You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


BỘ MÔN QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP KINH DOANH

BÀI TẬP LỚN


HỌC PHẦN: KHỞI SỰ KINH DOANH
MÃ LHP: 231_CEMG 4111_04
GVGD: Chu Đức Trí.
MÃ SỐ ĐỀ/ TÊN ĐỀ TÀI: 4

Số Họ và tên Mã số Lớp Ký nộp Điểm bài tập Điểm Ghi


báo SV/HV hành Chấm Chấm kết chú
danh chính 1 2 luận
20 Phạm Thu Hà 22D130072 K58E4

Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…


Giảng viên chấm 2 Giảng viên chấm 1
(Ký & ghi rõ họ tên) (Ký & ghi rõ họ tên)

HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022 - 2023

LỜI MỞ ĐẦU
1

Khởi sự kinh doanh (khởi nghiệp) hiện đang là một chủ đề thời sự, nhận được
sự quan tâm rộng rãi không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Những cá nhân
hay doanh nghiệp khởi nghiệp đã có sự đóng góp cho sự phát triển kinh tế chung của
đất nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động, phát huy sự sáng tạo. Nhằm tạo
điều kiện cho các cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp, Chính phủ đã và đang đề ra
hàng loạt chính sách, giải pháp nhằm hỗ trợ và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp,
đặc biệt là khởi nghiệp ở giới trẻ.
Nhận thấy điểm nổi bật của ngành, trường Đại học Thương mại cũng xây dựng
chương trình đào tạo học phần “ Khởi sự kinh doanh”, tạo bước đầu trong việc xây
dựng những kiến thức nền tảng về khởi nghiệp cho sinh viên. Dưới đây là kết quả bài
tập lớn của em, với nội dung gồm 3 phần chính: Mô hình PEC và kế hoạch cá nhân,
bài luận ngắn về sự đóng góp của các công ty khởi nghiệp với nền kinh tế giai đoạn 5
năm gần đây, xây dựng ý tưởng kinh doanh. Trong quá trình hoàn thiện bài tập, em
khó tránh khỏi những sai sót, kính mong các thầy cô đóng góp ý kiến để em có thể rút
kinh nghiệm trong những lần sau. Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Chu Đức Trí và
trường Đại học Thương mại đã cho em cơ hội được tiếp xúc với môn học này.
Em xin chân thành cảm ơn!
2

PHẦN NỘI DUNG


A. MÔ HÌNH PEC VÀ KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
1. Đánh giá bản thân theo mô hình PEC
Dưới đây là bảng kết quả đánh giá bản thân của em dựa trên mô hình PEC.
Bảng 1.1: Câu hỏi đánh giá bản thân theo mô hình PEC

ST Tình huống thực tế Điểm


T đánh giá

1 Tôi tìm những công việc cần làm 3

2 Khi đối mặt với một vấn đề khó khăn, tôi dành rất nhiều thời gian 5
để tìm ra giải pháp

3 Tôi hoàn thành công việc đúng thời gian đã định 4

4 Tôi cảm thấy buồn phiền khi công việc không được hoàn thành 4
tốt

5 Tôi thích các tình huống mà tôi có thể kiểm soát được càng nhiều 5
càng tốt

6 Tôi thích suy ngẫm về tương lai 5

7 Mỗi khi bắt đầu một nhiệm vụ hay một dự án mới, tôi luôn thu 3
thập rất nhiều thông tin trước khi thực sự bắt tay vào làm.

8 Tôi lập kế hoạch cho một dự án cỡ lớn bằng cách phân nhỏ nó 3
thành các mục tiêu có quy mô nhỏ hơn.

9 Tôi được người khác ủng hộ các đề xuất của tôi. 4

10 Tôi cảm thấy tin tưởng rằng tôi sẽ thành công trong mọi việc tôi 3
làm.

11 Dù tôi nói chuyện với bất kỳ ai, tôi luôn tỏ ra mình là người biết 4
nghe người khác nói.

12 Tôi chủ động làm các công việc trước khi tôi được người khác 4
yêu cầu làm việc đó.
3

13 Tôi cố gắng nhiều lần để yêu cầu người khác làm những điều tôi 2
muốn họ làm.

14 Tôi giữ vững lời tôi đã hứa. 5

15 Công việc của tôi tốt hơn công việc của những người cùng làm 3
với tôi.

16 Tôi không thử làm một điều gì mới nếu như không chắc chắn 4
rằng tôi sẽ thành công.

17 Tôi cảm thấy thật phí thời giờ nếu phải lo lắng về cuộc đời của 2
mình sẽ ra sao.

18 Tôi tìm kiếm lời khuyên ở những người hiểu biết nhiều về những 4
việc mà tôi đang phải làm.

19 Tôi suy nghĩ về ưu điểm, nhược điểm hoặc các cách khác nhau để 4
thực hiện công việc.

20 Tôi không bỏ nhiều thời gian suy nghĩ về việc làm thế nào để có 3
ảnh hưởng nhiều đến những người khác.

21 Tôi thay đổi ý kiến nếu những người khác hoàn toàn bất đồng với 2
tôi.

22 Tôi cảm thấy rất bực bội nếu tôi không thể làm theo cách của tôi. 2

23 Tôi thích những thử thách và các cơ hội mới. 4

24 Khi có điều gì cản trở công việc mà tôi đang cố gắng làm, tôi vẫn 4
tiếp tục cố gắng để hoàn thành việc đó bằng được.

25 Tôi sẵn sàng làm công việc của người khác trong trường hợp cần 3
phải hoàn thành công việc đó cho đúng hạn.

26 Tôi buồn bực nếu như thời gian của tôi bị bỏ phí. 4

27 Tôi cân nhắc khả năng thành công hoặc là thất bại trước khi quyết 3
định làm một việc nào đó.

28 Tôi càng biết cụ thể về những gì tôi muốn trong cuộc đời bao 5
4

nhiêu, tôi càng có cơ hội thành công nhiều bấy nhiêu.

