You are on page 1of 9

1 phân tích môi trường

Thị phần các hảng hàng không nội địa tại Việt Nam
Tổng khách hàng đạt hơn 12 triệu khách/năm, mức tăng trưởng bình quân trên
15%/năm. Hàng không ngày càng đc yêu thích
Hàng không ngày cạnh tranh do có nhiều hãng hàng không mới tham gia vào
thị trường. Thị trường hàng không nội địa hiện có 5 hãng khai thác gồm Vietnam
Airlines, Jetstar Pacific, Vasco, Air Mekong và VietjetAir.
 Ngành hàng không Việt Nam cũng không nằm ngoài tác động của đại dịch
COVID-19. Trong báo cáo tình hình phát triển doanh nghiệp năm 2020 và 5 tháng
đầu năm 2021, với ngành hàng không, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, thị trường
sụt giảm nghiêm trọng nhất, nhu cầu vận tải hàng không năm 2020 giảm 34,5 -
65,9%, doanh thu các doanh nghiệp hàng không giảm 61% so với năm 2019.
Đợt dịch COVID-19 lần 3 bùng phát dịp tết năm 2021 khiến doanh thu ngành
hàng không giảm 80% so với cùng kỳ năm 2020. Dự báo hoạt động vận tải hàng
không tiếp tục gặp khó trong năm 2021. Nếu dịch COVID-19 được kiềm chế, phải
đến năm 2024 hoạt động ngành hàng không mới có thể phục hồi như trước dịch
bệnh.
2 Giới thiệu về công ty
Tháng 4 năm 1993, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines)
chính thức hình thành với tư cách là một đơn vị kinh doanh vận tải hàng không có
quy mô lớn của Nhà nước.
Năm 2002: Giới thiệu biểu tượng mới - Bông Sen Vàng gắn với các cải tiến
vượt trội về chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng bay và nâng cấp đội bay
2016:  Top 3 Hãng hàng không tiến bộ nhất thế giới (SKYTRAX)
2017: “Hãng hàng không hàng đầu thế giới về bản sắc văn hoá” và “Hãng
hàng không hàng đầu thế giới về hạng Phổ thông đặc biệt” bởi World Travel
Awards
2018: Nằm trong top những Hãng hàng không lớn được yêu thích nhất châu Á
năm 2018 (Traveler’ Choice Major Airlines – Asia 2018) do Tripadvisor bình chọn.
05/2020: Kỷ niệm 25 năm thành lập Vietnam Airlines Thực hiện thành công
187 chuyến bay tới hơn 30 quốc gia để đưa 54 nghìn đồng bào hồi hương
3 viễn cảnh thương hiệu
SỨ MỆNH – TẦM NHÌN:
► Trở thành Hãng hàng không hàng đầu Châu Á được khách hàng tin
yêu lựa chọn.
► Là Hãng hàng không quốc gia, lực lượng vận tải chủ lực.
► Cung cấp dịch vụ đa dạng, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của
khách hàng.
► Tạo dựng môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, nhiều cơ
hội phát triển thành đạt cho người lao động.
► Kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo lợi ích bền vững cho cổ đông.
GIÁ TRỊ CỐT LÕI:
► An toàn là số 1, nền tảng cho mọi hoạt động.
► Khách hàng là trung tâm. VNA thấu hiểu sự phát triển của tổ chức gắn liền
với sự tin yêu của khách hàng.
► Người lao động là tài sản quý giá nhất. Mọi chính sách đãi ngộ được xây
dựng trên cơ sở công bằng và lợi ích xứng đáng để duy trì sự gắn kết và tạo sức
mạnh đoàn kết trong tổ chức.
► Không ngừng sáng tạo. Lấy sáng tạo là phương châm đổi mới, VNA luôn
đổi mới không ngừng trên mọi lĩnh vực với tư duy đột phá để đạt được thành công
lớn.
MỤC TIÊU:
► Top 10 hãng hàng không được ưa thích tại châu Á
► Top 3 về quy mô trong khu vực Đông Nam Á.
► Trở thành hãng hàng không số (Digital Airlines).
► Củng cố dịch vụ 4 sao và từng bước đạt tiêu chuẩn hãng hàng không 5 sao
sau 2020.
► Trở thành doanh nghiệp được ưa thích hàng đầu tại thị trường lao động
Việt Nam.

