You are on page 1of 13

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP LỚN

ĐỀ TÀI 3
NHẬN DIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
THEO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2019
CHƯƠNG II.
NHẬN DIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
THEO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2019 – TỪ THỰC TIỄN ĐẾN KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

Bản án 05/2020/KDTM-PT ngày 10/3/2020 của Tòa án nhân dân cấp cao tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyên đơn là Vinasun khởi kiện công ty Grab (Bị đơn) đã lợi dụng đề án 24/QĐ-
BGTVT ngày 07/1/2016 để thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
kinh doanh vận tải taxi gây náo loạn thị trường vận tải hành khách bằng taxi. Cụ thể:
Grab là doanh nghiệp cung ứng phần mềm cho HTX nhưng tự đứng ra kinh doanh vận
tải taxi - một công việc mà “Grab” không được phép làm. Các hành vi vi phạm “Đề án
24”: Thực tế, “Grab” đã trực tiếp điều hành xe, chỉ định tài xế đón khách; Quyết định
giá cước, điều chỉnh tăng giảm giá cước hằng ngày; Trực tiếp thu tiền khách hàng thông
qua thẻ tín dụng, sau đó phân phối lại cho lái xe; Trực tiếp tổ chức thực hiện hàng loạt
chương trình khuyến mãi về giá cước vận chuyển, trong đó có cả những chuyến xe 0
đồng cho khách hàng sử dụng các loại hình của “Grab” như GrabCar, GrabTaxi, Grab
Share; Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia chương trình chạy “Grab” của lái xe;
Thưởng điểm cho tài xế chạy nhiều chuyến nhằm chiêu mộ, thu hút lái xe; Quản lý lái
xe, xử phạt các tài xế có hành vi vi phạm Quy chế do “Grab” đặt ra; Kết nối với một số
Ngân hàng để giúp lái xe vay tới hơn 90% giá trị xe; Quyết định mức chiết khấu, tăng
giảm chiết khấu cho lái xe; Bắt buộc lái xe nộp tiền vào tài khoản do “Grab” mở mới
được sử dụng ứng dụng; Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện cho lái xe và
khách hàng.
Toàn bộ hoạt động kinh doanh taxi do “Grab” thực hiện và quyết định; các HTX
vận tải không tham gia bất cứ hoạt động nào. Đây chính là những vấn đề mà “Grab”
luôn che đậy và cố tình lập lờ để qua mặt các cơ quan chức năng. Các HTX vận tải chỉ
“cấp” phù hiệu xe hợp đồng cho tài xế để họ đủ điều kiện “xe hợp đồng” theo quy định,
còn việc định giá cước, điều động xe, thưởng phạt tài xế do “Grab” tự quyết định, các

1
HTX vận tải không tham gia; việc giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa lái xe và khách
hàng do “Grab” thực hiện, các HTX vận tải không có trách nhiệm và không liên quan;
HTX không chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của lái xe với “Grab”; HTX
không liên quan gì đến việc nộp thuế vận tải của lái xe; việc mua bảo hiểm trách nhiệm
dân sự cho lái xe là do “Grab” và lái xe thỏa thuận, HTX không biết, không liên quan.
Ngoài việc lôi kéo các HTX ngoài phạm vi thực hiện “Đề án 24”, “Grab còn thu nạp
các xe dưới 9 chỗ đăng ký ở các tỉnh về Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt
TP.HCM) chạy “Grab”, làm cho số lượng xe dưới 9 chỗ tham gia “Đề án 24” tăng đột
biến, cơ quan có thẩm quyền không thể kiểm soát, khống chế số lượng xe ngoài tỉnh
tham gia chạy “Grab”, dẫn đến việc phá vỡ toàn bộ quy hoạch giao thông.
Hành vi kinh doanh taxi trái pháp luật của “Grab” đã gây thiệt hại trực tiếp cho
“Vinasun” nên “Vinasun” kiện “Grab” ra TAND TP.HCM đề bồi thường thiệt hại.
Toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện đòi bồi
thường thiệt hại của Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam đối với Công ty TNHH
Grab.
Thông qua vụ việc trên, một trong những vấn đề đặc biệt được quan tâm chính là
việc có hay không quan hệ lao động/hợp đồng lao động giữa những nhân viên của Grab
với Công ty TNHH Grab. Thông qua bản án này, nhóm tác giả sẽ đánh giá từ lý luận
những dấu hiệu nhận diện hợp đồng lao động để so sánh, đối chiếu với tình huống từ đó
phát hiện ra những bất cập của quy định pháp luật, kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong
tương lai.
2.1. Vấn đề pháp lý pháp sinh trong vụ việc

