You are on page 1of 19

BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

----------

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI
PHÁP ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY GRAB
TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TIẾN SĨ KHOA HỌC NGÔ CÔNG THÀNH
MÔN: MARKETING CĂN BẢN
LỚP HỌC PHẦN: 20C1MAR50300112
SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÊ CHÂU YẾN LINH
MSSV: 31191023478

TP.HỒ CHÍ MINH – THÁNG 12/2020


1|Page
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................................................. 3
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................................... 3
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 4
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................ 4
5. Bố cục ............................................................................................................................................ 4
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY ................................................................................................. 5
1. Khái quát về công ty .................................................................................................................... 5
2. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................................................ 5
3. Các chiến lược Marketing của công ty ...................................................................................... 6
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Grab ................................................... 8
4.1 Đánh giá môi trường vĩ mô: ........................................................................................................ 8
4.2 Đánh giá môi trường vi mô: ........................................................................................................ 9
5. Phân tích ma trận SWOT ......................................................................................................... 10
6. Phân tích ma trận BCG............................................................................................................. 12
PHẦN II: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KINH DOANH ĐỂ NÂNG
CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY GRAB ........................................................... 14
1. Những kết quả kinh doanh đạt được và những hạn chế tồn tại ............................................... 14
1.1 Những kết quả kinh doanh đã đạt được .................................................................................... 14
1.2 Những hạn chế còn tồn tại ........................................................................................................ 15
2. Các đề xuất hoàn thiện chiến lược kinh doanh ....................................................................... 17
KẾT LUẬN............................................................................................................................................ 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................... 19

2|Page
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại hội nhập, thời kỳ công nghệ 4.0 như hiện nay, mọi lĩnh vực hay nhu cầu của con
người cũng dần hiện đại hóa. Hầu hết mỗi người đều có riêng cho mình một chiếc “smartphone”
tích hợp nhiều tiện ích. Hiểu được nhu cầu ngày càng hiện đại hóa và bắt kịp xu hướng công nghệ
hóa của xã hội, nhiều doanh nghiệp đã được sáng lập để đáp ứng các nhu cầu như đi lại, ăn uống,
giao hàng,…thông qua ứng dụng thông minh có thể dễ dàng, nhanh chóng cài đặt và sử dụng trên
điện thoại, mọi nhu cầu của người tiêu dùng có thể được thỏa mãn ngay lập tức chỉ bằng vài cú click
trên chính chiếc “smartphone” của mình.
Tại Việt Nam, một khi nhắc đến các ứng dụng công nghệ đáp ứng nhu cầu đi lại hay ăn uống, Grab
là một trong những ứng dụng hàng đầu mà ai cũng nghĩ đến. Xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2014,
đi sau Uber, nhưng giờ đây Grab đã khẳng định mình tại thị trường Việt Nam nói riêng và Đông
Nam Á nói chung bằng việc đã và đang dẫn đầu thị phần trên thị trường dịch vụ công nghệ. Hơn thế
nữa Grab đã chính thức thâu tóm mọi hoạt động kinh doanh của Uber - đối thủ cạnh tranh lớn nhất
trong giai đoạn đầu. Hiện nay, Grab đã có mặt tại 7 nước trong khu vực, với rất nhiều ứng dụng hữu
ích và các chiến lược về giá, xúc tiến rất nổi bật. Để có thể giữ vững vị thế của mình trong trường
khu vực và vươn ra tầm thế giới thì Grab đã không ngừng đổi mới, sáng tạo và phát triển. Với cùng
một mục tiêu hướng đến nhưng tại các thị trường khác nhau, Grab sẽ có các chiến lược Marketing
Mix thích hợp để phù hợp với đặc điểm dân cư, văn hóa, xã hội … của từng thị trường.
Tuy nhiên, một thị trường tiềm năng “béo bở” như Việt Nam thì các doanh nghiệp khác cũng không
thể nào bỏ lỡ. Ngày càng nhiều các doanh nghiệp khác đối đầu trực tiếp với Grab bắt đầu xâm nhập
vào thị trường Việt Nam. Lợi thế cạnh tranh của đối thủ là sự mới mẻ về các chiến lược Marketing,
đề ra hàng loạt các khuyến mãi không ngờ tới đến với khách hàng và dần dần lượng khách hàng
tiềm năng và cả nguồn nhân lực của Grab cũng chuyển sang làm việc, sử dụng các dịch vụ của các
công ty đối thủ. Grab đang phải đối mặt với thách thức ngày càng lớn đối với vị thế của mình tại
một trong những thị trường phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á từ các đối thủ cạnh tranh địa
phương và một số trong đó cũng có tham vọng tầm khu vực. Có thể kể đến FastGo, một công ty
khởi nghiệp dịch vụ gọi xe công nghệ Việt Nam, cho biết đã đăng ký khoảng 60.000 tài xế tại Việt
Nam, thu hút các tài xế bằng mức phí cố định thay vì hoa hồng dựa trên tỷ lệ phần trăm như cách
Grab tính cho họ. Công ty cũng tiết lộ kế hoạch mở rộng tại 6 quốc gia Đông Nam Á khác vào cuối
năm nay, bắt đầu từ Singapore. Ngoài ra, Grab và các đối thủ không chỉ cạnh tranh trên thị trường
gọi xe, mà còn là cuộc đua trở thành người dẫn đầu "siêu ứng dụng" về hàng hóa và dịch vụ, cho
phép người dùng đặt chuyến đi và thức ăn, sắp xếp giao hàng và thực hiện thanh toán qua di động.
Vì thế, để giữ vững vị thế trên thương trường khốc liệt này, Grab cần phải liên tục thay đổi và phát
triển các chiến lược, tạo ra sự khác biệt cho riêng mình. Đây cũng là lý do mà bài tiểu luận này
muốn tập trung nghiên cứu để có thể hoạch định thêm các chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh
của công ty Grab trên thị trường Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích các chiến lược marketing của Grab.
- Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty Grab và sự ảnh hưởng từ các đối thủ trên
thị trường Việt Nam.

3|Page
- Đề xuất các chiến lược để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Grab trước sự phát triển
ngày càng lớn mạnh của các công ty đối thủ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: thực trạng hoạt động, các chiến lược marketing và các chiến lược nâng
cao năng lực cạnh tranh của công ty.
- Phạm vi nghiên cứu: công ty Grab tại Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, bài tiểu luận này đã sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Bài tiểu luận thu thập dữ liệu từ các nguồn như: tài liệu giáo
trình, các bài viết trên báo, tạp chí kinh tế chuyên ngành, trang web chính của công ty Grab,…
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Dựa trên nguồn tài liệu thu thập được, tiến hành
tổng hợp và phân loại các hạng mục thông tin để tiến hành phân tích, so sánh các chiến lược kinh
doanh của Grab so với các đối thủ cạnh tranh.
5. Bố cục
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, bài tiểu luận được chia làm 2 phần:
- Phần I: Giới thiệu về công ty.
- Phần II: Đánh giá chung và đề xuất các giải pháp kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh
của công ty Grab.