4. Định vị thương hiệu


- Định vị hướng đi là một hãng hàng không đẳng cấp quốc tế, một kế
hoạch bài bản để nâng cấp toàn diện chất lượng sản phẩm, dịch vụ từ mặt đất đến
trên không đã được hãng hàng không mang biểu tượng Bông Sen Vàng xây dựng
ngay từ năm 2014, 2015.
- Trước những nỗ lực hoàn thiện và nâng cao thương hiệu Vietnam
Airlines, cộng đồng trong nước và quốc tế tiếp tục đánh giá cao hãng hàng không
Quốc gia Việt Nam với hàng loạt giải thưởng danh giá..
5 Bộ nhận diện thương hiệu
Slogan: “ tự hào- vươn cao”
- Logo của Vietnam Airlines hiện tại là biểu tượng bông sen cách điệu.
Nhưng để cho ra đời phiên bản logo ấn tượng như vậy, hãng đã phải qua nhiều lần
thay đổi, tham khảo. Đó là một hành trình mang tính chiến lược để tìm ra được biểu
tượng phù hợp.
- Năm 1993, hãng bắt đầu tìm kiếm ý tưởng cho logo Vietnam Airlines từ
các biểu tượng truyền thống Việt Nam như cây lúa, cây tre, mặt trống đồng,.. và cả
biểu tượng bông sen. Sau đó thì họa sĩ người Nhật – Victor Kubo đã thiết kế logo
Vietnam Airlines với biểu tượng bông sen vàng cách điệu.
- Ngày 20/10/2002, logo Vietnam Airlines chính thức xuất hiện trên bầu
trời Việt Nam với biểu tượng bông sen ấn tượng nhất.
- Logo Vietnam Airlines sử dụng biểu tượng chính là bông sen vàng cùng
với tên thương hiệu ở phía dưới logo. Bông sen được coi là quốc hoa của Việt Nam
và hay được sử dụng cho những gì cao quý, tinh túy. Bông sen được sử dụng như
đại diện cho hình ảnh dân tộc cao quý, thiêng liêng tuy nhiên lại gần gũi, đời
thường. Bông sen vàng nở trong thiết kế logo như một sự khai sáng, mở ra làn gió
mới cho sự phát triển của thương hiệu.
- Logo máy bay Vietnam Airlines sử dụng kết hợp màu vàng của bông
sen và màu xanh dương của phần chữ. Màu vàng là tông màu tạo sự nổi bật, thể
hiện cho sự hoàn hảo, sang trọng và thịnh vượng. Trong khi màu xanh dương là
màu xanh của biển trời bao la, thể hiện cho sự tin cậy, sự an toàn và tính bảo đảm.
Đồng phục tiếp viên nữ Vietnam Airlines là áo dài truyền thống của Việt
Nam cách điệu nhẹ nhàng, chất liệu phù hợp với mọi điều kiện trên khoang bay.
- Tiếp viên nam mặc trang phục áo gile và cà vạt cùng tông màu với áo dài
tiếp viên nữ..
- Swot của vietnam airline
- Điểm mạnh (Strengths)
- Có thể nói điểm mạnh nhất của Vietnam airlines là sự hậu thuẫn của Chính
phủ với mạng đường bay trải rộng khắp toàn quốc và toàn cầu. Quy mô tài
chính lớn và đội hình máy bay hiện đại, đa dạng tạo cho Vietnam airlines thế
mạnh về hình ảnh, độ tin cậy. 
- Vietnam airlines đã được người dân khắp nước biết đến từ hàng chục năm
nay, do vậy, không cần phải quảng bá nhiều cũng đã được lựa chọn trong đầu
khách hàng. Vietnam airlines là thành viên chính thức của liên minh hàng
không Skyteam do vậy mạng đường bay quốc tế sẽ rộng hơn.
- Điểm yếu (Weaknesses)
- Một điểm yếu của Vietnam Airlines là cơ chế điều hành nhà nước có thể dẫn
đến việc ra quyết định chậm, phụ thuộc. Mức độ linh hoạt trong điều hành
chắc chắn sẽ không cao.
- Ngoài ra, Vietnam Airlines phải đối mặt với chi phí hoạt động cao. Hiện tại ở
Việt Nam, Vietnam Airlines đang là hãng hàng không sở hữu nhiều máy bay
nhất với 104 chiếc. Cơ cấu đội máy bay của Vietnam Airlines cũng gồm
những dòng máy bay tân tiến nhất, trong đó dòng máy bay thân rộng có
Boeing 787-9, Boeing 787-10 và Airbus A350. Do đó, chi phí để duy trì hoạt
động là vô cùng cao.
