You are on page 1of 16

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI


-----------------------------

BÀI TẬP NHÓM


MÔN : TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Đề bài 16:
Tư duy tích cực: Định nghĩa, đặc điểm và vai
trò của tư duy tích cực.
Phương pháp rèn luyện.

1
Hà Nội, 2022
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA
LÀM BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Ngày: 13/04/2022 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội


Nhóm: 06 Lớp: N04. TL1
Tổng số sinh viên của nhóm: 10 thành viên
+ Có mặt: 10
+ Vắng mặt: 0 Có lý do: Không Không lý do: Không
Tên bài tập: Tư duy tích cực: Định nghĩa, đặc điểm và vai trò của tư duy tích cực.
Phương pháp rèn luyện.
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực
hiện bài tập nhóm.
Kết quả như sau:

Đánh giá Đánh giá


của SV của giáo viên
SV
STT Mã SV Họ và tên GV
ký tên Điểm Điểm
A B C ký
(số) (chữ)
tên

1 461229 Dương Thị Trà My  Đã ký

3 461230 Lê Trương Huyền My  Đã ký

4 461232 Nguyễn Thu Ngân  Đã ký

5 461248 Nguyễn Ngọc Trinh  Đã ký

6 461256 Nông Thị Minh Hòa  Đã ký

7 461257 Nguyễn Hà Linh  Đã ký

8 461261 Lâm Quỳnh Trang  Đã ký

8 461324 Ngô Khánh Linh  Đã ký

2
9 461325 Trần Nhật Linh  Đã ký

10 461333 Trần Xuân Ngọc  Đã ký

-
- Kết quả điểm bài viết:
+ Giáo viên chấm thứ nhất:

+ Giáo viên chấm thứ hai:

- Kết quả điểm thuyết trình:


- Giáo viên cho thuyết trình:
- Điểm kết luận cuối cùng:
- Giáo viên đánh giá cuối cùng:

Hà Nội, ngày 13 tháng 04 năm 2022

Trưởng nhóm

3
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 5

NỘI DUNG................................................................................................................. 5

1. Định nghĩa tư duy tích cực....................................................................................5

2. Đặc điểm tư duy tích cực.......................................................................................6

3. Vai trò của tư duy tích cực....................................................................................8

4. Phương pháp rèn luyện tư duy tích cực............................................................ 10

a. Hãy học cách kiểm soát được trạng thái và cảm xúc của bản thân..............10

b. Hãy học cách thay đổi những thói quen xấu...................................................11

c. Hãy học cách làm bạn với những người có lối sống tích cực và những người
có tác động tích cực đối với chúng ta................................................................... 12

K ẾT LUẬN.................................................................................................................. 13

4
MỞ ĐẦU

Trong quá trình lớn lên và trưởng thành, dù là ai cũng đều phải trải qua vô vàn
những khó khăn, thử thách. Chúng ta phải làm thế nào để vượt qua những khó khăn,
thử thách đó? Câu trả lời đó chính là: Cần có lối duy tích cực và kiên trì theo đuổi
những mục tiêu đã đề ra theo chiều hướng tự tin, lạc quan để vượt qua được những
khó khăn, thách thức của cuộc sống. Có thể thấy rằng, những người thường xuyên
thất bại là những người không thể vượt qua được rào cản suy nghĩ của mình để thực
hiện mục tiêu một cách tích cực hơn. Tư duy tích cực chính là thứ quyết định cho kết
quả, sự thành công của bạn bởi nó giúp ta vượt qua gian nan, khó nguy trong cuộc
sống một cách dễ dàng. Vậy tư duy tích cực là gì? Tại sao tư duy tích cực lại giúp
chúng ta vượt qua những khó khăn, thử thách một cách dễ dàng hơn? Để trả lời cho
câu hỏi này chúng tôi đã chọn đề số 16: “Phân tích định nghĩa, đặc điểm và
phương pháp rèn luyện của tư duy tích cực” làm đề tài nghiên cứu của nhóm 6.

NỘI DUNG

1. Định nghĩa tư duy tích cực.

Để định nghĩa rõ ràng tư duy tích cực, ta cần tìm hiểu khái quát về tư duy. Tư
duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối
liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện
thực khách quan mà trước đó ta chưa biết1. “Tư duy” trong tư duy tích cực ở đây có
nghĩa rộng hơn, nghĩa là một thái độ sống, một cái nhìn mới về cuộc đời và sự sống,
tương tự như tư duy trong cụm từ “thay đổi tư duy”.