4|Page
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
1. Khái quát về công ty
Grab là một công ty công nghệ chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển và có trụ sở chính tại Singapore.
Việt Nam cũng là quốc gia có hoạt động mạnh mẽ của Grab. Grab thực hiện dịch vụ di chuyển của
mình trên ứng dụng do chính công ty cung cấp. Người gọi xe có thể dùng ứng dụng này để đặt xe
(xe máy, ô tô, taxi, giao hàng, thức ăn). Chỉ cần nhập điểm đón và điểm đến, ứng dụng sẽ tự động
tính phí cho quãng đường. Công đoạn tiếp theo chỉ đơn giản là đặt xe và đợi tài xế đến đón. Grab sẽ
là cầu nối cho các đối tác tài xế có xe rảnh và muốn kiếm thêm thu nhập với khách hàng có nhu cầu
sử dụng dịch vụ xe ôm công nghệ. Đây sẽ là cách tốt nhất để đáp ứng nhu cầu và lợi nhuận cho cả
hai bên. Đồng thời giải quyết được các vấn đề giao thông đông đúc tại Việt Nam.
Grab còn được gọi bằng cái tên quen thuộc tại Việt Nam – xe ôm công nghệ. Mặc dù cung cấp dịch
vụ ô tô giống Uber tại Malaysia và Singapore, nhưng để phù hợp với tình hình giao thông tại Việt
Nam, Grab đã đẩy mạnh dịch vụ di chuyển bằng xe gắn máy. Grab tập trung đảm bảo rằng tất cả
các tài xế đều được sàng lọc và đào tạo. Công ty tạo điều kiện cũng như yêu cầu họ tham gia các
khóa đào tạo và phát triển bắt buộc, để chuẩn bị cho việc ra mắt dịch vụ mới cũng như đảm bảo mức
độ dịch vụ ổn định với tất cả tài xế làm việc dưới thương hiệu Grab. Đây là điều đặc biệt cần thiết,
vì nó giúp đảm bảo rằng người lái xe sẽ tuân thủ các quy tắc giao thông mọi lúc. Bên cạnh đó, trong
trường hợp tranh chấp xảy ra, họ cũng sẽ có thể giải quyết tranh chấp một cách thân thiện. Ngoài
ra, Grab cung cấp cho người tiêu dùng các bảo hành, chẳng hạn như bảo hiểm tai nạn cá nhân và
cho phép họ tìm kiếm sự trợ giúp và bồi thường từ công ty bảo hiểm đối tác của Grab cho toàn bộ
quá trình tai nạn từ khi xảy ra tai nạn đến khi phục hồi.
Grab cung cấp tất cả dịch vụ trên nền tảng ứng dụng điện thoại. Hướng tới việc nhanh chóng và vội
vã trong thời đại 4.0 ngày nay. Và theo thời gian, Grab cũng gần như mở rộng các dịch vụ của mình.
Tạo sự tiện lợi và nhanh chóng cho các khách hàng. Ban đầu, khi mới vừa gia nhập thị trường Việt
Nam, Grab chỉ có các dịch vụ cơ bản như: GrabBike, GrabCar, GrabTaxi… Kể từ năm 2017, các
dịch vụ mới ra đời như một cách để cạnh tranh các đối thủ Go Viet, Bee… Có thể kể đến như Grab
đi tỉnh, GrabExpress, GrabFood, GrabShare, GrabPay và gần đây là GrabHour.

2. Lịch sử hình thành và phát triển


Trước khi trở thành một ông lớn chiếm lĩnh thị phần tại khu khu vực Đông Nam Á như hiện nay,
Grab đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển đầy khốc liệt, vấp phải nhiều ý kiến trái chiều
và đã từng cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ nặng ký như Uber (Mỹ), Easy Taxi (Brazil). Tuy
nhiên, Grab đã từng bước đạt được những cột mốc đầy ấn tượng:
- Nhà đồng sáng lập của Grab là ông Anthony Tan và Hooi Ling Tan đến từ Malaysia. Ý tưởng
tạo ra Grab đã nhen nhóm từ năm 2011, khi đó ý tưởng về một ứng dụng đặt xe, cụ thể tại thời
điểm đó là taxi, đã được lựa chọn vào vòng chung kết của cuộc thi Kế hoạch kinh doanh 2011
của trường Kinh tế Harvard. Tháng 6/2012 ứng dụng đã được đưa vào hoạt động với tên gọi
Myteksi tại Malaysia và thu hút 11,000 lượt tải về vào ngay ngày đầu tiên. Chỉ trong vài năm
ngắn ngủi, Grab đã phát triển thành ứng dụng đặt xe được ưa chuộng nhất Đông Nam Á.

5|Page
- Năm 2014, Grab đã bước vào thị trường Việt Nam với tên gọi GrabTaxi. Tuy nhiên với đặc thù
ưu thích giao thông chủ yếu là xe máy, công ty nhanh chóng cho thử nghiệm và ra mắt GrabBike
tại thị trường này. Ngay trong lần gọi vốn đầu tiên, GrabTaxi đã nhận được hơn 10 triệu USD
từ Vertex Ventures. Điều này đã tạo cơ sở cho những lần gọi vốn tiếp theo của ứng dụng này.
Sau 2 năm hoạt động tại đây, Grab chính thức mở rồn các dịch vụ tiện ích để phục vụ nhu cầu
của khách hàng Việt.
- Tháng 1/2016, Grab chính thức thay thế cho GrabTaxi. Ứng dụng Grab lúc này tích hợp tất cả
các tiện ích được triển khai và có sự khác nhau tương ứng với từng thị trường.
- 26/3/2018, Grab chính thức thông báo vừa thu mua toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber tại
khu vực Đông Nam Á. Đây được xem là thỏa thuận sáp nhập lớn nhất từ trước tới nay tại khu
vực.
- Năm 2019, với tham vọng trở thành ứng dụng toàn cầu, Grab đầu tư 8 triệu USD vào Spylt
Technologies - công ty công nghệ có trụ sở tại London, Anh. Grab cho ra mắt GrabPet tại
Singapore.
Thành công mà Grab có được, theo người đồng sáng lập Hooi Ling Tan, là nhờ am hiểu thị trường
địa phương và phát triển các giải pháp không theo khuôn mẫu. Grab tập trung vào dịch vụ được
phân khúc, khu biệt và phù hợp với từng thị trường. Đông Nam Á là một thị trường được phân khúc
rõ rệt, với sự đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo.
3. Các chiến lược Marketing của công ty
Grab là nền tảng dịch vụ đặt xe hàng đầu, tiên phong trong hình thức di chuyển mới tại Đông Nam
Á. Để trở thành đối thủ cạnh tranh nặng ký với các dịch vụ đặt xe thông minh tại thị trường Đông
Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng thì ắt hẳn công ty Grab đã nghiên cứu và áp dụng các chiến
lược Marketing đỉnh cao và đặc biệt là chiến lược Marketing Mix đánh trúng vào tâm lý khách hàng,
giúp nâng tầm thương hiệu của doanh nghiệp.
❖ Chiến lược tập trung vào sản phẩm (Product)
Một trong những yếu tố tạo nên sự tăng trưởng chóng mặt của ứng dụng Grab nằm ở quá trình phát
triển sản phẩm. Sản phẩm dịch vụ Grab rất đa dạng: từ GrabTaxi, GrabCar, GrabBike, GrabExpress
và gần đây nhất là dịch vụ GrabShare. Grab luôn phát triển mình để đạt được chất lượng cao nhất
trên từng loại dịch vụ, tiện ích, bám sát vào nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Grab đã luôn liên tục thay đổi và hoàn thiện mình để đáp ứng nhu cầu thị trường và đi trước đối thủ.
Chính điều này đã tạo nên một sự cách biệt lớn giữa Grab và các đối thủ khác, và là “top of mind”
trong hành vi người tiêu dùng. Grab luôn tâm niệm phải liên tục cải tiến sản phẩm, ưu tiên tuyệt đối
cho sản phẩm vì đây là yếu tố cốt lõi để phát triển thương hiệu cho hãng. Grab luôn cố gắng tập
trung giải quyết những vấn đề mà khách hàng chưa được hài lòng để thay đổi sản phẩm, dịch vụ của
mình theo chiều hướng tốt hơn.
Có thể nói, Grab có ưu điểm ở chỗ ứng dụng cài đặt nhanh và dễ dàng. Với khách hàng mới, ngay
trong lần đầu tiên sử dụng thì ít thao tác, nhanh gọn, sử dụng đặt xe ngay lập tắc. Thời gian chờ đợi
trung bình khi khách hàng đặt Grab là 4 phút, đây được coi là khoảng thời gian ngắn - có thể chấp
nhận được với khách hàng đang có việc gấp. Bên cạnh đó, Grab không phức tạp và phù hợp cho
việc di chuyển hàng ngày của người dân.