29 Tôi hành động mà chẳng cần phí thời gian cho việc thu thập thông 2
tin.

30 Tôi cố gắng suy nghĩ về tất cả các vấn đề tôi có thể sẽ gặp phải và 4
lên kế hoạch phải làm gì nếu quả thực các vấn đề đó xảy ra.

31 Tôi nhờ những người quan trọng giúp đỡ để hoàn thành các mục 2
tiêu của tôi.

32 Trong khi thử làm một việc gì đó khó khăn, tôi tin tưởng rằng tôi 4
sẽ thành công.

33 Trong quá khứ tôi đã từng thất bại. 3

34 Tôi thích những công việc mà tôi biết rõ và cảm thấy thoải mái. 5

35 Khi đối mặt với những khó khăn, tôi nhanh chóng chuyển sang 3
làm các công việc khác.

36 Khi tôi làm việc cho một ai đó, tôi đặc biệt cố gắng để người đó 4
hài lòng về công việc của tôi.

37 Tôi không khi nào hoàn toàn bằng lòng với những cách làm việc 2
đã có, tôi luôn nghĩ rằng còn có thể có cách khác tốt hơn.

38 Tôi làm những việc phiêu lưu mạo hiểm. 3

39 Tôi có kế hoạch rất rõ ràng cho cuộc đời của tôi. 3

40 Khi tôi thực hiện một công việc cho ai đó, tôi đặt ra rất nhiều câu 3
hỏi để có thể chắc chắn rằng tôi đã hiểu đúng những gì người đó
muốn.

41 Tôi giải quyết các vấn đề khi chúng đã nảy sinh, chứ không chịu 3
mất thời gian để dự đoán những vấn đề này.

42 Để đạt được mục đích của tôi, tôi suy nghĩ về các giải pháp mang 3
lại lợi ích cho tất cả những ai tham gia vào công việc này.
5

43 Tôi làm công việc rất tốt. 4

44 Đã từng có trường hợp tôi lừa dối ai đó. 1

45 Tôi thử làm những việc hoàn toàn mới và khác lạ đối với những 4
gì tôi đã làm trước đây.

46 Tôi thử rất nhiều cách để khắc phục những cản trở việc đạt được 4
mục đích của tôi.

47 Gia đình và cuộc sống riêng tư có tầm quan trọng đối với tôi hơn 2
là các thời hạn mà tôi đã đặt ra cho mình.

48 Tôi không tìm được cách thức để có thể hoàn thành nhiệm vụ 2
nhanh hơn cả trong công việc và cuộc sống.

49 Tôi làm những công việc mà người khác cho là mạo hiểm. 3

50 Tôi lo lắng cho việc hoàn thành các mục tiêu trong tuần chẳng 3
kém gì lo lắng cho các mục tiêu trong cả năm.

51 Tôi tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để giải quyết 4
các nhiệm vụ hay thực hiện các dự án của mình.

52 Nếu cách tiếp cận vấn đề này không thành công thì tôi suy nghĩ 3
tìm cách tiếp cận khác.

53 Tôi có khả năng làm cho những người có quan điểm hoặc ý tưởng 3
vững chắc phải thay đổi ý kiến.

54 Tôi giữ vững các quyết định của mình kể cả trong trường hợp 4
những người khác bất đồng với tôi.

55 Khi tôi không biết điều gì đó, tôi công nhận là tôi không biết. 3

Bảng 1.2: Bảng tự đánh giá các năng lực cá nhân

Kết quả đánh giá Điểm PEC

16 Tìm kiếm cơ hội


6

3 4 4 5 4
+ + - + +6 =
(1) (12) (23) (34) (45)

18 Kiên định
5 2 4 3 4
+ + - + +6 =
(2) (13) (24) (35) (46)

20 Gắn bó với công việc


4 5 3 4 2
+ + + - +6 =
(3) (14) (25) (36) (47)

15 Đòi hỏi cao về chất lượng và


4 3 4 2 2 hiệu quả
+ + + - +6 =
(4) (15) (26) (37) (48)

16 Chấp nhận rủi ro


5 4 3 3 3
- + + + +6 =
(5) (16) (27) (38) (49)

20 Có mục tiêu rõ ràng


5 2 5 3 3
- + + + +6 =
(6) (17) (28) (39) (50)

18 Chịu thu thập thông tin


3 4 2 3 4
+ - + + +6 =
(7) (18) (29) (40) (51)

13 Có hệ thống trong lập kế hoạch


3 4 4 3 3 và quản lý
+ + - + +6 =
(8) (19) (30) (41) (52)
7

15 Có sức thuyết phục và tạo dựng


4 3 2 3 3 mối quan hệ
- + + + +6 =
(9) (20) (31) (42) (53)

19 Tự tin
3 2 4 4 4
- + + + +6 =
(10) (21) (32) (43) (54)

170
Tổng số điểm của các PEC =

18 Yếu tố hiệu chỉnh


4 2 3 1 3
- - - + +18 =
(11) (22) (33) (44) (55)

