You are on page 1of 6

KỸ NĂNG TẠO ĐỘNG LỰC

Biên soạn: Nguyễn Thị Kim Ngọc


1. Mục tiêu
Giúp học viên có thể
 Xác định mục tiêu, biết được điểm mạnh, điều yếu
 Hiểu thế nào là động lực, sự khác nhau giữa động lực bên trong và động lực bên
ngoài
 Hiểu được tại sao tạo động lực bản thân lại quan trọng
 Thực hành rèn luyện kỹ năng xây dựng động lực bên trong

2. Thời gian: 120-180 phút


3. Vật liệu
 Giấy A1, thẻ màu có in sẵn các châm ngôn, các triết lý sống liên quan đến việc
tạo động lực
 Bút lông dầu
 Các bài tập: photo các bài tập sẵn có
4. Tiến hành
4.1 Hoạt động 1: Trò chơi kết nối với bài học (15’)
Hướng dẫn chơi:
Bước 1: Dùng giấy A4 đánh số 1-30
Bước 2: Úp mặt đã được đánh số bên dưới xuống sàn lớp học, lưu ý để ngẫu nhiên theo
hình chữ nhật theo từng hàng 1
Bước 3: Yêu cầu mỗi đội 5-10 người sẽ lần lượt chọn ngẫu nhiên bất cứ ô nào, nếu như
đó là số lẽ, họ sẽ được đi tiếp theo, nếu số chẵn thì rời hình chữ nhật và đồng đội kế tiếp
đi ngẫu nhiên
Bước 4: Đội chiến thắng là trong khoảng thời gian ngắn nhất, hoàn tất đi hết từng hàng có
chạm đến số lẻ.
Thảo luận về trò chơi
1. Trò chơi này giúp bạn lắng đọng điều gì liên quan đến mục tiêu?
2. Tại sao bạn muốn tham gia trò chơi này? Có động lực nào khuyến khích bạn muốn chơi?
3. Vậy, khi chơi, bạn đã rõ mục tiêu chưa? Mục tiêu đó là gì?
4. Trên thực tế, mục tiêu bạn là gì và động lực nào để bạn đạt được mục tiêu đó

Tại sao điều dưỡng cần hiểu về động lực làm việc?
Đối với ngành y tế, NVYT thường phải đối diện với nhiều áp lực trong công việc, đặc biệt là ứng
phó với nhiều bệnh nhân khó tính và đặc thù công việc thực hiện trong môi trường áp lực cao.
Ngoài ra, công việc tại bệnh viện thường quá tải và đôi lúc, người lãnh đạo vẫn chưa dành nhiều
thời gian trong việc khuyến khích, hướng dẫn và động viên nhân viên. Vậy chúng ta cần phân
tích sâu những giá trị mà mình đã đóng góp đồng thời nhìn lại những thế mạnh cũng như khuyết

1
điểm của mình để xác định lại mục tiêu của bản thân, của công viên để định hướng phát triển
nghề nghiệp, đồng thời tạo động lực bên trong để chúng ta tiếp tục phát triển và hoàn thiện mình
tốt hơn, hướng đến chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân và nâng cao chất lượng y tế.
4.2 Hoạt động 2: Đặt mục tiêu (30’)
Thảo luận nhóm
a. Thế nào là đặt mục tiêu?
b. Điều gì để xác định được mục tiêu?
Nhóm thảo luận 10 phút và trình bày theo từng nhóm
Đúc kết
 Mục tiêu là việc gì đó mà hướng chúng ta hoàn thiện
 Nguyên tắc để xây dựng mục tiêu đó chính là SMART
o S- Specific – mục tiêu phải cụ thể
o M- Measurable- đo lường được
o Achievable – đạt được
o R- Realistic: Thực tiễn, thực tế
o T- Time-bound: khung thời gian
Ví dụ: Đến năm 2020, phòng điều dưỡng sẽ đạt 80% điều dưỡng viên cải thiện được kỹ năng
giao tiếp với bệnh nhân để nâng cao sự hài lòng của người bệnh
S- Specific – mục tiêu phải cụ thể: cải thiện kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân để nâng cao sự hài
lòng của người bệnh
M- Measurable- đo lường được: 80% điều dưỡng viên
A- Achievable – đạt được: có thể đạt được như nếu điều dưỡng biết cách giao tiếp, thân thiện,
giải thích ôn hòa với bệnh nhân và ít có sự phàn nàn từ bệnh nhân, có thể đánh giá dựa vào
đường dây nóng của bệnh nhân gọi đến
R- Realistic: Thực tiễn- vấn đề bệnh nhân còn phàn nàn về cách giao tiếp NVYT- vấn đề này cần
được can thiệp và giải quyết từ từ bằng các hoạt động can thiệp
Thực hành: Sau đây là một số ví dụ và yêu cầu học viên xác định mục tiêu có dựa vào nguyên
tắc SMART hay không
“Tôi muốn học lên cử nhân điều dưỡng vào năm 2020”
Đến năm 2019, tôi muốn có một căn nhà tại Tp. Hồ Chí Minh
Tôi muốn có một gia đình hạnh phúc
Tôi muốn trở thành bác sĩ