6|Page
Grab đã và đang làm hài lòng khách hàng của mình bằng những tiện ích phù hợp với nhu cầu của
học ứng với một chất lượng cao nhất. Grab vẫn đang liên tục cải tiến và phát triển các sản phẩm để
ngày càng hoàn thiện chất lượng dịch vụ hơn.
❖ Chiến lược giá cả (Price)
Grab đã đưa ra chiến lược cắt giảm tối thiểu mọi loại chi phí cho khách hàng để có giá hợp lý nhất
có thể. Hơn nữa, Grab giúp khách hàng biết chính xác giá phải trả cho mỗi chuyến xe của mình. Có
thể nói, chính chiến lược giá cả đánh vào tâm lý khách hàng là một chiến lược đúng đắn khiến Grab
có phần phổ biến hơn ở thị trường Việt Nam so với mọi dịch vụ gọi xe khác.
Bên cạnh đó, Grab là thương hiệu tích cực liên tục thực hiện các chương trình khuyến mãi, phát
hành mã giảm giá để thúc đẩy hành vi sử dụng của khách hàng. Grab từng cho biết, sau khi đi vào
khảo sát thực tế, họ thấy mọi người chỉ quan tâm đến việc làm thế nào để di chuyển nhanh chóng,
hiệu quả và đặc biệt là giá cả phải chăng. Vì thế, chiến lược giá của Grab chính là một “vũ khí lợi
hại” thúc đẩy thương hiệu dễ dàng tiếp cận và gần gũi với khách hàng hơn.
❖ Chiến lược kênh phân phối đa dạng, phủ sóng rộng khắp (Place)
Khi mới ra mắt Grab Car, Grab tập trung vào các khu vực như trung tâm mua sắm, khu vực thành
phố lớn, khu văn phòng, khu công nghiệp và sân bay vì khách hàng mục tiêu được phân tích, xác
định sẽ tập trung tại các địa điểm này. Grab cũng xem xét kĩ lưỡng số liệu thống kê lịch sử chở
khách của mình, tìm ra các lộ trình, điểm đi, điểm đến có đông khách hàng gọi xe nhất. Từ đó, hãng
sẽ thông báo, gợi ý các tài xế di chuyển về khu vực chính cho hành khách. Điều này sẽ làm tăng tỷ
lệ lệnh đặt xe, giảm tỷ lệ hủy đặt, tiết kiệm thời gian di chuyển cho tài xế và tăng sự thỏa mãn/hài
lòng của khách hàng, do đó tăng lợi nhuận cho hãng.
Grab có hệ thống phân phối khá đa dạng, bao gồm cả hình thức trực tiếp và hình thức gián tiếp. Với
sự phát triển không ngừng của công nghệ số và các thiết bị di động, khi mà trong thế giới hiện đại
không ai có thể thiếu một chiếc smartphone, thì việc phân phối sản phẩm qua ứng dụng trên điện
thoại di động là sự lựa chọn vô cùng đúng đắn. Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên đường
một tài xế Grab ở những khu trung tâm thương mại, vui chơi giải trí, các khu trung tâm khi cần thiết.
Đến nỗi có những khách hàng nhận xét “đi đâu cũng thấy màu xanh lá” của Grab. Đây cũng là một
cách để hình ảnh của Grab in sâu vào tâm trí khách hàng.
❖ Chiến lược sáng tạo truyền thông đỉnh cao (Promotion)
Grab là thương hiệu tận dụng hiệu quả các công cụ digital marketing trong việc truyền thông sản
phẩm của mình. Grab sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Youtube và Twitter
để nắm bắt đối tượng thị trường mục tiêu, tăng nhận thức về thương hiệu của Grab thông qua các
bài đăng được chia sẻ. Điều này không chỉ giúp đạt hiệu quả tăng doanh số bán hàng mà còn tác
động tới cảm xúc, nhận thức của khách hàng thông qua hình ảnh và âm thanh.
Ví dụ: Grab đã tạo ra một cộng đồng hashtag để người tiêu dùng chia sẻ và tương tác, kể về những
trải nghiệm của họ với Grab, khuyến khích những phản hồi mang tính xây dựng để cải thiện chất
lượng dịch vụ.

7|Page
Ngoài ra, Grab còn rất thành công trong việc tối ưu nhận diện bản sắc thương hiệu với khách hàng.
Một trong những chiêu thức Grab dùng chính là Visual Marketing (marketing thị giác) – diễn tả
việc khai thác các yếu tố thiết kế, đồ họa và hình ảnh nhằm đạt được hiệu quả cao trong việc thu hút
“mọi ánh nhìn”. Tối đa hóa bản sắc nhận diện thương hiệu luôn là mục tiêu mà bất kỳ một nhãn
hàng, đặc biệt là các thương hiệu mới xuất hiện đều muốn hướng đến. Điều này càng quan trọng
hơn đối với Grab, loại hình dịch vụ phục vụ cho đối tượng đại trà. Grab đã rất khôn ngoan trong
việc vận dụng ngôn ngữ màu sắc để chinh phục tâm lý người dùng, thông qua việc nhất quán nhận
diện thương hiệu trong tất cả các hình ảnh. Chiến lược này thành công đến mức khách hàng dường
như nhìn thấy màu xanh lá là nghĩ ngay đến Grab.
Vì đối tượng Grab hướng tới chủ yếu là giới trẻ nên công ty tập trung vào các chiến dịch marketing
sáng tạo, gần gũi với khách hàng. Chiến dịch là sự hợp tác ăn ý giữa Grab và Walt Disney Đông
Nam Á nhằm quảng bá bộ phim “Star Wars: The Last Jedi” - một bộ phim được yêu thích bởi đông
đảo các bạn trẻ. Điều này đã giúp kéo gần công ty với khách hàng của họ hơn - điều mà các công ty
lớn nên làm. Vì khi khách hàng cảm thấy công ty thật sự quan tâm đến những gì họ thích, họ quan
tâm, họ cũng sẽ cởi mở hơn trong việc tiếp nhận các sản phẩm, dịch vụ và gắn bó với thương hiệu
hơn. Hoặc như việc hợp tác với các gương mặt thương hiệu như hoa hậu H’Hen Niê cùng việc đẩy
mạnh chiến dịch “Việt Nam sau tay lái”, “Cùng Grab chung tay chở Tết về nhà”…, Grab đã để lại
ấn tượng sâu sắc trong lòng người Việt...
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Grab

