You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ


----------------------------------

MÔN HỌC: HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI


HỢP ĐỒNG
BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT: NGHĨA VỤ
GIẢNG VIÊN: ĐẶNG THÁI BÌNH

DANH SÁCH NHÓM 4

STT HỌ VÀ TÊN MSSV


1 Khiếu Thị Hồng Ngọc 2053401010064
2 Đinh Ngọc Huy 2053401010035
3 Phạm Minh Khang 1853401010063
4 Tạ Thị Thảo Hiền 2053401010029
5 Trần Thị Hiển 2053401010031
MỤC LỤC
Vấn đề 1: Thực hiện công việc không có ủy quyền……………………..………………………1
1.1. Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền? ................................... 1
1.2. Vì sao thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ? 1
1.3. Cho biết điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015 so với Bộ luật Dân sự 2005 về
chế định“thực hiện công việc không có ủy quyền” ............................................ 1
1.4. Các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền”
theo Bộ luật Dân sự 2015? Phân tích từng điều kiện. ........................................ 2
1.5. Trong tình huống trên, sau khi xây dựng xong công trình, nhà thầu C có thể
yêu cầu chủ đầu tư A thực hiện những nghĩa vụ trên cơ sở các quy định của chế
định “thực hiện công việc không có ủy quyền” trong Bộ luật Dân sự 2015 không?
Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời ............................................................... 2
Vấn đề 2: Thực hiện nghĩa vụ (thanh toán một khoản tiền) ............................. 3
2.1. Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán như thế
nào? Qua trung gian là tài sản gì?.................................................................... 4
2.2. Đối với tình huống thứ nhất, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô khoản
tiền cụ thể là bao nhiêu? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời. .................................. 4
2.3. Thông tư trên có điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển
nhượng bất động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT không? Vì sao? 5
2.4. Đối với tình huống trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT, nếu giá trị nhà đất
được xác định là 1.697.760.000 VNĐ như Tòa án cấp sơ thẩm đã làm thì, theo
Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, khoản tiền bà Hường phải thanh toán cho cụ
Bảng cụ thể là bao nhiêu? Vì sao? ................................................................... 5
2.5. Hướng như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có tiền lệ chưa? Nêu
một tiền lệ (nếu có)? ...................................................................................... 6
Vấn đề 3: Chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận............................................. 7
3.1. Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chuyển giao yêu cầu và chuyển giao
theo nghĩa vụ thỏa thuận? ............................................................................... 8
3.2. Thông tin nào của tòa án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanh toán cho bà
Tú? .............................................................................................................. 9
3.3. Đoạn nào của bản án cho thấy nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã được chuyển
sang cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh? .................................................... 10
3.4. Suy nghĩ của anh/chị về đánh giá trên của Tòa án? ................................... 10
3.5. Nhìn từ góc độ văn bản, người có nghĩa vụ ban đầu có còn trách nhiệm đối
với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được
chuyển giao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. .................................................... 11
3.6. Nhìn từ góc độ quan điểm các tác giả, người có nghĩa vụ ban đầu có còn
trách nhiệm đối với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực
hiện nghĩa vụ được chuyển giao? Nêu rõ quan điểm của các tác giả mà anh/chị
biết............................................................................................................. 11
3.7. Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án có theo hướng người có nghĩa vụ ban
đầu không còn trách nhiệm đối với người có quyền?....................................... 12
3.8. Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa án......................... 12
3.9. Trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biện pháp bảo
lãnh của người thứ ba thì, khi nghĩa vụ được chuyển giao, biện pháp bảo lãnh có
chấm dứt không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời. .......................................... 12
Vấn đề 1: Thực hiện công việc không có ủy quyền
Tình huống:

Chủ đầu tư A lập ban quản lý dự án B để tiến hành xây dựng một công trình công
cộng. Khi triển khai, B đã ký hợp đồng với nhà thầu C mà không nêu rõ trong hợp
đồng B đại diện A và cũng không có ủy quyền của A. Trong khi đó, theo quy định, B
không được tự ý ký hợp đồng với C vì đây là công việc của chủ đầu tư A (thực tế Ban
quản lý dự án B không có nhiều tài sản để thanh toán cho C).

1.1. Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền?

Căn cứ Điều 574 Bộ luật Dân sự 2015:

Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực
hiện công việc nhưng đã thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc
được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối.

1.2. Vì sao thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ?

Khái niệm nghĩa vụ theo Điều 274 Bộ luật Dân sự 2015: Nghĩa vụ là việc mà theo
đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao
vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không
được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau
đây gọi chung là bên có quyền).