2.1.1. Xác định thẩm quyền của Toà án: đây là bản án của cấp xét xử nào?

Bản án 05/2020/KDTM-PT ngày 10/3/2020 của Tòa án nhân dân cấp cao tại
Thành phố Hồ Chí Minh là bản án của cấp xét xử phúc phẩm vì đây là bản án về
vấn đề kinh doanh thương mại sơ thẩm số 1910/2018/KDTM-ST mà cả Vinasun
và Grab đều kháng cáo bản án sơ thẩm của Tòa Kinh Tế vào sáng 28/12/2018.
Theo quy định tại Mục 1 Điều 33 Bộ luật Tổ Chức Tòa án về nhiệm vụ, quyền
hạn của Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao: “Tòa chuyên trách Tòa án
nhân dân cấp cao phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ
2
chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố
tụng”, vì vậy bản án này do Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh
giải quyết
2.1.2. Yêu cầu của nguyên đơn trong vụ việc
Vinasun khởi kiện công ty Grab (Bị đơn) đã lợi dụng đề án 24/QĐ-BGTVT
ngày 07/1/2016 để thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh
doanh vận tải taxi gây náo loạn thị trường vận tải hành khách bằng taxi. Cụ thể:
Grab là doanh nghiệp cung ứng phần mềm cho HTX nhưng tự đứng ra kinh doanh
vận tải taxi - một công việc mà “Grab” không được phép làm. “Grab” đã trực tiếp
điều hành xe, chỉ định tài xế đón khách; quyết định giá cước, điều chỉnh tăng giảm
giá cước hằng ngày,... Với lập luận của Vinasun, dù tự nhận là “Công ty công
nghệ không cung cấp dịch vụ vận tải”, Grab lại là doanh nghiệp kinh doanh vận tải
taxi - một lĩnh vực cùng ngành nghề với Vinasun, “Grab” chỉ đăng kí cung cấp
ứng dụng công nghệ hỗ trợ quản lí và kết nối hoạt động vận tải nhưng những việc
làm trên lại cho thấy họ hành động như một doanh nghiệp kinh doanh vận tải
giống Vinasun. Do Grab thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật đã gây thiệt hại
nghiêm trọng về doanh thu, lợi nhuận cho Vinasun và doanh nghiệp này khởi kiện,
yêu cầu bồi thường thiệt hại với số tiền là 41.218.896.128 đồng (hơn 41,2 tỷ
đồng). Hình thức là yêu cầu GrabTaxi bồi thường một lần.

2.1.3. Làm rõ quan hệ lao động/hợp đồng lao động được đặt ra trong vụ việc
Bên cạnh vụ việc đòi bồi thường thiệt hại của Vinasun đối với Grab thì trong
bản án còn có tình huống pháp lý được đưa ra là về việc có hay không hợp quan
hệ lao động/ hợp đồng lao động giữa nhân viên Grab với công ty TNHH Grab.Về
bản chất, “Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo
thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử
dụng lao động.” (Khoản 1 điều 3 Bộ luật lao động 2019) và Điều 13 trong Hợp
đồng lao động (Bộ luật lao động 2019) - “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận
giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền
lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao
động”. Do đó trong vụ việc này ta nhận thấy được không có quan hệ lao động/hợp
đồng lao động giữa những nhân viên của Grab với công ty TNHH Grab, mà chỉ