2
4.3 Hoạt động 3: Xác định những điểm mạnh, điểm yếu và hiểu những giá trị của mình đã
đóng góp cho công việc (30’)
Tập huấn viên phát 1 tờ giấy A4 đã có in hình điều dưỡng viên (phụ lục 1)
Trang có hình: Viết 3 điểm mạnh mà mình thấy đã có, 3 giá trị mà mình đã đóng góp cho
công việc và 2 điểm mà mình còn hạn chế và muốn cải thiện
Tập huấn viên hướng dẫn học viên dán mặt đã điền vào sau lưng, lưu ý, mặt giấy có hình
điều dưỡng úp vào bên trong, mặt giấy trắng bên ngoài.
Kế đến, mỗi học viên dùng bút lông dầu, ghi lại những điểm mạnh, điểm tốt của đồng
nghiệp của đồng nghiệp mình
Tập huấn viên mới một số học viên chia sẻ những suy nghĩ về hoạt động vừa qua và nhấn mạnh
Quyền lựa chọn giá trị cho bản thân mình thuộc về ai và giá trị được lựa chọn sẽ như thế nào?
Kết luận: Chúng ta là những nhân viên y tế và hãy lắng đọng thật sâu công việc của mình, nhìn
lại những điểm mạnh, tốt và những giá trị chúng ta đã đóng góp cho công việc và tăng cường sự
tự tin cho chính bản thân mình. Tuy nhiên, chúng ta cũng nhìn nhận những hạn chế của mình để
tìm ra những biện pháp khắc phục, điều này giúp mình hoàn thiện công việc và đạt được mục
tiêu của bản thân và mục tiêu chung của nơi mình làm việc.
4.4 Hoạt động 4: Hiểu về động lực, sự khác nhau giữa động lực bên trong và bên ngoài (30’)
Tập huấn viên giải thích
• Động lực là một trong những hành động kích thích một ai đó để họ có được một hành trình
mong muốn dựa theo mục tiêu sẵn có
• Động lực của bản thân: Khả năng làm những gì cần phải làm, không có ảnh hưởng từ người
khác hoặc tình huống. Những người có động lực bản thân có thể tìm ra lý do và sức mạnh để
hoàn thành một nhiệm vụ, ngay cả khi thử thách, mà không từ bỏ hoặc cần một người khác để
khuyến khích họ.
Các dạng của động lực
Động lực bên trong (nội tại) có nghĩa là động lực của mỗi cá nhân từ chính trong bản thân của
cá nhân đó. Cá nhân đó có những mong muốn để thể hiện một công việc cụ thể vì kết quả dó nó
phù hợp với niềm tin của mình đối với một đơn vị, tổ chức hay hệ thống mà họ đang làm việc
Những mong muốn bắt nguồn từ chính bên trong của họ là động cơ mạnh mẽ nhất để thúc đẩy họ
đạt được mục tiêu. Chẳng hạn như

 Niềm tin
 Ước mơ
 Muốn thách thức bản thân với những điều mới
 Đam mê

3
Động lực bên ngoài có nghĩa là động lực của mỗi cá nhân được thúc đẩy từ bên ngoài. Ngoài ra,
mong muốn của chúng ta để thể hiện qua những công việc mà được kiểm soát bởi nguồn lực bên
ngoài, nhưng lưu ý rằng cho dù động cơ đến từ bên ngoài nhưng kết quả của sự hiệu quả công
việc đó vẫn được đánh giá từ sự nỗ lực của bản thân cá nhân đó.

Những nhân tố tác động đến động lực bên ngoài và động lực được tranh luận nhiều nhất đó là
tiền. Ví dụ sau đây để minh họa cụ thể động lực bên ngoài

