You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA HTTT KINH TẾ VÀ TMĐT

BÀI TẬP LỚN


HỌC PHẦN: KHỞI SỰ KINH DOANH
MÃ LHP: 231 CTÔIG 4111
GVGD: Chu Đức Trí
MÃ SỐ ĐỀ/ TÊN ĐỀ TÀI: Đề 8

Số Họ và tên Mã số Lớp Ký nộp Điểm bài tập Điểm Ghi


báo SV/HV hành Chấm Chấm kết chú
danh chính 1 2 luận
37 Vũ Thị Mai 22D190075 K58S1
Hương

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2023


Giảng viên chấm 2 Giảng viên chấm 1
(Ký & ghi rõ họ tên) (Ký & ghi rõ họ tên)

HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024

Mục lục
1

Lời mở đầu...........................................................................................................2
A. Mô hình PEC và kế hoạch cá nhân ( khoảng 2000 từ): 3 điểm..................3
B. Bài luận ngắn : khoảng 2000 từ (3 điểm)....................................................11
C. Khảo sát: 4 điểm...........................................................................................13
Kết luận..............................................................................................................19
2

Lời mở đầu
Trong bối cảnh xã hội luôn luôn có những biến đổi như hiện nay, sự sáng tạo, những ý
tưởng kinh doanh là những yếu tố rất được đề cao trong các hoạt động kinh doanh của
các tổ chức doanh nghiệp. Để có được những ý tưởng và thực hiện được điều đó, môn
học Khởi sự kinh doanh tại nhiều trường đại học đã giúp cho các sinh viên có thêm
những kiến thức bổ ích, trang bị cho sinh viên những kỹ năng, hiểu biết về việc hình
thành nên một ý tưởng kinh doanh, đánh giá bản thân trong vai trò người khởi sự….
Đây là một môn học hay và có ý nghĩa đối với những sinh viên học kinh tế, giúp họ có
thêm kiến thức để ứng dụng với thực tế, là bàn đẩy để các sinh viên có động lực bước
vào đời sống thực tiễn xây dựng những sáng kiến, ý tưởng kinh doanh của mình, biến
chúng thành sự thật và phát triển nó.

Là sinh viên trường Đại học Thương mại có cơ hội được học môn học này, em thấy
Khởi sự kinh doanh là môn học hay, có thể giúp em ứng dụng vào ngay với cuộc sống,
tình hình kinh tế hiện tại nói chung và các quy trình khởi sự kinh doanh nói riêng. Em
đã hiểu được nhiều kiến thức sau khi học hết học phần Khởi sự kinh doanh. Bằng
những kiến thức đã tiếp thu được, dưới đây là nội dung bài tập lớn mà em đã chuẩn bị
để lấy kết quả kết thúc học phần của mình :

Phần A: Mô hình PEC và kế hoạch cá nhân ( khoảng 2000 từ): 3 điểm

Phần B: Bài luận ngắn : khoảng 2000 từ (3 điểm)

Xác định một ngành kinh doanh tiềm năng có thể khởi nghiệp trong giai đoạn hiện tại,
phân tích những thuận lợi và rủi ro khi khởi nghiệp trong ngành này (kinh tế vĩ mô,
chính sách, khách hàng, đối thủ cạnh tranh).

Phần C: Khảo sát: 4 điểm

Anh/Chị vận dụng các kỹ thuật tìm kiếm ý tưởng khởi sự kinh doanh đã học để đưa ra
ý tưởng tiềm năng của bản thân
3

A. Mô hình PEC và kế hoạch cá nhân ( khoảng 2000 từ): 3 điểm


 Đánh giá bản thân theo mô hình Năng lực cá nhân về khởi nghiệp (Personal
Entrepreneurial Competencies – PEC). Báo cáo đầy đủ và chi tiết kết quả đánh giá
cá nhân theo bảng điểm và 10 tiêu chí.

1. Tự chấm điểm

5 – Luôn luôn

4 – Thường xuyên

3 – Đôi khi

2 – Hiếm khi

1 – Không bao giờ.

ST Điểm đánh
Tình huống thực tế
T giá

1 Tôi tìm những công việc cần làm 4

Khi đối mặt với một vấn đề khó khăn, tôi dành rất nhiều thời 5
2
gian để tìm ra giải pháp

3 Tôi hoàn thành công việc đúng thời gian đã định 3

Tôi cảm thấy buồn phiền khi công việc không được hoàn thành 4
4
tốt

Tôi thích các tình huống mà tôi có thể kiểm soát được càng 5
5
nhiều càng tốt

6 Tôi thích suy ngẫm về tương lai 4

Mỗi khi bắt đầu một nhiệm vụ hay một dự án mới, tôi luôn thu 3
7
thập rất nhiều thông tin trước khi thực sự bắt tay vào làm.

Tôi lập kế hoạch cho một dự án cỡ lớn bằng cách phân nhỏ nó 4
8
thành các mục tiêu có quy mô nhỏ hơn.

9 Tôi được người khác ủng hộ các đề xuất của tôi. 3

10 Tôi cảm thấy tin tưởng rằng tôi sẽ thành công trong mọi việc 3
4

tôi làm.

Dù tôi nói chuyện với bất kỳ ai, tôi luôn tỏ ra mình là người 4
11
biết nghe người khác nói.