Bảng 1.3: Bảng điểm sau hiệu chỉnh

Điểm ban Điểm phải Điểm sau


STT PEC
đầu trừ hiệu chỉnh

1 Tìm kiếm cơ hội 16 0 16

2 Kiên định 18 0 18

3 Gắn bó với công việc 20 0 20


8

4 Chấp nhận rủi ro 16 0 16

5 Đòi hỏi cao về chất lượng,


15 0 15
hiệu quả

6 Có mục tiêu rõ ràng 20 0 20

7 Chịu thu thập thông tin 18 0 18

8 Có tính hệ thống trong lập


13 0 13
kế hoạch và quản lý

9 Có sức thuyết phục và tạo


15 0 15
dựng mối quan hệ

10 Tự tin 19 0 19

Tổng số điểm đã hiệu


170 0 170
chỉnh

Dựa trên kết quả đã khảo sát, em tiến hành xây dựng biểu đồ sau:
Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện đặc trưng cá nhân PEC
9

Đặc trưng cá nhân PEC

20 20
19
18 18
16 16
15 15
13

Tìm Kiên Gắn bó Chấp Đòi hỏi Có mục Chịu thu Có tính Có sức Tự tin
kiếm cơ định với công nhận rủi cao về tiêu rõ thập hệ thống thuyết
hội việc ro chất ràng thông tin trong phục và
lượng, lập kế tạo dựng
hiệu quả hoạch mối
và quản quan hệ

Đặc trưng cá nhân PEC

2. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân


Dựa trên kết quả của mô hình PEC, đồng thời căn cứ vào 3 nhóm năng lực, em
tự nhận định mình có những điểm mạnh, yếu như sau:
 Điểm mạnh:
a) Nhóm các khả năng giúp thành đạt:
Gắn bó với công việc: Với số điểm PEC là 20, em nhận thấy đây là một điểm
mạnh của bản thân. Trong thời gian khởi nghiệp, không khó để thấy rằng con đường
ấy sẽ có rất nhiều những gian nan, thử thách và có thể nảy sinh nhiều vấn đề. Chính vì
vậy, em tin rằng việc gắn bó với công việc là một yếu tố quan trọng. Sự gắn bó trong
công việc không chỉ đơn giản là mức độ vui vẻ hay hài lòng mà còn là thực sự hiểu
những việc mình đang làm và cần làm. Với điểm mạnh gắn bó với công việc, em nhận
thấy bản thân có thể tự tạo ra động lực để làm và hoàn thành công việc một cách chỉn
chu và hoàn hảo nhất. Không chỉ có thể giúp bản thân mình tốt lên qua từng ngày, nhờ
khả năng ấy, em còn có thể tiếp thêm động lực cho những người đồng nghiệp đang
cùng đồng hành với mình. Từ đó giúp công ty ngày càng đoàn kết và phát triển hơn.
b) Nhóm các khả năng về kế hoạch
Có mục tiêu rõ ràng: Ở nhóm khả năng này, điểm mạnh của em là có mục tiêu
rõ ràng với số điểm là 20 điểm. Bằng những mục tiêu rõ ràng và thông minh, em
không chỉ xác định được phương hướng của bản thân, tạo ra nguồn động lực to lớn
trên suốt hành trình của bản thân mà còn có thể sắp xếp thời gian hiệu quả và tận dụng
mọi nguồn lực một cách triệt để. Tỷ phú Tony Robbins đã từng nói: “Đặt mục tiêu là
10

bước đầu tiên để biến cái vô hình thành hữu hình”. Nhờ việc đặt mục tiêu cho bản
thân, em cũng có thể dễ dàng nhận thấy những thiếu sót của bản thân, từ đó rút ra
những bài học kinh nghiệm và hoàn thiện bản thân sau những lần vấp ngã.
c) Nhóm các khả năng về quyền lực
Tự tin: Với mức điểm đánh giá PEC là 19 điểm, em nhận thấy tự tin là một
điểm mạnh của bản thân. Bằng việc phát huy thế mạnh này, em đã dần hoàn thiện
được bản thân, đạt được những mục tiêu mà bản thân đã đề ra và dám đón nhận những
thửu thách sắp tới. Bên cạnh đó, em cũng mở rộng thêm được các mối quan hệ xung
quanh. Ngoài việc phát huy sự tự tin ấy, em cũng luôn lắng nghe những góp ý của mọi
người xung quanh để nhận ra những khiếm khuyết từ đó thay đổi và ngày càng phát
triển, gia tăng trình độ bản thân.
 Điểm yếu:
a) Nhóm các khả năng giúp thành đạt
Đòi hỏi cao về chất lượng, hiệu quả: : Việc luôn đặt ra một kết quả cao sẽ giúp
chúng ta có động lực để cố gắng hoàn thành công việc ở mức tốt nhất. Tuy nhiên bản
thân em đôi khi còn rơi vào trạng thái làm việc với suy nghĩ làm cho xong chứ không
phải làm cho hoàn chỉnh. Điều này xảy ra do việc em không được tập trung trong một
số tình huống, dẫn tới khả năng phân tích kém đi, động lực làm việc bị giảm sút dẫn
tới hiệu quả công việc còn chưa cao.
b) Nhóm các khả năng về kế hoạch
Việc chưa xây dựng được tính hệ thống trong lập kế hoạch và quản lý vẫn còn
là một thiếu sót của bản thân em. Chính vì vậy, đôi lúc những mục tiêu mà em đề ra
vẫn còn mơ hồ và chưa logic. Điều đó khiến cho đôi lúc công việc hoàn thành chưa
được hiệu quả, còn bị quá tải công việc và bị phân tâm bởi những yếu tố phá rối.
c) Nhóm các khả năng về quyền lực
Một điểm yếu khá lớn của em là trong khả năng thuyết phục và tạo dựng các
mối quan hệ. Em chưa thực sự làm tốt trong việc tạo dựng các mối quan hệ, từ đó
khiến em ít khi tìm được sự giúp đỡ trong hoàn cảnh khó khăn, khiến cho hiệu quả
công việc đôi khi không được như ý muốn và không được mở mang tầm nhìn, được
tìm hiểu công việc dưới góc độ của người khác.
Ngoài ra, các nhóm PEC như: tìm kiếm cơ hội, chấp nhận rủi ro, chịu thu thập
thông tin với số điểm 16-17 ở mức trung bình, em nhận thấy bản thân còn nhiều điều
thiếu sót và cần cải thiện, phát triển them những khả năng này để biến nó thành điểm
mạnh của bản thân.
11

