You are on page 1of 3

1.2.2.

Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động


(Điều 15 BLLĐ 2019)
Trình bày lần lượt 2 nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Lao động năm 2019?
Đối với nguyên tắc 1, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực. Sự tự nguyện
của các bên hiểu như thế nào? Quan hệ lao động có mang tính bình đẳng không? Sự thiện chí,
hợp tác, trung thực đánh giá ra sao? Tại sao trong quan hệ lao động lại phải tuân thủ nguyên
tắc này?
Đối với nguyên tắc 2, tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật,
thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội. Tự do giao kết được hiểu như thế nào? Những hạn
chế của sự tự do này là gì? Tại sao trong quan hệ lao động lại phải tuân thủ nguyên tắc này?

(Điều 15, Chương 3,Mục 1,Bộ luật Lao động năm 2019)

Theo điều 15 BLLĐ 2019, hai nguyên tắc cơ bản của BLLĐ năm 2019 là :

1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.


2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao
động tập thể và đạo đức xã hội.

 Bình luận về quy định nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động :

Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động là (những) tư tưởng chỉ đạo phải tuân theo
trong toàn bộ quá trình đàm phán, giao kết hợp đồng lao động của người sử dụng lao
động và người lao động. Tinh thần của nguyên tắc nêu trên còn được vận dụng trong quá
trình thực hiện, thay đổi, chấm dứt hợp đồng lao động.
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định trực tiếp về nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động.
Các nguyên tắc này bao gồm:
1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.

Theo nhóm tác giả, sự tự nguyện của các bên được hiểu như sau: Đối với người
lao động(NLĐ),họ muốn làm việc cho nhà tuyển dụng lao động,hay cá nhân tuyển
dụng lao động đó,họ thấy được nhà tuyển dụng lao động,hay cá nhân tuyển dụng lao
động đáp ứng được mong muốn và trợ cấp cần thiết đối với người lao động thì họ sẽ
tự nguyện đăng kí lao động mà không cần cá nhân hay tổ chức nào tác động đến ý chí
của họ. Đối với người sử dụng lao động (NSDLĐ), sự tự nguyện của họ được thể hiện
qua nhu cầu tuyển dụng,số lượng người lao động mà họ muốn tuyển để làm việc cho
họ,họ tự nguyện đưa ra một số lượng tài chính nhất định từ thu nhập doanh thu của họ
để chi trả lương cho năng lực lao động của người lao động để mang lại lợi nhuận cho
họ. Điều đó biểu hiện của yếu tố “tự do” của các chủ thể phù hợp với pháp luật, khẳng
định tự nguyện là một trong những nguyên tắc quan trọng và nguyên tắc này cũng là
một trong những cơ sở quan trọng ràng buộc trách nhiệm của các bên trong việc thực
hiện hợp đồng lao động và giải quyết những vấn đề phát sinh có liên quan đến quyền
lợi và nghĩa vụ của các bên.

1.2.3. Chủ thể giao kết hợp đồng lao động


(Khoản 1, 2 Điều 3 BLLĐ 2019)
Trong giao kết hợp đồng lao động bao gồm những chủ thể nào? Trình bày và phân tích
từng chủ thể này?

Theo quy định tại Điều 18 BLLĐ 2019 về thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động
thì người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ đối với công việc theo mùa
vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi
trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao
động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có
hiệu lực như giao kết với từng người lao động. Hợp đồng lao động do người được ủy
quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi
cư trú và chữ ký của từng người lao động. Trong trường hợp trên thì người lao động
không cần trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.
Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc
một trong các trường hợp sau đây 1: a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật; b) Người đứng đầu cơ quan, tổ
chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo
quy định của pháp luật; c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không
1
Khoản 3 Điều 18 BLLĐ 2019.
có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật; d) Cá nhân
trực tiếp sử dụng lao động.
4. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong
các trường hợp sau đây:
a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của
người đại diện theo pháp luật của người đó;
c) Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết
hợp đồng lao động.
5. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người
khác giao kết hợp đồng lao động.

1.2.4. Hình thức của hợp đồng lao động


(Điều 14 BLLĐ 2019)
Hình thức bằng văn bản có hiệu lực khi nào? Đánh giá ưu điểm của hình thức này?
Hình thức giao kết thông qua phương tiện điện tử được hiểu như thế nào? Đây được coi là
điểm mới của Bộ luật Lao động năm 2019, vì vậy nó mang lại ý nghĩa gì?
Lời nói được chấp nhận là hình thức của HĐLĐ khi nào? Tại sao?
1.3. Ý nghĩa của hợp đồng lao động
Đánh giá ý nghĩa của hợp đồng lao động nói chung và các dấu hiệu nhận diện hợp đồng
lao động theo Bộ luật Lao động năm 2019 nói riêng?
Ý nghĩa của hợp đồng lao động đối với Người lao động? Ý nghĩa của hợp đồng lao động
đối với Người sử dụng lao động?

You might also like