You are on page 1of 87

KỸ NĂNG QUẢN LÝ DÀNH CHO

CHUYỀN TRƯỞNG
Mục tiêu đào tạo

Khóa đào tạo này giúp các bạn:


• Hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của chuyền trưởng
• Trở thành một chuyền trưởng chuyên nghiệp
• Xây dựng các mối quan hệ hiệu quả
• Giúp công nhân năng cao hiệu quả công việc
• Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, hiệu
quả

2
Nội dung đào tạo

I. Trở thành chuyền trưởng chuyên nghiệp


II. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hiệu quả với
công nhân
III. Tác động trực tiếp
IV. Quản lý công nhân
V. Thực hành

3
TRỞ THÀNH CHUYỀN TRƯỞNG
CHUYÊN NGHIỆP
Thảo luận nhóm

Là chuyền trưởng, trách nhiệm của các anh/chị


gồm những việc gì?
10 Phút

5
Vai trò của chuyền trưởng

Công nhân Chuyền trưởng


• Lao động trực tiếp: may, • Lao động gián tiếp: giám
cắt, ủi (là) sát, quản lý
• Chịu trách nhiệm về công • Chịu trách nhiệm về công
việc của bản thân việc ( năng suất, chất
lượng) của những người
khác

Chuyền trưởng là người lãnh đạo của chuyền.


• 0
6
Trách nhiệm của chuyền trưởng
• Thúc đẩy việc thực hiện công việc với các chuẩn mực
cao
• Kết nối thông tin giữa cấp trên với công nhân
• Giám sát công việc của công nhân
• Hướng dẫn và hỗ trợ công nhân
• Giải quyết các vấn đề công việc
• Đảm bảo các quy định được thực hiện
• Quan tâm đến quyền lợi và nghĩa vụ của công nhân

7
Thảo luận nhóm

1. Tìm 3 điểm đặc trưng của các dạng chuyền


trưởng trong 3 tình huống
2. Chúng ta dùng từ ngữ gì để nói về các dạng
chuyền trưởng này
10 Phút

8
• Tình huống 1
Đào làm việc ở nhà máy được 8 năm và mới được
cử làm chuyền trưởng hồi đầu năm nay. Kể từ ngày
đó cô thường hay ra oai. Cô luôn la mắng và chỉ trích
công nhân. Mặc dù trong chuyền có những công
nhân giỏi, làm việc lâu năm hơn Đào nhưng công
không bao giờ lắng nghe ý kiến của họ. Đào muốn
mọi người làm đúng theo yêu cầu của cô, không bàn
cãi gì hết.

9
• Tình huống 2
Hải là một chuyền trưởng rất tốt bụng, cô không bao giờ
muốn làm ai buồn. Mặc dù quản lý hơn 50 công nhân,
Hải rất hòa đồng, hay hành động như thể mình cũng là
một thành viên bình thường. Cô làm việc tích cực và rất
nghiêm túc, nhưng lại rất dễ dãi với công nhân. Gần đây,
một công nhân trong chuyền đi làm muộn tới 5 lần trong
tháng, Hải chỉ nhẹ nhàng nhắc nhỏ:” Em cố gắng đi làm
đúng giờ nếu không sẽ ảnh hưởng đến cả chuyền.”

10
• Tình huống 3
Là một công nhân giỏi, Minh được cử làm chuyển trưởng
khi cô mới 24 tuổi. Thật chẳng dễ dàng chút nào khi phải
quản lý một chuyền mà hơn nửa số công nhân lớn tuổi
hơn chuyền trưởng. Tuy nhiên, chỉ sau 1 thời gian ngắn,
Minh đã nhanh chóng dành được sự tôn trọng của mọi
người. Bí quyết của cô là làm việc tích cực, gương mẫu,
sẵn sàng đón nhận các ý kiến đóng góp của công nhân
và thẳng thắng góp ý với công nhân nếu họ sai.