Tôi chủ động làm các công việc trước khi tôi được người khác 5
12
yêu cầu làm việc đó.

Tôi cố gắng nhiều lần để yêu cầu người khác làm những điều 3
13
tôi muốn họ làm.

14 Tôi giữ vững lời tôi đã hứa. 3

Công việc của tôi tốt hơn công việc của những người cùng làm 3
15
với tôi.

Tôi không thử làm một điều gì mới nếu như không chắc chắn 3
16
rằng tôi sẽ thành công.

Tôi cảm thấy thật phí thời giờ nếu phải lo lắng về cuộc đời của 2
17
mình sẽ ra sao.

Tôi tìm kiếm lời khuyên ở những người hiểu biết nhiều về 4
18
những việc mà tôi đang phải làm.

Tôi suy nghĩ về ưu điểm, nhược điểm hoặc các cách khác nhau 4
19
để thực hiện công việc.

Tôi không bỏ nhiều thời gian suy nghĩ về việc làm thế nào để 2
20
có ảnh hưởng nhiều đến những người khác.

Tôi thay đổi ý kiến nếu những người khác hoàn toàn bất đồng 4
21
với tôi.

Tôi cảm thấy rất bực bội nếu tôi không thể làm theo cách của 4
22
tôi.

23 Tôi thích những thử thách và các cơ hội mới. 4

Khi có điều gì cản trở công việc mà tôi đang cố gắng làm, tôi 4
24
vẫn tiếp tục cố gắng để hoàn thành việc đó bằng được.

Tôi sẵn sàng làm công việc của người khác trong trường hợp 3
25
cần phải hoàn thành công việc đó cho đúng hạn.
5

26 Tôi buồn bực nếu như thời gian của tôi bị bỏ phí. 4

Tôi cân nhắc khả năng thành công hoặc là thất bại trước khi 4
27
quyết định làm một việc nào đó.

Tôi càng biết cụ thể về những gì tôi muốn trong cuộc đời bao 3
28
nhiêu, tôi càng có cơ hội thành công nhiều bấy nhiêu.

Tôi hành động mà chẳng cần phí thời gian cho việc thu thập 2
29
thông tin.

Tôi cố gắng suy nghĩ về tất cả các vấn đề tôi có thể sẽ gặp phải 4
30
và lên kế hoạch phải làm gì nếu quả thực các vấn đề đó xảy ra.

Tôi nhờ những người quan trọng giúp đỡ để hoàn thành các 3
31
mục tiêu của tôi.

Trong khi thử làm một việc gì đó khó khăn, tôi tin tưởng rằng 3
32
tôi sẽ thành công.

33 Trong quá khứ tôi đã từng thất bại. 4

34 Tôi thích những công việc mà tôi biết rõ và cảm thấy thoải mái. 5

Khi đối mặt với những khó khăn, tôi nhanh chóng chuyển sang 2
35
làm các công việc khác.

Khi tôi làm việc cho một ai đó, tôi đặc biệt cố gắng để người 5
36
đó hài lòng về công việc của tôi.

Tôi không khi nào hoàn toàn bằng lòng với những cách làm 4
37
việc đã có, tôi luôn nghĩ rằng còn có thể có cách khác tốt hơn.

38 Tôi làm những việc phiêu lưu mạo hiểm. 2

39 Tôi có kế hoạch rất rõ ràng cho cuộc đời của tôi. 2

Khi tôi thực hiện một công việc cho ai đó, tôi đặt ra rất nhiều 4
40 câu hỏi để có thể chắc chắn rằng tôi đã hiểu đúng những gì
người đó muốn.

Tôi giải quyết các vấn đề khi chúng đã nảy sinh, chứ không 2
41
chịu mất thời gian để dự đoán những vấn đề này.

42 Để đạt được mục đích của tôi, tôi suy nghĩ về các giải pháp 4
6

mang lại lợi ích cho tất cả những ai tham gia vào công việc này.

43 Tôi làm công việc rất tốt. 3

44 Đã từng có trường hợp tôi lừa dối ai đó. 1

Tôi thử làm những việc hoàn toàn mới và khác lạ đối với 3
45
những gì tôi đã làm trước đây.

Tôi thử rất nhiều cách để khắc phục những cản trở việc đạt 4
46
được mục đích của tôi.

Gia đình và cuộc sống riêng tư có tầm quan trọng đối với tôi 3
47
hơn là các thời hạn mà tôi đã đặt ra cho mình.

Tôi không tìm được cách thức để có thể hoàn thành nhiệm vụ 3
48
nhanh hơn cả trong công việc và cuộc sống.

49 Tôi làm những công việc mà người khác cho là mạo hiểm. 3

Tôi lo lắng cho việc hoàn thành các mục tiêu trong tuần chẳng 4
50
kém gì lo lắng cho các mục tiêu trong cả năm.

Tôi tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để giải quyết 5
51
các nhiệm vụ hay thực hiện các dự án của mình.

Nếu cách tiếp cận vấn đề này không thành công thì tôi suy nghĩ 4
52
tìm cách tiếp cận khác.

Tôi có khả năng làm cho những người có quan điểm hoặc ý 3
53
tưởng vững chắc phải thay đổi ý kiến.

Tôi giữ vững các quyết định của mình kể cả trong trường hợp 3
54
những người khác bất đồng với tôi.