Theo Khoản 3 Điều 275 Bộ luật Dân sự 2015: Nghĩa vụ phát sinh từ thực hiện công
việc không có ủy quyền.

1.3. Cho biết điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015 so với Bộ luật Dân sự 2005 về
chế định“thực hiện công việc không có ủy quyền”

Bộ luật Dân sự 2005 Bộ luật Dân sự 2015

Chủ Chủ thể người có công việc Chủ thể người có công việc được thực hiện
thể được thực hiện chỉ có cá bao gồm cả cá nhân và pháp nhân (Mở rộng
nhân. phạm vi chủ thể).

Mục Bộ luật Dân sự 2005 quy Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “thực hiện
đích định “hoàn toàn vì lợi ích công việc đó vì lợi ích của người có công
của người có công việc được việc được thực hiện” (Vì lợi ích của người

1
thực thực hiện” (Hoàn toàn vì lợi có công việc được thực hiện nhưng cũng có
hiện ích của người có công việc thể vì mục đích khác tuy nhiên không được
được thực hiện, không có làm trái với lợi ích của người có công việc
mục đích khác). được thực hiện và các chủ thể khác).

1.4. Các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền”
theo Bộ luật Dân sự 2015? Phân tích từng điều kiện.

Căn cứ Điều 574 Bộ luật Dân sự 2015 cần phải thỏa mãn 4 điều kiện mới được áp
dụng quy định pháp luật về thực hiện công việc không có ủy quyền:

- Người thực hiện là người không có nghĩa vụ thực hiện công việc đó. Khi quyết định
thực hiện công việc không có ủy quyền thì người đó phải chấp hành quy định về nghĩa
vụ thực hiện công việc không có ủy quyền tại Điều 575 Bộ luật Dân sự 2015.

- Thực hiện công việc một cách tự nguyện. Pháp luật không bắt buộc người đó thực
hiện nhưng do người đó tự nguyện thực hiện. Người thực hiện nhận thức được hành
vi của mình và thực hiện công việc một cách độc lập nhằm đem lại lợi ích cho người
có công việc được thực hiện.

- Thực hiện công việc vì lợi ích của người có công việc được thực hiện. Trong trường
hợp đoán được hoặc biết được về ý định của người có công việc thì phải thực hiện
đúng ý định đó.

- Người có việc được thực hiện không biết hoặc biết nhưng không phản đối việc thực
hiện đó. Khi người có công việc phản đối thì không áp dụng chế định này.

1.5. Trong tình huống trên, sau khi xây dựng xong công trình, nhà thầu C có thể
yêu cầu chủ đầu tư A thực hiện những nghĩa vụ trên cơ sở các quy định của chế
định “thực hiện công việc không có ủy quyền” trong Bộ luật Dân sự 2015 không?
Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời

Điều 574 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Thực hiện công việc không có ủy quyền
là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực
hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này
không biết hoặc biết mà không phản đối.”

- Trong tình huống đã nêu, chủ đầu tư A không có nghĩa vụ nào đối với nhà thầu C
(giữa họ không có hợp đồng và không có quy định nào buộc C làm việc cho A).
Nhưng thực chất công việc mà C tiến hành là theo thỏa thuận ban quản lý dự án B.
Theo thực tiễn xét xử, Điều kiện “không có nghĩa vụ thực hiện công việc” dường như

2
chỉ được xem xét trong quan hệ giữa người thực hiện công việc và người có công
việc được thực hiện; nếu công việc này được thực hiện theo yêu cầu của người thứ
ba hay theo thỏa thuận với người thứ ba thì vẫn có thể vận dụng chế định thực hiện
công việc không có ủy quyền (quyết định số 23/2003/HĐTP-DS ngày 29-7-2003 của
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao). Như vậy điều kiện “người không có
nghĩa vụ thực hiện công việc đó” đã thỏa mãn.

- Điều 574 của Luật này có định nghĩa thực hiện công việc không có ủy quyền là vì
lợi ích của người có công việc được thực hiện. Không loại trừ khả năng người tiến
hành công việc cũng có lợi ích từ việc thực hiện (tương tự quyết định số
23/2003/HĐTP-DS ngày 29-7-2003) nhưng Bộ luật Dân sự 2015 đã bỏ đi từ “hoàn
toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện” của Bộ luật Dân sự 2005, nên
trường hợp này đã thoả mãn điều kiện của chế định thực hiện công việc không có uỷ
quyền.

- Việc nhà thầu C thực hiện công việc (xây dựng công trình công cộng) cũng đã gây
ra hao tổn về công sức cũng như tốn kém một chi phí xác định.