11
Ba dạng chuyền trưởng

• Ôn hòa
• Làm việc chăm chỉ
THIẾU • Không quyết đoán
BẢN LĨNH • Ngại phê bình, góp ý
• Không kiểm soát
được cảm xúc ĐỘC ĐOÁN
• Hay ra oai
• Kêu ngạo CHUYÊN
• Hay đỗ lỗi cho người NGHIỆP
khác • Cởi mở
• Xây dựng
• Điềm tỉnh và chính
chắn
• Tôn trọng người khác

12
Ba phong cách giao tiếp
Thụ động:
• Diễn đạt không
rõ rang
• Nói vòng vo
THIẾU
Hung Hăng BẢN LĨNH • Hay sử dụng từ
• Hay sử dụng từ “Chúng ta”
ngữ “Tôi” ĐỘC ĐOÁN
• La mắng, lớn
tiếng với người CHUYÊN Kiên định:
khác NGHIỆP • Thẳng thắn
• Không kiên nhẫn • Sử dụng từ”Tôi”,
nghe người khác Bạn. Chúng ta” hợp lý
nói • Diễn đạt rõ ràng, dễ
• Ra lệnh hiểu
• Lắng nghe người
khác
13
Câu hỏi

• Trong công ty của các bạn, có bao nhiêu phần


tram là chuyền trưởng/quản lý chuyên nghiệp,
chuyền trưởng thiếu bản lĩnh, chuyền trưởng
độc đoán.
• Hãy nhớ lại 1 tình huống trong công ty ban về
chuyển trưởng độc đoán & chuyển trưởng thiếu
bản lĩnh, chuyền trưởng chuyên nghiệp.

14
Ba bước tạo ảnh hưởng

TÁC ĐỘNG TRỰC


TIÊP

XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ

LÀM GƯƠNG

15
BƯỚC 1: LÀM GƯƠNG

• Đây là bước nền tảng, thật khó có thể tác động


lên công nhân nếu bản thân chuyền trưởng
không là tấm gương sáng trước. Bạn càng
gương mẫu thì người khác càng tín nhiệm và
tôn trọng bạn một cách chân thành. Một điều
hoàn toàn tự nhiên là mọi người sẵn sàng nghe
theo những người mà họ tín nhiệm và tôn trọng.

16
BƯỚC 2: XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ

• Nếu bạn xây dựng mối qua hệ tốt với công nhân
của bạn, họ sẽ thấy gần gữi với anh chị hơn. Khi
công nhân gần gũi bạn, họ sẽ cởi mở hơn sẵn
sàng chấp nhận những tác động của bạn vì họ
yêu mến bạn.

17
BƯỚC 3: TÁC ĐỘNG TRỰC TIẾP

• Đây là bước cuối cùng, khi công nhân sẵn sàng chấp
nhận những tác động của bạn, bạn sẽ sử dụng nhưng
hình thức tác động trực tiếp để công nhân thực hiện
theo ý muốn của mình. Tác động trực tiếp có thể là
giao việc, đào tạo, khen thưởng, khiển trách,… Bước
cuối cùng này quan trọng, như sẽ không thực sự hiệu
quả nếu bước một hoặc bước hai yếu. Hay nói cách
khác, bạn sẽ không thể tác động đến mức tối đa nếu
bạn không là một tấm gương tốt và không thiết lập
một mối quan hệ tốt với họ trước.

18
Câu hỏi:

1. Các cấp quản lý ở nhà máy bạn thường chú


trọng vào bước nào trong 3 bước tác động trên
2. Bước nào bạn làm tốt? Bước nào bạn cảm
thấy khó

19
Phẩm chất của người lãnh đạo giỏi

• Trung thực
• Lạc quan về tương lai
• Truyền cảm hướng cho người khác
• Giỏi chuyên môn

(Source: Kouzes and Posner,


“Leadership Challenge”)

20
Kouzes và Posner, tác giả cuốn sách “ Thách thức của việc lãnh đạo” đã
tiến hành một cuộc điều tra vê phẩm chất mà nhân viên mong đợi nhiều
nhất của người lãnh đạo. Cuộc điều tra được thực hiện ở một số nước
Bắc Mỹ, Tây Âu, Châu A và Úc. Kết qua cho thấy, bốn phẩm chất được
mong đợi lần lượt là:
1. Trung thực: người lãnh đạo phải trung thực thì mới tạo được lòng tin
của nhân viên
2. Lạc quan về tương lai: Nhân viên muốn lãnh đạo của mình luôn nhìn
về phía trước, luôn thấy tương lai tươi sáng, có như vậy mới là người
dẫn đường tốt.
3. Khả năng truyền cảm hứng cho người khác: lãnh đạo phải có khả
năng truyền cảm hứng cho nhân viên.
4. Giỏi chuyên môn: lãnh đạo thì phải giỏi, nhân viên không thể trong
cậy vào một người lãnh đạp dở. Lãnh đạo dõi có khả năng tạo ra công
việc tốt và nhờ thế họ có thể hy vọng được một mức thu nhập tốt.
21
BẠN NGHĨ GÌ KHI THẤY LY NƯỚC NÀY