3
coi hợp đồng giữa tài xế với Grab là hợp động dịch vụ dân sự nên giữa họ không
có sự ràng buộc với nhau, đơn thuần là quan hệ hợp tác giữa hai bên. Lý do để có
thể xác định được mối quan hệ trên như vậy là vì theo các điều trong Bộ luật Lao
động, có thể hiểu hợp đồng lao động là hợp đồng mua bán sức lao động, để thỏa
thuận về các nội dung công việc, quyền lợi như việc làm có trả lương, phụ cấp,
bảo hiểm… với đối người lao động và sự quản lý, điều hành, giám sát, kiểm soát
công việc của một bên sử dụng lao động; quyền và nghĩa vụ của các bên trong
quan hệ hợp đồng thường bị giới hạn bởi khung pháp lý nhất định, như quy định
thời gian làm việc trong ngày tối đa là 8 giờ; đây là hợp đồng mang tính ấn định
về chủ thể, trong đó người lao động phải trực tiếp thực hiện nghĩa vụ trong hợp
đồng. Nhưng trong khi đó, việc áp dụng chính sách người lao động với việc đảm
bảo các quyền lợi của người lao động theo quy định của Bộ luật lao động chỉ được
Grab áp dụng đối với nhân viên làm việc văn phòng và có ký hợp đồng lao động
với Grab - nghĩa là tài xế không phải nhân viên của doanh nghiệp, không được
xem là người lao động. Chính vì thế công ty Grab chỉ đáp ứng được một tiêu chí
duy nhất là quản lí, điều hành và kiểm soát đối với tài xế của họ.
Yếu tố quản lí, điều hành và kiểm soát của công ty Grab được thể hiện việc
công ty Grab không đơn thuần chỉ kinh doanh phần mềm, mà còn đang hoạt động
sang cả lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách. Bởi lẽ, công ty Grab đang trực
tiếp thực hiện các hoạt động: lưu trữ, quản lý thông tin hồ sơ của lái xe; tiếp nhận
nhu cầu của khách, thực hiện việc cung cấp thông tin hai chiều cho lái xe và
khách; điều động xe, quyết định hành trình của xe; quyết định giá cước khi kết
thúc hành trình; thu phí của lái xe, khuyến mại cho khách hàng; nhận và giải quyết
phản hồi của khách hàng. Cũng như qua lời của đại diện nguyên đơn Vinasun chỉ
ra những yếu tố trên đối với với Grab là “Grab đã trực tiếp điều hành xe, chỉ định
tài xế đón khách; Quyết định giá cước, điều chỉnh tăng giảm giá cước hằng ngày.
Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia chương trình chạy “Grab” của lái xe;
Thưởng điểm cho tài xế chạy nhiều chuyến nhằm chiêu mộ, thu hút lái xe; Quản lý
lái xe, xử phạt các tài xế có hành vi vi phạm Quy chế do “Grab” đặt ra; Kết nối
với một số Ngân hàng để giúp lái xe vay tới hơn 90% giá trị xe; Quyết định mức
chiết khấu, tăng giảm chiết khấu cho lái xe; Bắt buộc lái xe nộp tiền vào tài khoản

4
do “Grab” mở mới được sử dụng ứng dụng; Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự
nguyện cho lái xe và khách hàng. ”.
Grab không hề thỏa thuận gì về yếu tố quy định giờ giấc làm việc, nghỉ ngơi
hay trả lương định kì bởi vì công ty Grab không coi tài xế là người lao động của
họ mà chỉ đơn thuần là đối tác khi kí hợp đồng dẫn đến bên Grab không chịu bất
cứ trách nhiệm nào khi có những vấn đề được phát sinh trong quá trình hoạt động
và làm việc của các tài xế cho Grab, do đó nhiều tài xế làm việc bất kể ngày đêm,
không ít người làm quá 8 tiếng/ngày, 48 tiếng/tuần, phải đối mặt với bao rủi ro về
sức khỏe và tính mạng, nhưng không được trợ cấp, không lương cứng, không tiền
tăng ca và không bảo hiểm xã hội, việc trả lương cho tài xế Grab là từ toàn bộ số
tiền họ làm ra sau đó công ty sẽ tính theo chiết khấu % rồi chuyển lại cho tài xế.
Chính vì hợp đồng này mà công ty Grab có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng
khi có tranh chấp và không phải chịu sự giám sát của các tổ chức lao động xã hội.

Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh tình huống pháp lý nêu trên là: Bộ luật
Lao động (Bộ luật số: 45/2019/QH14) và Bộ Luật Cạnh tranh 2018

2.2. Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp và kiến nghị hoàn thiện quy
định pháp luật hiện hành
2.2.1. Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp

Về tính chất quan hệ, có quan điểm cho rằng đây là quan hệ lao động, một số
khác lại xác định là quan hệ dân sự. Hoặc về loại hợp đồng, có ý kiến cho rằng
các bên xác lập với nhau một hợp đồng hợp tác, như là hai chủ thể doanh nghiệp
với nhau, song cũng có quan điểm tái khẳng định đây chính là hợp đồng lao
động (HĐLĐ). Trong phần nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ đi nêu lên ý kiến
riêng nhằm làm rõ có hay không quan hệ lao động/hợp đồng lao động giữa
những nhân viên của Grab với Công ty TNHH Grab. Theo quan điểm của nhóm,
việc phân biệt hợp đồng lao động và hợp đồng dịch vụ ta cần xét các yếu tố sau:
+ Yếu tố quản lí và điều hành công việc thể hiện ở việc “Grab” phủ nhận yếu
tố quản lý điều hành đối với các tài xế của mình rằng mình chỉ là một phần mềm
ứng dụng trên điện thoại thông minh để kết nối người có nhu cầu di chuyển, đi
lại với người tài xế hay người chuyển hàng, tức chỉ cung cấp nền tảng, hệ thống
giúp kết nối giữa nhân viên và khách hàng. Nhưng trên thực tế, tài xế không thể
5
chủ động nhận các cuốc xe, đơn hàng từ khách mà phải thông qua hệ thống tự
động quét tài xế của ứng dụng. Cũng như công ty đang thực hiện giám sát các
hành vi của tài xế khá chặt chẽ thông qua phần mềm kết nối nhằm phát hiện ra
các hành vi vi phạm của tài xế như: hủy chuyến không lý do, có hành vi thiếu
tôn trọng khách hàng,… để có những hình thức xử lý phù hợp.
+ Các tài xế chạy cho Grab, họ nhìn thấy được những lợi ích khá hấp dẫn khi
làm việc cho Grab ví dụ như có toàn quyền quyết định thời gian làm việc, và có
quyền quyết định khu vực làm việc, họ sẽ không bị quản lí mà có thể tự do nhận
cuốc hoặc từ chối, việc điều hành công việc là không có đối với nhân viên Grab,
họ có thể tùy ý lựa chọn công việc bằng cách mua dịch vụ do bên cung ứng là
công ty Grab với nhiều lựa chọn như Grabcar, Grab food, Grab taxi… việc kiểm
soát cũng không xảy ra khi họ chỉ mua dịch vụ và không ai có quyền kiểm soát
hành vi hay có trách nhiệm pháp lí với những nhân viên này mà không hề có sự
tác động hay ràng buộc nào, vì thế mà họ không nhận ra những rủi ro hay bất cập
nếu có những vấn đề phát sinh trong hoạt động vận tải của họ để rồi khi những
vấn đề thực sự phát sinh thì chính họ phải là người tự chịu trách nhiệm và công
ty Grab trên danh nghĩa là quan hệ đối tác
+ Yếu tố đào tạo từ Grab là bắt buộc lái xe nộp tiền vào tài khoản do “Grab”
mở mới được sử dụng ứng dụng và chỉ cần một chiếc điện thoại có kết nối
internet với đường truyền tốt, một chiếc xe máy và một bộ đồ Grab là đã có thể
hoạt động ngay lập tức mà không cần phải đào tao chuyên môn gì cả. Đây được
xem là hợp đồng dịch vụ với việc tài xế Grab mua dịch vụ từ bên cung ứng là
công ty Grab.
+ Ngoài ra, yếu tố tự thực hiện công việc là không thể nào nhận diện được vì
người đứng tên tài khoản chỉ hình thức pháp lí mà bên cung ứng yêu cầu chứ
không có yêu cầu người đứng tên chủ tài khoản trên phần mềm phải là người
thực hiên việc cung ứng lại dịch vụ đó cho khách hàng thuê dịch vụ.
+ Nhân viên sẽ không cần báo cáo lịch trình hay việc hoạt động ra sao mà hệ
thống của công ty sẽ tổng hợp lại lịch sử giao dịch của họ với khách hàng nó như
là một phần công việc mà công ty Grab phải đảm bảo, việc đánh giá công việc
được xem như là một thõa thuận giữa hai bên khi mà nhân viên Grab từ chối quá
3 cuốc liên tiếp tại khoản sẽ bị ngắt, việc bị đánh giá xấu từ khách hàng khiến