Như vậy nhà thầu C có thể yêu cầu chủ đầu tư A thực hiện những nghĩa vụ trên cơ
sở các quy định của chế định thực hiện công việc không có ủy quyền sau khi đã hoàn
thành công việc.

Vấn đề 2: Thực hiện nghĩa vụ (thanh toán một khoản tiền)


Nghiên cứu:

- Điều 290 Bộ luật Dân sự và các quy định liên quan trong Bộ luật Dân sự 2015;
Thông tư 01/TTLT ngày 19/6/1997 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài
sản và các quy định liên quan khác (nếu có);

- Quyết định số 15/2018/DS-GĐT ngày 15/3/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại
Hà Nội.

Tình huống: Ngày 15/11/1973, ông Quới cho bà Cô thuê nhà và nhận tiền thế chân
của bà Cô 50.000 VNĐ. Nay, ông Quới yêu cầu bà Cô trả nhà. Bà Cô đồng ý trả nhà
và yêu cầu ông Quới hoàn trả tiền thế chân (Lưu ý: giá gạo trung bình vào năm 1973
là 137 VNĐ/kg và giá gạo trung bình hiện nay theo Sở tài chính TP. HCM là 18.000
VNĐ/kg).

3
2.1. Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán như thế
nào? Qua trung gian là tài sản gì?

Theo Điểm a Khoản 1 Mục I Thông tư liên tịch 01/1997 cho phép tính lại khoản
tiền thanh toán theo nguyên tắc dựa trên cơ sở của Bộ Luật Dân sự. Cụ thể, các khoản
phải thanh toán sẽ được tính lại với khoản tiền lãi chậm trả và số tiền gốc.

Cơ sở pháp lý: Điều 357 Bộ luật Dân sự 2015.

Ngoài ra, Thông tư cũng cho phép tính lại các khoản tiền Nghĩa vụ đã phát sinh
trước ngày 1-7-1996. Cụ thể, nếu có sự gia tăng về giá gạo từ thời điểm phát sinh
nghĩa vụ là khoản tiền phải thanh toán cho đến phiên tòa sơ thẩm và sự gia tăng đó
lớn hơn 20% thì thì số tiền ở thời điểm phát sinh nghĩa vụ được quay đổi thành khối
lượng gạo và quy đổi chéo thành tiền ở thời điểm xét xử sơ thẩm.

Nếu sự gia tăng giá gạo dưới 20% thì: “Toà án chỉ xác định các khoản tiền đó để
buộc bên có nghĩa vụ phải thanh toán bằng tiền. Trong trường hợp người có nghĩa
vụ có lỗi thì ngoài khoản tiền nói trên còn phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo
lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian chậm
trả tại thời điểm xét xử sơ thẩm theo quy định tại Khoản 2 Điều 313 Bộ luật Dân sự,
trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.

Tài sản trung gian được quy định trong thông tư là giá gạo loại trung bình ở địa
phương tại thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ.

2.2. Đối với tình huống thứ nhất, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô khoản
tiền cụ thể là bao nhiêu? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.

Căn cứ theo Thông tư 01/TTLT ngày 19/6/1997 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn việc xét xử và thi
hành án về tài sản, nghĩa vụ phát sinh trước 1/7/1973 và giá gạo tăng hơn 20% thì
quy ra gạo theo giá gạo trung bình rồi tính số lượng gạo đó thành tiền theo giá gạo tại
thời điểm hiện tại:

Số lượng gạo quy đổi từ tiền thế chân ông Quới nhận từ bà Cô năm 1973:
50.000/137= 365 kg

Số tiền ông Quới phải hoàn trả cho bà Cô theo giá gạo tại thời điểm hiện tại là: 365
x 18.000 = 6.570.000 VNĐ

4
2.3. Thông tư trên có điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển
nhượng bất động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT không? Vì sao?

Thông tư liên tịch 01/TTLT không điều chỉnh trong việc thanh toán tiền trong hợp
đồng chuyển nhượng bất động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT.

Thông tư trên đã liệt kê nhiều đối tượng là những nghĩa vụ thanh toán tiền có thể
được tính lại trong trường hợp trượt giá như các khoản tiền bồi thường, tiền hoàn trả,
tiền công, tiền lương, tiền chia tài sản, tiền đền bù công sức, tiền cấp dưỡng, tiền vay
không có lãi, tiền truy thu thuế, tiền truy thu do thu lợi bất chính, ngoài ra thông tư
này cũng điều chỉnh nghĩa vụ về tài sản là hiện vật. Tuy nhiên, “[…] danh sách này
chỉ đưa ra một số nghĩa vụ trả tiền, một số nghĩa vụ trả tiền khác có thể bị ảnh hưởng
về trượt giá nhưng lại không được quy định”. Tiền thanh toán trong hợp đồng chuyển
nhượng bất động sản trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT cũng thuộc trường hợp
này.