22
Thái độ tích cực

Suy nghĩ tích cực:


• Nhìn thấy cơ hội trong mọi hoàn cảnh

• Nhìn thấy những điều tốt đẹp ở những người khác

• Luôn nhìn về phía trước và nghĩ về một tương lai tươi


sáng

23
Thái độ tích cực
• Hành động để giải quyết vấn đề
Hành động tích
cực
Thụ động Hung hăng
VẤN ĐỀ ! • Buồn, lo, thất vọng • Giận dữ
• Tự cô lập • Chửi thề
• Đàu hàng • Đe dọa người khác
• Than thân trách phận • Dập cửa, ném đồ
• Căng thẳng • Đánh nhau
Hành động • Chán ghét bản thân • Ngồi lê đôi mách
• Dùng chất kích thích • Tìm xem ai có lỗi
tiêu cực • Ăn • Trả đũa
• Tự tử
• …

24
Lợi ích của thái độ tích cực

• Có cuộc sống lành mạnh và hạnh


phúc

• Được những người xung quanh


tôn trọng, tin tưởng và sẵn sàng
hợp tác

• Có nhiều cơ hội thành công

25
Hai quan điểm nhìn nhận cuộc sống

Rộng lượng vị tha Hẹp hòi, đố kỵ

Luôn có đủ cho tất cả mọi Mọi thứ trên đời đều có hạn.
người, dù đó là thứ gì. Không thể có đủ cho tất
cả mọi người.

26
Xây dựng thái độ tích cực

• Làm bạn với những người tích cực


• Hiểu những lợi ích mà thái độ tích cực mang lại
• Tham gia các hoạt động xã hội
• Học cách thư giãn và hưởng thụ cuộc sống
• Cảm nhận vẻ đẹp của thien nhiên
• Sống lành mạnh ( chơi thể thao, ăn uống điều độ)
• …

27
Chính trực/Trung thực

• Tin tưởng A, Nói A và Làm A

Giành được
• Sự tin tưởng
• Sự tôn trọng
• Sự giúp đỡ
CỦA NHỮNG NGƯỜI
XUNG QUANH

28
Giữ vững tính chính trực/trung thực

• Làm những gì bạn muốn công nhân làm


• Khi cần thiết hãy hành động như một thành viên
• Giữ lời hứa
• Đừng hứa những gì bạn không thể làm
• Nghiêm khắc với bản thân

29
Thảo luận nhóm

Chuyền trưởng không chính trực sẽ ảnh hưởng


như thế nào đến công việc quản lý công nhân?
10 phút

30
Những thách thức để giữ vững chính
trực.trung thực

• Khi ở trong hoàn cảnh khó khăn

• Khi có cơ hội và không kiểm soát được bản thân

• Khi có lý do tốt để biện minh

• Khi có những thói quen xấu

31
Công bằng

Đối xử công bằng với tất cả công nhân:

ĐIỀU KIỆN CẦN ĐIỀU KIỆN ĐỦ

Quan tâm đến những yếu tố


có tác động đến cảm nhận về
Làm đúng mọi quy định sự công bằng
• Những gì bạn nói
• Cách bạn cư xử
• cách bạn quan tâm đến
những người khác

32
Vượt qua những định kiến cá nhân

• Tách bạch giữa hành động và con người


• Tách bạch giữa công việc và cuộc sống
• Tôn trọng sự khác biệt cá nhân
• Ghi nhận những khác biệt về văn hóa

33
Năng lực
• Lãng phí thời gian:

• Thời gia làm những việc khẩn cấp không quan trọng
và không dành thời gian để lên kế hoạch hay tổ chức
sắp xếp công việc sao cho hiệu quả.

