You are on page 1of 11

1.

Bảo hiểm thân tàu (Hull): Bảo hiểm cho những tổn thất về vỏ tàu,
máy móc và trang thiết bị của tàu do những hiểm họa của biển/sông
nước gây ra, hoặc do những tai nạn bất ngờ như đắm, cháy, mắc cạn,
đâm va, nổ nồi hơi, gẫy trục cơ, …
2. Quy định về bảo hiểm thân tàu
2.1 Đối tượng của bảo hiểm thân tàu
- Bảo hiểm thân tàu là một loại bảo hiểm tài sản quan trọng nhất về
con tàu. Đối tượng bảo hiểm thân tàu là bản thân con tàu (vỏ, máy móc,
trang thiết bị trên tàu). Ngoài ra, tùy thuộc hợp đồng do hai bên ký kết,
đối tượng bảo hiểm còn có thể là bất kỳ một quyền lợi nào về tài sản gắn
liền với hoạt động của con tàu (ví dụ: dầu, container...). Điều cần nói rõ
thêm ở đây là trang thiết bị hoặc phụ tùng cần thiết của tàu vẫn được coi
là đối tượng bảo hiểm ngay cả trong trường hợp những trang thiết bị và
phụ tùng đó thuộc tài sản của chủ tàu hay do chủ tàu đi mượn, đi thuê,
miễn là những trang thiết bị, phụ tùng đó cần thiết phải có trên tàu do
yêu cầu của đăng kiểm hoặc cơ quan an toàn hàng hải bắt buộc. Ví dụ:
Xuồng cứu sinh của tàu được coi là đối tượng của bảo hiểm thân tàu,
nhưng trong trường hợp tàu đánh bắt cá, xuồng cứu sinh được dùng cho
mục đích đánh bắt cá thì không được xem là đối tượng bảo hiểm; nếu
muốn thì người được bảo hiểm phải mua bảo hiểm đặc biệt. Đối với
container, dầu... cũng vậy, để được bồi thường khi có tổn thất xảy ra,
người được bảo hiểm phải mua bảo hiểm thêm.
- Tài sản được xem là đối tượng bảo hiểm kể từ khi người được
bảo hiểm và người bảo hiểm ký kết hợp đồng bảo hiểm.
- Hợp đồng bảo hiểm thân tàu là văn bản được ký kết giữa tổ chức
bảo hiểm (người bảo hiểm) và người được bảo hiểm (có thể là chủ sở
hữu con tàu, có thể là người điều hành, quản lý...), trong đó quy định
rằng với việc thu một số tiền nhất định (gọi là phí bảo hiểm), người bảo
hiểm có nghĩa vụ bồi thường cho người tham gia bảo hiểm hoặc người
hưởng quyền lợi bảo hiểm những tổn thất mà họ phải gánh chịu do đối
tượng bảo hiểm trong quá trình hoạt động gặp những sự cố, rủi ro được
bảo hiểm.