 Kết luận
Như vậy, thông qua việc tự đánh giá bản thân dựa trên mô hình PEC, mặc dù
vẫn còn tồn tại những yếu điểm về việc đòi hỏi cao về chất lượng, có tính hệ thống
trong kế hoạch và quản lý và có sức thuyết phục và tạo dựng mối quan hệ, nhưng với
những thế mạnh về gắn bó với công việc, có mục tiêu rõ rang và tự tin, cùng với đó là
những khả năng khác ở mức trung bình khá, em nhận thấy mình phù hợp với vai trò
người khởi sự kinh doanh. Theo em, khi làm bất kì một công việc gì thì điều quan
trong nhất đó là phải có đam mê với công việc đó. Từ đó, bản thân mới có được sự yêu
thích, sự ưu tiên của bản thân dành cho công việc đó đồng thời có them nhiều động lực
để kiên trì và nỗ lực phấn đấu đạt được thành công trong công việc.
 Sự chuẩn bị để trở thành người khời sự kinh doanh thành công
Để có sự chuẩn bị tốt nhất cho việc khởi nghiệp, em nghĩ rằng mình cần tiếp tục
phát huy những thế mạnh sẵn có, đồng thời khắc phục những yếu điểm còn tồn tại để
ngày càng hoàn thiện bản thân, từng bước xây dựng một con đường vững chắc cho
bản thân.
Niềm đam mê : Niềm đam mê sẽ giúp em sẵn sàng dành hết thời gian của bản
thân cho quá trình khởi sự kinh doanh, đặt việc kinh doanh lên trên hết. Việc khởi
nghiệp không bao giờ là dễ dàng hay nhanh chóng, do vậy khi có sự đam mê thì sẽ có
động lực và năng lực để đối mặt với khó khăn trong khời nghiệp.
Sự sáng tạo: Sự sáng tạo là yếu tố vô cùng cần thiết trên hành trình khởi nghiệp
bởi lẽ sự sáng tạo tạo ra sự khác biệt giữa sản phẩm của mình với đối thủ cạnh tranh.
Kế hoach này không nhất thieetsphair bao gồm những ý tưởng hoạt động kinh doanh
khác hoàn toàn và chưa ai biết đến, mà nó là nhưng ý tưởng tạo được sự đột phá và trở
thành lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Chấp nhận rủi ro: Không ai dám chắc chắn tương lai, đồng nghĩa với việc người
kinh doanh luôn phải trong tâm thế sẵn sàng đối diện với những tình huống xấu có thể
xảy ra như nguy cơ thua lỗ và mất vốn. Tuy nhiên, chấp nhận rủi ro không có nghĩa là
cứ nhắm mắt làm liều, mà phải biết cân nhắc kỹ càng, tính toán đến các khả năng, chỉ
nên để xảy ra những rủi ro có thể chấp nhận được hay có nghĩa là việc rủi ro đó xảy
đến có thể mang đến những lợi ích sau này nếu được giải quyết đúng cách.
Quyết đoán: Khi khởi sự kinh doanh, chúng ta sẽ phải tự mình giải quyết rất
nhiều vấn đề, thậm chí phải ra quyết định khi có rất ít thông tin trong tay. Trong tình
huống như vậy thì sự quyết đoán là rất cần thiết, chúng ta không thể lưỡng lự quá lâu
vì rất có thể khi đó một cơ hội sẽ trôi qua.
12

Nguồn vốn: Đây là điều kiện tất yếu cho khởi sự kinh doanh mà em nghĩ phải
chuẩn bị kĩ càng. Sẽ là một lợi thế lớn khi có tiềm lực tài chính vững vàng khi khởi
nghiệp, hỗ trợ việc kinh doanh diễn ra trơn tru hơn. Nếu tài chính quá eo hẹp, sẽ khiến
bản thân bị phụ thuộc quá nhiều vào kết quả kinh doanh. Khi khởi nghiệp, em sẽ lựa
chọn huy động tài chính từ những người thân quen trước tiên, rồi sau đó là lựa chọn
kêu gọi đầu tư rồi cuối cùng sẽ là đi vay ngân hàng.
Tay nghề kỹ thuật: Đây là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trọng việc quyết
định đến chất lượng của các sản phẩm/dịch vụ trong từng lĩnh vực kinh doanh mà
người khởi sự hướng tới. Do vậy, để có thể chuẩn bị cho việc khởi nghiệp thành công,
em nghĩ rằng cần thiết phải trang bị cho mình những kiến thức thực hành quan trọng,
luyện tập hàng ngày để nâng cao tay nghề.
Kiến thức về môi trường kinh doanh hiện tại: Tìm hiểu càng kỹ về môi trường
kinh doanh trước khi khởi nghiệp, thì sức cạnh tranh sẽ càng cao, khả năng tồn tại và
thành công của công việc cũng tăng lên. Bởi khi nắm rõ về các yếu tố như: môi trường
vĩ mô, vi mô, đối thủ cạnh tranh, nhu cầu khách hàng,.. em sẽ có thể xây dựng những
chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp nhất với tình hình hiện tại, từ đó hạn chế
những rủi ro có thể xảy ra.
Kỹ năng vận hành bộ máy: Làm khởi sự kinh doanh đồng nghĩa với việc sẽ
trở thành người làm chủ công việc kinh doanh của mình, do vậy năng lực về quản trị là
rất quan trọng. Cần phải trau dồi những kỹ năng như lập kế hoạch, quản lý nhân viên,
quản lý tài chính, kiểm soát các hoạt động kinh doanh, chuỗi cung ứng,.. Chìa khóa ở
đây là cần phải biết cách vận hành bộ máy chứ không phải lúc nào cũng tất bật chạy
theo quá trình hoạt động của công ty.
Trang bị kiến thức nền tảng cơ bản về kiến thức chuyên môn: Không chỉ khởi
nghiệp mà khi bắt tay vào làm bất cứ việc gì, những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực
kinh doanh mình lựa chọn là điều tất yếu đầu tiên phải có. Những kiến thức này có thể
đến từ giảng đường đại học hay từ các buổi diễn thuyết và hội thảo. Đại học sẽ mang
đến những kiến thức lý thuyết trọng tâm làm nền tảng, còn các buổi diễn thuyết sẽ
mang lại những lời khuyên thực tế của những người đã từng thành công trong lĩnh vực
của họ, có thể giúp bản thân em có thêm những góc nhìn mới về con đường kinh
doanh của bản thân.
Kỹ năng hoạch định chiến lược: Hoạch định chiến lược là một hoạt động rất
quan trọng kinh doanh. Nó là quá trình xác định chiến lược công ty hay phương hướng
và quyến định việc phân bổ nguồn vốn cũng như nhân sự.
13