6
những tài xế nhận ít cuốc hơn đây là quyền lợi của công ty Grab vì họ là người
cung ứng dịch vụ và họ sẽ bị ảnh hưởng về mặt thị trường.
+ Việc đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp là không có đối với tài
xế họ chỉ đóng bảo hiểm tai nạn khi đủ các tiêu chí như mặc đồng phục và đi
đúng chiếc xe mà bạn đăng kí do công ty quy định, "Hiện nay, theo luật Bảo
hiểm xã hội thì căn cứ đóng bảo hiểm xã hội chính là hợp đồng lao động giữa
người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, đối với Grab nói riêng và
các hãng taxi công nghệ nói chung thì hợp đồng lao động này là chưa từng tồn
tại. Sự ràng buộc giữa tài xế Grab và Grab chỉ là sự thỏa thuận dịch vụ gọi xe
công nghệ. Vì thế dẫn đến tình trạng các tài xế không được đóng BHXH và các
quyền lợi khác so với người lao động khác trong các ngành khác".1
+ Vấn đề chủ chốt của một bản hợp đồng đó là chế độ lương xét yếu tố “có
trả lương” và nguyên tắc phải trả lương trực tiếp từ người sử dụng lao động sang
người lao động thì Grab hoàn toàn không trực tiếp trả lương cho tài xế. Mối quan
hệ giữa Grab và tài xế là ăn chia theo tỉ lệ phần trăm số tiền cuốc xe và còn phải
trả tiền xăng. Số tiền họ kiếm được phụ thuộc vào việc nhận được nhiều cuốc
hay không. BLLĐ 2019 đã cho phép người lao động được nhận lương trực tiếp
hoặc gián tiếp thông qua người ủy quyền hợp pháp của họ từ người sử dụng lao
động (điều 94.1) nhưng chưa cho phép chiều ngược lại, rằng người sử dụng lao
động có thể trả lương gián tiếp thông qua người ủy quyền của người sử dụng lao
động (có thể là khách hàng của người sử dụng lao động). Chính yếu tố này đã
loại trừ việc xác định quan hệ lao động giữa Grab với tài xế.
Qua các yếu tố trên so với luật lao động về nhận diện hợp đồng lao động thì
nhóm tác giả có thể khẳng định rằng không có quan hệ hợp đồng/ hợp đồng lao
động giữa công ty TNHH Grab và nhân viên Grab mà đây chỉ là hợp đồng hợp
tác kinh doanh được kí kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân
chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm. Và vì không có quan hệ lao động nên cả
công ty Grab cũng như tài xế đều không phải chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Lao
động năm 2019 cũng như không phải chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Lao động
năm 2019 cho nên công ty Grab sẽ không phải chịu trách nhiệm đối với các hoạt
động của tài xế, và bất kì sự cố nào ảnh hưởng đến tài xế hay khách hàng đều

7
thuộc về trách nhiệm của bản thân tài xế đó. Rõ ràng chúng ta sẽ nhận ra được
rủi ro ở những điều này
Qua đó, nhóm nghiên cứu mong muốn sẽ có những một giải pháp để bảo vệ
quyền và lợi ích của các tài xế Grab, cũng như của khách hàng. Hi vọng rằng sẽ
sớm có những quy định pháp lý rõ ràng để đảm bảo quyền lợi cho tài xế Grab
nói riêng và những người lao động cho các công ty nước ngoài cung cấp dịch vụ
công nghệ vận chuyển nói chung tại Việt Nam. Mong rằng, một ngày nào đó
cụm từ “đối tác tài xế Grab” sẽ không còn nữa thay vào đó là một hợp đồng lao
động đúng nghĩa về người lao động và người sử dụng lao động được ký kết giữa
các bên mang lại quyền và lợi ích hợp pháp mà người tài xế công nghệ đáng
phải có.