55 Khi tôi không biết điều gì đó, tôi công nhận là tôi không biết. 4

2. Tính điểm

Kết quả đánh giá Điểm PEC

4 5 4 5 3 17
+ + - + +6 = Tìm kiếm cơ hội
(1) (12) (23) (34) (45)
7

5 3 4 2 4
+ + - + +6 = 20 Kiên định
(2) (13) (24) (35) (46)

3 3 3 5 3
+ + + - +6 = 17 Gắn bó với công việc
(3) (14) (25) (36) (47)

4 3 4 4 3 Đòi hỏi cao về chất lượng và


+ + + - +6 = 18
(4) (15) (26) (37) (48) hiệu quả

5 3 4 2 3 17 Chấp nhận rủi ro


- + + + +6 =
(5) (16) (27) (38) (49)

4 2 3 2 4
- + + + +6 = 17 Có mục tiêu rõ ràng
(6) (17) (28) (39) (50)

3 4 2 4 5
+ - + + +6 = 20 Chịu thu thập thông tin
(7) (18) (29) (40) (51)

4 4 4 2 4 Có hệ thống trong lập kế hoạch


+ + - + +6 = 20
(8) (19) (30) (41) (52) và quản lý

Có sức thuyết phục và tạo dựng


3 2 3 4 3
- + + + +6 = 17 mối quan hệ
(9) (20) (31) (42) (53)

3 4 3 3 3
- + + + +6 = 14 Tự tin
(10) (21) (32) (43) (54)

Tổng số điểm của các PEC = 176


8

4 4 4 1 4
- - - + +18 = 17 Yếu tố hiệu chỉnh
(11) (22) (33) (44) (55)

3. Tiến hành hiệu chỉnh

Điểm ban Điểm phải Điểm sau


STT PEC
đầu trừ hiệu chỉnh

1 Tìm kiếm cơ hội 17 0 17

2 Kiên định 20 0 20

3 Gắn bó với công việc 17 0 17

4 Đòi hỏi cao về chất lượng,


18 0 18
hiệu quả

5 Chấp nhận rủi ro 17 0 17

6 Có mục tiêu rõ ràng 17 0 17

7 Chịu thu thập thông tin 20 0 20

8 Có tính hệ thống trong lập


20 0 20
kế hoạch và quản lý

9 Có sức thuyết phục và tạo


17 0 17
dựng mối quan hệ

10 Tự tin 14 0 14

Tổng số điểm đã hiệu


176 0 176
chỉnh

4. Đánh giá
9

Đặc trưng cá nhân PEC

20 20 20
18
17 17 17 17 17
14

Tìm Kiên Gắn bó Đòi hỏi Chấp Có mục Chịu thu Có tính Có sức Tự tin
kiếm cơ định với công cao về nhận rủi tiêu rõ thập hệ thống thuyết
hội việc chất ro ràng thông tin trong lập phục và
lượng, kế hoạch tạo dựng
hiệu quả và quản mối quan
lý hệ

Column1

 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân Anh/Chị, từ đó rút ra kết luận về
mức độ phù hợp của bản thân Anh/Chị trong vai trò người khởi sự kinh doanh.
Qua đánh giá bản thân theo mô hình năng lực cá nhân về khởi nghiệp PEC, dưới
đây là đánh giá về điểm mạnh điểm yếu của tôi:
Điểm mạnh:

 Tôi có niềm đam mê và hứng thú với các hoạt động trong lĩnh vực kinh
doanh. Tôi chủ động tìm hiểu và học hỏi những kiến thức mới đồng thời nắm
bắt những cơ hội, dám làm những việc hoàn toàn mới mà trước đây chưa dám
thử để tìm khám phá thêm về tiềm năng của bản thân.
 Kiên trì với công việc và nhiệm vụ mình được giao. Tôi sẽ cố gắng tìm nhiều
cách khác nhau để có thể giải quyết được những khó khăn và sẽ không để
những bất lợi xung quanh làm ảnh hưởng tới chất lượng công việc hay bỏ dở
chúng.
 Tôi chú trọng nhiều vào chất lượng công việc, dành nhiều thời gian để có thể
hoàn thiện sản phẩm với chất lượng tốt nhất. Đây là cách để có thể đạt được
hiệu quả cao trong công việc cũng như tối ưu hoá được thời gian thay vì không
cẩn thận dẫn tới sai sót và tốn thời gian trong việc sửa lỗi.
 Trước khi bắt đầu một công việc, tôi sẽ tìm hiểu và nắm bắt những thông tin cần
thiết từ các trang mạng, từ những người có kinh nghiệm để bắt tay vào công
việc nhanh chóng và đảm bảo có đủ thông tin cung cấp cho những việc cần làm.
10

 Lên kế hoạch chi tiết, cụ thể cho một công việc cần làm. Tính toán đến những
rủi ro, các tình huống có thể xảy ra để đưa ra các kế hoạch dự phòng đảm bảo
công việc được kiểm soát, hoàn thành đúng tiến độ.
Điểm yếu:
Bên cạnh những điểm mạnh trên tôi vẫn còn có những khuyết điểm đó là thiếu tự
tin trong công việc, dễ bị lay động bởi ý kiến, bất đồng với đám đông xung quanh,
không tin tưởng vào khả năng của mình nên nếu đa số mọi người không đồng ý với
quan điểm của tôi hay đều làm theo một hướng nhất định thì tôi cũng dễ bị phân tâm
và làm theo họ. Từ đó, dẫn tới tính thiếu sáng tạo, đổi mới trong kinh doanh. Đây là
một điểm cần khắc phục nếu muốn phát triển hơn trong việc kinh doanh.
→ Dựa vào mô hình năng lực cá nhân về khởi nghiệp PEC và những đánh giá điểm
mạnh/ điểm yếu như trên tôi thấy bản thân tương đối phù hợp trong vai trò của người
khởi sự kinh doanh. Để phát triển được vai trò đó, tôi cần tích luỹ thêm kinh nghiệm,
kiến thức cũng như phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu của bản
thân.