Chịu trách nhiệm: Đây là một yếu tố cơ bản trong quá trình khởi sự kinh doanh
nhưng không phải ai cũng làm được. Rủi ro trong quá trình khởi sự tương đối
cao nên việc dám chịu trách nhiệm cho những bước đi sai lầm của mình cũng là
một cách để khiến các đối tác có cái nhìn tích cực và có thể tạo tiền đề cho
những bước hợp tác sau này nếu có.

B. BÀI LUẬN NGẮN


I. Mở đầu
Khởi nghiệp đã trở thành xu hướng với những người đam mê kinh doanh, đặc
biệt là giới trẻ. Các doanh nghiệp đang ngày càng phát triển và biến Việt Nam thành
môi trường khởi nghiệp năng động nhất khu vực Đông Nam Á. Hiện nay Việt Nam có
khoảng hơn 1800 doanh nghiệp khởi nghiệp, hoạt động trên hầu hết các lĩnh vực của
nền kinh tế quốc dân như CNTT, dịch vụ, tiêu dung,…và đã có những đóng góp quan
trọng cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
1. Tăng trưởng kinh tế
Các công ty khởi nghiệp đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn 2017-2022, quy mô
nền kinh tế Việt Nam tăng trung bình 6,5%/năm. Trong đó, các doanh nghiệp nhỏ và
vừa, bao gồm các công ty khởi nghiệp, đã đóng góp khoảng 25% vào GDP của cả
nước.
Cụ thể, trong năm 2022, GDP của Việt Nam đạt 352,2 tỷ USD, tăng 7,7% so
với năm 2021. Trong đó, đóng góp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ước tính đạt 93,7
tỷ USD, chiếm 26,8% GDP.
2. Tạo việc làm
Các công ty khởi nghiệp cũng là một trong những lực lượng chính tạo ra việc
làm cho người lao động tại Việt Nam. Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội, trong giai đoạn 2017-2022, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp
nhỏ và vừa, bao gồm các công ty khởi nghiệp, tăng trung bình 11%/năm. Các công ty
khởi nghiệp thường có nhu cầu tuyển dụng nhân lực trẻ, năng động, sáng tạo. Điều này
góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp và thiếu hụt lao động chất lượng cao ở Việt
Nam.
Cụ thể, trong giai đoạn 2017-2022, số lao động làm việc trong các công ty khởi
nghiệp Việt Nam tăng trung bình 11%/ năm. Trong năm 2022, số lao động làm việc
14

trong các công ty khời nghiệp ước tính đạt 14,8 triệu người, chiếm 41.5% tổng số lao
động cả nước.
3. Thúc đẩy đổi mới sáng tạo
Các công ty khởi nghiệp đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy đổi mới sáng
tạo tại Việt Nam. Họ là những người tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ mới,
sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Trong giai đoạn 2017-2022, số lượng công ty khởi nghiệp tại Việt Nam tăng
nhanh chóng. Theo báo cáo của Startup Genome, Việt Nam hiện có khoảng 7.000
công ty khởi nghiệp, trong đó tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực công nghệ, thương mại
điện tử, giáo dục, y tế,...Các công ty khởi nghiệp tại Việt Nam đã phát triển nhiều sản
phẩm, dịch vụ mới, ứng dụng công nghệ mới mang tính đột phá như:
- Các ứng dụng kỹ thuật số: OMI, Thanktrip, Novaon Tech,..
- Các ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử: Foody, Juno, Lozi
- Sàn giao dịch bất động sản: Rever( startup Việt Nam đầu tiên áp dụng công
nghệ vào lĩnh vực môi giới bất động sản)
Bên cạnh đó, Chính phủ luôn ủng hộ, tạo mọi điều kiện, môi trường thuận lợi
nhất cho khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh
tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thủ tướng Phạm Minh
Chính khẳng định “ Chính phủ luôn khẳng định và hết sức ủng hộ, tạo mọi điều kiện,
môi trường thuận lợi nhất cho khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Chúng ta phải coi khởi
nghiệp, đổi mới sáng tạo là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng góp phần
thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực canh canh và hiệu quả sản
xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, mở ra không gian phát triển mới.” Nhờ vậy,
tời gian qua, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của Việt Nam trị giá
hàng tram triệu, hàng tỷ USD và đang hình thành, phát triển ở không chỉ riêng Việt
Nam mà còn ở nhiều nơi trên thế giới. Trí tuệ, sức sáng tạo và ý chí người Việt Nam
đang từng bước khẳng định và vươn lên trong thế giới đầy biến động.
4. Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế
Các công ty khởi nghiệp cũng góp phần quan trọng trong việc tăng cường hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Họ là những cầu nối giúp kết nối doanh nghiệp
Việt Nam với thị trường quốc tế. Các công ty khởi nghiệp có xu hướng tham gia
những chương trình hỗ trợ khởi nghiệp quốc tế, các sự kiện kết nối doanh nghiệp quốc
tế. Do đó, các công ty Việt Nam có cơ hội kết nối với doanh nghiệp nước ngoài, tìm
kiếm đối tác, nhà đầu tư, khách hàng tiềm năng.
15