4.1 Đánh giá môi trường vĩ mô:

❖ Khoa học – công nghệ:

Theo báo cáo Báo cáo Digital Marketing Việt Nam năm 2020, dân số Việt Nam là 96,9 triệu
người, trong đó có 68,17 triệu người sử dụng điện thoại có kết nối Internet ( chiếm 70% dân số).
Nhu cầu sử dụng smartphone kết nối Internet lớn ảnh hưởng rất tích cực tới nhu cầu đặt xe trực
8|Page
tuyến qua ứng dụng Grab, thể hiện là app Grab đã được hơn 100 triệu lượt tải và đánh giá khá
tích cực là 4.7*1 4 triệu 7 lượt đánh giá. Và theo thống kê đến nay cứ 2.5 phút lại có 1 đơn Grab.
Điều này giúp khách hàng tiếp cận Grab một cách dễ dàng hơn. Đây cũng là một trong những
yếu tố lớn nhất giúp các ứng dụng công nghệ cung cấp nhu cầu về dịch vụ ngày càng phát triển.
Và do nhận thấy được điều kiện phát triển sớm, trở thành một trong những thương hiệu tiên
phong trong lĩnh vực này nên Grab đã và đang dẫn đầu thị trường tại Việt Nam.

❖ Yếu tố văn hóa – xã hội:


Người Việt Nam ít sử dụng phương tiện giao thông công cộng, vẫn ưa chuộng sử dụng phượng
tiện giao thông cá nhân đặc biệt là xe máy. Năm 2016, thống kê đã ghi nhận con số có hơn 45
triệu môtô, xe máy tại Việt Nam. Hiện nay, 85% dân số Việt Nam đang sử dụng xe máy như là
phương tiện đi lại cũng như để mưu sinh mỗi ngày. Theo điều tra xác định tỷ lệ các loại xe trong
một dòng xe thì có tới 85,8% xe máy và 12,3% là ô tô.
Vì thế, khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam và phát triển các lĩnh vực liên quan đến xe máy
như GrabBike, GrabFood, GrabExpress thì Grab rất dễ dàng huy động được số lượng lớn nguồn
nhân lực và cũng đáp ứng được nhu cầu đi xe máy rất lớn của người Việt Nam thông qua
GrabBike.
❖ Yếu tố chính trị pháp luật:
Các yếu tố pháp luật còn nới lỏng, không khắt khe đối với Grab tại thị trường Việt Nam. Grab
cũng có một số lợi thế nhất định về vấn đề pháp luật so với các doanh nghiệp kinh doanh taxi
truyền thống như không bị cấm lưu thông ở một số tuyến đường như taxi, không cần nhất thiết
phải kiểm định xe 6 tháng/lần, tài xế Grab không bị giới hạn thời gian làm việc như tài xế taxi,…

4.2 Đánh giá môi trường vi mô:

❖ Khách hàng:
• Đối tượng khách hàng là những người trẻ khoảng từ 18 đến 30 tuổi chủ yếu là học sinh, sinh
viên, nhân viên công sở - những người thường xuyên sử dụng điện thoại thông minh, hoạt
động nhiều trên mạng xã hội và có nhu cầu đi lại cao.
• Khách hàng tiềm năng: nhóm khách hàng thuộc độ tuổi trung niên (40 – 59 – sử dụng dịch
vụ bằng cách được con, cháu đặt xe, đặt đồ giúp tuổi) - (hướng đến sự đơn giản trong việc sử
dụng giao diện), những phụ nữ nội trợ vừa phải đi làm hoặc không thử nghiệm dịch vụ
GrabMart).
❖ Đối thủ cạnh tranh:
• Dịch vụ GrabBike đối đầu với GoViet (cụ thể là GoBike)
GoViet là ứng dụng gọi xe ôm trên di động thuộc Go-Jek.GoViet được xem như đối thủ cạnh
tranh trực tiếp của Grab. Theo bài báo của Cafebiz dựa trên nguồn số liệu của ABI Search, 6
tháng đầu năm 2019, Grab dẫn đầu với 146 triệu cuốc xe, tương đương 73% thị phần. Go-Viet,
cái tên được kỳ vọng sẽ tạo thành thế đối nghịch với Grab, với 21 triệu chuyến xe hoàn thành,
đang đứng ở vị trí thứ 3 chiếm tương ứng 10% thị phần.

9|Page
• Dịch vụ GrabFood đối đầu với Now
Now.vn là dịch vụ trực tuyến để “đặt món và giao tận nơi theo yêu cầu” tại bất cứ hàng quán nào
mà bạn mong muốn thuộc Foody. Now là một trong các ứng dụng đặt đồ ăn trực tuyến hàng đầu
tại Việt Nam. Theo khảo sát của Gcomm về mức độ hài lòng của khách hàng đối với các ưngs
dụng gọi món ăn, Grab vẫn dẫn đầu với mức độ hài lòng được đánh giá 97% trên 100%. Tuy
nhiên, Now cũng đuổi theo rất sát với tỷ lệ 95% trên 100% nên việc Now có thể thay đổi tình thế
trong tương lai gần là điều có thể xảy ra.
5. Phân tích ma trận SWOT
Mô hình phân tích SWOT là một công cụ hữu dụng được sử dụng nhằm hiểu rõ Điểm mạnh ( Strengths),
Điểm yếu ( Weaknesses), Cơ hội ( Opportunities) và Nguy cơ ( Threats) trong một dự án hoặc tổ chức
kinh doanh. Thông qua phân tích SWOT, doanh nghiệp sẽ nhìn rõ mục tiêu của mình cũng như các yếu
tố trong và ngoài tổ chức có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.
Trong quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược, phân tích SWOT đóng vai trò là một công cụ căn bản
nhất, hiệu quả cao giúp bạn có cái nhìn tổng thể không chỉ về chính doanh nghiệp mà còn những yếu tố
luôn ảnh hưởng và quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp bạn. Vì thế, để tiếp tục hoạch định
các chiên lược nâng cao năng lực cạnh tranh của Grab trước tình hình hiện tại, việc cơ bản nhất là cần
phân tích mô hình SWOT của Grab.

