You are on page 1of 8

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO NHÓM MÔN KINH TẾ VI MÔ


Đề tài:

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Võ Thế Sinh


Lớp Kinh tế vi mô
Nhóm: 02
Danh sách sinh viên thực hiện:
Trương Thị Phương Hường E20H0350
Nguyễn Thị Diễm My 719H0243
Nguyễn Ngọc Tuyết Nhi B20H0565
Nguyễn Đắc Toàn E20H0417
Hà Lê Thu E20H0409
Huỳnh Ngọc Phụng 720H1588
Nguyễn Nam Duy E20H0330
TPHCM, THÁNG 4 NĂM 2023
I. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TAXI TẠI VIỆT NAM
Hiện thị trường Việt Nam đang có hơn 200 hãng taxi hoạt động. Trong đó, Vinasun
và Mai Linh là hai doanh nghiệp có quy mô lớn nhất. Đáng chú ý, sự gia nhập của các
hãng gọi xe công nghệ như Grab, Gojek,… đã thay đổi cục diện thị trường này trong
những năm gần đây.
Năm 2020, thị trường taxi chịu thiệt hại đáng kể do COVID-19, với các đợt đóng cửa
và hạn chế nhu cầu về taxi. Tăng rủi ro liên quan đến những nơi đông đúc với các
biện pháp giãn cách xã hội đã có tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng của thị trường
khi sở thích của khách hàng chuyển sang phương tiện cá nhân.

Nguồn: https://www.mordorintelligence.com/
Khi các hãng truyền thống gặp khó, các hãng gọi xe công nghệ lại nhận được sự ủng
hộ từ người dùng. Ví dụ như Grab, dù không sở hữu bất kỳ một chiếc xe hay tài xế
nào, đã lần đầu tiên lọt top các hãng taxi phổ biến nhất tại Việt Nam bên cạnh các tên
tuổi như Mai Linh, Vinasun.
Báo cáo đánh giá, thị trường taxi Việt Nam đang bị phân tán. Những người tham gia
trong ngành có khả năng chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt do các chiến lược tích cực,
bao gồm mua lại, định giá, sáp nhập và phát triển sản phẩm mới.
Trong trung hạn, sở thích của hành khách đối với việc sử dụng dịch vụ taxi và dịch vụ
đi chung xe trên toàn quốc dự kiến sẽ tăng lên và do đó, điều này có thể khiến các
công ty tăng cường mở rộng hoạt động để cung cấp trong các ứng dụng di động,
nhằm duy trì các dịch vụ tương ứng. thị phần trong một thị trường cạnh tranh cao.
Sự phát triển của Internet, mức sống tăng lên và sự xuất hiện của những công ty nội
địa đang dần thay đổi cục diện. Trong giai đoạn dự báo, nhu cầu gia tăng và kịch bản
thị trường dự kiến sẽ có lợi cho các dịch vụ vận tải theo yêu cầu.

II. THỊ PHẦN CỦA CÔNG TY TNHH GRAB TRONG NGÀNH

Đầu 2014, Grab và Uber chính thức vào thị trường Việt Nam với mô hình hoạt động
mới.
Ngay khi gia nhập với tên gọi GrabTaxi và định vị là ứng dụng đặt xe giá rẻ, Grab
cũng đã chủ trương “đốt tiền” để giành miếng bánh đang nằm tay trong các hãng taxi
truyền thống.
Đề án thí điểm năm 2015 (Đề án 24), tạo cơ sở pháp lý cho Grab bắt đầu quá trình
bành trướng với chiến dịch giành thị phần theo cách chưa từng có ở Việt Nam. Nhờ
nguồn vốn dồi dào được các nhà đầu tư rót vào công ty mẹ (tại Singapore), Grab thực
hiện chiến dịch đốt tiền khuyến mãi cho khách hàng; chiết khấu, tiền thưởng cho tài
xế ở mức tối đa.