 Để trở thành người khởi sự kinh doanh thành công, tôi chuẩn bị những điều sau đây:
 Có niềm đam mê, hứng thú với các công việc kinh doanh: Việc ta hứng thú, chủ
động tìm hiểu về kinh doanh sẽ giúp ta có thêm sự yêu thích cũng như kiên trì với
nó, khi gặp khó khăn sẽ không dễ dàng từ bỏ.
 Kiến thức và kỹ năng kinh doanh: Cần trau dồi thêm nhiều kiến thức cũng như kỹ
năng kinh doanh vững vàng để sẵn sàng khởi sự kinh doanh và hiểu hơn về những
lợi ích hay rủi ro mà nó đtôi lại từ đó đưa ra các phương hướng và kế hoạch đúng
đắn cho tương lai.
 Sự kiên trì, tận tâm: Đây cũng là điều cần thiết cho một người khởi sự kinh doanh
bởi trong cuộc sống không thể tránh được những thử thách, ta cần vững vàng, kiên
trì và tận tâm với công việc của mình để vượt qua và phát triển sự nghiệp của mình
 Sự sáng tạo, cập nhật xu hướng: Tôi cần sự linh hoạt, không ngừng đổi mới phương
pháp kết hợp với nắm bắt những biến động trong thị trường, xu hướng để đưa ra
những ý tưởng kinh doanh tốt và phù hợp
 Sẵn sàng đối mặt với rủi ro : Trong quá trình khởi sự kinh doanh luôn phải đối mặt
với nhiều rủi ro tiềm tàng, tôi cần chuẩn bị một tinh thần sẵn sàng đối mặt với
những điều ấy và dựa vào những kiến thức, kinh nghiệm sẵn có để đưa ra giải pháp
tối ưu nhất.
11

 Mục tiêu, kế hoạch: Đề ra những mục tiêu ngắn hạn, dài hạn và các kế hoạch trước
khi thực hiện một công việc nào đó nhằm đảm bảo công việc sẽ đạt được hiệu quả
và đúng tiến độ
 Sự tự tin và xây dựng các mối quan hệ: Tin tưởng vào năng lực của bản thân, không
ngừng phát triển nó, đồng thời tự tin, kiến thức và kĩ năng giao tiếp sẽ giúp tôi xây
dựng thêm các mối quan hệ với khách hàng, đối tác,…

B. Bài luận ngắn : khoảng 2000 từ (3 điểm)


Xác định một ngành kinh doanh tiềm năng có thể khởi nghiệp trong giai đoạn
hiện tại, phân tích những thuận lợi và rủi ro khi khởi nghiệp trong ngành này
(kinh tế vĩ mô, chính sách, khách hàng, đối thủ cạnh tranh).
Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, công nghệ thông tin được ứng dụng trong hầu
hết các lĩnh vực đời sống, làm cho cuộc sống của con người trở nên thuận tiện hơn rất
nhiều trong đó bao gồm cả ngành kinh doanh. Ngày nay, mô hình kinh doanh hay phương
tiện kinh doanh ngày càng được mở rộng, chúng ta không chỉ mua hàng trực tiếp ở các
trung tâm mua sắm, chợ, cửa hàng mà còn hoàn toàn mua được những món đồ cần thiết
chỉ qua vài thao tác trên thiết bị di động. Các sàn thương mại điện tử, trang mạng xã hội
đều được sử dụng rộng rãi, bạn có thể mua hàng bằng hình thức online: lựa chọn sản phẩm
mình muốn qua những hình ảnh, video và mô tả do người bán cung cấp rồi lựa chọn đặt
hàng và thanh toán. Ngành kinh doanh online có tốc độ phát triển nhanh chóng trong
những năm gần đây với số lượng đối tượng sử dụng “khổng lồ” và trở thành xu hướng phát
triển chung của xã hội. Chỉ cần mức vốn nhỏ, bạn đã có thể xây dựng cho mình một kênh
bán hàng riêng nên nó rất phù hợp cho nhiều người dùng; so với kinh doanh truyền thống,
ta cần rất nhiều vốn để chi trả cho các khoản chi tiêu ban đầu như: thuê mặt bằng, nhập
hàng hoá, thuê nhân viên, quảng cáo và nhiều loại chi phí khác, còn đối với kinh doanh
online, mọi chi phí đều được cắt giảm đáng kể.
Trong tình hình kinh tế hiện nay, có thể thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế có nhiều biến
động, khi nó tăng cũng sẽ tạo điều kiện cho ngành kinh doanh online phát triển mạnh mẽ,
bởi nhu cầu người tiêu dùng trở nên ngày càng đa dạng, thu nhập tăng cao từ đó làm tăng
nhu cầu mua sắm của mỗi người. Việc tận dụng thời điểm và khởi nghiệp kinh doanh
online sẽ giúp cho người bán thu về một lượng lợi nhuận lớn. Bên cạnh những thuận lợi đó
từ yếu tố kinh tế vĩ mô, kinh doanh online cũng sẽ gặp không ít những khó khăn kéo theo
từ các vấn đề như lạm phát, chính sách tiền tệ và tài khoá: khi lạm phát cao dẫn tới giá cả
hàng hoá, dịch vụ tăng lên đồng thời làm giảm mức chi tiêu của người dân khiến họ trở
nên thắt chặt chi tiêu, nhu cầu mua sắm giảm đáng kể thì những người kinh doanh online
cũng sẽ bị ảnh hưởng theo; khi chính sách tiền tệ được kiểm soát chặt chẽ hơn cũng dẫn tới
12