- Cơ hội (Opportunities)
- Vietnam Airlines đang có cơ hội trải rộng đường bay khắp toàn cầu và các
đường bay trong nước. Với việc sở hữu nhiều lợi thế và đường bay, cũng như
hậu thuẫn của Chính phủ, Vietnam Airlines nếu biết tận dụng sẽ trở thành tập
đoàn lớn trên châu lục.
- Vietnam Airlines cũng cải thiện hình ảnh thông qua việc hỗ trợ Chính phủ và
ngành y tế trong việc vận chuyển, đảm bảo trang thiết bị, vật tư trong thời
gian đất nước và thế giới đang “gồng mình” chống lại dịch bệnh.
- Thách thức (Threats)
- Về thách thức, Vietnam Airlines có nguy cơ bị cạnh tranh gay gắt, mất dần
thị phần khi các doanh nghiệp khác tham gia như: Mekong Air, Trãi Nguyên,
VietJet Air Asia, Indochina Airlines…
- Bên cạnh đó, trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, Vietnam
Airlines phải đối mặt với áp lực lớn về tài chính. Tổng công ty Hàng không
Việt Nam (Vietnam Airlines) trong 3 tháng đầu năm 2020, doanh thu hợp
nhất của Vietnam Airlines ước đạt 19.212 tỷ đồng, giảm 6.712 tỷ so với cùng
kỳ và lỗ 2.383 tỷ đồng.
-
6 phân đoạn thị trường, khách hàng mục tiêu
Định vị mình là hãng hàng không cao cấp
Vietnam Airlines thu hút với những dịch vụ của mình, hãng định vị mình là
một thương hiệu quốc gia, cùng với đó là đi kèm với chất lượng cao cấp. vì vậy đối
tượng khách hàng hướng tới là những những có thu nhập ổn định, và tầm trung trở
lên và sẵn sàng bỏ tiền để trải nghiệm những dịch vụ tốt nhất.
Thực tế là dù ở bất cứ phân khúc nào với mức giá nào, khách hàng cũng đòi
hỏi những tiêu chuẩn dịch vụ an toàn, đúng giờ, máy bay tốt và dịch vụ tốt (theo
phân khúc lựa chọn). Trong khi cuộc chiến về giá vé máy bay của các hãng hàng
không thì vẫn phải tiếp diễn. 
Khi chất lượng cuộc sống đang dần được nâng cao như hiện nay, khách hàng
ngày càng nhận ra giá vé không phải là yếu tố quan trọng nhất. Sự phản cảm của
khách hàng đối với một hãng hàng không nằm ở việc phải trải nghiệm một chuyến
bay tồi tệ với đủ loại "cực hình" như: hủy chuyến, liên tục trì hoãn giờ bay, dịch vụ
hỗ trợ trễ chuyến yếu kém,... kéo theo những hệ lụy rất lớn cho khách hàng trong
công việc cũng như trong cuộc sống. Khi đó, dù là giá rẻ thì cũng trở thành "đắt đỏ"
trong mắt khách hàng, khiến khách hàng có thể phải quay lưng với hãng.
7 phân tích hành vi của khách hàng mục tiêu
Với dịch vụ 4 sao và cạnh tranh vượt trội về chất lượng, Vietnam Airlines có
lợi thế cạnh tranh tuyệt đối ở phân khúc khách hàng trung bình và cao, nguồn khách
hàng này mang lại tăng trưởng 7% cho doanh nghiệp trong 5 năm (2013-2018).
Việc tăng trưởng 7% khách doanh thu cao có giá trị gấp đôi hoặc hơn gấp đôi tăng
trưởng doanh thu chạy theo số lượng hành khách hoặc tăng trưởng chuyến bay
nhưng không tăng kèm giá trị và chất lượng.
73% khách hàng chọn gói dịch vụ khá (từ 1,5 triệu đồng/vé đến 3,2 triệu
đồng/vé trở lên). Do đó, tổng thị phần khách hàng chọn gói full services với chất
lượng cao bay trên Vietnam Airlines Group khoảng 81%.
Đó cũng là lý do mà hãng hàng không quốc gia vẫn tiếp tục nâng cao chất
lượng dịch vụ, hướng đến mục tiêu trở thành hãng hàng không 5 sao đầu tiên tại
Việt Nam nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng.
