You are on page 1of 4

1.4.1.

Doanh nghiệp
Sau khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam,Grab nhận thấy đây là một thị trường tiềm
năng rất lớn nên họ đã quyết định tung ra một loạt các dịch vụ của mình, có thể kể đến
như là GrabTaxi, GrabCar, GrabBike, GrabExpress,GrabMart,GrabFood,GrabShare,…
Bên cạnh đó sản phẩm còn được đa dạng bằng các phương thức thanh toán như: tiền
mặt,thẻ ATM,ví điện tử,…Ngoài ra,mã khuyến mại cũng liên tục được họ tung ra nhằm
kích cầu khách hàng.
Ngay từ khi ra mắt, Grab đã hút được rất nhiều khách hàng với mức giá hợp lý và đi kèm
rất nhiều mã giảm giá cho khách hàng. Vào thời điểm đó, Grab và Uber gần như thống trị
thị trường. Cả GrabCar và GrabBike đều có giá tốt hơn so với taxi truyền thống và xe ôm
truyền thống,khách hàng là người được lựa chọn họ sẽ chọn cái nào có lợi hơn cho mình.
Ngược lại với Uber, nơi khách hàng của Grab hoàn toàn biết chính xác giá tiền phải trả
trong khi Uber chỉ mang đến một con số ước lượng. Grab rất thông minh vì họ cho phép
người đi xe thanh toán bằng tiền mặt chứ không phải thẻ tín dụng như Uber, một thói
quen phổ biến trong văn hóa tiêu dùng ở Đông Nam Á. Điều này làm cho Grab có phẩn
nhỉnh hơn đối thủ.
Việc có thể tiếp cận với ứng dụng Grab là hoàn toàn đơn giản khi chỉ cần có smartphone
có internet và ứng dụng của Grab. Các tính năng trên ứng dụng được thiết kế cho người
dùng sử dụng dễ dàng, khi có nhu cầu đặt chuyến xe thì gần như được đáp ứng ngay lập
tức do tài xế Grab luôn phủ rộng và có một màu xanh truyển thống giúp khách hàng có
thể nhận ra dễ dàng.
Ngày nay, nhắc đến Grab thì chắc chắn ai cũng biết, Grab truyền thông rất tốt qua các
kênh mạng xã hội. Màu xanh lá cây như đi vào tiềm thức khách hàng là màu đặc trưng
của Grab.
Ngay sau thương vụ sáp nhập với Uber vào tháng 4 năm 2018, grab đã trở thành vị thế
độc tôn, nắm giữ phần lớn thị phần tại Việt Nam.
Grab hiện nay đã có vị thế cao nhất trên lĩnh vực gọi xe thông minh,và lợi thế của họ nằm
ở sức ép về giá, gây áp lực cho cả tài xế và khách hàng.
1.4.2. Đối thủ cạnh tranh
1.4.2.1 Đối thủ cạnh tranh chính:Gojek
Điểm mạnh:
 Danh tiếng: Gojek được mệnh danh là “Kỳ lân” của Indonesia, đứng trong Top
10 thương hiệu mạnh nhất ở Indonesia và Top 3 thương hiệu vận chuyển / hậu cần
mạnh nhất,được thành lập từ năm 2010 tại Jarkarta bởi nhà sáng lập Nadiem
Makarim.Được biết đến là một Staup tỷ đô đầu tiên của Indonesia. Vào quý
III/2018, một số nguồn tin cho biết trong thời gian sắp tới GoJek đổ bộ vào thị
trường Việt Nam với mảng gọi xe máy và giao đồ ăn, hai lĩnh vực mà Grab đang
có tốc độ phát triển rất nhanh hiện nay.
 Hệ thống phân phối và hoạt động: Kể từ tháng 11 năm 2018, Gojek đã hoạt
động tại Indonesia, Việt Nam, Singapore, Thái Lan.
 Một điểm mạnh khác mà Go-Jek vượt trội so với các ứng dụng gọi xe Việt Nam
chính là nguồn lực. Go-Jek không hề thua kém nhiều so với Grab về vốn hóa và
hiện vẫn gọi được nhiều khoản đầu tư lớn. Đứng sau GoJek còn là Google và
Tencent, hai gã khổng lồ công nghệ đến từ Mỹ và Trung Quốc. Hãng có nhiều lợi
thế hơn so với những ứng dụng Việt vốn chỉ được chống lưng bởi các doanh
nghiệp nội, thua kém cả về nguồn lực và nền tảng công nghệ.
Điểm yếu:
 Gia nhập thị trường sau so với Grab,cần xây dựng thương hiệu trong mắt khách
hàng.
 Phương thức thanh toán không đa dạng.
 Do gia nhập thị trường sau nên tài xế ở nhiều nơi còn hạn chế.
1.4.2.2. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Ngoài Gojek thì còn rất nhiều ứng dụng gọi xe thông minh khác như
:Be,vato,Mygo,Fastgo,…
 Điểm yếu của các ứng dụng này là nguồn lực còn hạn chế,còn non kinh nghiệm
trong ngành.
 Điểm mạnh của họ là do doanh nghiệp mới thành lập,để lôi kéo đội ngũ tài xế hiện
đang làm cho Grab,họ đã quy định mức chiết khấu thấp đáng kể, dao động từ 15-
20% so với Grab.Họ đã thể hiện quyết tâm của mình trong cuộc chiến tranh giành
thị trường Việt Nam.
Sản phẩm thay thế: Thay vì lựa chọn thuê người lái xe trong những tình huống cấp
thiết,người dùng có thể đặt xe theo cách thông thường để có thể nhanh chóng đến nơi
mình muốn.
Đối thủ cạnh tranh trong nội bộ ngành: Grab Hire là loại hình mới chưa du nhập tại
Việt Nam,chưa được bất kì doanh nghiệp nào triển khai nên khả năng cạnh tranh trong
ngành rất thấp.
1.4.2.3. Nhà cung cấp
Dịch vụ thuê tài xế điều quan trọng phải nói đến đó là người tài xế có kinh nghiệm lái xe
máy và ô tô.Đây là yếu tố Grab đã sẵn có với một nguộn lực rộng khắp và mạnh mẽ.Vì
thế khi Grab Hire ra mắt sẽ không thiếu tài xế gây mất tiện lợi cho khách hàng.
1.4.2.4. Người môi giới Marketing
- Cơ sở dịch vụ marketing: Công ty sử dụng hình thức nghiên cứu thị trường thông qua
các công ty nghiên cứu thị trường, thực hiện quảng cáo thông qua đội ngũ Marketing của
Công ty nhằm mang dịch vụ của Grab được nhanh chóng đến với khách hàng.