lãi suất tăng cao từ đó làm tăng chi phí vốn của các doanh nghiệp, tổ chức nói chung và
những người bán hàng online nói riêng.
Trong kinh doanh online, người khởi nghiệp cũng cần chú trọng tới các chính sách bởi
nó cũng là một trong những yếu tố tác động tới việc kinh doanh đạt được thuận lợi và rủi
ro. Về thuận lợi, khi những người khởi sự kinh doanh online xây dựng được các chính sách
kinh doanh online minh bạch, rõ ràng sẽ giúp họ tạo dựng niềm tin cho khách hàng, từ đó
tăng cường lòng trung thành của khách hàng, có được những khách hàng tiềm năng giúp
cho người bán duy trì được sự uy tín, doanh số của mình. Không chỉ vậy, việc xây dựng
chính sách bán hàng online tốt còn giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh, có định hướng,
mục tiêu rõ ràng đồng thời giảm thiểu các rủi ro trong quá trình kinh doanh. Có được chính
sách tốt đồng nghĩa với việc người bán đó đã có những phương án tối ưu nhất để thích ứng
với sự thay đổi của thị trường hay giải quyết cho vấn đề của mình như: chi phí nhập hàng,
chính sách đổi trả, chăm sóc khách hàng… đảm bảo sự uy tín cho gian hàng của mình
cũng như lợi nhuận hay doanh số hàng tháng. Ngoài những thuận lợi, khi khởi sự kinh
doanh online người bán cũng cần lưu ý một số rủi ro trong việc xây dựng chính sách. Thứ
nhất, người bán cần nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh
online, chính sách cộng đồng của các trang thương mại điện tử,… trước khi xây dựng
chính sách kinh doanh nếu không nắm rõ những quy định đó, người khởi sự sẽ gặp khó
khăn lớn trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý, cản trở công việc kinh doanh của mình.
Thứ hai, việc đưa ra các chính sách đòi hỏi người bán phải đầu tư thời gian, công sức để
đảm bảo quyền lợi của cả khách hàng lẫn người bán, nếu không xtôi xét kĩ lưỡng trong xây
dựng chính sách sẽ dễ gây ra những trải nghiệm không tốt cho khách hàng, không đảm bảo
được quyền lợi cho họ, nhận những khiếu nại, đánh giá không tốt.
Khách hàng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn tới quá trình kinh doanh online của
chúng ta. Đối với việc khởi nghiệp, hiện nay phần lớn người dân đều sử dụng các thiết bị
di đông và các nền tảng mạng xã hội, các trang thương mại điện tử nên khách hàng sẽ dễ
tìm đến sản phẩm của chúng ta thông qua các từ khoá tìm kiếm và việc người bán chúng ta
nếu phục vụ tốt và đảm bảo chất lượng sản phẩm thì sẽ có nhiều đánh giá cao cho cửa
hàng, dễ tạo dựng uy tín hơn bởi những người mua hàng thường xtôi xét, lựa chọn thông
qua các đánh giá từ đó sẽ thu được doanh số, lợi nhuận cao cho nên khi bắt đầu kinh doanh
online, ngoài bỏ vốn để nhập hay sản xuất hàng hoá ra, ta nên đầu tư vào quảng cáo, tận
dụng sức ảnh hưởng của những KOL, KOC để dễ dàng thu hút được khách hàng và chú
trọng trong dịch vụ chăm sóc khách hàng. Bên cạnh những thuận lợi đó, cũng có rủi ro
kèm theo trong quá trình khởi sự đó là khách hàng có thể đánh giá không trung thực, đánh
giá kém, xấu để làm giảm uy tín của người bán hay lợi dụng chính sách đổi trả, mua hàng
của chúng ta để gian lận. Bùng hàng, đặt số lượng lớn đơn hàng và khi giao đến thì không
13