• Tập trung đáp ứng yêu cầu của những người khác
một cách thụ động

• Làm việc trong tình trạng mệt mỏi, không có

thời ian nghỉ ngơi


34
Năng lực

• Tổ chức công việc tốt


• Làm từng việc một
• Đặt những mục tiêu công việc phù hợp cho mỗi ngày
• Xếp lịch làm việc hàng ngày và viết danh sách những việc cần
làm.
• Suy nghĩ trước khi hành động
• Mỗi ngày dành một chút thời gian để hoàn toàn tập trung suy
nghĩ về công việc
• Ghi chép nhưng thông tin cần nhớ

35
Tóm tắt

Trở thành chuyền trưởng chuyên nghiệp:


• Thiết lập và sử dụng quyền lực hợp lý
• Có thái độ tích cực
• Giữ vững chính trực/sự trung thực
• Đối xử công bằng với công nhân
• Giỏi chuyên môn

36
Xây dựng mối quan hệ
hiệu quả với công nhân
Tình huống thảo luận

Bộ phận kho có kế hoạch tăng ca và đã báo cho tất cả


công nhân. Tuy nhiên, khoảng 16h30 bên kho nhận được
thông báo gấp từ xuất nhập khẩu sẽ có một container hàng
về tới công ty lúc 17h00. Đây là hàng gấp và cần xuống
gấp để phát cho các bộ phận. Xuống container cần ít nhất
10 người. Anh Toàn, tổ trưởng, đã giải thích cho mọi người
và muốn một số người tăng ca xuống hàng nhưng chỉ có 5
người tự nguyện ở lại tăng ca. Những người cong lại đều
xin về có việc riêng và đưa ra lý do chính đáng. Vậy anh
Toàn sẽ giải quyết như thế nào trong trường hợp này?

38
Tài khoản mối quan hệ
Giảm Tăng
• Văng tục, chửi thề • Giúp đỡ
• Nổi giận • Tông trọng
• Chê • Quan tâm
• Không giữ lời hứa • Lắng nghe
• Không công bằng • Khen ngợi
• Thô lỗ • Nói xin lỗi
• Tranh cãi • Nói cảm ơn
• Nói dối • Tạo bất ngờ thú vị
• … • …
39
Các phong cách quản lý

Chú trọng
Chú trọng
Quan tâm cho công việc

phát triển
công việc
tổ nhóm

Chú trọng
con người

Quan tâm cho con người

40
Các phong cách quản lý

THẮNG - THUA THẮNG – THẮNG


Quan tâm cho công việc

THUA – THẮNG

Quan tâm cho con người

41
Xây dựng mối quan hệ thắng – thắng

• Xác điịnh điểm chung giữa nhu cầu của công


nhân và lợi ích của nhà máy

• Giúp công nhân đạt được mục đích quan trọng


của họ đồng thời đảm bảo đạt được các mục
tiêu quan trọng của bạn

42
Nguyên nhân lắng nghe không hiệu quả

• Chỉ chú ý những gì chúng ta muốn nghe


• Nghe với sư suy đoán trước
• Chỉ nhớ những gì chúng ta coi là quan trọng
• Bị chi phối bởi cử chỉ, điệu bộ của người nói
• Bị chị phối bởi động cơ của người nói

43
Bồn mức độ lắng nghe

• Mức 0: không tập trung


• Mức 1: thỉnh thoảng lắng nghe
• Mức 2: chú ý lắng nghe
• Mức 3: lắng nghe, đồng cảm/thấu hiểu

44
Lắng nghe hiệu quả

• Lắng nghe
• Xác nhận đã nhận được thông tin
• Kiểm tra lại ý hiểu
• Hỏi thêm thông tin

45
Những sai lầm thường gặp khi lắng nghe

• Ngắt lời người nói


• Không nhìn người nói
• Đoán trước suy nghĩ của người nói và suy nghĩ thay
người nói
• Nhảy vào câu chuyện của người nói ” Bạn làm tôi nhớ
lại...” hoặc “ Như thế chưa là gì, để tôi kể cho cậu nghe
về…”
• Quên những gì người nói vừa nói trước đó

46
Trách nhiệm của công nhân

• Đi làm đúng giờ


• Tuân thủ và tôn trọng nội quy, quy định
• Giải quyết vấn đề trên cơ sở bàn bạc, thương lượng
• Tuân thủ quy trình giải quyết tranh chap
• Tôn trọng người khác ( cấp trên và đồng nghiệp)

47
Trách nhiệm của công nhân

Mọi công nhân có trách nhiệm duy trì điều


kiện làm việc an toàn và lành mạnh cho
bản thân và những người khác.