- Trung gian tài chính: Grab có một tiềm lực tài chính vô cùng hùng hậu với các công ty
tài chính đã rót vốn vào Grab trong thời gian gần đây nhất gồm: OppenheimerFunds,
Ping An Capital, Mirae Asset - Naver Asia Growth Fund, Cinda Sino-Rock Investment
Management Company, All-Stars Investment, Vulcan Capital, Lightspeed Venture
Partners, Macquarie Capital và một số nhà đầu tư khác.Vì thế nguồn lực về tài chính đối
với Grab có thể nói là vô cùng mạnh mẽ để chiếm thị trường ngay từ ban đầu.

1.4.2.5. Khách hàng


Sản phẩm dịch vụ Grab rất đa dạng: từ GrabTaxi, GrabBike, GrabCar, GrabExpress và
gần đây là GrabShare hiện đã có mặt tại Việt Nam. Sản phẩm của Grab đã được chứng
nhận chất lượng ISO 9001:2015. Thương hiệu Grab luôn phát triển sản phẩm của mình
để đạt được chất lượng tốt nhất, bám sát vào nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
GrabExpress (dịch vụ giao hàng) là sản phẩm của Grab mà Uber không có.
Grab thường đặt khách hàng làm trung tâm trong quá trình phát triển dịch vụ của mình.
Grab luôn cố gắng phát triển sản phẩm qua việc lắng nghe khách hàng của mình cũng
như nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng trước khi gia nhập vào thị trường mới.
Grab vào VN từ năm 2014 đến nay,trải qua 8 năm khách hàng đã quen sử dụng dịch vụ
của Grab cũng như hài lòng 1 phần nào đó bởi những tiện ích mà nó mang lại(Xe luôn
được giữ gìn,sạch sẽ,hầu hết là các mẫu xe đời mới như huyndai i10, i20.Các tài xế là chủ
xe tham gia lái xe trong những lúc rảnh rồi nên vô cùng cẩn thận,,Hình thức thanh toán
khách hàng có thể thanh toán bằng thẻ trả trước giống như thẻ ngân hàng do grab cung
cấp.
Tận dụng sự tin tưởng trong mắt khách hàng mà Grab đã giành được trong suốt 8 năm
qua để mở rộng sang mảng Grab Hire là một lợi thế vô cùng lớn.
1.4.2.6. Công chúng
Cho thuê người lái xe là một loại hình mới mẻ với thị trường Việt Nam.Vì vậy,khi ra mắt
sẽ kích thích,thu hút được một số lượng công chúng quan tâm như:
Công chúng tài chính:Grab là một công ty công nghệ lớn tại Đông Nam Á nói chung,Việt
Nam nói riêng,với sự đầu tư mạnh mẽ của các công ty tài chính trên thế giới.Việc huy
động vốn cho dịch vụ mới sẽ vô cùng dễ dàng với công ty.
Công luận và công chúng chính quyền: Grab luôn lấy trải nghiệm của khách hàng làm
trung tâm,vì thế các sản phẩm, dịch vụ mà công ty phát triển đều bắt nguồn từ nhu cầu
của khách hàng như GrabExpress (Dịch vụ giao hàng hóa), GrabShare,… Chính nhờ sự
chủ động cải tiến, phát triển dịch vụ mới để có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng
dù là khó tính nhất. Thế nên hình ảnh của Grab trong mắt truyền thông, báo chí ,chính
quyền nhà nước là vô cùng tốt đẹp.
Giới hoạt động xã hội: Grab là một công ty công nghệ lớn,vì thế từ website,fanpage trên
các trang mạng xã hội,thậm chí đánh giá tài xế trên ứng dụng đều được thể hiện rõ
ràng,chuẩn xác,khách quan nhất để người dùng có thể đánh giá chất lượng dịch vụ.
Công chúng tổng quát: Trong quá trình phát triển dịch vụ Grab luôn lấy khách hàng làm
trung tâm.Grab luôn cố gắng phát triển dịch vụ của mình qua việc lắng nghe ý kiến khách
hàng của mình,để cho ra đời những dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của họ.
Công chúng nội bộ: Grab luôn có chế độ lương thưởng theo cuốc xe của mỗi tài xế của
mình,kích thích tài xế năng nổ trong công việc.Từ đó chất lượng dịch vụ của Grab cũng
phần nào nâng cao hơn so với các đối thủ cùng ngành.

You might also like