nhận, điều này gây ra tổn thất rất lớn cho người bán bởi trong quá trình vận chuyển 2 chiều
sẽ dễ làm hỏng hàng hoá đồng thời tốn kém chi phí đóng gói, vận chuyển cho khách.
Nền tảng thương mại điện tử ngày càng được sử dụng rộng rãi nên cũng có rất nhiều
người bán hàng online trên một nền tảng nói chung và cùng một dòng sản phẩm hay phục
vụ cho lĩnh vực đời sống nói riêng. Vậy nên sẽ có đối thủ cạnh tranh và điều này sẽ gây ra
khó khăn cho quá trình kinh doanh của chúng ta đặc biệt là khi bắt đầu khởi nghiệp.
Những người bắt đầu trong việc khởi sự kinh doanh online cần cẩn trọng trong các quy
trình bán hàng để duy trì chất lượng và mức độ uy tín của mình thì mới có thể phát triển
lâu dài trong ngành kinh doanh này. Bởi vì đối thủ cạnh tranh có thể gây ra nhiều rủi ro
trong kinh doanh như : họ ra mắt các sản phẩm mới, dịch vụ mới và giá cả cạnh tranh
nhằm thu hút khách hàng điều này có thể dẫn tới việc doanh thu bị giảm sút do mất thị
phần; đối thủ có thể sử dụng các chiêu trò để cạnh tranh không lành mạnh như đánh giá
thấp sản phẩm của chúng ta, tung tin đồn thất thiệt hay họ cải thiện chất lượng sản phẩm,
tổ chức các chương trình khuyến mãi, chạy quảng cáo để lôi kéo sự chú ý của khách
hàng…Trước những rủi ro như vậy trong kinh doanh, người khởi nghiệp cần lên chiến
lược, kế hoạch chi tiết trong việc bắt đầu bán hàng cũng như sự nhiệt huyết trong công
việc để có thể duy trì công việc kinh doanh của mình.
Như vậy, có thể đánh giá ngành kinh doanh online là ngành tiềm năng để có thể khởi
nghiệp trong giai đoạn hiện nay, nó chứa đựng cả những thuận lợi và rủi ro vậy nên những
người lựa chọn theo đuổi ngành này cần có niềm đam mê, yêu thích với kinh doanh, sự
kiên trì trong quá trình làm việc, nền tảng kiến thức vững chắc, có trách nhiệm, lên kế
hoạch chiến lược chi tiết, sự tự tin,… để có thế duy trì và phát triển công việc, đạt được
hiệu quả cũng như lợi nhuận, doanh thu cao nhất.
C. Khảo sát: 4 điểm
Anh/Chị vận dụng các kỹ thuật tìm kiếm ý tưởng khởi sự kinh doanh đã học để đưa
ra ý tưởng tiềm năng của bản thân. Cụ thể:
1. Vận dụng các kỹ thuật tìm kiếm ý tưởng khởi sự kinh doanh (Ví dụ: kỹ thuật học
hỏi từ trải nghiệm mua hàng; khảo sát kinh nghiệm của người khởi nghiệp; khảo sát
thực tế; khảo sát môi trường địa phương; động não; tìm kiếm từ các nguồn thông tin
đại chúng;…) để đưa ra một hoặc một vài ý tưởng khởi sự kinh doanh.

2. Từ một hoặc một vài ý tưởng trên, Anh/ Chị hãy lựa chọn và trình bày một ý tưởng
khởi sự kinh doanh tiềm năng nhất và khái quát các nội dung bao gồm: tên ý tưởng,
sản phẩm dự kiến và kế hoạch về giá bán.

- Ý tưởng kinh doanh là một mô tả ngắn gọn và cụ thể về hoạt động cơ bản của
doanh nghiệp dự kiến
- Các kỹ thuật hình thành ý tưởng:
14

 Học hỏi kinh nghiệm bản thân: Quan sát, tìm để nắm bắt được mọi việc diễn ra xung
quanh. Từ đó nhận thức được những điều cần làm.
 Khảo sát người khởi nghiệp: Tham khảo ý kiến, kinh nghiệm từ người đã khởi nghiệp,
từ đó phát triển ý tưởng cùng các cách tạo lợi nhuận hay huy động vốn.
 Khảo sát thực tế
 Khảo sát môi trường địa phương: tìm hiểu, nghiên cứu về nguồn lực địa phương, đặc
điểm và kỹ năng dân địa phương, kinh doanh từ phế thải, sản xuất, thay thế, nhập
khẩu.
 Kênh internet, báo chí và thư viện
 Brain storming