❖ Điểm mạnh (S) trong mô hình SWOT của Grab

- Grab đã thành lập công ty ở Việt Nam, công ty và mô hình đã được pháp luật thông qua.
- Hiện tại, Grab đang dẫn đầu thị trường cung cấp dịch vụ đi lại tại Việt Nam. Năm 2019, nghiên
cứu ABI cho biết Grab đang chiếm 73% thị phần gọi xe tại Việt Nam với 146 triệu chuyến. Tính
trung bình, mỗi ngày, Grab có hơn 800.000 chuyến xe tại Việt Nam.
- Mức độ nhận diện thương hiệu rất cao với màu áo đặc trưng là màu xanh lá.
- Áp dụng chiến lược Marketing Mix thích hợp để phù hợp với đặc điểm dân cư, văn hóa, xã hội
… của từng thị trường.
- Vốn đầu tư của Grab vào thị trường Việt Nam rất mạnh. Đến cuối năm 2019, tổng số vốn đầu
tư của Grab vào Việt Nam sẽ là 200 triệu USD, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho
người dân, đặc biệt là cho người dùng và đối tác tài xế của các dịch vụ kết nối di chuyển, giao
nhận hàng hóa, giao nhận thức ăn. Grab sẽ đầu tư thêm 500 triệu USD vào Việt Nam trong 5
năm tới để phát triển các giải pháp công nghệ tài chính (fintech), công nghệ di động mới
(mobility) và logistics. Khoản đầu tư này tiếp nối sự tăng trưởng mạnh mẽ của Grab trong nửa
đầu năm 2019 trên cả ba lĩnh vực kết nối di chuyển, giao nhận thức ăn và thanh toán điện tử.
- Hệ sinh thái “Siêu ứng dụng đa dịch vụ”: Các Gói hội viên thiết kế sát với nhu cầu sử dụng bao
gồm gói tổng hợp, gói di chuyên GrabBike, gói di chuyển GrabCar, gói giao hàng GrabExpress,
ví điện tử GrabPay, các tính năng nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn điện nước.
- Mạng lưới phân phối rộng khắp các tỉnh tại Việt Nam như GrabBike đã có mặt tại hơn 30 tỉnh
thành của Việt Nam, GrabFood cũng đã có mặt tại hơn 17 tỉnh thành,…

10 | P a g e
- Grab đã tiên phong trong dịch vụ xe ôm công nghệ với giá cước hợp lý, vì thế nên Grab đã có
một lượng khách hàng trung thành trong suốt nhiều nănm qua nên những hãng xe công nghệ
khác như GoViet, Be khi gia nhập thị trường vẫn phải chật vật tìm cách thu hút khách hàng.
- Grab luôn chi mạnh tay vào truyên thông và quảng cáo để tiếp tục nâng ca mức độ nhận diện
thương hiệu như việc kết hợp với những nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng tại Việt Nam hay tiến hành
thực hiện các chiến dịch hỗ trợ đối tác tài xế vượt qua khó khăn như giai đoạn dịch Covid vừa
qua. Bên cạnh đó còn quảng bá thương hiệu chú trọng vào việc tạo cảm xúc, truyền cảm hứng,
tạo lối sống tốt vì nắm bắt được việc khách hàng thường ghi nhớ những câu chuyện gợi sự đồng
cảm như chiến dich “Đừng bỏ bữa”, chiến dịch “Gửi lời cảm ơn đến các bác tài”,…
- Nguồn nhân lực đông đảo với hơn 180.000 tài xế trên mọi lĩnh vực dịch vụ.
- Phương thức thanh toán đa dạng : tiền mặt, ví điện tử Moca liên kết với tài khoản ngân hàng.
❖ Điểm yếu (W) trong mô hình SWOT của Grab

- Tuy mức doanh thu đạt được là rất lớn, nhưng lợi nhuận sau thuế của Grab lại mang số âm. Năm
2018, lợi nhuận của Grab đạt mức lỗ cao nhất là 885 tỉ đồng.
- Có những địa điểm chưa được cập nhật trên bản đồ khiến việc tìm khách cũng như bắt khách của
khách hàng cũng khó khăn hơn. Khiến tài xế phải chạy đi chạy lại mà vẫn không tìm được địa
điểm của khách hàng đang đứng.
- Hiện tại Grab đã có mặt ở rất nhiều tỉnh thành phố lớn tại Việt Nam. Tuy nhiên, đối với những
khu vực nông thôn hoặc tinh lẻ, hầu như Grab vẫn chưa thể tiếp cận được. Điều này cũng làm
Grab mất đi một lượng khách hàng tiềm năng.
- Grab vẫn chưa quản lý tốt được hết những đối tác của mình, để nhiều bác tài còn có thái độ không
tốt trong quá trình chuyên chở khách. Để nhiều người giả mạo là bác tài của Grab chặt chém
khách hàng. Để nhiều bác tài vừa là đối tác của mình lại vừa là đối tác của GoViet hay Bee.
- Không kiểm soát được thời gian cũng như khu vực hoạt động của các tài xế dẫn đến một số khu
vực tập hợp rất đông các tài xế, shipper và một số khu vực lại có rất ít tài xế, shipper nên rất khó
đặt được dịch vụ.
- Grab chưa thực sự thuyết phục được khách hàng sử dụng thường xuyên các tiện ích trên ứng
dụng.
- Giá dịch vụ có sự thay đổi tùy vào thời gian và không gian gây ra bất mãn cho khách hàng trong
nhiều trường hợp. Điển hình là giá GrabBike sẽ tăng nếu trời mưa.
- Tồn tại một số lượng không nhỏ tài xế bất mãn với chính sách trung gian của Grab nên đã dẫn
đến việc tài xế thỏa thuận với khách hàng hủy chuyến qua ứng dụng để không mất tiền “hoa
hồng” cho Grab. Từ đây có thể thấy, hành vi của các tài xế đã làm một khoản doanh thu của Grab
không cánh mà bay.
- Các chương trình giảm giá, khuyến mãi thường thiếu đặc sắc chỉ giảm giá hoặc tặng quà.
❖ Cơ hội (O) trong mô hình SWOT của Grab

11 | P a g e
- Quy mô dân số lớn, dân số tập trung nhiều ở thành thị và có xu hướng gia tăng, quy mô thị trường
những người sử dụng dịch vụ ngày càng mở rộng, nhu cầu đi lại, đặt đồ ăn, giao hàng rất cao.
Đặc biệt là trong giai đoạn dịch Covid vừa qua, nhu cầu về việc đặt đồ ăn rất lớn.
- Bước vào giai đoạn hội nhập, số người sử dụng smartphone ngày càng lớn; Nhu cầu sử dụng
Internet ngày càng lớn nên hầu như đi đến các địa điểm nào ở các thành phố lớn đều có dịch vụ
Wifi miễn phí hoặc bản thân người dùng cũng luôn luôn cài đặt mạng 3g, 4g để đáp ứng nhu cầu
của mình nên người dùng có xu hướng sử dụng các ứng dụng tiện ích trên điện thoại nhiều hơn,
Grab tiếp cận được với khách hàng hơn.
- Sự tham gia vào mô hình kinh tế chia sẻ ngày càng cao.
- Đối thủ cạnh tranh gặp phải nhiều vấn đề như FastGo mới ra mắt vài ngày nhưng liên tiếp gặp
trục trặc, VATO cũng từng bị phàn nàn khi báo cho một tài xế nhận cuốc cách khách hàng cả vài
km, ABER mới chỉ xuất hiện ở TP HCM và chưa thể hiện sự ưu việt, các kênh quảng bá của các
đối thủ cũng còn khá yếu.