Vậy tư duy tích cực là gì? Tư duy tích cực là cách mà chúng ta nhìn nhận sự
việc theo chiều hướng tích cực2. Những suy nghĩ về bản thân, mọi người xung quanh
và thế giới bên ngoài được chọn lọc một cách tích cực. Tư duy tích cực không phải là
1
Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tâm lí học đại cương, NXB. Công an nhân dân, 2021, tr. 112
2
Tư duy tích cực là gì ?, bài viết đăng trên website: imgood.edu.vn

5
chúng ta suy nghĩ vấn đề thiếu thực tế hay “phủ một màu hồng lãng mạn”. Tư duy
theo hướng tích cực là cách nhìn nhận thẳng thắn, không tránh né, không trốn tránh
và những suy nghĩ đều được xác lập dưới góc nhìn chân thực và khoa học. Thay vì
phải đón nhận những thử thách trong cuộc sống với thái độ tiêu cực và bi quan, tư
duy theo cách tích cực sẽ giúp bạn thay đổi mọi thứ.

Xét về mặt sinh học, tư duy tích cực là một hoạt động tạo ra những năng lượng
tâm trí (Psycho Energy). Nó có tác dụng hoạt hóa các chất dẫn truyền thần kinh như
Serotonin, dopamine (gây hưng phấn), oxytocin (gây khoái cảm tính dục) để gây ra
kích thích cho mọi hoạt động trong cơ thể, trong đó có hoạt động về trí não. Nhờ vậy,
con người trở nên sảng khoái, vui vẻ hơn3.

Xét về mặt tâm lý, tư duy tích cực là điều giúp cho con người có sự tự tin, từ đó
có thể khám phá ra những tiềm năng vô tận của bản thân. Nhờ vào các năng lượng
nội lực bên trong mà con người có động lực để phát triển và vượt qua thách thức. Ở
phương diện xã hội, tư duy tích cực là nguồn sáng tạo trong mỗi con người. Mỗi
người trong xã hội mang một tư duy tích cực sẽ góp phần hình thành một môi trường
sống lành mạnh để phát triển mà nuôi dưỡng tài năng4.

2. Đặc điểm tư duy tích cực.

Thứ nhất, tập trung cái nhìn và tư tưởng vào cái tốt trong mọi trường hợp5.
Cuộc sống này tốt hay xấu phụ thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi người. Chúng ta có
thể nghe, nhìn và làm mọi chuyện theo suy nghĩ của mình. Mỗi người đều có những
suy nghĩ riêng biệt, có góc nhìn khác nhau. Góc nhìn được tạo nên từ những suy nghĩ,
nhận định của mỗi người. Tư duy tích cực xuất phát từ mỗi người với những mức độ
và quan điểm khác nhau. Một trong những điều đơn giản nhất nhưng có hiệu quả nhất
để xây dựng một tư duy tích cực mà chúng ta nên thực hiện đó là hãy suy nghĩ tích
cực thường xuyên nhất có thể. Đặc điểm nổi bật nhất của tư duy tích cực chính là tập

3
Rèn luyện tư duy tích cực, bài viết trên website: jobsgo.vn
4
Rèn luyện tư duy tích cực, bài viết trên website: jobsgo.vn
5
Tư duy tích cực là gì ?, bài viết trên website: dangthanhnghi.violet.vn
6
trung tư tưởng và cái nhìn vào cái tốt trong mọi trường hợp, đón nhận cuộc sống bằng
một cái nhìn lạc quan, suy nghĩ tích cực, bạn sẽ có động lực để bước tiếp. Thay đổi
góc nhìn, cách nghĩ và cách đón nhận sẽ giúp bạn thấy được nhiều cơ hội mới mà
trước đó có thể bạn chưa thấy được.