1. Vận dụng để đưa ra một vài ý tưởng khởi sự kinh doanh


Hiện nay, giới trẻ đều đang rất quan tâm tới các xu hướng thời trang đang hiện hành,
nhiều phong cách thời trang ở khắp nơi trên thế giới đều được những KOLs,KOCs hay các
influencers, content creator thể hiện trên các nền tảng mạng xã hội lớn như: Tiktok,
Facebook, Instagram,… Có thể kể đến một vài phong cách đang hot gần đây như: y2k,
minimalism, hiphop, acubi, ballet core,… Những phong cách này đều gây ấn tượng được
với người xtôi bởi sự sáng tạo trong cách phối đồ của những người dùng TikTok,
Facebook… ngoài việc phối những chiếc quần áo để thành một bộ hoàn chỉnh, họ còn sử
dụng những phụ kiện để làm điểm nhấn như: vòng tay, dây chuyền, khuyên tay, thắt lưng,
mũ,…khiến họ trông rất phong cách và có gu ăn mặc. Từ những ảnh hưởng qua video trên
mạng như vậy, nhiều bạn trẻ đã có sự hứng thú, yêu thích với các phụ kiện từ dễ thương,
đơn giản tới hiphop,… Dựa vào kỹ thuật học hỏi kinh nghiệm bản thân, tôi đã quan sát,
cũng như tìm hiểu kĩ qua các nền tảng mạng xã hội và biết được rằng cơn sốt những phụ
kiện vẫn đang còn, đã có rất nhiều cửa hàng, các bạn trẻ lựa chọn bán những sản phẩm và
đạt được lượng bán khủng, kể cả đối với những người không có sức ảnh hưởng trên mạng
vẫn có thể bán chúng cho bạn bè, sinh viên ở các trường dựa vào mối quan hệ rộng hay mở
bán một sạp nhỏ ở những nơi công cộng. Ngoài ra, tôi cũng đã mua những phụ kiện ấy ở
trên tiktokshop và shopee tôi thấy những món đồ này có giá thành tương đối phù hợp với
học sinh, sinh viên đặc biệt chúng có đa dạng các thiết kế, màu sắc khác nhau.Khi mua
những món đồ này thường tôi sẽ mua nhiều đồ cùng một đơn hàng để được freeship và
được giảm giá. Điều này sẽ vừa giúp người bán tăng thêm doanh thu, vừa thu hút nhiều
khách bởi những ưu đãi và việc mở gian hàng để bán trên những sàn thương mại điện tử
cũng khá dễ dàng. Tôi có một vài người bạn đã bán những phụ kiện này, người thì bán ở
trên mạng có người thì bán ở các hội chợ, vỉa hè đường gần các trường học, công viên,…
tôi đã tìm hiểu nguồn nhập hàng, những phương pháp để thu hút khách hàng, lợi nhuận thu
được từ họ đó là hàng có thể nhập từ các chợ ở Trung Quốc qua các tài khoản nhận order
15

trung gian, các xưởng sản xuất ở Hà Nội,… ban đầu họ sẽ quay một số video, chụp hình
ảnh đăng lên các trang mạng xã hội, nhờ bạn bè giới thiệu cho người quen ở xung quanh
còn đối với bạn bán ở ngoài thì tìm những nơi có khách hàng đối tượng hay lui tới để bán;
lợi nhuận sẽ biến động phụ thuộc vào số lượng hàng bạn bán cũng như giá đưa ra sao cho
hợp lý và chất liệu, công nhập hàng, vận chuyển,… Những món phụ kiện tôi thấy có thể
kinh doanh được là: các phụ kiện tóc nhập ở các xưởng,chợ, vòng hạt handmade, phụ kiện
tóc bằng len handmade. Dựa vào những thông tin tôi đã tìm hiểu được, tôi đã lập một khảo
sát các bạn sinh viên ở trường Đại học Thương Mại và kết quả thu được là có 80% các đối
tượng có nhu cầu mua những món phụ kiện tôi đã kể trên trong đó chiếm đa phần là các
bạn nữ thích các phụ kiện tóc nhập và handmade, còn lại là các bạn nam có nhu cầu mua
quà tặng bạn gái hoặc là vòng hạt handmade cho mình. Qua tìm hiểu những ý tưởng kinh
doanh qua mạng internet, dưới đây là ý tưởng kinh doanh của tôi:
 Kinh doanh các phụ kiện tóc nhập trên facebook và tiktok vì đây là nơi tôi có nhiều
người tương tác nhất.
 Kinh doanh phụ kiện tóc handmade bằng len trên facebook và tiktok, thuê gian
hàng và bán ở các hội chợ khi có dịp.

2. Em lựa chọn ý tưởng kinh doanh phụ kiện tóc handmade bằng len trên facebook và
tiktok, thuê gian hàng và bán ở các hội chợ khi có dịp. Bởi vì em đã có kinh nghiệm
móc len từ việc làm những sản phẩm bằng len để tặng sinh nhật các bạn và gần đây em
thấy những phụ kiện tóc bằng len đang được rất nhiều bạn nữ quan tâm, những sản
phẩm em làm không chỉ là kẹp tóc hay băng đô đã có hướng dẫn và được bán nhiều ở
trên mạng mà còn là các kiểu mũ len: mũ chụp tai, mũ tai mèo, mũ người nhện,… đặc
biệt là các loại băng đô giữ ấm cho tai, đây là sản phẩm em đã lên ý tưởng khi tham
khảo một số loại băng đô sẵn có trên thị trường và thiết kế lại với nhiều hình hài và
màu sắc để đáp ứng cho nhu cầu vừa có thể giữ ấm tai vừa trở thành một phụ kiện tạo
điểm nhấn cho những bộ đồ diện vào các dịp café, giáng sinh, Tết,...

- Tên ý tưởng: Kinh doanh phụ kiện tóc handmade bằng len
- Sản phẩm dự kiến: kẹp tóc thú bông, kẹp tóc hoa, băng đô hoa, mũ len tai mèo, mũ
người nhện, mũ beanie, băng đô chụp tai.
- Kế hoạch về giá bán:
A. Mục tiêu định giá
 Thu hút được lượng khách hàng lớn trên thị trường: Có lượng lớn khách hàng chú ý
và yêu thích các sản phẩm của tôi. Có nhiều khách hàng gắn bó, ủng hộ
 Tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa lợi nhuận: Chi phí vốn là mua các loại len khác
nhau, dụng cụ móc len,… Giá tiền nguyên vật liệu sẽ phụ thuộc vào chất liệu len
16

khách yêu cầu; lợi nhuận từ giá sản phẩm và chi phí cho công tạo ra sản phẩm. Vì
khách hàng mục tiêu của tôi là các bạn học sinh, sinh viên nên khi bắt đầu khởi
nghiệp tôi sẽ lấy phù hợp với giá chung thị trường đối với các sản phẩm phổ biến
được bán nhiều ở những nơi khác. Những sản phẩm do tôi tự thiết kế sẽ có giá cả
cao hơn vì đây là sản phẩm từ sự sáng tạo của tôi, là độc đáo so với các mặt hàng
đang được bày bán trên thị trường.
 Thể hiện giá trị sản phẩm: Đây là những sản phẩm được làm cẩn thận từ loại len mà
khách hàng chọn, và là độc nhất trong thị trường đồ handmade bằng len hiện nay.
 Gia tăng doanh số bán hàng: Thu hút nhiều khách hàng, đạt được doanh thu cao.