2.4. Đối với tình huống trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT, nếu giá trị nhà
đất được xác định là 1.697.760.000 VNĐ như Tòa án cấp sơ thẩm đã làm thì,
theo Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, khoản tiền bà Hường phải thanh toán
cho cụ Bảng cụ thể là bao nhiêu? Vì sao?

Theo Điểm b2, Tiểu mục 2.1, Mục 2, Phần II, Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP
ngày 10/08/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:

“Trong trường hợp bên nhận chuyển nhượng mới trả một phần tiền chuyển
nhượng đất, bên chuyển nhượng mới giao một phần diện tích đất, thì có thể công
nhận phần hợp đồng đó căn cứ vào diện tích đất đã nhận. Nếu công nhận phần hợp
đồng trong trường hợp bên chuyển nhượng giao diện tích đất có giá trị lớn hơn số
tiền mà họ đã nhận, thì Toà án buộc bên nhận chuyển nhượng thanh toán cho bên
chuyển nhượng phần chênh lệch giữa số tiền mà bên nhận chuyển nhượng đã trả so
với diện tích đất thực tế mà họ đã nhận tại thời điểm giao kết hợp đồng theo giá trị
quyền sử dụng đất tính theo giá thị trường tại thời điểm xét xử sơ thẩm.”

Trong bản án, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có nói rõ: “Bà Huờng phải
thanh toán cho cụ Bảng số tiền còn nợ tương ứng với 1/5 giá trị nhà đất theo định
giá tại thời điểm xét xử sơ thẩm mới đúng với hướng dẫn tại Điểm b2, Tiểu mục 2.1,
Mục 2, Phần II, Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/08/2004 của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao”.

Do đó, nếu giá trị nhà đất được xác định là 1.697760.000 VNĐ thì Bà Huờng phải
thanh toán cho cụ Bảng số tiền là: 1/5 x 1.697.760.000 = 339.552.000 VNĐ.
5
2.5. Hướng như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có tiền lệ chưa?
Nêu một tiền lệ (nếu có)?

Hướng như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã có tiền lệ rồi. Bản án
195/2006/KTPT ngày 09/10/2006 tại Tòa án nhân dân tối cao Hà Nội về việc kiện vi
phạm nghĩa vụ thanh toán hợp đồng san lấp, tôn tạo mặt bằng.

Tóm tắt vụ án:

- Ngày 31/3/2004, Công ty TNHH Khai thác đá Phương Sơn và Công ty cổ phần Xây
dựng Trường Thọ ký hợp đồng kinh tế. Theo hợp đồng đã ký Công ty TNHH Khai
thác đá Phương Sơn đã cung cấp đá cho Công ty cổ phần Xây dựng Trường Thọ làm
đoạn đường 317 LP, tỉnh PT.

- Ngày 21/8/2004, hai bên thanh lý hợp đồng kinh tế đã ký. Theo biên bản thanh lý,
Công ty TNHH Khai thác đá Phương Sơn đã bán cho Công ty cổ phần Xây dựng
Trường Thọ đá các loại trị giá 494.115.600 VNĐ, Công ty cổ phần Xây dựng Trường
Thọ đã trả cho Công ty TNHH Khai thác đá Phương Sơn 160.000.000 VNĐ, số còn
lại chưa thanh toán là 334.115.600 VNĐ.

- Tại biên bản thanh lý, hai bên thỏa thuận “bên mua có trách nhiệm thanh toán bằng
tiền mặt hoặc chuyển khoản, chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày hai bên đối chiếu chốt
lại công nợ, nếu bên nào thực hiện sai, bên đó phải chịu bồi thường lãi suất kinh
doanh 2%/tháng”.

- Theo Công ty TNHH Khai thác đá Phương Sơn, từ sau ngày thanh lý hợp đồng,
công ty đã trên 20 lần cử người đến Công ty cổ phần Xây dựng Trường Thọ đề nghị
được thanh toán nhưng không được đáp ứng. Vì Công ty TNHH Khai thác đá Phương
Sơn là doanh nghiệp nhỏ, gặp nhiều khó khăn trong việc vay và huy động vốn nên đã
đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh xử buộc Công ty cổ phần Xây dựng Trường Thọ phải
thanh toán nợ gốc, lãi theo thỏa thuận 2%/tháng; chi phí đi lại 4.500.000 VNĐ.