Lộ trình phát triển dịch vụ đạt chuẩn 5 sao đã được hãng lên kế hoạch ngay
sau khi Vietnam Airlines nhận chứng chỉ chất lượng dịch vụ 4 sao cách đây 4 năm
về trước và ngày càng tiến gần hơn trong vòng 2-3 năm tới.
8 đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh
Bamboo Airways là hãng hàng không Starup trong nước, dưới sự điều hành
và quản lý của tập đoàn FLC. Bamboo Airways thành lập vào năm 2017 và có trụ
sở chính được đặt tại sân bay Phù Cát tỉnh Bình Định.
So sánh Bamboo và Vietnam Airlines - Mạng lưới đường bay
Bamboo Airways
Bamboo Airways  Tính đến thời điểm hiện tại, Bamboo Airways đã mở được
đến 36 chặng bay nội địa và quốc tế, phục vụ được hơn 3 triệu lượt khách.
Vietnam Airlines
Hiện tại hãng hàng không Vietnam Airlines đang thực hiện khai thác các
chuyến bay nội địa và quốc tế bao gồm rất nhiều các chuyến là hợp tác song phương
& hợp tác liên danh linh hoạt tại Viêt Nam, Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ và Châu
Phi cụ thể như sau:
 Bay nội địa Việt Nam: gồm 18 đường bay và 4 điểm đến
 Bay Châu Á: gồm 56 đường bay và 31 điểm đến.
 Bay Châu Âu: gồm 40 đường bay và 30 điểm đến.
 Bay Châu Mỹ: gồm 23 đường bay và 20 điểm đến
 Bay Châu Phi: gồm 1 đường bay và 1 điểm đến.
Vietnam airline có mạng lưới chuyến bay đa dạng và nhiều hơn
So sánh giá vé
Có một điều chắc chắn là giá vé máy bay của Vietnam Airlines sẽ cao hơn so
với Bamboo Airways, đơn giản vì Vietnam Airlines được định hình là hãng bay
chất lượng 4 sao trong khi đó Bamboo Airways lại đi theo hướng giá rẻ. Giá vé của
2 hãng có sự chênh lệch khá rõ rệt. 
Vietnam Airlines
Giá vé cho trẻ em: từ 2 đến dưới 12 tuổi: tính 90% (chặng nội địa) và 75%
(chặng quốc tế) giá vé người lớn. Dưới 2 tuổi được tính 10% giá vé người lớn.
Bamboo Airways
Giá vé cho trẻ em: từ 2 đến dưới 12 tuổi tính 75% giá vé người lớn. Dưới 2
tuổi: chỉ thanh toán phí dịch vụ 100.000Đ/bé/chặng chưa tính thuế. 
giá vé máy bay của Vietnam Airlines sẽ cao hơn so với Bamboo Airways, đơn
giản vì Vietnam Airlines được định hình là hãng bay chất lượng 4 sao trong khi đó
Bamboo Airways lại đi theo hướng giá rẻ
Chất lượng dịch vụ chuyến bay
Thực tế, sau một khoảng thời gian trải nghiệm thì các hành khách của Bamboo
Airways đều đánh giá hãng hàng không này có chất lượng dịch vụ tốt hơn mong
đợi. Trong khi Vietnam Airlines từ trước đến nay vẫn được xem là hãng bay có chất
lượng phục vụ tốt nhất Việt Nam. Tuy nhiên, một bộ phận đã đi máy bay của 2 hãng
cho rằng sự chênh lệch về chất lượng dịch vụ của Bamboo Airways và Vietnam
Airlines là không nhiều. 
9 Kênh phân phối
Đại lý bán hàng
- Vietnam Airlines không chỉ mở rộng mạng lưới trong nước mà còn mở rộng
một cách nhanh chóng các đại lý phân phối ở 4 châu lục với thành tích vô
cùng ấn tượng. Tính đến tháng 12/ 2016, tổng số lượng đại lý PSA, BSP của
Vietnam Airlines đã lên tới 10,240 phòng vé. Chiến lược Marketing của
Vietnam Airlines trong việc phân phối số lượng đại lý nhiều như thế để phủ
sóng thương hiệu đến với khách hàng
- Wedsite chính thức
- Bên cạnh đó các kênh phân phối của Vietnam Airlines cũng rất chú trọng
vào việc áp dụng các yếu tố công nghệ vào quy trình bán vé để mang đến những trải
nghiệm tuyệt vời nhất dành cho khách hàng . 