❖ Thách thức (T) trong mô hình SWOT của Grab


- Khách hàng vẫn ưu tiên sử dụng phương tiện cá nhân hơn vì sự tiện lợi cao hơn và chi phí thấp
hơn.
- Bên cạnh những đối thủ yếu, vẫn có những đối thủ rất mạnh đối đầu trực tiếp với Grab. Điển
hình là Go-Viet, tuy vừa mới xuất hiện không lâu nhưng với những chiến lược Marketing mạnh
mẽ và khác biệt so với Grab thì Go-Viet cũng đã đạt được những thành tựu đáng gờm. Mới đây
nhất, Goviet đã chính thức chuyển thành GoJek, đổi nhận diện thương hiệu từ màu đỏ đặc trưng
sang màu xanh lá trùng với Grab, công khai chiến đấu giành thị phần với Grab.
- Chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ giá xăng, giá xăng tăng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu và lợi
nhuận của công ty.
- Đối với những khách hàng không có Smart Phone, không có Internet hoặc những người không
biết sử dụng ứng dụng Grab sẽ không biết phải đặt chuyến như thế nào.
6. Phân tích ma trận BCG

❖ Ngôi sao: GrabBike


Với việc thấu hiểu văn hóa – xã hội tại thị trường Việt Nam nên Grab đã cho ra mắt GrabBike khi
vừa mới thâm nhập. Đây quả nhiên là một chiến lược vô cùng đúng đắn, tạo cho GrabBike có một
vị thế vô cùng vững chắc tại thị trường Việt Nam. Qua hơn 5 năm hoạt động, GrabBike luôn dẫn
đầu thị trường với thị phần áp đảo và tỷ lệ tăng trưởng cao. Điển hình là năm 2019 vừa qua, GrabBike
hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường gọi xe với thị phần là 73% gấp gần 5 lần so với đối thủ đứng thứ 2
là Be. Để GrabBike luôn nắm giữ vị trí “ngôi sao” trong hoạt động kinh doanh của Grab tại Việt
Nam, Grab cần tập trung đẩy mạnh đầu tư vào GrabBike, mở rộng phân khúc thị trường và mạng
lưới phân phối, áp dụng các chiến lược Marketing khác biệt như Grab đã từng để ngày càng trở nên
lớn mạnh hơn và có thể phát triển thêm đến các quốc gia khác.

❖ Dấu chấm hỏi: GrabFood

12 | P a g e
Dù cho ra mắt không lâu nhưng GrabFood đã vượt qua hàng loạt đối thủ, dẫn đầu thị trường giao
đồ ăn tại Việt Nam. Sau hơn 2 năm ra mắt, GrabFood đạt tỷ lệ tăng trưởng vượt bậc với những con
số kỷ lục. Một số chuyên gia nhận định GrabFood đã thay đổi “cuộc chơi” trên thị trường giao nhận
đồ ăn tại Việt Nam bởi mức tăng trưởng kỷ lục 1.800% trong năm qua. Tuy chiếm thị phần lớn nhất
nhưng đối thủ ngay phía sau là Now chiếm thị phần cũng không nhỏ. Vì thế công ty Grab tiếp tục
duy trì đầu tư, đẩy mạnh các chiến lược Marketing dành cho GrabFood, liên kết với nhiều cửa hàng
hơn, mở rộng phân khúc thị trường, hỗ trợ giao cho các khu vực ở xa trung tâm nhằm giữ vững vị
thế, tạo được khoảng cách với các đối thủ phía sau và dần chiếm lĩnh thị trường trên lĩnh vực này.

13 | P a g e
PHẦN II: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KINH
DOANH ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
GRAB
1. Những kết quả kinh doanh đạt được và những hạn chế tồn tại
1.1 Những kết quả kinh doanh đã đạt được
Sau hơn 5 năm thâm nhập vào thị trường Việt Nam, Grab đã đánh dấu được rất nhiều cột mốc lớn, tạo
ra nhiều bước ngoặt táo bạo và từ đó mà công ty Grab đã đạt được những thành tựu nhất định trên thị
trường.
❖ Doanh thu kinh doanh đáng mong muốn:
Tính toàn khu vực Đông Nam Á, doanh thu của Grab năm 2018 gấp đôi so với 2017, đạt 1 tỉ
USD và một số mảng kinh doanh tại các thị trường lớn đã có lãi. Siêu ứng dụng đa dịch vụ này
ước tính đã đóng góp 5,8 tỉ USD vào nền kinh tế Đông Nam Á trong vòng 12 tháng, tính đến
tháng 3-2019. App Grab đã được download hơn 100,000,000 theo thông kê trên gg Store.

❖ Xây dựng thành công một siêu ứng dụng:


Qua 5 năm phát triển, Grab đã và đang bám sát từng nhu cầu của khách hàng. Grab đã sớm phủ
đầy đủ các dịch vụ trong cuộc sống hằng ngày từ vận chuyển, thanh toán hóa đơn, đặt thức ăn và
thậm chí là đặt phòng khách sạn. Đây chính là yêu tố quan trọng đằng sau sự thành công của
Grab. Từ một ứng dụng đặt xe công nghệ như ban đầu, giờ đây ứng dụng Grab đã trở thành một
siêu ứng dụng tích hợp đa tiện ích phục vụ mọi phân khúc khách hàng.

❖ Chiếm lĩnh thị trường nhờ chiến lược thâm nhập khác biệt:
• Thay đổi để phù hợp với văn hóa địa phương:
Tại Đông Nam A, phần đông dân số có thói quen sử dụng tiền mặt. Vi thế Grab đã cho phép
khách hàng chọn thanh toán tiền mặt hoặc tài khoản ngân hàng. Không giống với Uber khi mới
gia nhập thị trường Việt Nam lại chỉ yêu cầu thanh toán bằng tài khoản ngân hàng gây khó khăn
cho người dùng, Uber đã vô tình bỏ qua những khách hàng không có thói quen dùng tài khoản
tín dụng. Nhờ vậy, Grab mở rộng được thị truờng một cách nhanh chống do việc thích nghi va
tin hiến kỹ thốa quen của người Việt Nam.
Bên cạnh đó, đa phần người dân Đông Nam Á không có thói quen sử dụng dịch vụ taxi cho việc
di chuyễn của mình. Chính vi vây, khi Grab đặt chân vào thi trường đã lập tức tung ra dịch vụ
GrabBike và phát triền cực kì nhanh chóng để chiếm lĩnh thị trường. San đó, Uber cũng phát
triển dịch vụ này nhưng miếng mồi ngon đã bị Grab nuốt chửng.
Tính năng GrabNow ra đời tại Việt Nam hay Indonesia nhằm giúp khách hàng đặt xe trực tiếp
và ngay lập tức với đối tác tài xế GrabBike gần nhất hoặc phù hợp với mình nhất. Khách hàng
và tài xế sẽ thực hiện lệnh đặt xe qua ứng dụng bằng một mã PIN 6 chữ số được tạo từ ứng dụng
Grab của tài xế. Các dịch vụ khác như GrabFood, GrabExpress cũng được Grab trình làng để
phục vụ tối đa nhu cầu của người dùng.
• Đưa ra các khuyến mãi để kích cầu cho thị trường:

14 | P a g e
Chiến lược của Grab rất rõ ràng, đầu tiên họ bỏ tiền ra để chạy các chương trình khuyến mãi với
giá rất ưu đãi và các mã giảm giá mỗi ngày, như ưu đãi cực lớn cho chuyến xe đầu tiên hay lần
gọi giao hàng đầu tiên. Từ đó mà khách hàng quen dần với Grab. Các tài xế có nhiều đơn hàng
hơn, mặc dù khách hàng chi phải trả ít tiền nhưng bù lại giá tiềm giảm giá sẽ được Grab bù lại
cho các tài xế sau khi hoàn thành chuyến đi. Khi lượng bên mua và bên bán đủ lớn cũng như đã
quá quen thuộc với việc sử dụng Grab thì Grab đã thay đổi được thói quen của thị trường Việt
Nam.