- Theo Công ty cổ phần Xây dựng Trường Thọ, hợp đồng đã được thanh lý, số hàng
hóa trao đổi trị giá 494.115.600 VNĐ, đã thanh toán 218.139.791 VNĐ, còn nợ
304.120.000 VNĐ. Lý do nợ: Công ty cổ phần Xây dựng Trường Thọ mua số đá xây
dựng đó với mục đích thực hiện hợp đồng với Chi Cục Quản lý đê điều và Phòng
chống lụt bão tỉnh PT. Công trình đã hoàn thành và được nghiệm thu nhưng Chi Cục
Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão tỉnh PT còn nợ Công ty cổ phần Xây dựng
Trường Thọ 846.000.000 VNĐ (tổng giá trị công ty được nghiệm thu là
2.156.000.000 VNĐ). Công ty cổ phần Xây dựng Trường Thọ cũng đề nghị Công ty

6
TNHH Khai thác đá Phương Sơn xem xét bỏ phần lãi vì hành vi vi phạm nghĩa vụ
thanh toán hợp đồng có nguyên nhân do bên thứ ba gây ra.

Tòa án quyết định áp dụng Khoản 1 Điều 275 Bộ luật Tố tụng dân sự; căn cứ
Điều 233, Điều 57, Điều 73, Điều 231 Luật Thương mại: Buộc Công ty cổ phần Xây
dựng Trường Thọ phải thanh toán trả Công ty TNHH Khai thác đá Phương Sơn tiền
nợ gốc 304.000.000 VNĐ, tiền lãi chậm trả 1,5%/tháng tính đến ngày tuyên án sơ
thẩm (21/8/2004) là 96.236.000 VNĐ. Tổng số tiền Công ty cổ phần Xây dựng
Trường Thọ phải thanh toán trả cho Công ty TNHH Khai thác đá Phương Sơn là
400.236.000 VNĐ.

Vấn đề 3: Chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận


Nghiên cứu:

- Điều 370 và Điều 371 Bộ luật Dân sự 2015 ( Điều 315, 316, 317 Bộ luật Dân sự
2015).

- Bản án số 148/ 2007/DSST ngày 26/9/2007 của tòa án nhân dân thị xã Châu Đốc,
tỉnh An Giang.

Tóm tắt bản án:

Ngày 27/4/2007, bà Phượng xác lập quan hệ vay tiền với bà Tú. Bà Phượng cho
biết bà chỉ làm trung gian để bà Ngọc, bà Loan cùng chồng là ông Thạnh vay tiền bà
Tú và các bên có ký hợp đồng cho vay lại bao gồm: bà Ngọc vay 465.000.000 VNĐ;
bà Loan, ông Thạnh vay 150.000.000 VNĐ. Các bên thống nhất tổng số tiền vay là
615.000.000 VNĐ, lãi suất 1,8%/tháng, thời hạn vay 12 tháng. Đến 4/2005 thì bà Tú
giảm lãi suất xuống còn 1,3%/tháng. Đến tháng 5/2005 thì bên vay không trả lãi như
đã thỏa thuận.

Tại phiên tòa sơ thẩm, Tòa án nhận thấy:

+ Bà Tú đã chấp nhận việc bà Phượng chuyển giao nghĩa vụ trả nợ cho bà Ngọc, bà
Loan và ông Thạnh nên nghĩa vụ trả nợ vay của bà Phượng đối với bà Tú chấm dứt.

+ Hợp đồng vay xác lập với bà Loan, ông Thạnh phía bà Tú không yêu cầu tranh chấp
nên Tòa án không xem xét đến.

+ Hợp đồng vay giữa bà Ngọc và bà Tú phía bà Ngọc đã vi phạm nghĩa vụ không trả
lãi và vốn vay kể từ ngày ký hợp đồng (12/5/2005) nên bà Tú có quyền khởi kiện bà
Ngọc.

7
+ Bà Phượng không có nghĩa vụ trả nợ cho bà Tú nên buộc bà Tú hoàn trả lại cho bà
Phượng giấy chứng minh Hải quan.

Quyết định: Buộc bà Phùng Thị Bích Ngọc có trách nhiệm trả cho bà Trần Thị
Cẩm Tú số tiền: 651.981.000 VNĐ.

3.1. Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chuyển giao yêu cầu và chuyển giao
theo nghĩa vụ thỏa thuận?