Trong giai đoạn 2017-2022, số lượng công ty khởi nghiệp Việt Nam nhận được
vốn đầu tư từ nước ngoài tăng mạnh. Theo báo cáo của CB Insights, tổng giá trị vốn
đầu tư của các công ty khởi nghiệp Việt Nam trong năm 2022 đạt 1,4 tỷ USD, tăng
138% so với năm 2021. Một số startup tại Đà Nẵng đã nhận được nguồn vốn đầu tư và
tài trợ từ nước ngoài như Dat Bike, Selly, Hekate,…Các công ty khởi nghiệp thường
có đội ngũ nhân sự trẻ, năng động, sáng tạo, có khả năng, có khả năng thích ứng nhanh
với môi trường mới. Những thế mạnh trên giúp các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội
giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ các doanh nghiệp nước ngoài, nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.
II. Kết luận
Từ những phân tích nêu trên, ta có thể thấy rằng các công ty khởi nghiệp đã có
những đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 5 năm trở lại
đây. Họ là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, thúc đẩy đổi
mới sáng tạo và tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế.
Để tiếp tục phát huy vai trò của các công ty khởi nghiệp, Chính phủ và các cơ
quan chức năng cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp này phát
triển, bao gồm các chính sách hỗ trợ về vốn, đào tạo, tiếp cận thị trường,...
16

C. KHẢO SÁT
Phần 1
a) Kinh doanh cây cảnh mini
Với đặc tính nhỏ gọn, cơ động, tiện chăm sóc và đa dạng mẫu mã, cây cảnh
mini đang ngày cang thu hút sự chú ý và quan tâm của mọi người. Các loại cây cảnh
mini hiện nay đang được khách hàng ưa chuộng là sen đá, xương rồng cảnh, sen cánh
bướm,…với giá bán giao động từ 50.000 đến 250.000 đồng. Kinh doanh cây cảnh mini
là một thị trường mới mẻ đầy tiềm năng cho giới kinh doanh.Sau khi khảo sát kinh
nghiệm của người từng khởi nghiệp, em nhận thấy rằng bất kì ai cũng có thể tiến vào
lĩnh vực này với một lượng vốn nhất định.
Khi mức sống của người dân tăng lên, nhu cầu trang trí ngày càng được coi
trọng. Không chỉ thế, cuộc sống hiện đại với quá nhiều máy móc, công nghệ, con
người lại càng có xu hướng tìm về với thiên nhiên. Vì vậy những năm gần đây, xu
hướng trang trí không gian bằng cây cảnh đang trở nên phổ biến. Trang trí không gian
sống và làm việc không chỏ được chú trọng trong gia đình mà còn có những cửa hàng,
quán ăn,… đặc biệt là dân văn phòng tiếp xúc nhiều với máy tính, áp lực. Một điểm
mạnh khác của lựa chọn kinh doanh cây cảnh mini là nhu cầu liên tục của khách hàng,
Với yêu cầu thay đổi không gian liên tục để đảm bảo tính sáng tạo và làm mới môi
trường, cây cảnh mini là lựa chọn hoàn toàn thích hợp.
b) Kinh doanh nến thơm:
Ngày nay cuộc sống của con người ngày càng trở nên hiện đại, con người thì
dần có xu hướng sống hưởng thụ. Vậy nên, thư giãn được coi như một quá trình giảm
stress, có thể giúp con người giải tỏa căng thăng, áp lực và giúp cơ thể nhẹ nhàng hơn.
Hiện nay, đã có khá là nhiều phương pháp thư giãn khác nhau, nhu cầu về các sản
phẩm mùi hương giúp thư giãn tinh thần hiện ngày càng phổ biến trên thị trường một
trong số đó là sử dụng nến thơm. Bởi không chỉ có tác dụng làm thoải mái tinh thần,
thư giãn đầu óc, nến thơm còn là một sản phẩm decor rất được ưa chuộng.
Việc sử dụng nến thơm ngày càng rộng rãi và có tầm quan trọng trong các spa
chăm sóc sức khỏe để làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm phế quản, huyết áp
cao, căng thẳng và mất ngủ. Ngoài ra, nến thơm cung cấp các phương pháp tiếp cận
mới mẻ để làm giảm căng thẳng tinh thần và cảm xúc, đau buồn và chấn thương của
17