2.2 Trách nhiệm của người bảo hiểm thân tàu


- Trách nhiệm của người bảo hiểm thân tàu được quy định ưong
điều khoản bảo hiểm mà khi ký hợp đồng hai bên phải ghi rõ. Thường
những công ty bảo hiểm có quy tắc bảo hiểm riêng được xây dựng trên
cơ sở Bộ luật Hàng hải của quốc gia đó. Tuy nhiên, điều khoản bảo hiểm
được thừa nhận quốc tế, được đại đa số các nước dựa vào hoặc viện dẫn,
hoặc áp dụng có sửa đổi bổ sung tùy theo điều kiện riêng biệt của nước
mình là Điều khoản bảo hiểm thòi hạn thân tàu của Hiệp hội Bảo hiểm
London.
- Điều khoản bảo hiểm thời hạn thân tàu (Institute Time Clause -
Hulls) phiên bản I.T.C. - 01/11/1995 của Hiệp hội Bảo hiểm London
(The Institute of London Underwriters) thường được coi là điều khoản
bảo hiểm tiêu chuẩn thống nhất và được áp dụng rộng rãi trong thương
mại quốc tế. Các điều khoản đó quy định rõ phạm vi trách nhiệm của
người bảo hiểm, thời gian bảo hiểm có hiệu lực, quyền hạn, nghĩa vụ của
các bên. Các điều khoản bảo hiểm đó do Hiệp hội những người làm công
tác bảo hiểm trong các công ty bảo hiểm là thành viên soạn thảo. Điều
khoản bảo hiểm thời hạn thân tàu của Hiệp hội Bảo hiểm London được
nhiều nước áp dụng, trong đó có Việt Nam.
- Điều khoản bảo hiểm thời hạn thân tàu của Hiệp hội lấy điều
khoản bảo hiểm thời hạn mọi rủi ro làm chuẩn. Đây là điều khoản mà
hiện nay nhiều công ty bảo hiểm Việt Nam áp dụng đối với các tàu Việt
Nam. Người bảo hiểm thân tàu có trách nhiệm bồi thường tổn thất (toàn
bộ thực tế hoặc toàn bộ ước tính), các chi phí sửa chữa, các chi phí hợp
lý xảy ra cho người được bảo hiểm khi đối tượng bảo hiểm (thân tàu)
gặp rủi ro trong những trường hợp:
+ Rủi ro vì cháy, sét, bão, gió lốc và những thiên tai khác.
+ Tàu bị mắc cạn, bị đâm va với tàu khác hoặc các vật thể cố định hoặc
vật thể nổi (kể cả băng).
+ Tàu bị lật hoặc bị chìm.
+ Tai nạn khi bốc, dỡ hàng, khi tiếp nhiên liệu.
+ Nổ ở trên tàu, nổ nồi hơi, gãy trục, khuyết tật ngầm ở vỏ máy, nồi
hơi.
+ Hư hỏng do sơ suất của thuyền trưởng, sỹ quan, thủy thủ. hoặc hoa
tiêu; sơ suất của người sửa chữa, miễn là người sửa chữa không phải là
người được bảo hiểm.
+ Các chi phí đóng góp tổn thất chung.
+ Hư hỏng do áp dụng những biện pháp nhằm cứu tàu và dập tắt các
đám cháy.
+ Tàu bị mất tích.
+ Các trách nhiệm do tàu đâm va với tàu khác.
+ Các chi phí cần thiết và hợp lý nhằm cứu tàu, giảm thiệt hại (nếu thiệt
hại được bồi thường theo điều kiện bảo hiểm).
- Khi đối tượng bảo hiểm thân tàu bị tổn thất toàn bộ (tổn thất toàn
bộ thực tế hoặc ước tính), người bảo hiểm sẽ đền bù cho người được bảo
hiểm trên cơ sở số tiền bảo hiểm.
-Tổn thất toàn bộ thực tế thường xảy ra khi tàu bị mắc cạn, hoặc bị
tổn thất do sự cố bảo hiểm mà người được bảo hiểm không còn hy vọng
phục hồi lại con tàu. Tổn thất toàn bộ thực tế cũng được áp dụng trong
trường hợp tàu bị hư hỏng nặng, con tàu đó không thể sửa chữa được (tại
nơi xảy ra tai nạn) cũng không thể đủ khả năng để được kéo đến nơi nào
đó để có thể sửa chữa. Người được bảo hiểm cũng có thể khiếu nại đòi
bồi thường tổn thất toàn bộ thực tế khi con tàu không còn có thể sửa
chữa được hoặc nếu sửa chữa thì chi phí ít nhất bằng 80% giá trị bảo
hiểm hoặc giá trị của con tàu sau khi đã sửa. Trường hợp tàu bị mất tích,
người được bảo hiểm cũng có quyền đòi bồi thường tổn thất toàn bộ.
Tàu được coi là bị mất tích nếu trong thời gian 60 ngày hoặc 90 ngày
(tùy điều kiện bảo hiểm mà hai bên thỏa thuận) kể từ ngày lẽ ra tàu phải
đến cảng đã định theo hành trình nhưng người được bảo hiểm không
được tin tức gì về con tàu đó.
-Giá trị bảo hiểm của tàu có ý nghĩa quan trọng. Giá trị bảo hiểm là