Chuyển giao quyền yêu cầu, chuyển giao nghĩa vụ đều dẫn tới hậu quả pháp lý là
làm thay đổi chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ theo đó chấm dứt tư cách chủ thể của
chủ thể đã chuyển giao, xác lập tư cách chủ thể cho người nhận chuyển giao. Người
có quyền trước/ có nghĩa vụ trước sẽ chấm dứt mối quan hệ với người có nghĩa vụ/
có quyền và không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của người
có nghĩa vụ (đối với việc chuyển giao quyền yêu cầu) hay của người thế nghĩa vụ
(đối với hành vi chuyển giao nghĩa vụ dân sự).

Chuyển giao quyền yêu cầu Chuyển giao nghĩa vụ dân sự

Cơ sở pháp lý Điều 365-369 Bộ luật Dân sự Điều 370-371 Bộ luật Dân sự


2015 2015

Khái niệm Là sự thỏa thuận giữa người có Là sự thỏa thuận giữa người có
quyền trong quan hệ nghĩa vụ nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ
dân sự với người thứ ba nhằm dân sự với người thứ ba trên cơ
chuyển giao quyền yêu cầu cho sở có sự đồng ý của người có
người thứ ba đó. quyền nhằm chuyển nghĩa vụ
cho người thứ ba đó.
Người thứ ba đó gọi là người
thế quyền, trở thành người có Người thứ ba gọi là người thế
quyền, được quyền yêu cầu nghĩa vụ, trở thành người có
người có nghĩa vụ phải thực nghĩa vụ mới phải thực hiện
hiện nghĩa vụ theo phạm vi nghĩa vụ theo yêu cầu của người
quyền yêu cầu được chuyển có quyền trong phạm vi nghĩa vụ
giao. đã được xác định.

Đối tượng có Bên có quyền là người có Đối với chuyển giao nghĩa vụ
quyền quyền chuyển giao. dân sự thì bên có nghĩa vụ là bên
chuyển giao có quyền chuyển giao.

8
Nguyên tắc Chuyển giao quyền yêu cầu Chuyển giao nghĩa vụ buộc phải
chuyển giao không cần có sự đồng ý của có sự đồng ý của bên có quyền.
người có nghĩa vụ vì trong mọi Quy định này rất phù hợp vì
trường hợp người có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ, quyền
đều phải thực hiện đúng nội của một bên có được đảm bảo
dung của nghĩa vụ đã được xác hay không hoàn toàn phụ thuộc
định. Tuy nhiên người chuyển vào việc thực hiện nghĩa vụ của
quyền phải thông báo cho bên kia. Người thực hiện nghĩa
người có nghĩa vụ biết về việc vụ khi chuyển giao nghĩa vụ
chuyển giao quyền yêu cầu. phải đảm bảo cho người kế thừa
nghĩa vụ đó có khả năng thực
hiện nghĩa vụ. Khi người có
quyền đồng ý, việc chuyển giao
mới có thể được thực hiện.

Hiệu lực của Nếu chuyển giao quyền yêu cầu Đối với chuyển giao nghĩa vụ
biện pháp mà quyền yêu cầu có biện pháp theo thỏa thuận, nếu nghĩa vụ
bảo đảm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thực hiện có biện pháp bảo đảm
kèm theo thì biện pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp
được chuyển giao sang cho bảo đảm đó đương nhiên chấm
người thế quyền. dứt (trừ trường hợp các bên có
thỏa thuận khác).

3.2. Thông tin nào của tòa án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanh toán cho
bà Tú?

Theo thông tin phần hội đồng xét xử nhận định:

“Theo các biên nhận do phía bà Tú cung cấp thì chính bà Phượng là người trực
tiếp nhận tiền của bà Tú vào năm 2003 với tổng số tiền 555.000.000 VNĐ và theo
biên nhận ngày 27/4/2004 thể hiện bà Phượng nhận của bà Lê Thị Nhan số tiền
615.000.000 VNĐ. Phía bà Phượng không cung cấp được chứng cứ xác định bà Ngọc
thỏa thuận vay tiền với bà Tú. Ngoài ra cũng theo lời khai của bà Phượng thì vào
tháng 4 năm 2004. Do phía bà Loan, ông Thạnh và bà Ngọc không có tiền trả cho bà
Tú để trả vốn vay Ngân hàng nên bà đã cùng với bà Tú vay nóng bên ngoài để có tiền
trả cho ngân hàng. Xác định bà Phượng là người xác lập quan hệ vay tiền với bà Tú.