con người. Nến thơm mang những mùi hương dịu nhẹ có từ rất nhiều nguyên liệu khác
nhau như tinh dầu, thảo mộc, trái cây họ cam quýt, quả mọng, xạ hương,.. Đồng thời,
sáp nến cũng được làm từ nhiều thành phần có nguồn gốc phong phú như paraffin, sáp
đậu nành, sáp dầu cọ, sáp tổ ong,..phù hợp với nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
c) Kinh doanh bánh ngọt handmade online:
Ngành bánh ngọt được biết đến là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng
cao và ổn định, là phân khúc cạnh tranh mạnh mẽ nhất trong ngành hàng tiêu dung tại
Việt Nam. Với ưu thế là một nước có dân số đông và trẻ, Việt Nam được đánh giá là
một trong những thị trường bánh ngọt giàu tiềm năng của khu vực. Hơn nữa, các sản
phẩm này được tiêu thụ chủ yếu ở khu vực đô thị, nên sự phát triển và tốc độ đô thị
hóa nhanh chóng của các đô thị lớn cũng là một trong những nhân tố thúc đẩy nhu cầu
bánh ngọt tăng trưởng.
Theo kết quả nghiên cứu của Công ty khảo sát thị trường quốc tế Business
Monitor International BMI), mức tiêu thụ bánh kẹo trên đầu người tại Việt Nam năm
2016 chỉ hơn 2kg/ người/ năm, còn thấp so với mức 3kg/ người/ năm của thế giới, và
65% dân số ở nông thôn có mức tiêu thụ bánh kẹo còn rất khiêm tốn so với tiền năng.
Tuy nhiên, tiềm năng của ngành này vẫn còn rất lớn và buộc các nhà kinh doanh bánh
ngọt nhanh chóng vạch ra những định hướng đầu tư mang tính chiến lược.
Phần 2
Trong số 3 ý tưởng nêu trên, dựa theo những tìm hiểu về xu hướng, tham khảo
từ những người đã khởi nghiệp, quy mô thị trường. Em quyết định sẽ lựa chọn ý tưởng
kinh doanh số 3: Kinh doanh bánh ngọt online.
Tên ý tưởng: Kinh doanh bánh ngọt online
Sản phầm dự kiến: Cinnamon roll ( Bánh quế cuộn),
Cinnamon rolls là một món bánh có nguồn gốc từ Bắc Âu và Bắc Mỹ. Bánh hơi
dai dai kiểu bánh mỳ, béo bùi vị bơ và ngọt lịm như bánh rán tẩm đường, hòa quyện
với mùi quế thơm nồng đặc trưng, mang đến hương vị ngọt ngào và ấm áp. Nhâm nhi
1 chiếc Cinnamon rolls, thưởng thức vị ngọt ấm cùng 1 cốc trà sữa nóng trong những
ngày chớm đông, sẽ khiến bạn cảm thấy nhẹ nhõm và thư thả.
Dưới đây là hình ảnh minh họa về sản phẩm của cửa hàng
18

1. Kế hoạch sản xuất, vận hành


1.1. Nguồn cung nguyên liệu
1.1.1. Nguồn nhập nguyên liệu đầu vào:
- Nguyên liệu đầu vào: Các nguyên liệu làm bánh cơ bản (bột bánh, bột quế,
đường,…) : Beemart
- Thiết bị và các yếu tố hữu hình:
+ Ca inox, nhiệt kế, đũa khuấy, dụng cụ đo lường: Jolis Chefs.
+ Lò nướng bánh: Điện máy Xanh
- Hàng hóa đầu vào: Hộp, giấy gói bánh.
1.1.2 Nguyên vật liệu tạo ra sản phẩm
- Các loại nguyên liệu làm bánh: bột mì, trững, sữa, bơ,…
- Kết hợp với các dụng cụ cần thiết như dụng cụ đun nấu, hộp đựng,...
- Đóng gói sản phẩm: Giấy gói, ruy băng, thiệp, keo dán, bút viết
1.2. Công nghệ sản xuất và quá trình sản xuất
1.2.1. Cách thức, phương pháp làm nên sản phẩm
Đúng như tên gọi, sản phẩm bánh ngọt handmade được nhân viên làm hoàn
toàn thủ công.
1.2.2. Quy trình sản xuất sản phẩm
Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu làm bánh
Bước đầu tiên trong quy trình sản xuất bánh ngọt là chọn nguyên liệu. Bởi lẽ,
hương vị bánh cần đảm bảo yếu tố đầu vào có chất lượng cao. Nguồn gốc của các
nguyên vật liệu được tinh tuyển an toàn, hoàn toàn từ tự nhiên. Do vậy, ở giai đoạn
này, cần chú trọng chọn lựa ra những nguyên liệu tốt nhất cho khách hàng.
Bước 2: Bắt đầu sản xuất theo quy trình khép kín
19

Giai đoạn này chiếm phần quan trọng đối với việc sản xuất bánh ngọt chuẩn
quy trình. Sản phẩm được chế tạo hoàn toàn trong quy trình khép kín. Bàn tay lành
nghề của các nhân viên luôn hướng đến sự tỉ mỉ để đem đến chiếc bánh chuẩn vị và
ngon lành nhất.
Bước 3: Kiểm tra lại sản phẩm đúng chất lượng
Bánh ngọt sau khi đã trải qua quy trình sản xuất chuẩn chỉnh đôi khi vẫn còn
một số lỗi nhất định. Bánh thành phẩm sẽ được kiểm tra, rà soát lại để đảm bảo chất
lượng tốt nhất trước đem ra thị trường. Điều này vừa đem đến sự hài lòng đến khách
hàng cũng như tạo được sự tinh tế, chỉnh chu của nhà sản xuất.
Bước 4: Đóng gói sản phẩm
Sau các quy trình sản xuất quan trọng, việc đóng gói bánh cũng cần cẩn thận để
tránh ảnh hưởng đến chất lượng lâu dài của sản phẩm. Do vậy, cửa hàng rất chú trọng
trong việc đóng gói bao bì sản phẩm. Ngoài ra còn có thể đóng gói bao bì bao gồm nét
độc đáo riêng của thương hiệu sản xuất. Một số họa tiết tham khảo: dải ruy băng,
sticker, logo thương hiệu, hoa khô,…
1.2.3Mô hình cửa hàng :
Mô hình: Kinh doanh online qua mạng xã hội.
Mạng xã hội: Instagram, Facebook.