Thứ hai, dùng cái tốt như là động lực thúc đẩy mình sống và làm việc, đi đến
mục đích cuối cùng là làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn 6. Cuộc đời đây là cuộc đời của
chính mình, và là cuộc đời của thế giới mình sống. Tức là, cái tốt vừa là động lực
thúc đẩy mình sống, vừa là mục tiêu tối hậu của cuộc sống. Tư duy tích cực như nam
châm hút bạn đến những điều tốt đẹp, những chân trời mới. Và đôi khi có cả những
thách thức nhưng với người có tư duy tích cực họ cho rằng khó khăn thử thách chính
là đòn bẩy giúp họ vươn tới một kết quả tốt đẹp. Thành công chưa bao giờ dễ dàng
nên muốn đạt được phải đánh đổi rất nhiều. Tư duy tích cực giúp bạn tìm ra được
điều tốt đẹp trong vấn đề, làm bản thân trở nên thích thú để theo đuổi đến cùng mục
tiêu đã đề ra. Nếu không có tư duy tích cực thì trong quá trình thực hiện mục tiêu,
gặp phải khó khăn bạn sẽ nản chí và bỏ cuộc ngay lập tức. Nhưng với tư duy tích cực
bạn nhìn ra được hướng đi khác của vấn đề, bạn làm mới bản thân để trở nên tốt đẹp
hơn từ đó con đường đi đến thành công sẽ gần hơn.

Thứ ba, nếu thấy cái xấu thì phải khắc phục thành cái tốt và dần hoàn thiện nó.
Ai cũng có cái xấu, nó lặp đi lặp lại và luôn phô bày trước mắt chúng ta. Tuy nhiên
mức độ từng thói xấu không giống nhau. Nó hình thanh từ những điều nhỏ bé khó
nhìn thấy, dần dần len lỏi và lớn lên trong cuộc sống nhưng không phải ai cũng chủ
động, dũng cảm để sửa đổi chúng. Những điều tiêu cực cũng giống như những vị
khách qua đường chỉ lướt qua một lần nhưng nếu có thể nhận thức và tránh xa thì sẽ
không bao giờ gặp lại nữa, qua đó ta sẽ chọn lọc để đi tìm những điều tích cực -
người gắn bó lâu dài vì ta luôn tìm người gắn bó lâu dài chứ ko phải người qua đường.
Vậy nên, ta cần phải nhận thức rõ những điều tiêu cực, tránh xa và dần luyện tập,
điều chỉnh, biến nó trở thành những điều tốt đẹp để trở nên hoàn thiện, hoàn mỹ hơn,

6
Tư duy tích cực là gì ?, bài viết trên website: dangthanhnghi.violet.vn
7
cuộc sống sẽ luôn tràn đầy những điều tích cực và luôn lan toả năng lượng ấy đến
mọi người.

Thứ tư, trong bất kì hoàn cảnh nào cũng phải luôn hành động để làm mọi thứ
trở nên tốt đẹp hơn, làm cho cái tốt lấn át cái xấu. Bởi vì bạn sẽ có cơ hội đánh giá
lại tất cả mọi thứ trong cuộc đời mình. “Liệu đó có thật sự là cái mình muốn hay
không? Liệu nó có xứng đáng để mình nỗ lực theo đuổi không? Lý do để mình theo
đuổi nó là gì?…” Chính những khoảnh khắc này sẽ mở ra cho bạn những khả năng,
những lựa chọn mới mà bình thường có lẽ bạn đã không để ý tới. Hãy nhớ rằng, đôi
khi trong cuộc sống này, một số thứ mất đi là để những điều tốt đẹp hơn có thể xuất
hiện. Hãy tin tưởng vào điều đó, và tin rằng mất một điều gì đó không phải là quá tệ,
mà đôi khi chính điều này lại mang đến cho ta cơ hội mới.

Thứ năm, mọi suy nghĩ đều phải bắt nguồn từ cái tốt để rồi hình thành nên tư
duy mang chiều hướng tích cực. Sự nhìn nhận tích cực đều mang những điều tốt đẹp.
Khi chúng ta nhìn nhận được những điều tốt đẹp trong một sự việc hay tình huống
nào đó, não bộ sẽ phần nào loại bỏ những kết quả tiêu cực sắp xảy ra, từ đó hình
thành nên sự lạc quan và một thói quen nhìn nhận mọi điều tích cực. Cái tốt không
phải lúc nào cũng có thể xảy ra, nhưng nếu chúng ta học cách tìm ra những điểm tốt
đẹp trong mỗi tình huống thì sự việc sẽ được giải quyết một cách ổn thoả và tinh thần
của chúng ta sẽ trở nên được thoải mái, không còn nặng nề những suy nghĩ tiêu cực
và đặt nặng chuyện kết quả. Những khó khăn hay thử thách sẽ là một phần tất yếu
của cuộc sống. Nhưng cuộc sống còn có nhiều hơn thế ngoài những gian nan. Nếu cứ
mãi giữ thói quen nhìn nhận mọi thứ theo chiều hướng tiêu cực thì cuộc sống sẽ trở
nên rất mệt mỏi và dần chìm xuống. vì vậy hãy tập thói quen nhìn nhận mọi thứ từ
những điều tốt đẹp để góc nhìn của chúng ta đối với cuộc sống sẽ trở nên tích cực
hơn.