 Lương thưởng
 Vai trò, vị trí, chức vụ
 Học hàm

Sáu tác động có thể động viên con người để vươn tới thành tích (Waitley, 1996)
1. Tình trạng với tổ chức/cơ quan: Làm điều gì đó để đạt được sự tôn trọng của người giám
sát
2. Tình trạng với bạn đồng cấp: Làm điều gì đó để người khác tôn trọng bạn
3. Khả năng tiếp cận: Bạn muốn sở hữu một cái gì đó rất nhiều mà bạn sẽ làm bất cứ điều gì
để có được nó
4. Khả năng cạnh tranh: Mong muốn làm điều gì đó để bạn có thể làm nó lớn hơn và tốt hơn
bất cứ ai
5. Mối quan tâm đến sự xuất sắc: Làm một điều gì đó để cho nó tốt nhất khi có thể
6. Thành tựu thông qua độc lập: Làm chủ một cái gì đó vì lợi ích tự do, để bạn làm điều đó
theo ý của bạn
Tập huấn viên yêu cầu học viên kiểm tra về sáu tác động của động lực bằng cách đặt các câu hỏi
sau và cho mỗi cá nhân suy ngẫm trong ít phút, sau đó dẫn dắt lớp thảo luận chung.
1. Xem qua sáu loại động lực thành tích. Ngay bây giờ, cái nào thúc đẩy bạn mạnh mẽ
nhất trong công việc và cuộc sống cá nhân của bạn?
2. Trong năm năm qua, động lực của bạn có thay đổi không? Bạn mong đợi điều gì sẽ thúc
đẩy bạn ba năm từ hôm nay?
3. Xem lại sáu loại động lực thành tích. Thảo luận với người kế bên của mình và lựa chọn
những hoạt động nào là từ bên ngoài và từ bên trong.
4. Những nội yếu tố nào thì quan trọng đối với bạn hay những nội yếu tố nào bạn muốn
cải thiện để truyền cảm hứng cho chính bạn?
5. Để tăng mối quan tâm về sự xuất sắc như là một động lực trong cuộc sống của bạn, bạn
hãy liệt kê ba điều bạn có thể thực hiện theo hết khả năng của mình (thế mạnh)

4
4.5 Hoạt động 5: Phân tích một số kỹ năng, thái độ và quan điểm sống về xây dựng và tạo
động lực (15’)
Thảo luận nhóm (5 phút)
1. Tại sao NVYT cần hiểu tầm quan trọng của việc tạo động lực bản thân?
2. Điều gì cần duy trì động lực của bản thân?
Kết luận
NVYT cần hiểu tầm quan trọng của việc tạo động lực vì
- Giúp NVYT xác định được mục tiêu, định hướng và đạt mục tiêu phát triển nghề
nghiệp
- Duy trì và xây dựng các mối quan hệ tốt hơn như mối quan hệ đồng nghiệp, người
quản lý và bệnh nhân
- Tạo tinh thân tích cực, kiểm soát cảm xúc và xử lý vấn đề tốt hơn.
Tập huấn viên cần chuẩn bị một số châm ngôn, thành ngữ liên quan đến xây dựng động
lực, in theo thẻ màu. Phát cho mỗi thành viên vài thẻ, yêu cầu họ trao đổi với người bạn
kế bên
Động lực tốt nhất và là tự tạo động lực cho bản thân
Khả năng là điều bạn có thể làm.
Động lực xác định điều bạn làm.
Thái độ xác định bạn làm tốt như thế nào.
Mỗi ngày là một cơ may để thay đổi bản thân.

Thành công không phải là điều cuối cùng,


Thất bại không phải là tại hại:
Can đảm tiếp tục là điều có giá trị

Đừng để thế giới thay đổi nụ cười của bạn,


Hãy để nụ cười của bạn thay đổi thế giới.

Khi cứu được một mạng sống, bạn là anh hùng.


Khi cứu được 100 mạng sống, bạn là điều dưỡng

Khi bạn là điều dưỡng, bạn biết rằng hàng ngày


bạn sẽ chạm một cuộc sống
hoặc một cuộc sống sẽ chạm bạn.

5
Không có thang máy để thành công.
Bạn phải dùng các bậc thang.

Chăm sóc điều dưỡng không chỉ là một NGHỆ THUẬT,


nó còn có một TẤM LÒNG.
Chăm sóc điều dưỡng không chỉ là một KHOA HỌC,
Mà nó còn có một LƯƠNG TÂM.

“Họ có thể quên tên bạn, nhưng họ sẽ


không bao giờ quên cách bạn làm họ cảm nhận”.

ĐIỀU DƯỠNG là một việc của con tim.

Động lực là điều giúp bạn khởi đầu;


Thói quen là điều giúp bạn tiếp tục đi.
Lỗi lầm là bằng chứng bạn đang cố gắng.

Để duy trì và xây dựng động lực


- Xác định được mục tiêu rõ rang
- Luôn suy nghĩ tích cực,
- Thay đổi thói quen để rèn luyện các kỹ năng
Tài liệu tham khảo

http://www.leadership-central.com/types-of-motivation.html#ixzz5JmDVKYyN. (n.d.). Retrieved June 28,


2018, from Leadership central.com.

Waitley, D. (1996). The New Dynamics of Goal Setting. London: Nicholas Brealey .

You might also like