48
Quyền của công nhân
Các quyền cơ bản
• Tự do tham gia hiệp hội và thỏa ước lao động
tập thể
• Không bị lao động cưỡng bức
• Không bị phân biệt đối xử
• Không sử dụng lao động trẻ em
• Không bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc
49
Quyền của công nhân

Công nhân có quyền


• Lương: mức lương tối thiểu hoặc thỏa thuận
• Giờ làm việc: giờ làm việc hợp lý,và được nghỉ
giải lao phù hợp giữa giờ làm việc
• An toàn: quyền được làm việc trong điều kiện an
toàn và lành mạnh

50
Lạm dụng quyền lực tại nơi làm việc

• Những hành vi tác động đến người khác khiến


họ khó chịu như lăng mạ, chửi mắng
• Những người ỏe vị trí quyền lục có thể quấy rối (
bao gồm cả quấy rối tình dục) những người
không có quyền lực.

51
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc

• Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có


tính chất tình dục ảnh hưởng đến nhân phẩm
của nữ giới và nam giới, là hành vi không được
chấp nhận, không mong muốn và không hợp lý
làm xúc phạm đối với người nhận, và tạo ra môi
trường bất ổn, đáng sợ, thù địch và khó chịu.

52
Các hình thức quấy rồi tình dục
3 Hình thức quấy rối tình dục
Thể chât Bằng lời nói Phi lời nói
Đụng chạm Chuyện đùa liên Cử chỉ khiêu gợi
Cấu véo quan tình dục Dùng vật phẩm,
Tát Nhận xét cơ thể hình ảnh, phim ảnh
Sờ soạng thư/ mẫu giấy gợi ý gợi dục
Cưỡng dâm tình dục Nhìn chằm chằm
Tấn công tình dục Gièm pha Đứng quá gần
Mời gọi tình dục
Gọi điện hoặc nhắn
tin quấy rầy
53
Tình huống thảo luận

• Bảo, trưởng chuyền may 4, là một người rất


năng động. Bảo đi tới đi lui kiểm soát xem mọi
việc có trôi chảy hay không. Anh ta mắng những
công nhân làm chậm là đồ con rùa, còn ai hay
làm sai là đồ ngu, bộ không có mắt à. Đôi lúc
bực mình quá anh còn véo tai công nhân.

Việc làm này có vi phạm không?

54
Tình huống thảo luận

• Chi luôn cảm thấy sợ khi đi ngang xưởng


cắt. Một vài công nhân nam thường cười
hô hố và nói lớn “ Chi ơi, em đẹp quá, ra
ngoài uống cà phê với tụi anh nhe”.
Việc này có vi phạm không?

55
Tóm tắt

Xây dựng mối quan hệ


• Tăng số dư tài khoản tình cảm của bạn
• Áp dụng phong cách quản lý phù hợp
• Lắng nghe công nhân một cách hiệu quả
• Quan tâm cả quyền lợi và trách nhiệm của công
nhân

56
Tác động trực tiếp

57
Tác động trực triếp

1. Giao việc hiệu quả


2. Hướng dẫn công việc
3. Khen ngợi công nhân
4. Góp ý sửa đổi
5. Giải quyết mâu thuẫn

58
Tình huống thảo luận

• Chị Anh quản lý 3 chuyền. Trong quá trình sản xuất,


chuyền A1 hàng rất gấp và may mã hàng nhiều
công đoạn khó. Chuyền A2 thì không gấp, may ít
công đoạn và dễ. Chị Anh cần điều động một số
công nhân của chuyền A2 sang chuyền A1 để hỗ
trợ. Nhưng chị thường gặp phải tình trạng công
nhân tỏ vẻ không hài lòng, không muốn hợp tác dẫn
đến năng suất không đạt. Với tình huống như vậy,
chị Anh cần làm gì để khi điều động công nhân luôn
vui vẻ hợp tác và đạt được năng suất.

59
Giao việc- Các khó khăn thường gặp

• Công nhân phản đối


• Công nhân nhận việc nhưng thực hiện không
như mong đợi/không hiệu quả

60
Giao việc hiệu quả- Các bước

1. Yêu cầu giúp đỡ lịch sự


2. Giải thích rõ lý do/cơ sở của công việc
3. Nêu rõ thời gian/ khối lượng công việc
4. Giải thích những hỗ trợ công việc cần thiết , nếu có
5. Cho phép trao đổi, khuyến khích ý kiến mới
6. Cảm ơn vì sự hợp tác
7. Kiểm tra công việc theo thời gian thống nhất
8. Khen ngợi khi công việc đạt yêu cầu

