You are on page 1of 18

Sinh hoạt cuối khóa

KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

Hội đồng chuyên môn đào tạo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Trường Đại học Bách khoa

2023 1
Nội dung

 Tư duy và Kỹ năng về Đổi mới sáng tạo


 Hệ thống tư duy phát triển
 Các kỹ năng khám phá sáng tạo

 Khởi sự nghề nghiệp và Khởi nghiệp


 Khởi sự nghề nghiệp
 Khởi nghiệp: kinh doanh nhỏ và đổi mới sáng tạo

 Tài liệu tham khảo và Địa chỉ hỗ trợ

2
Hệ thống tư duy phát triển

 Hai hình thái tư duy của con người

Nguồn: Neck, H. M., Neck, C. P., & Murray, E. L. (2018). Entrepreneurship: The practice and mindset. Sage Publication 3
Hệ thống tư duy phát triển

 Quiz đánh giá tư duy

https://form.entrepreneurship.vn/survey/1HiJFiqLxKNX7o8ALhJNYXxeCSVnuaA
Df4/6c2119d1-6c87-48bb-ae84-4bbb2718cade

Nguồn: Dweck, C. S. (2006). Mindset: The new psychology of success. New York: Random House 4
Hệ thống tư duy phát triển

 Quiz đánh giá tư duy


Hoàn toàn Không đồng Hoàn toàn
STT Phát biểu Đồng ý
đồng ý ý không đồng ý
Trí thông minh của tôi là một điều gì đó rất cơ bản về bản
1 0 1 2 3
thân tôi mà tôi không thể thay đổi nhiều
Bất kể tôi có thông minh thế nào, tôi luôn có thể thay đổi
2 3 2 1 0
nó một chút
Chỉ một số ít người thực sự giỏi thể thao, họ chắc phải có
3 0 1 2 3
khả năng thiên bẩm
4 Càng làm việc chăm chỉ, tôi sẽ càng giỏi 3 2 1 0
Tôi thường bực bội khi nhận được phản hồi về hiệu quả
5 0 1 2 3
công việc của mình
Tôi đánh giá cao khi mọi người (như ba mẹ, thầy cô, bạn bè)
6 3 2 1 0
cho tôi phản hồi về hiệu quả công việc của mình
7 Quả thật người thông minh thì không cần phải cố gắng 0 1 2 3
8 Tôi luôn có thể thay đổi mức độ thông minh của mình 3 2 1 0
Mỗi người được phân loại vào một nhóm nhất định và
9 0 1 2 3
không thể làm gì để thay đổi được điều đó
Một lý do quan trọng để học tập là vì tôi thích học thêm
10 3 2 1 0
những điều mới
Tổng điểm

Nguồn: Dweck, C. S. (2006). Mindset: The new psychology of success. New York: Random House 5
Hệ thống tư duy phát triển

 Quiz đánh giá tư duy


• Tổng điểm từ 22 đến 30: Bạn có tư duy phát triển rất mạnh (Strong Growth
Mindset).

• Tổng điểm từ 17 đến 21: Bạn có tư duy phát triển nhưng vẫn còn một vài
điểm mang tư duy cố định.

• Tổng điểm từ 11 đến 16: Bạn có tư duy cố định nhưng có vài điểm mang tư
duy phát triển.

• Tổng điểm từ 0 đến 10: Bạn có tư duy cố định rất mạnh (Strong fixed
mindset).

Niềm đam mê vươn mình và gắn bó với nó, ngay cả khi nó không suôn sẻ, là
dấu hiệu của tư duy phát triển!

Nguồn: Dweck, C. S. (2006). Mindset: The new psychology of success. New York: Random House 6
Các kỹ năng khám phá sáng tạo

Nguồn: Dyer, J., Gregersen, H., & Christensen, C. M. (2011). The Innovator’s DNA: Mastering the Five Skills of Disruptive Innovators. Havard Business Review Press
7
Các kỹ năng khám phá sáng tạo
 Quiz đánh giá kỹ năng
khám phá sáng tạo

https://form.entrepreneurship.vn/survey/1HiJFiqLxKNX7o8ALhJNYXxeCSVnu
aADf4/3a0fcdd6-0ff0-4c1b-925f-9c232c12f326