Các bên thống nhất xác định tổng số tiền vay là 651.000.000 VNĐ, lãi suất là
1.8%/tháng. Thời hạn vay là 12 tháng, phía bà Tú đã nhận tiền lãi đầy đủ theo thoả

9
thuận. Đến tháng 4 năm 2005 thì bà Tú giảm lãi suất xuống còn 1.3%/tháng. Bà Tú
tiếp tục nhận tiền lãi đến tháng 5/2005 thì bên vay không trả lãi như thỏa thuận.

Xét hợp đồng vay tiền giữa bà Phượng với bà Tú, phía bà Phượng đã vi phạm
nghĩa vụ thanh toán nợ vay, không trả vốn, lãi cho bà Tú, lẽ ra phía bà Phượng phải
có trách nhiệm thực hiện.”

3.3. Đoạn nào của bản án cho thấy nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã được
chuyển sang cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh?

Đoạn thứ năm phần Xét thấy, Tòa án Nhân dân thị xã Châu đốc, tỉnh An Giang ghi
nhận rằng:

“Xét hợp đồng vay tiền giữa Phượng và bà Tú, phía bà Phượng đã vi phạm nghĩa
vụ thanh toán nợ vay mà không trả vốn, lãi cho bà Tú, lẽ ra phía bà Phượng phải có
trách nhiệm thực hiện. Tuy nhiên, phía bà Tú đã chấp nhận cho bà Phượng chuyển
nghĩa vụ trả nợ cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh thể hiện qua việc bà Tú đã lập
hợp đồng cho bà Ngọc vay số tiền 465.000.000 VNĐ và hợp đồng cho bà Loan, ông
Thạnh vay số tiền 150.000.000 VNĐ vào ngày 12/05/2005. Như vậy, kể từ thời điểm
bà Tú xác lập hợp đồng vay với bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh thì nghĩa vụ trả nợ
của bà Phượng với bà Tú đã chấm dứt, làm phát sinh nghĩa vụ với bà Ngọc, bà Loan
và ông Thạnh đối với bà Tú theo hợp đồng vay tiền đã ký.”

Như vậy, Tòa án đã xét thấy nghĩa vụ trả số tiền vay bà Tú của bà Phượng đã được
chuyển sang cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh kể từ thời điểm mà bà Tú xác lập
hợp đồng vay với 3 người này. Đồng nghĩa bà Phượng đã chấm dứt nghĩa vụ thanh
toán nợ cho bà Tú.

3.4. Suy nghĩ của anh/chị về đánh giá trên của Tòa án?

Theo quan điểm cá nhân, đánh giá trên của Tòa án là linh hoạt và hợp lý, đúng theo
quy định của pháp luật hiện hành:

Thứ nhất, tòa án xác định nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã được chuyển giao sang
cho bà Ngọc và ông Thạnh là có căn cứ, phù hợp với quy định của pháp luật (Điều
370 Bộ luật Dân sự 2015).

Trong trường hợp này, phía bà Tú đã chấp nhận cho bà Phượng chuyển giao nghĩa
vụ cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh, thông qua việc bà Tú đã lập hợp đồng cho
bà Ngọc vay số tiền 465.000.000 VNĐ và hợp đồng cho bà Loan, ông Thạnh vay số
tiền 150.000.000 VNĐ vào ngày 12/5/2005. Điều đó thể hiện người có quyền là bà
Tú đã đồng ý với việc chuyển giao này.

10
Ngoài ra, Bộ luật Dân sự 2015 cũng không quy định về hình thức thông báo về
việc chuyển giao nghĩa vụ do đó việc bà Tú giao kết hai hợp đồng vay vào ngày
12/05/2005 đã thể hiện và đã được thông báo và chấp nhận việc chuyển giao nghĩa
vụ. Như vậy, khi đã chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận, người có nghĩa vụ trả nợ
ban đầu là bà Phượng sẽ được giải phóng hoàn toàn, không phải chịu trách nhiệm liên
đới. Thay vào đó bà Ngọc và bà Loan, ông Thanh sẽ trở thành người thay thế nghĩa
vụ, có trách nhiệm trả số nợ còn thiếu cho bà Tú.

Thứ hai, việc Tòa án thừa nhận việc chuyển giao nghĩa vụ trả nợ từ Phượng sang
cho bà Ngọc và bà Loan, ông Thạnh là phù hợp với bản chất của giao dịch giữa tất
cả các bên và cũng đã được các bên thừa nhận. Cụ thể, bà Phượng đóng vai trò trung
gian, vay tiền của bà Tú để cho bà Ngọc và bà Loan, ông Thanh vay lại. Hơn nữa,
theo nội dung bản án thì bà Tú còn nhận thế chấp tài sản bảo đảm của bà Ngọc là
quyền sử dụng đất.