- Website được thiết kế với giao diện “sạch sẽ”, bắt mắt, cách dùng dễ
dàng để tiếp cận nhanh nhất đối với khách hàng mục tiêu
- Các wedsite du lịch
- Sử dụng triệt để như Traveloka hay Booking… để giúp khách hàng tiếp
cận với những chuyến bay của mình một cách đa dạng hơn.

10 Truyền thông
 Quảng cáo thông qua báo chí 
Đây được xem là phương tiện quảng cáo hữu hình, nhằm nhắm vào phân khúc
khách hàng cao cấp – hạng thương gia, thường xuyên đọc tin tức trên báo. Hãng lựa
chọn những đầu báo uy tín, có phạm vi phát hành trên toàn quốc như: Thanh Niên,
Lao Động,…Ở thị trường nước ngoài Vietnam Airlines sử dụng các đầu báo sau:
Goodweeken, Travel Trade,…để quảng bá dịch vụ của mình.
 Quảng cáo thông qua truyền hình 
Chi phí quảng cáo trên truyền hình vào những khung giờ vàng khá cao. Vì
vậy, hãng thường sử dụng những video ngắn trên các kênh quốc gia như VTV để
quảng bá cho thương hiệu
 Quảng cáo thông qua Internet
Sử dụng trang web chính thức để quảng bá dịch vụ đóng vai trò quan trọng
trong tổng thể chiến chiến lược Marketing của Vietnam Airlines. Thông qua
website, hãng có thể cung cấp thông tin, giới thiệu sản phẩm, hướng dẫn cách đặt vé
cho khách hàng
PR thương hiệu “sạch” 
Với tư cách là hãng hàng không Quốc gia, Vietnam Airlines luôn có các
chuyến bay đưa người Việt sinh sống ở nước ngoài trở về nước, nhất là trong thời
gian đại dịch Covid-19 diễn ra.. Là một hãng hàng không, nên bước đi này của hãng
nhắm vào sự gia tăng độ nhận diện thương hiệu của mình với người dân. Điều này
chứng tỏ chiến lược Marketing của Vietnam Airlines có kế hoạch truyền thông và
PR vô cùng tốt. Hãng đã thu hút về hàng triệu khách hàng tiềm năng trung thành với
dịch vụ của mình. 
Kết quả
2018 là năm thứ ba liên tiếp tổ chức đánh giá và xếp hạng hàng không Skytrax
công nhận Vietnam Airlines đạt tiêu chuẩn hãng hàng không quốc tế 4 sao. Với giá
trị thương hiệu đạt 416 triệu USD theo đánh giá của Brand Finance. Thương hiệu
Vietnam Airlines tiếp tục tiến thêm một bậc trong bảng xếp hạng Top10 thương
hiệu mạnh nhất và giá trị nhất Việt Nam
11 Tổ chức thực hiện
Vietnam Airlines cũng phối hợp với Tổng cục Du lịch thực hiện các chương
trình TV show “Vẻ đẹp tiềm ẩn”, “SVietnam”… giới thiệu về những nét đặc trưng
của văn hóa xã hội, đất nước và con người Việt Nam. Đây được xem là một “nước
đi thông minh” của Vietnam Airlines nhằm nâng cao độ nhận diện thương hiệu của
mình đến với bộ phận khách hàng đam mê du lịch. Hãng hàng không Quốc gia đồng
hành cùng sự phát triển của đất nước, Vietnam Airlines hy vọng đoạn phim sẽ khơi
dậy ở mỗi du khách khát khao khám phá những địa danh, những nền văn hóa đậm
đà bản sắc Việt. Trong bối cảnh “mảnh đất hình chữ S” đang trở thành điểm đến
mới của châu Á, đoạn phim còn là lời khẳng định đầy tự hào của Vietnam Airlines
về vẻ đẹp của đất nước và cam kết không ngừng hoàn thiện để xứng đáng là một
trong những “hãng hàng không lớn được yêu thích nhất” trong khu vực.
12 kiểm tra
Đại hội đã ghi nhận, đánh giá cao nhiều thành tựu mà Vietnam Airlines đã đạt
được trong năm 2019. Doanh thu hợp nhất ở mức kỷ lục vượt 100.000 tỷ đồng, cụ
thể là 100.316 tỷ đồng, tăng 1,4% so sánh cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế hợp
nhất lớn nhất từ trước đến nay, đạt 3.389 tỷ đồng, tăng 2,3% so sánh cùng kỳ.

You might also like