❖ Tạo ra được mức độ nhận diện thương hiệu rất cao nhờ chiến lược định vị thương hiệu phù
hợp với khách hàng mục tiêu:
Grab có màu xanh lá cây đặc thù, màu sắc của thương hiệu này phủ sóng khắp các hình ảnh của
thương hiệu, từ đồng phục, ứng dụng, logo,…giúp khách hàng dễ dàng nhận ra Grab. Đây cũng
là màu sắc mang lại cảm giác gần gũi và thân thiện. Trong việc lựa chọn các đại sứ thương hiệu
để PR hình ảnh, Grab cũng chọn những đại sứ mang đến hình ảnh thân thuộc, gần gũi với thị
trường bình dân.
1.2 Những hạn chế còn tồn tại
❖ Mạng lưới phân phối và phân khúc thị trường còn hạn chế:
Hiện tại Grab đã có mặt ở rất nhiều tỉnh thành phố lớn tại Việt Nam. Tuy nhiên, đối với những
khu vực nông thôn hoặc tinh lẻ, hầu như Grab vẫn chưa thể tiếp cận được. Điều này cũng làm
Grab mất đi một lượng khách hàng tiềm năng.
Tuy công nghệ phát triển, nhưng chưa thực sự triệt để, vẫn còn một số lượng lớn người chưa sử
dụng điện thoại thông minh hoặc không phải lúc nào cũng có kết nối mạng Internet để đăng nhập
vào ứng dụng. Hơn nữa, một số người, điển hình là những người lớn tuổi, không biết cách cài
đặt và sử dụng ứng dụng mặc dù nó khá đơn giản vì công nghệ phát triển quá nhanh ở lứa tuổi
của họ không thể bắt kịp. Điều này cũng làm Grab mất đi một lượng lớn khách hàng vì họ không
không biết phải đặt chuyến như thế nào.

❖ Các vấn đề nan giải với đối tác tài xế:


Là một trong những nhà tiên phong, nên Grab khi vừa mới xuất hiện đã thu hút được nguồn nhân
lực rất hùng hậu. Khi mới thâm nhập, mức chiét khấu của Grab đối với tài xế là 15%, mức này
được đánh giá là khá hợp lý cho các đối tác tài xế. Tuy nhiên, qua từng năm phát triển, Grab bắt
đầu tăng chiết khấu lên 20% và đến nay là 23,6%. Đồng thời, Grab không ngừng tuyển dụng
thêm tài xế khiến lượng khách chia đều nên mỗi tài xế chạy thu nhập rất thấp, không thể trụ nổi.
Điều này gây ra sự bất mãn lớn, có nhiều giai đoạn hàng trăm tài xế GrabBike đồng loạt tắt app,
phản đối việc tăng chiết khấu làm ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. Việc bất mãn này
đã khiến cho một lượng lớn đối tác tài xế từ bỏ Grab để “đầu quân” cho các doanh nghiệp đối
thủ có mức chiết khấu hấp dẫn hơn.
Grab vẫn chưa quản lý tốt được hết những đối tác của mình, để nhiều bác tài còn có thái độ không
tốt trong quá trình chuyên chở khách. Để nhiều người giả mạo là bác tài của Grab chặt chém
khách hàng. Để nhiều bác tài vừa là đối tác của mình lại vừa là đối tác của GoViet hay Bee.

15 | P a g e
Bên cạnh đó, Grab còn không thể kiểm soát được thời gian cũng như khu vực hoạt động của các
tài xế dẫn đến một số khu vực tập hợp rất đông các tài xế, shipper và một số khu vực lại có rất ít
tài xế, shipper nên rất khó đặt được dịch vụ.

❖ Doanh thu tăng trưởng “thần tốc” nhưng lợi nhuận của Grab Việt Nam lại lao dốc thảm hại
Chiếm lĩnh toàn bộ thị trường gọi xe, nhưng thắng lợi này của Grab Việt Nam lại không đồng
nghĩa với việc làm ăn có lãi. Bởi năm 2017, lãnh đạo Grab Việt Nam khẳng định đã xong trận
đánh thị phần, nhưng công ty lại báo lỗ. Tình trạng thua lỗ kéo dài sang tận năm 2018. Đặt chân
vào thị trường Việt Nam từ năm 2014, nhưng đến nay sau hơn 5 năm hoạt động, Grab Việt Nam
vẫn liên tiếp báo lỗ, năm sau lỗ luôn cao hơn năm trước. Cụ thể, báo cáo tài chính năm 2014 cho
thấy, lợi nhuận sau thuế của Grab bị âm 51,7 tỉ đồng và lỗ tới 442 tỉ đồng trong năm 2015. Số
thua lỗ ngày càng tăng, đi ngược lại với sự mở rộng mạng lưới và thị phần chóng mặt của Grab.
Năm 2018, lợi nhuận của Grab đạt mức lỗ cao nhất là 885 tỉ đồng.

❖ Các vấn đề với khách hàng:


Grab chưa thực sự thuyết phục được khách hàng sử dụng thường xuyên các tiện ích trên ứng
dụng. Các chương trình khuyến mãi ngày càng nhàm chán, không gây được sự hấp dẫn với khách
hàng. Do sử dụng chiến lược đưa ra các khuyến mãi để kích cầu trong thời gian đầu mới thâm
nhập để cạnh trạnh với các mô hình truyền thống, nhưng đến hiện tại, Grab đã bắt đầu tăng giá,
mức giá gần như không có sự chênh lệch so với các mô hình truyền thống. Bên cạnh đó, các
doanh nghiệp áp dụng mô hình truyền thống trước áp lực với đối thủ công nghệ cũng dần đưa ra
những chiến lược với những khuyến mãi hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng, giành lại thị phần.
Cũng như các doanh nghiệp khác, Grab cũng chịu ảnh hưởng từ các yếu tố khách quan như vấn
đề thời tiết, dịch bệnh hay giá xăng dầu. Chỉ cần có sự biến động từ các yếu tố khách quan trên

16 | P a g e
thì Grab mặc nhiên phải có sự thay đổi giá dịch vụ theo hướng biến đổi của các yếu tố đó. Điều
này làm giá dịch vụ trở nên không ổn định gây nên sự bất mãn cho khách hàng.