Nguồn: Dyer, J., Gregersen, H., & Christensen, C. M. (2011). The Innovator’s DNA: Mastering the Five Skills of Disruptive Innovators. Havard Business Review Press
8
Các kỹ năng khám phá sáng tạo
 Quiz đánh giá kỹ năng khám phá sáng tạo
STT Hãy trả lời các câu hỏi khảo sát sau dựa trên hành vi thực tế của bạn (không phải cái mà bạn thích làm) theo các mức: Tự đánh giá
1 = rất không đồng ý; 2 = không đồng ý; 3 = trung tính; 4 = đồng ý; 5 = rất đồng ý.
1 Thông thường, các ý tưởng và quan điểm của tôi khác hoàn toàn so với của những người khác.
2 Tôi rất cẩn thận phòng tránh bị lỗi trong công việc.
3 Tôi thường đặt các câu hỏi để biết rõ hiện trạng vấn đề.
4 Tôi tổ chức cực kỳ tốt công việc của mình.
5 Các ý tưởng mới thường xuất hiện khi tôi quan sát trực tiếp cách mọi người sử dụng sản phẩm và dịch vụ.
6 Tôi phải đảm bảo mọi việc cần phải được hoàn thành rất chi tiết.
7 Tôi thường tìm giải pháp cho vấn đề của mình từ các giải pháp hay ý tưởng ở những lãnh vực khác.
8 Tôi không bao giờ thực hiện các dự án (mạo hiểm) mới một cách nhanh chóng mà không có sự xem xét kỹ lưỡng các vấn đề của nó.
9 Tôi thường thử nghiệm để tạo ra các cách thức thực hiện công việc mới.
10 Tôi luôn luôn thực hiện công việc cho đến tận cùng, cho dù có những khó khăn trở ngại gì chăng nữa.
11 Tôi thường trao đổi với một nhóm đa dạng các chuyên gia từ các tổ chức, công ty, khu vực địa lý... để tìm kiếm và gọt giũa ý tưởng mới.
12 Tôi có khả năng phân chia mục tiêu một kế hoạch ra thành các nhiệm vụ nhỏ để giải quyết chúng.
13 Tôi tham gia các hội thảo (trong và ngoài lãnh vực chuyên môn) để gặp những người mới và tìm hiểu các vấn đề mà họ đang đối mặt.
14 Tôi chăm chú cẩn thận vào các chi tiết trong quá trình thực hiện công việc để đảm bảo không có gì bị bỏ sót.
15 Tôi chủ động tìm kiếm các xu thế mới bằng cách đọc sách, báo, bài viết trên mạng Internet...
16 Tôi xem xét bản thân và những người liên quan khác cần có trách nhiệm hoàn thành công việc khi đã cam kết cùng thực hiện.
17 Tôi thường hỏi “điều gì sẽ xảy ra nếu...?” để khám phá các khả năng và tạo ra các giới hạn mới.
18 Tôi luôn thực hiện các cam kết và hoàn tất những công việc mà tôi đã triển khai.
19 Tôi thường quan sát các hoạt động của các đối tượng liên quan (khách hàng, nhà cung cấp, các công ty... ) để tìm kiếm ý tưởng mới.
20 Tôi luôn tạo ra các kế hoạch chi tiết để hoàn tất công việc.
Tổng cộng điểm các câu hỏi theo số thứ tự lẻ (1-3-5…)
Tổng cộng điểm các câu hỏi theo số thứ tự chẵn (2-4-6…)

Nguồn: Dyer, J., Gregersen, H., & Christensen, C. M. (2011). The Innovator’s DNA: Mastering the Five Skills of Disruptive Innovators. Havard Business Review Press
9
Các kỹ năng khám phá sáng tạo
 Quiz đánh giá kỹ năng khám phá sáng tạo
Hãy cộng điểm các câu hỏi theo số thứ tự lẻ: nếu tổng điểm:
a) Lớn hơn 44: năng lực khám phá (discovery) rất cao;
b) 40–44: năng lực khám phá cao,
c) 35–39: năng lực khám phá trung bình,
d) 29–34: năng lực khám phá trung bình-thấp;
e) Nhỏ hơn 29: năng lực khám phá rất thấp.

Hãy cộng điểm các câu hỏi theo số thứ tự chẵn: nếu tổng điểm:
a) Lớn hơn 44: năng lực hoàn thành công việc (delivery) rất cao;
b) 40–44: năng lực hoàn thành công việc cao,
c) 35–39: năng lực hoàn thành công việc trung bình,
d) 29–34: năng lực hoàn thành công việc trung bình-thấp;
e) Nhỏ hơn 29: năng lực hoàn thành công việc rất thấp.

Nguồn: Dyer, J., Gregersen, H., & Christensen, C. M. (2011). The Innovator’s DNA: Mastering the Five Skills of Disruptive Innovators. Havard Business Review Press
10
Khởi sự nghề nghiệp

 Định hướng chiến lược phát triển cá nhân (& doanh nghiệp)

Điều bạn
thực sự đam

Điều bạn Điều mang


có thể làm lại giá trị vật
tốt nhất chất & tinh
thần

Mô hình con nhím (hedgehog concept)


Nguồn: Collins, J. (2001). Good to Great: Why Some Companies Make the Leap and Others Don't. HarperBusiness 11
Khởi sự nghề nghiệp

 Bạn có xu hướng trở thành nhà khởi nghiệp?