3.5. Nhìn từ góc độ văn bản, người có nghĩa vụ ban đầu có còn trách nhiệm đối
với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được
chuyển giao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Nhìn từ góc độ văn bản, người có nghĩa vụ ban đầu vẫn còn trách nhiệm đối với
người có quyền khi người thế nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ được chuyển
giao. Xuất phát trên cơ sở của Bộ luật Dân sự, việc chuyển giao nghĩa vụ nhằm giúp
người có quyền sớm thực hiện được thực hiện quyền của mình.

Thêm vào đó, chưa có căn cứ để xác định chấm dứt nghĩa vụ theo các nội dung ở
Điều 372 đến Điều 384 Bộ luật Dân sự 2015.

Cơ sở pháp lý: Điều 370 Bộ luật Dân sự 2015, các Điều từ 372 đến Điều 384 Bộ
luật Dân sự 2015.

3.6. Nhìn từ góc độ quan điểm các tác giả, người có nghĩa vụ ban đầu có còn
trách nhiệm đối với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực
hiện nghĩa vụ được chuyển giao? Nêu rõ quan điểm của các tác giả mà anh/chị
biết.

Quan điểm của tác giả trong sách “Giáo trình Hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài Hợp đồng” ở mục 4.2.1 cho rằng: Người có nghĩa vụ không chịu trách nhiệm
về việc thực hiện nghĩa vụ của người thế nghĩa vụ, trừ trường hợp các bên có thỏa
thuận khác.

11
Như vậy, nghĩa vụ của người có nghĩa vụ được chấm dứt hoàn toàn sau khi chuyển
giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ và được người có quyền đồng ý.

3.7. Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án có theo hướng người có nghĩa vụ ban
đầu không còn trách nhiệm đối với người có quyền?

“Xét hợp đồng vay tiền giữa bà Phượng và bà Tú, phía bà Phượng đã vi phạm
nghĩa vụ thanh toán nợ vay, không trả vốn, lại cho và Tú, lẽ ra phía bà Phượng phải
có trách nhiệm thực hiện. Tuy nhiên, phía bà Tú đã chấp nhận cho bà Phượng chuyển
giao nghĩa vụ trả nợ cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh thể hiện qua việc bà Tú đã
lập hợp đồng cho bà Ngọc vay số tiền 465.000.000 VNĐ và hợp đồng cho bà Loan,
ông Thạnh vay số tiền 150.000.000 VNĐ vào ngày 12/5/2005. Như vậy tại thời
điểm bà Tú xác lập hợp đồng vay với bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh thì nghĩa vụ
trả nợ của bà Phượng với bà Tú đã chấm dứt, làm phát sinh nghĩa vụ của bà Ngọc,
bà Loan và ông Thạnh đối với bà Tú theo hợp đồng vay tiền đã ký. Việc bà Tú yêu
cầu bà Phượng có trách nhiệm thanh toán nợ cho bà là không có căn cứ chấp nhận.”

3.8. Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa án.

Hướng giải quyết trên của Tòa án hợp lý và có căn cứ.

Theo Điều 370 Bộ luật Dân sự bên có nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý thì
có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ, với bản án trên rõ ràng bà Tú đã
đồng ý cho bà Phương chuyển giao nghĩa vụ cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh
bằng cách xác lập hợp đồng mới, cũng từ đây nghĩa vụ của bà Phương đối với bà Tú
đã chấm dứt. Theo khoản 4 Điều 372 cũng nêu rõ nghĩa vụ chấm dứt khi nghĩa vụ
được thay thế bằng nghĩa vụ khác.

3.9. Trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biện pháp bảo
lãnh của người thứ ba thì, khi nghĩa vụ được chuyển giao, biện pháp bảo lãnh
có chấm dứt không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.

Căn cứ Điều 371, Luật Dân sự thì trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối
với bà Tú có biện pháp bảo lãnh của người thứ ba thì, khi nghĩa vụ được chuyển giao,
biện pháp bảo lãnh đó chấm dứt theo quy định tại Điều 371 Bộ luật Dân sự 2015 về
việc chuyển giao nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm: “Trường hợp nghĩa vụ có biện pháp
bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp bảo đảm đó chấm dứt, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác.”.

12
Trong tình huống trên, biện pháp bảo lãnh của người thứ ba là một biện pháp bảo
đảm và nếu không có thỏa thuận nào khác thì biện pháp bảo lãnh của người thứ ba sẽ
chấm dứt khi nghĩa vụ được chuyển giao.

13

You might also like