61
Giao việc hiệu quả - Lưu ý
Lỗi thường gặp
• Nghĩ rằng công nhân mặc nhiên hiểu tầm quan
trọng của công việc
• Không thể hiện quan tâm đến quyền lợi công
nhân
• Cho rằng không nhất thiết phải cảm ơn, khen
ngợi khi bạn đã đảm bảo quyền lợi cho công
nhân
62
Tình huống thảo luận
Có một đơn hàng gấp, chuyền may phải hoàn thành trong 2 ngày.
Trong chuyền có 2 công nhân may lai cho đơn này. Một công nhân bị
bệnh đã xin nghỉ. Công nhân còn lại may lai đều bị vặn.
Tổ trưởng và thợ máy đã chỉnh sửa máy của công nhân đó và tổ
trưởng đã ngồi may thử thì không hề bị vặn mà nguyên nhân là do
công thức lúc may bẻ lai sai thao tác
Tổ trưởng đã chỉ lại thao tác và cách may cho công nhân đó nhưng
người này khăng khăng rằng thao tác của mình là đúng và dễ may,
không thực hiện theo hướng dẫn của tổ trưởng
Người tổ trưởng sẽ giải quyết ra sao để công nhân này làm đúng
thao tác và kịp đơn hàng?

63
Hướng dẫn công việc-Lỗi thường
gặp phải
• Cho rằng công nhân hiểu giống nhau và hiểu
đúng những gì bạn nói
• Không có thông tin 2 chiều ( công nhân không
có cơ hội hỏi)
• Công nhân không được học bằng nhiều giác
quan

64
Mọi người thường học như thế nào?

Tôi nghe và Tôi quên

Tôi nhìn và Tôi Nhớ

Tôi Làm và Tôi Hiểu

65
Các bước hướng dẫn công việc

1. Chuẩn bị hướng dẫn


2. Chuẩn bị cho công nhân ( người học) sẵn sàng
3. Trình bày, chỉ dẫn, minh họa công việc
4. Yêu cầu công nhân làm thử
5. Theo dõi làm thực tế

66
Khen ngợi công nhân - Mục đích

• Thể hiện sự ghi nhận, đánh giá cao


• Làm cho công nhân cảm thấy được tô trọng
• Duy trì thành tích
• Xây dựng mối quan hệ

67
Khen ngợi một cách chuyên nghiệp

• Đúng thời điểm


• Cụ thể
• Nói về cảm giác của bạn
• Khuyến khich duy trì
• Nói cám ơn
• Lưu ý ngôn ngữ hình thể: mỉm cười, giao tiếp
bằng mắt thân thiện

68
Khen ngọi công nhân – Lỗi cần tránh

• Khen ngợi + “ Nhưng...”

• Khen ngợi + “Lần sau nhớ làm tốt hơn”

• Khen ngợi + “Đe dọa”

69
Tình huống thảo luận
Trong chuyền có một số công nhân thường xuyến đi
trễ 2-3 lần/tháng. Tổ trưởng đã gọi xuống nhắc nhở và
các công nhân này cũng hứa sẽ không đi trễ. Tuy
nhiên, họ vẫn tiếp tục đi trễ nhiều lần và có rất nhiều lý
do như đau bụng, hỏng xe, đau đầu, con ốm…
Trong trường hợp này là người quản lý nên giải quyết
như thế nào để vừa có sự đồng thuận của công nhân
và vừa đạt được hiệu quả trong công việc.

70
Mục đích góp ý sửa lỗi

• Cải thiện sai lỗi, cải thiện kết quả công việc

• KHÔNG phải để phạt, làm công nhân “quê”

• KHÔNG phải để thể hiện” tôi là sếp!”

71
Các bước góp ý sửa đổi

Công nhân chấp nhận sai


lỗi

4
Giải thích những tác Giải thích biện pháp kỷ
động/ ảnh hưởng 3 5 luật nếu có

Hỏi lý do Đạt được cam kết sửa lỗi


2 6
Nêu vấn đề sai Khuyến khích
lỗi 1 Không làm tổn thương lòng tự 7 cải thiện
trọng của công nhân

72
Sắm vai
Các nhóm chuẩn bị một tình huống chuyền trưởng
góp ý sửa lỗi cho công nhân và sắm vai tình huống
này
5 Phút

73
Những lưu ý khi thực hiện góp ý sửa
lỗi

• Kiểm soát cảm xúc

• Viết ra những gì bạn định nói

• Phản hồi cho riêng cá nhân công nhân

• Dừng đúng lúc

74
Tình huống thảo luận
Trong chuyền có 2 công nhân may công đoạn chính
nhưng vì xích mích cá nhân mà họ thường xuyến
không hợp tác để đẩy hàng lên, giải hòa rất nhiều lần
nhưng chỉ được vài ba ngày tình trạng này lại tái diễn.
Tổ trưởng sẽ giải quyết tình trạng này như thế nào để
tình huống này được giải quyết triệt để?

