẩm
nếu khách hàng có nhu cầu và thu thêm phụ phí (50.000-150.000).
 Kế hoạch về bán hàng và chăm sóc khách hàng:

+Về bán hàng:


Đầu tiên, cửa hàng hướng tới xây dựng bảng giá thích hợp, một mức giá hợp lí
sẽ là yếu tố quan trọng thu hút khách hàng. Cửa hàng sẽ cung cấp mức giá phù hợp với
từng đối tượng riêng và theo thiết kế riêng của từng chiếc túi, giao động từ 50.000đ –
500.000đ. Chênh lệch mức giá tùy thuộc vào kích thước, chất liệu, độ khó của sản
phẩm. Tương tự, dịch vụ thêu sẽ có mức giá giao động từ 50.000đ-100.000đ, tùy thuộc
vào kích thước và độ khó của hình.
Tiếp theo, cần xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, thân thiện trong quá
trình phục vụ khách hàng. Điều này sẽ dễ gây thiện cảm, tạo sự dễ chịu và gần gũi tới
khách hàng, để lại ấn tượng giúp họ nhớ tới cửa hàng và góp phần gia tăng hiệu quả
của quá trình bán hàng.
Bên cạnh đó, việc cung cấp đa dạng phương thức mua hàng cho người tiêu
dùng cũng rất quan trọng. Cụ thể cửa hàng sẽ cung cấp 2 kênh bán chính là offline và
online. Đặt cửa hàng vật lý tại những địa điểm có đông học sinh, sinh viên, nhân viên
văn phòng vì đây là nhóm đối tượng chính mà cửa hàng hướng tới phục vụ. Ngoài ra,
xây dựng một website của cửa hàng để cung cấp hình ảnh, thông tin về sản phẩm tới
khách hàng, từ đó hỗ trợ khách hàng đặt mua online. Không thế thiếu đó là việc đưa
các sản phẩm lên những sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada để tăng khả
năng tiếp cận khách hàng.

+ Về chăm sóc khách hàng:


Việc chăm sóc khách hàng bắt đầu ngay từ khi khách hàng bước chân vào cửa
23

hàng (hay thao tác trên website). Đội ngũ nhân viên cần thể hiện sự nhiệt tình và thân
thiện để tạo hảo cảm, nâng cao chất lượng phục vụ. Trong quá trình bán hàng, cần tư
vấn cho khách hàng một cách chuyên nghiệp, nắm được nhu cầu của khách hàng đề
đưa ra những gợi ý sao cho phù hợp.
Sau khi bán hàng, có thể cung cấp những hoạt động như tặng voucher giảm giá
cho lần mua tiếp theo, tích điểm đổi quà,.. để gia tăng khả năng quay lại của khách
hàng. Đồng thời, xin ý kiến đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ nhằm cải
thiện những tồn tại và phát huy thế mạnh sẵn có của cửa hàng. Đây là một hoạt động
quan trọng nhằm thâm nhập sâu vào nhu cầu, thói quen và hành vi của người tiêu dùng
để xây dựng kế hoạch kinh doanh sao cho phù hợp và hiệu quả.
Đối với những khách hàng thân quen, khách hàng lớn, có thể tạo những chiến
dịch tặng quà ngày lê, tổ chức Giveaway,.. giúp cửa hàng bày tỏ những lời cảm ơn đến
những khách hàng luôn tin tưởng và đồng hành, từ đó tạo dựng lòng tin, gia tăng sự
gắn bó với cửa hàng.
24

You might also like