3. Vai trò của tư duy tích cực.

8
Thứ nhất, tư duy tích cực có vai trò quan trọng đối với sức khỏe7. Tích cực
giúp chúng ta gia tăng tuổi thọ, các nhà khoa học chỉ ra rằng tư duy tích cực sẽ làm
giảm thiểu cái chết do bệnh tim mạch gây nên. Những suy nghĩ tích cực không chỉ
giúp bạn vượt qua stress dễ dàng hơn mà còn giúp bạn sống hạnh phúc hơn, tăng
cường sức khỏe cả về tinh thần và thể chất, giúp bạn không bị rơi vào tình trạng
trầm cảm. Suy nghĩ tích cực cũng sẽ kéo theo một lối sống lành mạnh, một cuộc
sống có mục đích, phát triển kỹ năng ứng phó với căng thẳng và khó khăn tốt hơn.

Thứ hai, tư duy tích cực giúp chúng ta thành công hơn. Hay nói theo cách
khác, những người thành công thường suy nghĩ tích cực. Những người lạc quan
trong cuộc sống luôn tìm thấy những điểm sáng trong những khó khăn, thử thách.
Thay vì phó mặc cho số phận, cho hoàn cảnh, họ tìm mọi phương pháp để thúc đẩy
tình hình tiến triển tốt hơn. Họ luôn đưa ra những mục tiêu cụ thể, kiên trì theo
đuổi mục tiêu tới cùng và không bao giờ bỏ cuộc. Đối với họ, khi đặt ra kế hoạch
và hành động để thực hiện mục tiêu đó, mọi thất bại chỉ là tạm thời, và điều đó cho
thấy rằng có cái gì đó không đúng trong kế hoạch của họ. Thất bại thực sự chỉ khi
họ bỏ cuộc khi gặp những thất bại mà thôi. Người sống tích cực sẽ luôn chủ động
trước mọi tình huống diễn ra trong cuộc đời. Đó là người luôn sẵn mang trong
mình tư tưởng lạc quan, luôn cố gắng phấn đấu để mọi thứ tốt đẹp hơn nhưng với
một cách nghĩ, cách làm lành mạnh, đúng đắn chứ không phải theo kiểu ganh đua,
tị nạnh, ghen ghét. Sự chủ động trong lối sống của họ thể hiện ở việc họ sẵn sàng
đương đầu, thử sức với mọi khó khăn, thử thách trong cuộc đời. Họ không bao giờ
than vãn khi gặp phải những chông gai, bất lợi, thay vào đó là tinh thần dấn thân,
nhập cuộc để thay đổi, để hòa hợp. Nhờ vậy, người có lối sống lạc quan, tích cực
sẽ dễ dàng đạt tới thành công hơn.

7
Bác sĩ Thanh Hải, Lợi ích bất ngờ của tư duy tích cực, bài đăng trên báo Sức khỏe và đời sống (Cơ
quan ngôn luận của Bộ Y tế), 2020.

9
Thứ ba, tư duy tích cực giúp chúng ta được mọi người yêu mến hơn 8. Những
người có tư duy tích cực đạt được nhiều thứ hơn, sống lâu hơn, hạnh phúc hơn
những người bi quan. Sống tích cực còn là sống biết cống hiến, biết cho đi cả về
vật chất và tinh thần. Cho đi yêu thương để nhận lại yêu thương. Từ đó những
người có tư duy tích cực sẽ được mọi người quý mến và sự thu hút với người xung
quanh.

Thứ tư, tư duy tích cực đem lại sự tự tin cho bản thân 9. Hình thành suy nghĩ
tích cực còn đem lại sự tự tin cho bản thân. Nếu bạn nghĩ bạn là người thành công,
trong hiện tại có thể là chưa phải. Thế nhưng, trong tương lai suy nghĩ đó có tỷ lệ
xảy ra rất lớn. Điều đó sẽ giúp mang lại cho bạn sự tự tin vào bản thân. Sự tự tin
chứng minh bản thân bạn có năng lực, hoàn toàn có thể làm được những điều mà
mình mong muốn.