2.2.2. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành

Cùng với những lý luận chung về hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động
năm 2019, phân tích, áp dụng và đánh giá trong trường hợp cụ thể là vụ việc
công ty Vinasun kiện công ty Grab về vấn đề tranh chấp trong hoạt động kinh
doanh thương mại, nhóm thực hiện đề tài đã có những kiến nghị để hoàn thiện
việc nhận diện người lao động trong Bộ luật Lao động năm 2019, cụ thể là tại
khoản 1 điều 3 như sau: Giữ nguyên hai yếu tố cơ bản để nhận diện người lao
động, trong đó yếu tố thứ nhất đó là làm việc theo thỏa thuận và được trả lương,
yếu tố thứ hai đó là chịu sự quản lý và giám sát của người sử dụng lao động. Bổ
sung thêm một yếu tố thứ ba để nhận diện người lao động, đó là: “Người lao
động cũng có thể không trực tiếp nhận thù lao, tiền lương từ người sử dụng lao
động. Trong trường hợp này, thu nhập của người lao động được xác định dựa
trên một nguyên tắc thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động
mà trong đó người sử dụng lao động có quyền giám sát, quản lý các khoản thu
nhập của người lao động phát sinh từ hoạt động lao động do người sử dụng lao
động cung cấp.”
Theo đó luật về hợp đông lao động của BLLĐ 2019 nhìn chung đã cơ bản
hoàn thiện và hạn chế được những bất cập về pháp lí của BLLĐ 2012. BLLĐ
2019 ưu tiên xây dựng định nghĩa cụ thể và rõ ràng hơn về hợp đồng lao động.
Qua đó nhằm điều chỉnh các hình thức biến tướng của quan hệ lao động, khó
8
nhận diện với những dạng hợp đồng giao khoán hay mô hình Grabcar, Grabbike
hiện nay. Nếu các quan hệ dù thể hiện ở bất cứ dạng hợp đồng nào nhưng hội tụ
đủ các yếu tố của hợp đồng lao động, như: có sự ký kết giữa các bên, có cam kết
thực hiện công việc cụ thể, có trả lương, có sự giám sát và quản lý…thì đều
được coi là hợp đồng lao động, phải tuân theo quy định của pháp luật lao động.
Vì vậy, nhóm nghiên cứu xác định về nhận diện hợp đồng lao động như sau:
Thứ nhất, quan hệ lao động là một trong những quan hệ cơ bản của rất nhiều
các hình thức kinh doanh, sản xuất, việc xác định quan hệ lao động trong hoạt
động kinh doanh, sản xuất là cơ sở để thiết lập hợp đồng lao động phù hợp với
những quy định chung của pháp luật, cụ thể là Bộ luật Lao động năm 2019
Thứ hai, việc nhận diện đúng đắn và khách quan một hợp đồng lao động trên
cơ sở xác định quan hệ lao động xuất phát từ việc bảo vệ quyền và lợi ích chính
đáng cho những người tham gia lao động, cũng như cho khách hàng là những
người sử dụng sản phẩm hay dịch vụ, giải quyết một cách tốt hơn những mâu
thuẫn hay tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, sản xuất trên cơ sở
pháp lý, trong đó có các quyền cơ bản của con người.
Thứ ba, trong bối cảnh của một xã hội đang phát triển, thời đại hội nhập 4.0
xuất hiện nhiều việc làm, phương thức lao động mới ra đời để ứng dụng sự phát
triển của các công nghệ, thiết bị khoa học, lao động chính là động lực thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó việc xác định người lao động theo như Bộ luật
Lao động năm 2019 còn có một vài hạn chế, bất cập mà qua đó sẽ có những lỗ
hổng trong hợp đồng lao động có thể từ chối, miễn trừ trách nhiệm đối với người
lao động cũng như đối với khách hàng, tạo ra những rủi ro, bất cập cho những
người lao động, cũng như cho cả khách hàng, đồng thời phát sinh những hoạt
động cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức doanh nghiệp và công ty với
nhau.
Từ bất cập quy định pháp luật, có những kiến nghị để hoàn thiện quy định
pháp luật hiện hành: Cần bổ sung việc nhận tiền từ khách hàng mà đang được
xem là hợp động dịch vụ thành hình thức nhận lương theo sản phẩm trong bộ
luật lao động quy định, việc thay đổi này sẽ khiến hàng ngàn người lao động
đang hoạt động Grab hoăc các dịch vụ công nghệ hiện nay được tiếp cận bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn,… và họ sẽ có hợp động lao động, khi mà họ đang