2. Các đề xuất hoàn thiện chiến lược kinh doanh


❖ Chiến lược mở rộng mạng lưới phân phối và phân khúc thị trường nhằm chiếm lĩnh thị
trường trong dài hạn
Nhu cầu về tiện ích ngày càng lớn và ở khắp mọi nơi. Các nông thôn vùng sâu vùng xa cũng
đang dần phát triển trở thành nông thôn kiểu mới, tiếp cận với công nghệ nhiều hơn, nên Grab
cần lên kế hoạch tìm hiểu các tỉnh, nông thôn đang trên đà phát triển, có lượng khách hàng tiềm
năng lớn để mở rộng quy mô hoạt động, khai thác hết các địa phương tiềm năng tại Việt Nam.
Thiết lập mạng lưới kiểm soát và thống kê thời gian và khu vực làm việc của các đối tác tài xế
để dễ dàng phân bố, bố trí các tài xế có mặt đồng đều ở các khu vực để đáp ứng được nhu cầu
của khách hàng ở mọi nơi, tránh mất doanh thu vì vấn đề khách hàng không đặt được tài xế.
Ứng dụng Grab đã trở thành “siêu ứng dụng” tích hợp tất cả các tiện ích, nhu cầu cần thiết của
con người, phù hợp với thời đại công nghệ như hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chỉ sử
dụng điện thoại một cách đơn thuần là để nghe gọi và vẫn có những nhu cầu cần thiết trên. Vì
thế, Grab nên triển khai thêm việc tạo một số hotline để dễ dàng gọi và yêu cầu dịch vụ như một
cách quen thuộc mà các doanh nghiệp dịch vụ trước đã làm. Khách hàng gọi đến yêu cầu dịch
vụ, tổng đài viên nhanh chóng kết nối với tài xế, kiểm tra tuyến đường và ngay lập tức báo lại
giá cước cho khách hàng, điều này vẫn đảm bảo việc khách hàng được biết giá dịch vụ trước và
tránh việc tài xế gian lận. Việc triển khai hoạt đồn này có thể giúp Grab nắm trọn được mọi phân
khúc khách hàng, ngày càng chiếm lĩnh thị trường.
Dựa vào mô hình BCG được thống kê qua quá trình kinh doanh để tiếp tục có những chiến lược
đẩy mạnh các SBU ngôi sao và dấu chấm hỏi, từ đó làm cơ sở để dẫn đầu thị trường trên đa dạng
các lĩnh vực.
❖ Nắm bắt sự phát triển của đối thủ và sự biến động của thị trường
Trước rủi ro đối với các đối thủ cạnh tranh, Grab cần cố gắng tìm hiểu các chiến lược mới, đánh
giá ưu nhược điểm của đối thủ để có thể kịp thời ngăn chặn sự vượt mặt của đối thủ.
Về vấn đề các yếu tố khách quan ảnh hưởng như xăng dầu, Grab cần kịp thời nắm bắt thị trường
biến động, khoản biến thiên của nó để đưa ra một mức giá cố định trong một khoản thời gian lâu
hơn, không để giá quá phụ thuộc vào yếu tố khách quan gây ra sự tăng giảm giá dịch vụ quá đột
ngột.
❖ Nâng cao nhận thức nguồn nhân lực nhằm tạo được đội ngũ vững mạnh và ổn định
Đối với các đối tác tài xế cần tạo môi trường đào tạo thích hợp, phải nêu cho họ biết được những
lợi ích mà họ đạt được khi hợp tác với Grab khác gì so với những đối thủ khác, gây dựng được
lòng tin của họ, cố gắng tạo môi trường làm việc thân thiện, gần gũi và thuận lợi nhất để họ có
thể thoải mái làm việc. Từ đó các tài xế sẽ trung thành và gắn bó lâu dài, tạo được sự ổn định cho
doanh nghiệp.

17 | P a g e
KẾT LUẬN
Hoạch định chiến lược là một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu trong kế hoạch kinh doanh
của doanh nghiệp công ty và nó sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghệp. Vì
vậy nếu doanh có chiến lược đúng, phù hợp sẽ góp phần phát triển doanh nghiệp lớn mạnh.

Grab là doanh nghiệp cung cấp các tiện ích dịch vụ trên nền tảng xây dựng “siêu ứng dụng”. Thị
trường Việt Nam là một thị trường vô cùng màu mỡ để Grab tiếp tục đầu tư và phát triển. Tuy
nhiên, đối mặt với các nhân tố ảnh hưởng đến công việc kinh doanh, Grab cần nhanh chóng nắm
bắt vấn đề và kịp thời áp dụng các giải pháp. Phân tích ma trận SWOT và BCG là điều nên làm
trước tiên để hoạch định thêm chiến lược cho công ty Grab đối với ứng dụng Grab giúp cho công
ty xác định được điểm mạnh mình đang có, những điểm yếu tồn đọng cần phải khắc phục, giảm
thiểu những thất bại không nên có. Giúp cho công ty có cái nhìn tổng quan hoàn thiện hơn trong
việc đưa ứng dụng Grab của công ty vào thị trường. Việc hoạch định chiến lược cho công ty là
một vấn đề cần thiết nhất là trong giai đoạn cạnh tranh thị trường hiện nay. Với chiến lược cạnh
tranh đúng đắn, phù hợp trong tương lai chắc chắn Grab sẽ ngày càng nâng cao vị thế của mình
trong nền kinh tế thị trường.

18 | P a g e
TÀI LIỆU THAM KHẢO

❖ Tài liệu chuyên ngành

• Sách Nguyên lý tiếp thị


• Sách Marketing căn bản

❖ Các tài liệu tìm kiếm online

• https://bnews.vn/grab-va-hanh-trinh-tao-cu-hich-tren-thi-truong-taxi-dong-nam-
a/53950.html
• https://vietnamsautaylai.com/grab/
• https://vietads.net.vn/goc-nhin-marketing/grab-va-chien-luoc-marketing-de-song-sot-va-
phat-trien-tai-viet-nam-237.html
• https://hbr.edu.vn/marketing/chien-luoc-marketing-cua-grab-ung-dung-dat-xe-hang-dau-
viet-nam.html
• https://dembuon.vn/threads/co-hoi-va-thach-thuc-cua-grab-tai-viet-nam.5064/
• https://issuu.com/myntn18411/docs/b_o_c_o_thuy_t_tr_nh
• https://kinhtemoitruong.vn/5-nam-dai-thang-thi-phan-grab-viet-nam-ngam-dang-nuot-
cay-vi-lo-nghin-ti-
12293.html#:~:text=C%E1%BB%A5%20th%E1%BB%83%2C%20doanh%20thu%20t
hu%E1%BA%A7n,l%C3%A0%202.194%2C5%20t%E1%BB%89%20%C4%91%E1
%BB%93ng.
• https://zingnews.vn/grab-tang-truong-manh-me-truoc-su-canh-tranh-gay-gat-trong-nam-
2019-post1033634.html
• file:///C:/Users/HP/Downloads/[123doc]%20-%20hoach-dinh-them-cac-chien-luoc-de-
nang-cao-nang-luc-canh-tranh-va-chat-luong-cua-ung-dung-grab-cho-cong-ty-grab.pdf

19 | P a g e

You might also like