B. Chiến lược định giá

Những phụ kiện handmade đang rất được ưu chuộng ở giới trẻ bởi thiết kế dễ thương,
tinh xảo và những mũi móc đều tay. Hiện nay, trên các sàn thương mại điện tử cũng đã
có bán những phụ kiện tóc handmade bằng len tuy nhiên các sản phẩm đều có chung
một thiết kế gây nhàm chán vì vậy, để có thể cạnh tranh được với các cửa hàng bán
phụ kiện đã có lượng khách hàng cao thì cần sáng tạo những thiết kế mới, đa dạng hoá
các sản phẩm phụ kiện dẫn tới thu hút những khách hàng thích sự khác biệt hay có
những thiết kế đúng ý họ đồng thời lên kế hoạch chi tiết về giá bán:

- Định giá theo chi phí và lợi nhuận: Điều khiến các khách hàng quan tâm đó chính là
giá cả, giá của một sản phẩm bao gồm:
 Tất cả chi phí nhập nguyên vật liệu, dụng cụ
 Tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận trên chi phí
 Tiền công cho mỗi sản phẩm: Thông thường những loại kẹp tóc sẽ mất 15 phút
hoàn thành 1 sản phẩm, băng đô trơn/ hoa mất 3-4 tiếng hoàn thành 1 sản phẩm,
băng đô chụp tai mất 7-8 và các loại mũ từ 1-4 ngày
- Định giá theo giá trị : Dựa trên độ uy tín và giá trị sản phẩm mà tôi mang lại, chiếm
được sự yêu thích của khách hàng, vì vậy có thể căn cứ vào vài yếu tố để đưa ra mức
giá phù hợp như:
 Mức độ phổ biến của sản phẩm
 Điểm khác biệt về khâu thẩm mỹ và chất lượng của sản phẩm
 Sự yêu thích của khách hàng với sản phẩm
 Các lợi ích mà sản phẩm đem lại
-
17

- Giá bán cụ thể:


Kẹp tóc
Kiểu dáng Khối lượng Thiết kế Giá bán(đồng/chiếc)
5g Một màu len ( len
milk cotton hoặc
Màu len trơn 5k
cotton baby
10k/cuộn 50g )
10-15g 2-3 màu len + mắt
( len milk cotton
Hình thú bông 15-25k
hoặc cotton baby
10k/cuộn 50g )
5g 2-3 màu len ( len
milk cotton hoặc
Kiểu hoa 10k
cotton baby
10k/cuộn 50g )
-

Băng đô
Kiểu dáng Khối lượng Thiết kế Giá bán(đồng/cái)
Một màu len ( len
yaoh wool, len
Màu len trơn 20-30g 35-45k
susan family, len xù
30-35k/ cuộn 100g )
3-4 màu len ( len
yaoh wool, len
Hoa 15-25g 40-45k
susan family, len xù
30-35k/ cuộn 100g )
2-4 màu ( len yaoh
wool, len susan
Cụp che tai 40-50g 70-85k
family, len xù 30-
35k/ cuộn 100g )
18


Kiểu dáng Khối lượng Thiết kế Giá bán(đồng/cái)
1-3 màu ( len yaoh
Mũ beanie trơn/ wool, len susan
50-70g 90-100k
2-3 màu family, len xù 30-
35k/ cuộn 100g )
2 màu len ( len yaoh
wool, len susan
Mũ tai mèo 50g 85k
family, len xù 30-
35k/ cuộn 100g )
5-6 màu ( len yaoh
wool, len susan
Mũ người nhện 70g 150k
family, len xù 30-
35k/ cuộn 100g )
19

Kết luận
Qua những nội dung trên em đã trình bày, em đã hiểu được tầm quan trọng của khởi sự
kinh doanh trong đời sống xã hội. Việc hiểu hơn về những điểm mạnh điểm yếu của
bản thân qua mô hình đánh giá bản PEC đã khiến em biết được mình cần phát huy
những điểm gì và cần khắc phục điều gì để có thể phát triển bản thân hơn từ đó đánh
giá được mức độ phù hợp của bản thân trong vai trò của người khởi sự kinh doanh.
Ngoài ra em cũng hiểu hơn về ngành kinh doanh online đang là ngành kinh doanh có
tiềm năng trong xã hội, những thuận lợi, rủi ro của nó. Trên đây là toàn bộ bài trình
bày của em, do kiến thức còn có hạn nên có thể em sẽ mắc một số sai sót trong bài, em
rất mong sẽ nhận được sự góp ý, đánh giá của thầy để kịp thời sửa đổi. Em xin cảm
ơn!

You might also like