9
hoạt động không khác gì một quan hệ hợp đồng nhưng mà yếu tố nhận lương lại
làm cho họ mất quyền lợi dẫn đến bị bóc lột sức lao động.
2.3. Vận dụng và đánh giá chế định nhận diện hợp đồng lao động
2.3.1. Vận dụng vào tình huống có liên quan
Hiện nay, việc sử dụng lao động là người giúp việc trong các gia đình có
điều kiện kinh tế khá giả, nhất là ở khu vực đô thị ngày càng trở nên phổ
biến…Trên thực tế, đây là một hiện tượng tất yếu diễn ra theo quy luật cung -
cầu lao động. Các hoạt động giúp việc gia đình đã đáp ứng phần nào nhu cầu
kinh tế - xã hội của cả những gia đình sử dụng lao động giúp việc và những
gia đình có lao động đi giúp việc. Việc sử dụng lao động giúp việc đã giúp
người phụ nữ và các thành viên giảm bớt gánh nặng của những công việc gia
đình, có nhiều thời gian hơn cho nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, Những người giúp
việc như vậy thường sẽ được trả lương, hoặc thù lao theo tháng và hoàn toàn
chịu sự giám sát, quản lý của hộ gia đình đó, cho nên theo như khoản 1 điều 3
của Bộ luật Lao động năm 2019 thì giữa người giúp việc và hộ gia đình hoàn
toàn có quan hệ lao động. Tuy nhiên, đây lại là một loại hình lao động tương đối
nhạy cảm, xét cả về tính chất công việc và mối quan hệ giữa người lao động với
người sử dụng lao động, nên công tác quản lý của Nhà nước đối với loại hình lao
động này cần phải không ngừng được hoàn thiện nhằm bảo vệ lợi ích cho cả hai
bên và tránh những vấn đề xã hội phức tạp nảy sinh.  Đây chính là những cơ sở
pháp lý quan trọng nhằm thiết lập mối quan hệ giữa người lao động và người sử
dụng lao động, từ đó tiến tới từng bước tạo dựng sự bình đẳng trong mối quan hệ
vốn khá nhạy cảm này. Vấn đề đặt ra ở đây đó là, thực tế hầu như các hộ gia
đình khi thuê người giúp việc đều không ký hợp đồng lao động với họ, do tác
động của nhiều yếu tố, đặc biệt là thói quen thỏa thuận miệng, thiên về giải quyết
các quan hệ bằng tình cảm, ngại va chạm với các cơ quan công quyền… của
phần lớn người lao động khiến cho các văn bản này gặp nhiều khó khăn khi đi
vào thực tiễn. Chính vì thế cho nên khi những tranh chấp hay mâu thuẫn phát
sinh thì bất lợi sẽ thường nghiêng về phía người giúp việc, là những người lao
động cho hộ gia đình đó và đôi khi chính với hộ gia đình đó. Thời gian qua, mặc
dù các văn bản này đã có hiệu lực nhưng các vấn đề phức tạp nảy sinh từ việc sử
dụng lao động là người giúp việc gia đình như: tình trạng lạm dụng sức lao động,

