You are on page 1of 2

Tình huống 2:

Grab là công ty cung cấp ứng dụng vận tải kết nối giữa tài xế và khách hàng.
Để được ký hợp đồng tham gia sử dụng dịch vụ này, Grab yêu cầu tài xế phải đảm bảo
những điều kiện nhất định (như không có tiền án, tiền sự…). Trong quá trình thực
hiện hợp đồng, các tài xế phải tuân theo những yêu cầu của Grab như: mặc đồng phục
của Grab, về việc nhận, hủy cuốc xe, về thái độ phục vụ đối với khách hàng… Trong
quan hệ này, các tài xế sử dụng xe riêng của mình. Grab chỉ cung cấp ứng dụng đặt xe
từ phía khách hàng cho tài xế, và trừ vào chiết khấu của mỗi tài xế theo chuyến đi.
Grab là phía quản lý về việc đặt xe của khách hàng, giá cước, chỉ định tài xế đón
khách, thu tiền. Trường hợp tài xế có những vi phạm nhất định hoặc bị khách hàng
đánh giá thấp về chất lượng dịch vụ ở một mức nhất định sẽ bị Grab cắt hợp đồng
bằng cách khóa tài khoản.
Hiện nay, quan hệ giữa tài xế và Grab chưa được coi là quan hệ lao động nên
các tài xế sẽ không được công ty chi trả các loại bảo hiểm theo quy định của pháp luật
như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, cũng như trong các trường
hợp chấm dứt hợp đồng thì các tài xế sẽ không được hưởng những phúc lợi cơ bản.
Bạn có ý kiến gì về việc điều chỉnh của pháp luật lao động đối với quan hệ
giữa tài xế với Grab?
Sau khi đọc Hợp đồng (điều khoản sử dụng) giữa Grab và Nhà cung cấp bên
thứ ba (Tài xế), nhóm có ý kiến về việc điều chỉnh của pháp luật lao động đối với
quan hệ giữa tài xế với Grab như sau:
Các tài xế làm việc với Grab dưới hình thức Đối tác tài xế cung cấp dịch vụ
thông qua ứng dụng nền tảng Grab cho người dùng. Grab gọi các tài xế dưới tên “nhà
cung cấp bên thứ ba”, và cũng nói rõ “Nhà cung cấp bên thứ ba không phải là đại lý,
người lao động hay nhân viên của Grab”. Theo đó, Nhà cung cấp bên thứ ba phải cam
đoan, đảm bảo/cam kết thêm các điều kiện của doanh nghiệp đưa ra, rồi các bên sẽ
tiến hành giao kết hợp đồng. Hợp đồng này ghi nhận thỏa thuận giữa các bên về việc
cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và
cùng chịu trách nhiệm. Cụ thể, công ty và tài xế xe công nghệ giao kết hợp đồng hợp
tác kinh doanh dịch vụ vận tải khách hàng/taxi. Nhưng theo căn cứ vào định nghĩa về
HĐLĐ quy định tại Điều 13 BLLĐ 2019, có thể hiểu khác về quan hệ giữa các công
ty công nghệ kết nối dịch vụ vận tải giữa Grab và tài xế. Theo điều luật, trường hợp
các bên giao kết một hợp đồng hoặc một thỏa thuận không phải là HĐLĐ nhưng có
thể hiện các nội dung về: việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền
và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động và sự quản lý, điều hành, giám sát
của một bên đối với bên còn lại thì cũng được xem là HĐLĐ. Vì vậy, hợp đồng hợp
tác giữa các công ty dịch vụ công nghệ và tài xế có những dấu hiệu của một HĐLĐ.
Tuy nhiên, nhóm xin đưa ra một số ý kiến như sau: Thứ nhất, cần bổ sung các
điều khoản về tiền lương và thời gian làm việc để bảo vệ tài xế vì suy cho cùng, họ
cũng đang lao động như những người lao động khác, chỉ là cách nhận tiền lương của
họ đặc biệt hơn. Đối với cách làm việc của Grab, tài xế chỉ được xem là có tiền lương
khi họ đã hoàn thành 1 chuyến xe. Việc này cũng mang bản chất là trả lương theo số
sản phẩm (Điều 96 BLLĐ 2019). Nhưng đối với NLĐ được pháp luật lao động bảo vệ
thì vẫn sẽ được trả mức lương ở mức độ bình thường có thể làm ra. Nếu khôn g bán
được sản phẩm thì NSDLĐ vẫn phải trả tiền. Như vậy phải có quy định có 1 mức
lương tối thiểu để bảo vệ tài xế. Thứ hai, Grab sử dụng cụm từ “nhà cung cấp bên thứ
ba” thay vì “người lao động” để chỉ các tài xế. Thế nhưng, mối quan hệ của tài xế và
Grab không hề có sự bình đẳng, chẳng hạn như trong quá trình thực hiện hợp đồng tài
xế phải tuân theo những yêu cầu của Grab như: mặc đồng phục của Grab, việc nhận,
huỷ cuốc xe, về thái độ phục vụ với khách hàng… Thông qua những yêu cầu trên, ta
thấy mối quan hệ giữa Grab và tài xế là quan hệ của cấp trên và cấp dưới, không có sự
bình đẳng như quan hệ giữa nhà cung cấp và doanh nghiệp. Ngoài ra, Grab cũng quản
lý tài xế thông qua các hoạt động như: việc đặt xe của khách hàng, giá cước, chỉ định
tài xế đón khách, thu tiền, gần như là cả quá trình làm việc của tài xế. Không những
vậy, nếu tài xế có vi phạm nhất định hoặc bị khách hàng đánh giá thấp thì sẽ bị Grab
chấm dứt hợp đồng. Do đó, pháp luật lao động cần mở rộng sự điều chỉnh và nhìn
nhận mối quan hệ giữa tài xế và Grab công bằng hơn.
Với quy định của pháp luật hiện tại, chúng ta có thể hiểu rằng rất khó để coi tài
xế là NLĐ của Grab. Họ tuy có quan hệ làm việc và chịu sự quản lý, điều hành, giám
sát không khác gì một NLĐ, nhưng Grab lại không thuê, mướn mà chỉ cung cấp dịch
vụ kết nối tài xế với khách hàng, từ đó khách hàng trả lương trực tiếp cho tài xế. Vậy
nên, để tháo gỡ vướng mắc trong tình huống này, luật nên mở rộng yếu tố “trả lương”
thành “quyết định lương, thu nhập”. Như vậy mối quan hệ giữa tài xế và Grab nên
được xem là QHLĐ và được điều chỉnh bởi BLLĐ. Hợp đồng giữa hai bên nên được
xem là HĐLĐ bởi tài xế so với Grab hạn chế mọi mặt về quyền và lợi ích khi tham gia
lao động, tài xế là chủ thể yếu thế với vai trò là NLĐ.

You might also like