1.3. Lịch trình công việc

Tuần 1-2: Chuẩn bị và nghiên cứu

- Nghiên cứu thị trường: Tìm hiểu thị trường về bánh ngọt, đối thủ
cạnh tranh và xu hướng mua sắm của khách hàng.

- Phát triển ý tưởng sản phẩm: Xác định loại bánh ngọt bạn muốn sản
xuất, màu sắc, hương thơm và thiết kế.

- Lập kế hoạch kinh doanh: Xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết bao
gồm nguồn lực, ngân sách và mục tiêu.

2. Tuần 3-6: Tìm nguồn cung cấp và thiết kế sản phẩm


20

- Tìm nguồn cung cấp: Liên hệ với các nhà cung cấp nguyên liệu cơ
bản để làm bánh

- Thiết kế sản phẩm: Tạo các mẫu bánh thử nghiệm, điều chỉnh màu
sắc và hương thơm theo phản hồi của khách hàng mục tiêu.

3. Tuần 7-8: Chuẩn bị sản xuất và trang thiết bị

- Mua trang thiết bị: Đảm bảo bạn có trang thiết bị như bếp nướng,
dụng cụ làm bánh, nguyên liệu làm bánh

- Lập kế hoạch sản xuất: Xác định quy trình sản xuất chi tiết, lựa chọn
các nguyên liệu và lên lịch sản xuất.

4. Tuần 9-12: Sản xuất và kiểm tra chất lượng

- Sản xuất bánh ngọt: Bắt đầu sản xuất theo lịch trình, đảm bảo tuân
thủ các quy trình, quy định về an toàn và chất lượng.

- Kiểm tra chất lượng: Kiểm tra sản phẩm cuối cùng để đảm bảo chất
lượng mong muốn của sản phẩm

5. Tuần 13-16: Tiếp thị và bán hàng

- Xây dựng thương hiệu: Tạo trang web hoặc cửa hàng trực tuyến để
giới thiệu sản phẩm, quản lý mạng xã hội và chiến dịch trực tuyến.

- Phân phối sản phẩm: Xác định các kênh phân phối như cửa hàng bán
lẻ, cửa hàng quà tặng và thị trường nghệ thuật để bán sản phẩm.

6. Tuần 17 trở đi: Quản lý và phát triển

- Quản lý tài chính: Theo dõi lượng lưu thông tiền mặt, quản lý tài
chính và đảm bảo tuân thủ ngân sách.
21

- Thu thập phản hồi: Lắng nghe phản hồi của khách hàng và điều chỉnh
sản phẩm và chiến dịch tiếp thị dựa trên phản hồi này.

Bảng 7. Bảng lịnh trình triển khai công việc


1.4. Kế hoạch đảm bảo chất lượng
Trong sản xuất bánh ngọt, việc đảm bảo chất lượng đồng đều trong từng sản
phẩm hết sức quan trọng. Chính vì thế, trong từng công đoạn, cần cố gắng để hoàn
thiện sản phẩm nhất có thể để tạo nên những sản phẩm chất lượng.
1.4.1. Xác định tiêu chuẩn chất lượng cho bánh:
Từng miếng bánh được tạo nên đều được đặt tiêu chuẩn chất lượng cao để có
thể đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Chính vì thế, bánh ngọt của cửa hàng cần phải
đáp ứng được những tiêu chí sau:
Tiêu chí 1: Được làm từ những nguyên liệu an toàn cho sức khỏe, môi trường.
Tiêu chí 2: Kiểu dáng, mẫu mã đa dạng và phù hợp với thị hiếu người tiêu
dùng.
Tiêu chí 3: Hương vị độc đáo, đặc biệt.
1.4.2. Trong chọn lựa nguyên liệu đầu vào
Trong khâu chọn lựa nguyên liệu đầu vào, cửa hàng luôn ưu tiên những nguyên
liệu tự nhiên, hữu cơ để tạo nên sản phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và
thân thiện với môi trường.
1.4.3. Kiểm soát quy trình sản xuất
Quy trình sản xuất nên luôn được sắp xếp, kiểm tra và giám sát thật nghiêm
ngặt bởi vì chỉ cần một lỗ hổng nhỏ trong quy trình sản xuất cũng có thể làm cho thành
phẩm ra không đúng như yêu cầu của khách hàng. Khi quy trình sản xuất không được
đảm bảo thì khó có thể tạo ra sản phẩm đạt chất lượng như đã yêu cầu.
1.4.4 Kiểm tra chất lượng trong sản xuất
Trong sản xuất, việc kiểm định chất lượng sau từng công đoạn rất quan trọng.
Tại mỗi công đoạn sản xuất, mọi thiết bị đo lường đều được sử dụng để xác định khối
lượng của từng thành phần tạo nên sản phẩm. Như vậy, mỗi sản phẩm được tạo ra sẽ
có thành phần và khối lượng giống nhau.
1.4.5. Kiểm tra chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thiện
22

Sau khi hoàn thiện sản phẩm, đội ngũ nhân viên sẽ phải kiểm tra lại sản phẩm
một lần nữa để bảo đảm được là không có sản phẩm nào bị lỗi và hoàn thiện nhất. Tất
cả sản phẩm sẽ được kiểm tra về khối lượng và chất lượng sao cho tất cả sản phẩm đều
đồng nhất với nhau trước khi đóng gói bao bì sản phẩm và đưa đến tay khách hàng.

You might also like