4. Phương pháp rèn luyện tư duy tích cực.

Tư duy tích cực là lối tư duy mang nhiều điểm tích cực và giúp ích cho cuộc
sống của mỗi con người. Việc ứng dụng sự tư duy tích cực vào trong công việc,
học tập hay đời sống là điều rất hữu ích đối với mỗi chúng ta. Sau đây nhóm
chúng em xin đưa ra một số phương pháp để rèn luyện lối tư duy tích cực :

a. Hãy học cách kiểm soát được trạng thái và cảm xúc của bản thân.

Cảm xúc là thứ nắm bắt và điều khiển tâm trạng mỗi người, chìa khoá của tư
duy tích cực cũng là cách chúng ta điểu khiển được cảm xúc, làm chủ được bản
thân cho dù có chịu bao nhiêu tác động bên ngoài. “Tâm bất biến giữa dòng đời
vạn biến” là câu nói mà gen Z thời nay thường sử dụng. Chúng ta cần kiểm soát
tốt cảm xúc và trạng thái của mình để điều chỉnh chúng sao cho phù hợp và có lợi
cho bản thân. Tư duy là trạng thái hoạt động của não bộ, đưa những gì là hoạt
động của tinh thần thành những nhận thức để xử lý các tình huống xảy ra. Giả sử
trong tình huống nào đó khi chúng ta lo lắng, không kiểm soát được cảm xúc và sự
8
Tư duy tích cực – chìa khóa của thành công, bài đăng trên website: careerlink.vn
9
Tư duy tích cực là gì ? Biện pháp để có tư duy tích cực, bài đăng trên website: mightymath.edu.vn
10
lo lắng của bản thân, tư duy của chúng ta sẽ đi theo chiều hướng của cảm xúc
chúng ta đang có, nói cách khác là đi theo hướng tiêu cực, từ đó gây bất lợi cho
chúng ta. Học cách quan sát thật kỹ những thứ xung quanh, tìm cho bản thân một
vị trí thoải mái, nhìn nhận thông điệp xung quanh và quan trọng là phải lan tỏa
những năng lượng tích cực, đồng thời sẵn sàng lắng nghe những người xung
quanh. Đồng thời chúng ta cần từ bỏ thói quen thể hiện sự bồn chồn, lo lắng và
học cách không thể hiện điều đó qua những hành động như xoắn tóc, đảo mắt nhìn
xung quanh,… Nếu chúng ta cảm thấy quá lo lắng, hãy tạo cho bản thân một tư
thế thẳng đứng hoặc một tư thế có thể thể hiện sự quyền lực. Khi bản thân thoải
mái, những tư duy của chúng ta mới được “lưu thông” một cách hiệu quả nhất. Và
hơn nữa, khi chúng ta lan tỏa sự tự tin và tích cực với mọi người, người khác cũng
sẽ cảm thấy tích cực, sư tích cực đó lại tác động ngược lại bạn, cứ như vậy tác
động qua lại lẫn nhau

b. Hãy học cách thay đổi những thói quen xấu.

Thói quen là một trong những điều khó thay đổi, chúng ta cũng không thể
bỗng nhiên hình thành được một thói quen mới, khai thác sức mạnh của lối tư duy
tích cực nếu như những thói quen xấu vẫn còn tồn tại ở đó. Bạn phải đặt ra câu hỏi
điều gì khiến bạn tự ti, điều gì khiến bạn cứ mãi luẩn quẩn trong lối suy nghĩ tiêu
cực như thế. “Thủ phạm” của điều này chính là những thói quen tiêu cực, độc hại
đối với bản thân. Những thói quen đó là gì? Là những lần than vãn khi chúng ta
không đạt được điều gì đó, là những lần trì trệ, lười biếng, luôn nản lòng trước
những khó khăn. Thói quen là điều khó có thể thay đổi nhất, nó như con dao 2 lưỡi
đối với mỗi người. Đặc biệt là thói quen dễ từ bỏ và tính cách trì trệ mỗi khi chúng
ta đối mặt với một thử thách nào đó. Hãy luôn quan niệm rằng, nếu thất bại chúng
ta còn có thể học được điều gì đó, nhưng nếu chúng ta trì trệ, sẽ không có gì để hy
vọng. Việc tập trung năng lượng và hình thành thói quen suy nghĩ tích cực, rèn
luyện tâm trí suy nghĩ theo hướng tích cực sẽ giúp chúng ta điều khiển được nỗi sợ
hãi và điều khiển được lối tư duy như chúng ta đang hướng đến là lối tư duy tích
cực.
11
c. Hãy học cách làm bạn với những người có lối sống tích cực và những người
có tác động tích cực đối với chúng ta.