Nguồn: https://vietnammoi.vn/
Sau khi mua lại hoạt động của Uber tại Đông Nam Á vào tháng 3/2018, Grab gần
như "một mình một chợ" trên thị trường Việt Nam trị giá nửa tỷ USD.
Được kỳ vọng là đối thủ xứng tầm với Grab khi ra mắt, Go-Viet nhanh chóng gây
chú ý với tuyên bố của lãnh đạo công ty mẹ Go-Jek rằng hãng đã giành được 35% thị
phần xe ôm công nghệ tại TP.HCM chỉ sau hơn 1 tháng hoạt động.
Theo ABI Research, năm 2017 Grab chiếm 73% thị phần gọi xe công nghệ tại Việt
Nam. Năm 2020, vị thế dẫn đầu của Grab ngày càng được củng cố khi khi chiếm tới
74,6%. Các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM phủ kín màu áo xanh Grab
dù giá các cuốc xe không còn rẻ.
Xếp thứ hai là Be, doanh nghiệp nội vừa mới tham gia thị trường từ tháng 12/2018.
Thống kê của ABI cho thấy Be hoàn tất 31 triệu cuốc xe trong 6 tháng, giành được
16% thị phần.
Go-Viet, đứa con của Go-Jek tại thị trường Việt Nam, chỉ xếp thứ ba với 21 triệu
chuyến xe hoàn thành, tương ứng 10% thị phần. 1% còn lại thuộc về FastGo và các
ứng dụng khác.

III. PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN CUNG, CẦU VÀ GIÁ TRÊN THỊ
TRƯỜNG CỦA GRAB TRONG CÁC NĂM GẦN ĐÂY
Bảng giá dịch vụ GrabCar 2017

Nguồn: https://www.grab.com/
Bảng giá dịch vụ GrabCar 2020

Nguồn: https://www.grab.com/
Theo thông báo của Grab, từ ngày 5-12, giá cước tối thiểu của GrabCar tại Hà Nội sẽ
tăng thêm 2.000 đồng, từ 25.000 đồng lên 27.000 đồng cho 2km đầu và tăng thêm 1.000
đồng (từ 8.500 đồng lên 9.500 đồng cho mỗi km tiếp theo).
Tương tự GrabCar 7 chỗ sẽ áp dụng mức tăng từ 30.000 đồng lên 32.000 đồng cho 2km
đầu tiên và từ 10.000 đồng lên 11.000 đồng cho mỗi km tiếp theo.
Tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, giá cước tối thiểu của GrabCar cũng tăng thêm
2.000 đồng, từ 25.000 đồng lên 27.000 đồng cho 2km đầu tiên và tăng thêm 500 đồng
cho mỗi km tiếp theo.
Nguyên nhân điều chỉnh giá
Lý giải việc điều chỉnh giá lần này, Grab cho biết theo quy định mới của Nghị định
126/2020, thuế giá trị gia tăng (VAT) tăng từ 3% lên 10% với mỗi cuốc xe công nghệ
được áp dụng từ ngày 5-12. Do đó, để đảm bảo mức thu nhập cho tài xế, nền tảng đặt xe
này đã phải tăng giá cước cơ bản các dịch vụ.
Theo ghi nhận, nhiều hành khách sử dụng dịch vụ xe công nghệ bất ngờ khi cùng cự ly di
chuyển mỗi ngày, giá cước đã tăng mạnh hơn.
Phản ứng của khách hàng
Chị Nguyễn Quỳnh Vy (quận Phú Nhuận) cho biết hàng ngày chị đi từ đường Trường Sa
đến Đinh Tiên Hoàng (Q.1), cự ly hơn 5km với giá GrabCar 45.000 đồng. Tuy nhiên
sáng 5-12 bật app lên thì giá tới 60.000 đồng.
"Tôi khá bất ngờ với việc tăng giá của Grab. Đủ thứ loại thuế phí bao gồm chuyến xe,
thậm chí trừ thẳng vào tiền ví mà tôi không hề biết. Mỗi cuốc xe 4 bánh, tôi phải tốn
3.000 đồng khoản phí nền tảng mà không hiển thị cho khách biết" - chị Vy nói.
Sau khi GrabCar tăng giá từ 11h trưa nay, nhiều tài xế lo khách hàng sẽ dè dặt trong việc
đi lại hơn, cũng đồng nghĩa tài xế thêm ế ẩm.