10
xâm phạm, bạo hành thân thể và tinh thần, quấy rối tình dục đối với người lao
động; tình trạng người lao động tự ý bỏ hợp đồng không báo trước, trộm cắp,
thậm chí là bắt cóc, giết chủ nhà để cướp đoạt tài sản… vẫn còn tồn tại.
Tình huống này cũng có một phần nào giống với trường hợp của tài xế Grab
và công ty TNHH Grab, điểm giống nhau ở đây là bên sử dụng lao động không
xác định quan hệ lao động giữa họ với người lao động với mục đích miễn trừ
trách nhiệm khi có những vấn đề phát sinh. Nhóm thực hiện đề tài với mong
muốn nhận diện đúng đắn về quan hệ lao động, hợp đồng lao động và một phần
phản ánh thực trạng nêu trên.
2.3.2. Vận dụng vào thực tiễn đời sống xã hội
Quan hệ lao động là một trong những quan hệ phổ biến trong xã hội. Tuy
nhiên trên cơ sở bối cảnh toàn cầu và của riêng Việt Nam, khoa học công nghệ
đang ngày càng có những sự tiến bộ vượt bậc, lực lượng lao động con người bị
giảm sút và thay thế dần bằng lao động máy móc hiện đại, thời đại công nghệ
4.0 tạo ra sự thay đổi trong lực lượng lao động. Người lao động gặp thuận lợi
hay khó khăn do tự động hóa phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm kỹ năng của
chính người lao động. Nhưng không vì thế mà giá trị của lao động sẽ bị mất đi,
bởi lẽ các loại máy móc thiết bị hiện đại cũng đều là kết quả của quá trình lao
động con người, và còn rất nhiều ngành nghề khác mà máy móc không thể thay
thế được.
Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, lứa tuổi được xem là người
lao động là tuổi 15, nhưng trên thực tế thì phải đến khi bước chân vào các trường
cao đẳng hay đại học, những người trẻ mới bắt đầu tham gia vào quan hệ lao
động. Nhờ yếu tố trên mà một phần khiến Việt Nam nước ta luôn có một nguồn
lao động trẻ dồi dào nhưng lại khiến cho sức ép giải quyết việc làm gia tăng, lao
động của một số ngành sẽ có nguy cơ mất việc làm vì nước ta có quy mô dân số
lớn nhưng chất lượng lao động thấp. Do đó để không bị rớt khỏi guồng quay
này, người lao động cần trang bị thêm kỹ năng để đáp ứng được yêu cầu công
việc và “chuyển mình” cùng doanh nghiệp trong thời đại số hóa. Thời đại công
nghệ 4.0 tạo ra nhiều thị trường lao động rất đa dạng thu hút nguồn lao động lớn
với những lời mời gọi hấp dẫn, tuy nhiên sự đa dạng ấy lại đi kèm theo những
rủi ro có thể gây ra những thiệt hại cho những người tham gia lao động, thậm chí

11
là cả về sức khỏe hay tính mạng. Vì vậy những người lao động mới bắt đầu tham
gia quan hệ lao động cẩn tìm hiểu kĩ về các quy định của hợp đồng lao động, có
đầy đủ kiến thức kí kết hợp đồng lao động đúng pháp luật bảo vệ quyền lợi của
đôi bên khi tham gia vào quan hệ lao động để bảo vệ lợi ích hợp pháp mà người
lao động đáng phải có.

12
PHẦN KẾT LUẬN
(Trình bày tóm lại kết quả nghiên cứu được thực hiện ở những nội dung trên. Khẳng
định nhiệm vụ đặt ra của đề tài đã hoàn thành)
Một là,…
Hai là,…
Ba là,…

B. TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC


1. https://afamily.vn/tai-xe-cong-nghe-va-cuoc-chien-khong-can-suc-voi-grab-
thua-thiet-du-duong-vi-bi-gan-dinh-danh-doi-tac-20201210145207328.chn

2. https://congtyluattgs.vn/phan-biet-hop-dong-dich-vu-dan-su-voi-hop-dong-lao-dong/

3. https://dangcongsan.vn/xa-hoi/can-tang-cuong-cac-bien-phap-quan-ly-va-bao-dam-
loi-ich-cho-nguoi-giup-viec-gia-dinh-505820.html

4. https://lracuel.org/2021/02/17/hoan-thien-phap-luat-viet-nam-ve-hop-dong-lao-dong-
trong-quan-he-giua-nguoi-lai-xe-va-cong-ty-cong-nghe-duoi-tac-dong-cua-cuoc-cach-
mang-cong-nghiep-lan-thu-tu/

13

You might also like