https://form.entrepreneurship.vn/survey/1HiJFiqLxKNX7o8ALhJNYXxeC
SVnuaADf4/fb07533e-7f06-4a33-a44b-b22bcde335a3
12
Khởi sự nghề nghiệp
 Bạn có xu hướng trở thành nhà khởi nghiệp?
STT Hãy trả lời các câu hỏi khảo sát sau dựa trên hành vi thực tế của bạn theo các mức: 1 = Đồng ý; 0 = không đồng ý. Điểm
1 Tôi không thích được bảo phải làm việc gì bởi những người có năng lực kém hơn tôi
2 Tôi thích thách thức chính cá nhân tôi
3 Tôi thích chiến thắng
4 Tôi thích là chủ của chính tôi
5 Tôi luôn tìm cách mới và tốt hơn để thực hiện công việc
6 Tôi thích nghi ngờ những lẽ phải thông thường
7 Tôi thích tập hợp nhiều người lại để thực hiện công việc
8 Mọi người thường thích thú cao độ với các ý tưởng của tôi
9 Tôi thường không thỏa mãn hay tự mãn về mình
10 Tôi không thể ngồi yên
11 Tôi thường có thể tìm được giải pháp cho những tình huống khó khăn
12 Tôi chấp nhận thất bại trong công việc của riêng tôi hơn là thành công trong công việc của người khác
13 Bất cứ khi nào có vấn đề, tôi luôn sẵn sàng giải quyết
14 Tôi nghĩ rằng những con chó già vẫn có thể học – thậm chí sáng tạo ra những trò chơi mới
15 Các thành viên trong gia đình tôi đang vận hành các doanh nghiệp riêng của họ
16 Tôi có những người bạn đang vận hành doanh nghiệp riêng của họ
17 Tôi đã làm việc sau giờ học và trong suốt mùa hè khi tôi đang lớn lên
18 Tôi bị kích thích mạnh mẽ khi bán được các món hàng
19 Tôi thấy rất vui khi đạt được kết quả
20 Tôi có thể viết ra một bài kiểm tra xu hướng khởi nghiệp tốt hơn bài kiểm tra này
Tổng cộng điểm các câu hỏi

 Nếu bạn có điểm ≥ 17, bạn có xu hướng trở thành nhà khởi nghiệp.
13
Khởi sự nghề nghiệp

 Khung mô hình kinh doanh cá nhân (& doanh nghiệp)

Nguồn: Clark, T., Osterwalder, A., & Pigneur, Y. (2012). Business Model You: A One-Page Method For Reinventing Your Career. Wiley 14
Khởi nghiệp

 Phân biệt hai hình thức khởi nghiệp phổ biến

Nguồn: Aulet, B. (2013). Disciplined Entrepreneurship: 24 Steps to a Successful Startup. John Wiley & Sons 15
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

 Khái niệm “Đổi mới sáng tạo” (innovation)


Đổi mới sáng tạo là việc tạo ra một sản phẩm (hàng hóa hay dịch vụ) hay một quy trình,
phương pháp tiếp thị mới hoặc cải tiến đáng kể ứng dụng được trong thực tiễn kinh
doanh, vận hành tổ chức hay quan hệ đối ngoại
• Product innovation: việc đưa ra một hàng hóa hay dịch vụ mới hay cải tiến đáng kể
về kỹ thuật hay ứng dụng, được phản ánh qua nhiều phương diện khác nhau như
đặc tính kỹ thuật, thành phần và vật liệu, phần mềm tích hợp, mức độ thân thiện khi
sử dụng hay các chức năng sử dụng khác.
• Process innovation: việc đưa ra một phương pháp sản xuất hay bán hàng mới
hoặc cải tiến đáng kể, được phản ánh qua những sự thay đổi đáng kể về kỹ thuật,
thiết bị và/hoặc phần mềm.
• Marketing innovation: việc đưa ra một phương pháp tiếp thị mới liên quan đến sự
thay đổi đáng kể về thiết kế hay đóng gói sản phẩm, phân phối sản phẩm, truyền
thông hay giá cả sản phẩm...
• Organisational innovation: việc đưa ra một phương pháp cấu trúc mới cho thực
tiễn kinh doanh của doanh nghiệp, một cơ cấu tổ chức hay các quan hệ đối ngoại...
Nguồn: OECD (2005). Oslo Manual: Guidelines for Collecting and Interpreting Innovation Data, 3rd Edition. The Measurement of Scientific and Technological Activities, OECD Publishing
16
Tài liệu tham khảo

Bill Aulet: 24 steps +…

Nguồn: Aulet, B. (2013). Disciplined Entrepreneurship: 24 Steps to a Successful Startup. John Wiley & Sons 17
Các địa chỉ hỗ trợ khởi nghiệp & Câu hỏi

• Hội đồng chuyên môn đào tạo Khởi nghiệp sáng tạo
• Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ
• Khoa Quản lý Công nghiệp
• Văn phòng Đào tạo Quốc tế
• CLB Khởi nghiệp ĐMST (BKEI) / CLB Khởi nghiệp xanh BK (BKGI)

18

You might also like