Một trong những phương pháp rất hiệu quả và mang lại tác động từ môi trường
bên ngoài đó chính là việc chúng ta tìm đến những người có lối sống tích cực và
có sự ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của bạn. Đó có thể là những thành viên
trong gia đình, một người bạn thân. Họ sống theo phương châm gì, phương châm
đó có dựa trên lối tư duy tích cực không? Những người có lối tư duy tích cực
thường mang đến những điều lạc quan, những suy nghĩ tự tin và những lời khuyên
hữu ích khi mà chúng ta gặp một vấn đề rắc rối nào đó. Khi bản thân chúng ta gặp
những khó khăn, hãy tìm đến những người mà bạn tin tưởng rằng họ luôn tích cực.
Từ sự tích cực của họ, chúng ta cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định trong cả
suy nghĩ và lối sống. Bởi nghiên cứu đã chỉ ra rằng môi trường là một trong những
nhân tố quan trọng hình thành nên thế giới quan của mỗi người, đặc biệt là về
nhận thức và tư duy. Vì vậy thay vì luôn bên cạnh những người chỉ biết than thở,
tự trách bản thân, hãy kết bạn với những người luôn tích cực, cho chúng ta lời
khuyên hữu ích. Khi chịu những sự tác động tích cực đó chúng ta sẽ có xu hướng
nghĩ và tư duy tích cực hơn. Tránh xa những tiêu cực, những trì trệ chán nản là
một trong những cách để rèn luyện lối tư duy tích cực.

d. Hãy lắng nghe cảm xúc và tự tin là một phiên bản của chính mình.

Đã bao giờ bạn dành thời gian để lắng nghe chính mình, dành thời gian để kết
nối những tâm thức, nhìn nhận và lắng nghe những điều đang xảy ra xung quanh
mình? Có lẽ đây là khoảng thời gian phù hợp nhất để chúng ta dành lại một
“ khoảng lặng” cho bản thân và nghĩ về quãng thời gian qua. Tôi có thể nhìn thấy
bạn đã quá mệt mỏi vì việc bản thân phải gồng gánh quá nhiều thứ trên đôi vai đã
thấm mệt, nhưng tất cả vẫn không như ý muốn của bản thân. Đừng buồn bã hay tự
cảm thấy bi quan, cũng đừng tự so sánh bản thân mình với bất cứ ai. Vì mỗi con
người đến với thế giới này đều theo một cách rất khác nhau và mang một sứ mệnh
cũng hoàn toàn khác nhau. Sẽ có ngày nào đó, bạn nhận ra sứ mệnh của cuộc đời
mình, cho nên mới nói tất cả chỉ là vấn đề của thời gian. Vì thế hãy kiên nhẫn chờ
12
đợi. Và hãy luôn nhớ rằng trên đời này bất kể chuyện gì cũng đều có cách giải
quyết, còn nếu không thì chẳng qua là bạn chưa tìm được cách giải quyết mà thôi.
Lắng nghe chính mình đơn giản là khoảnh khắc khi chúng ta sống chậm lại, tạm
gác mọi việc bận rộn để bản thân "chìm đắm" trong sự tĩnh lặng của tâm hồn, giúp
con người xác định được mục đích sống, có động lực để vươn tới hạnh phúc thành
công và hoàn thiện nhân cách. Khi ấy chúng ta mới có thể đối diện với những câu
hỏi và chân thành lắng nghe câu trả lời của bản thân. Đó là một cách giúp chúng ta
hiểu được những điều ý nghĩa và quan trọng trong cuộc sống. Hãy hít thở sâu cảm
nhận mọi cảm xúc và suy nghĩ của mình ngay lúc này. Bạn hãy lắng nghe câu trả
lời xuất hiện trong đầu của bạn. Chúng ta cần biết rằng câu trả lời chân chính sẽ ở
sâu trong trái tim mình. Bạn hãy chú tâm lắng nghe cho đến khi bạn tìm thấy một
câu trả lời mà bạn hài lòng với chính mình. Trong mọi tình huống, nếu bạn giữ
được sự bình tĩnh, có thể làm chủ được những luồng cảm xúc tiêu cực, thì bạn thật
sự rất có bản lĩnh. Bạn biết đấy, không phải ai cũng dễ dàng kiểm soát cảm xúc
của chính mình, cần cả một quá trình dài tôi luyện thì họ mới có đủ bản lĩnh ấy.
Chỉ cần nghĩ nhiêu đó thôi là bạn đã thấy mình giỏi lắm rồi. Một người bạn của tôi
từng nói với tôi rằng: Dù bạn không thể thay đổi được bất cứ điều gì khác, thì hãy
thay đổi thái độ của mình để đón nhận nó. Ít nhất, đó cũng là điều tốt đẹp nhất bạn
dành lấy cho bản thân mình khi đứng trước những điều chẳng thể thay đổi được10.