Nguồn: https://nhadautu.vn/
Anh Trường - tài xế GrabBike - cho biết sau khi nhận cuốc xe với giá 23.000 đồng, sau
khi trừ tiền phí ứng dụng, thuế và phí nền tảng, số tiền thực nhận chỉ còn 16.000 đồng.
"Mức thu thuế, phí ứng dụng quá cao so với tình hình hiện nay, tôi chắc phải tìm nghề
khác" - anh Trường nói.
Bảng giá dịch vụ GrabCar 2022

Nguồn: https://www.grab.com/
Ngày 6-3/2022, Grab Việt Nam thông báo tới các đối tác tài xế trên toàn quốc về việc
điều chỉnh cước phí. Theo đó, dịch vụ GrabBike được điều chỉnh ở TP.HCM ở mức giá
tối thiểu cho 2km đầu tiên là 12.500 đồng, ở Hà Nội là 13.500 đồng. Giá cước cho những
kilômet tiếp theo là 4.300 đồng/km.
Với dịch vụ gọi xe ôtô GrabCar, giá cước tối thiểu cho 2km đầu tiên là 29.000 đồng/km,
những kilômet tiếp theo 10.000 đồng/km. Như vậy, tất cả dịch vụ của Grab đã tăng
khoảng 2.000 - 3.000 đồng/km so với bảng giá năm 2020.
Đáng chú ý, giá cước trên chưa bao gồm phí nền tảng và các loại phụ phí khác. Giá cước
có thể linh động khi nhu cầu tăng cao, dựa theo khu vực và thời điểm trong ngày.
Nguyên nhân điều chỉnh giá
Thông báo từ hãng xe công nghệ Grab Việt Nam, từ 10-3, công ty sẽ tăng giá cước hầu
hết các loại dịch vụ. Lý do được hãng này đưa ra là: "Để thích ứng với những biến động
về giá xăng dầu và giá tiêu dùng".
Cũng theo Grab, việc điều chỉnh giá cước sẽ giúp bù đắp một phần chi phí vận hành của
đối tác tài xế để họ có thêm cơ hội thu nhập trang trải cuộc sống, đồng thời khuyến khích
đối tác hoạt động tích cực và phục vụ người dùng tốt hơn.
Đồng thời, từ ngày 10/03/2022, Grab cũng sẽ triển khai thêm các chương trình ưu đãi để
Quý khách hàng sử dụng dịch vụ thêm thuận tiện và tiết kiệm hơn.
Phản ứng của khách hàng
Chị Quỳnh, 33 tuổi, nhân viên văn phòng tại quận 3, TP.HCM cũng mệt mỏi vì tình trạng
khan hiếm xe công nghệ trong thời gian gần đây. Chị cho biết, dù không phải giờ cao
điểm hay thời tiết xấu thì một lần book GrabCar chị phải chờ rất lâu, nếu cố gắng nhiều
lần để bắt được xe thì xe cũng di chuyển đến từ một khoảng cách rất xa.
"Nhiều lúc chờ rất lâu rồi nhận được thông báo 'không có tài xế'. Lúc có tài xế nhận cuốc
thì cũng ở rất xa, giá cước thì thời điểm nào cũng tăng cao", chị Quỳnh chia sẻ.
Khi hỏi tài xế về tình trạng khan hiếm xe thì các bác tài cho biết đôi khi ngại đường tắc,
di chuyển vất vả nên tắt app. Có bác tài thì lại giải thích có thể do hiện tại nhiều tài xế đã
trả xe, không còn chạy Grab nữa?

You might also like