75
Khi nào cần tham gia giải quyết mâu
thuẫn?
• Mâu thuẫn ảnh hưởng đến năng suất/chất
lượng của sản phẩm

• Mâu thuẫn ảnh hưởng đến tinh thần làm việc


nhóm

• Khi không giải, uy tín/ mối quan hệ của bạn sẽ bị


ảnh hưởng

76
5 bước giải quyết mâu thuẫn

1. Xác định mâu thuẫn và tác động của nó

2. Đề nghị nói chuyện/ thảo luận giữa công nhân

3. Dẫn dắt thảo luận

4. Đạt được sự thông nhất về giải pháp

5. Theo dõi thực hiện giải pháp

77
Lỗi thường gặp khi giải quyết mâu
thuẫn

• Phân xử đúng – sai, có tội – vô tội

• Áp đặt giải pháp

• Đứng về một phía và thể hiện ủng hộ một giải


pháp nào đó

78
Quản lý công nhân
Tình huống thảo luận
Chuyền may D23 công đoạn số 21 chỉ có 1 nhân may, tuy
nhiên người đó đã viết đơn và nghỉ việc.
Tổ trưởng sắp xếp cho 2 công nhân may ngồi thay công đoạn
đó nhưng 2 người này may vẫn không đủ sản lượng để cung
cấp cho chuyền may. Tổ trưởng biết khả năng sản xuất của 2
công nhân này có thể may đủ thậm chí là vượt sản lượng tuy
nhiên họ đã cố tình làm việc không đúng năng lực của mình.
Tổ trưởng sẽ giải quyết ra sao để công nhân may vui vẻ, tự
nguyện làm đúng theo năng lực của mình, kịp tiến độ sản xuất?

80
4 dạng công nhân

2 4
Thái độ

1 3

Kỹ năng
81
1. Kỹ năng yếu, không sẵn sàng
nhận thêm trách nhiệm
• Hướng dẫn rõ ràng, theo dõi sát

• Khen ngợi khi làm tốt

• Phản hồi khi sai lỗi

• Cung cấp đào tạo về công việc

• Biện pháp kỷ luật khi liên tục sai

82
2. Kỹ năng yếu, sẵng sàng thêm
trách nhiệm
• Tạo cơ hội làm việc phù hợp
• Cung cấp đào tạo liên quan đến công việc
• Khen ngợi khi làm tốt
• Hướng dẫn rõ rang liên tục
• Nếu có sai lỗi, phản hồi nhẹ nhàng

83
3. Kỹ năng tốt, không sẵn lòng nhận
thêm trách nhiệm
• Không ngại nói chuyện kiên quyết
• Hỗ trợ và khuyến khích họ tham gia nhiều hơn
• Cho họ thấy bạn biết được khả năng của họ
• Thường xuyến giám sát, khen ngợi khi có tiến bộ
• Chỉ áp dụng biện pháp kỹ luật khi không thể giải quyết
bằng nói chuyện cởi mở
• Nếu kết quả không cải thiện, sử dụng biện pháp kỷ luật

84
4. Kỹ năng tốt, sẵ sàng nhận thêm
trách nhiệm
• Duy trì, phát triển thái độ và động cơ của họ
• Giao thêm trách nhiệm, những công việc phức tạp hơn
bình thường
• Tham khảo ý kiến chuyên môn của họ
• Bày tỏ sự cảm kích và đánh giá cao
• Tạo cơ hội để tham gia việc quyết định công việc
• Đề nghị thăng tiến nếu có cơ hội

85
Sai lầm khi quản lý công nhân

• Phớt lờ để công nhân muốn làm gì thì làm

• Chăm sóc quá mức dạng 3

• Quên chăm sóc dạng 2 và dạng 4

86
Cảm ơn sự tham gia của
các bạn

You might also like