KẾT LUẬN

Những suy nghĩ tích cực không phải tự nhiên tìm đến với chúng ta. Nó phải
do chính bản thân mỗi chúng ta tự nuôi dưỡng lấy. Đừng nhìn những sự vật trong
đời bằng cái nhìn tiêu cực như lâu nay bạn vẫn nhìn. Đừng để những suy nghĩ tiêu
cực chiếm lĩnh cả cuộc sống của mình, càng không nên để nó điều khiển bản thân
mình. Thay vào đó, bạn hãy thay đổi cách nhìn về cuộc đời, về con người bằng
một thái độ tích cực, để làm phong phú hơn tâm hồn của bản thân.

10
Khánh Ngân, Lắng nghe chính mình, trang báo Sinh viên Đại học An Giang, 2021.

13
Hãy bắt đầu mỗi ngày mới bằng những suy nghĩ tích cực ngay khi bạn vừa
thức dậy. Bạn hãy luôn tự nhủ: “Tôi là một người lạc quan, bởi tôi không muốn
những bi quan làm ảnh hưởng đến thái độ, hành động của tôi, ảnh hưởng đến mọi
cơ hội tốt đẹp mà tôi sắp có”. Và rồi, bạn hãy nghĩ cuộc đời như một phương trình
có nhiều ẩn số. Có những ẩn số mà có thể hiện tại chúng ta chưa tìm ra, nhưng bạn
hãy tin cuộc sống luôn có sự cân bằng. Với suy nghĩ như vậy, chúng ta đã tự thoát
khỏi ra hố sâu của tiêu cực.

14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. SÁCH, GIÁO TRÌNH


1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tâm lí học đại cương, Nxb. Công an
nhân dân, 2021.
II. WEBSITE
1. “Tư duy tích cực là gì ?”; http://imgood.edu.vn/phuong-phap-hoc-tap/lam-sao-de-
con-hoc-tot/tu-duy-tich-cuc-la-gi
2. “Rèn luyện tư duy tích cực”; https://jobsgo.vn/blog/tu-duy-tich-cuc
3. “Tư duy tích cực là gì ?”; https://dangthanhnghi.violet.vn/entry/tu-duy-tich-cuc-la-
gi
4. Bác sĩ Thanh Hải, “Lợi ích bất ngờ của tư duy tích cực”;
https://suckhoedoisong.vn/loi-ich-bat-ngo-cua-tu-duy-tich-cuc
5. “Tư duy tích cực – chìa khóa của thành công”; https://www.careerlink.vn/cam-
nang-viec-lam/goc-ky-nang/tu-duy-tich-cuc
6. “Tư duy tích cực là gì ? Biện pháp để có tư duy tích cực”;
https://mightymath.edu.vn/tu-duy-tich-cuc-la-gi-cach-ren-luyen-hieu-qua/
7. Khánh Ngân, “Lắng nghe chính mình”;
https://enews.agu.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=21912&I
temid=122&fbclid=IwAR3obM_foAOFNq8nOG0YVDHvnkGRaD-
dq_yLh813RYu1jnjAs26t8kOWaH0

15
PHỤ LỤC

Một số đầu sách về tư duy tích cực mà bạn nên đọc:

BbOO

Cuốn sách: Tư duy tích cực để thành công Cuốn sách: Tư duy tích cực –
Bạn chính là những gì bạn nghĩ
Tác giả : Napoleon Hill
Tác giả : Trish Summerfield – Anthony Strano

16

You might also like