giá trị thực tế của con tàu, cộng với phí bảo hiểm (giá trị thực tế của tàu
được xác định bằng giá trị ghi trên tài sản cố định hoặc giá cả mua bán
tàu trên thị trường).
-Nếu số tiền bảo hiểm thấp hơn giá trị bảo hiểm vào lúc bắt đầu
bảo hiểm, khi xảy ra tổn thất toàn bộ, người được bảo hiểm chỉ được đền
bù bằng số tiền bảo hiểm (Số tiện do người tham gia bảo hiểm công bố).
Còn đối với những tổn thất bộ phận (kể câ mọi chi phí thuộc phạm vi
bảo hiểm), người bảo hiểm chỉ đền bù cho người được bảo hiểm theo tỷ
lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm.
-Trường hợp tàu bị tổn thất bộ phận (thiệt hại về vật chất chưa lên
đến tổn thất toàn bộ), người được bảo hiểm được bồi thường chi phí sửa
chữa con tàu trở lại trạng thái ban đầu trước khi bị tổn thất, các chi phí
khác liên quan trực tiếp đến việc sửa chữa hư hỏng (như chi phí ở cảng
sửa chữa, chi phí dịch chuyển tàu...), nhưng phải chịu một khoản gọi là
mức miên trừ. Mức miễn trừ cao hay thấp tùy thuộc vào tỷ lệ phí bảo
hiểm và công ty bảo hiểm.
-Việc quy định mức miễn trừ có tác dụng chính là buộc người
tham gia bảo hiểm có trách nhiệm hơn với tài sản được bảo hiểm.
Loại trừ không bồi thường
Một đặc điểm của bảo hiểm là để được bồi thường thì tổn thất xảy
ra phải do rủi ro được bảo hiểm. Rủi ro được bảo hiểm là những rủi ro
có tính chất ngẫu nhiên, bất ngờ, không thể lường trước. Rủi ro không
được bảo hiểm là những rủi ro có tính chất đương nhiên xảy ra, chắc
chắn xảy ra hoặc do lỗi của người được bảo hiểm. Theo điều khoản bảo
hiểm thân tàu này, người bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi
thường cho những tổn thất xảy ra:
- Hành động cố ý hoặc cẩu thả nghiêm trọng của người tham gia bảo
hiểm, người hưởng quyền lợi bảo hiểm hoặc người đại diện của họ.
- Tàu không đủ khả năng đi biển (tàu không đảm bảo an toàn hoặc
không thích nghi với việc đi biển, thiếu trang thiết bị cần thiết, thiếu
thuyền viên cả về số lượng cũng như chất lượng, không đủ giấy tờ hợp
lệ - thiếu giấy hoặc giấy tờ hết hạn, xếp hàng không đúng quy cách).
- Tàu, các bộ phận hoặc trang bị thiết bị quá cũ, hao mòn tự nhiên.
- Phá bãng (trừ trường hợp phá băng bằng tàu chuyên dụng).
- Người tham gia bảo hiểm, hoặc người hưởng quyền lợi bảo hiểm hoặc
đại diện của họ biết rằng tàu vận chuyển chở những chất và những vật
nguy hiểm về phương diện dễ nổ, dễ cháy nhưng không báo cho người
bảo hiểm biết.
- Rủi ro chiến tranh (mọi hành động quân sự, những biện pháp quân sự
và các hậu quả của những hành động hoặc biện pháp ấy); tàu bị hư hỏng,
hoặc phá hủy vì mìn thủy lôi, bom và các vũ khí chiến tranh, hành động
cướp biển, nội chiến, quần chúng nhân dân nổi dậy, đình công, bãi công,
bắt giữ, cầm giữ, giam hãm hoặc phá hủy tàu.
- Mất cước phí, tàu nằm chờ (kể cả chi phí tiền lương, nuôi dưỡng thủy
thủ, thuyền viên trong thời gian nằm chờ sửa chữa).
Điều khoản bảo hiểm thân tàu trên đây chỉ là một trong những điều kiện
bảo hiểm thân tàu của Hiệp hội Bảo hiểm London đã được nhiều nước
tham khảo áp dụng. Khi ký kết hợp đồng, người ta có thể ký bảo hiểm
theo “điều kiện mọi rủi ro”, có thể theo “điều kiện không chịu trách
nhiệm về tổn thất riêng”, có thể theo “điều kiện tổn thất toàn bộ”, hoặc
có thể thêm điều này bớt chi tiết kia; ví dụ: có thể ký hợp đồng thêm
điều kiện “bảo hiểm rủi ro chiến tranh”, bảo hiểm “mất cước phí”.

3. Ký kết hợp đồng bảo hiểm thân tàu


Việc bảo hiểm thân tàu có hiệu lực sau khi người tham gia bảo
hiểm ký kết hợp đồng bảo hiểm với người bảo hiểm và nộp phí bảo
hiểm.
Người tham gia bảo hiểm phải là người có quyền lợi bảo hiểm thực
sự, và chỉ những người có quyền lợi bảo hiểm thực sự mới được ký hợp
đồng bảo hiểm, đồng thời việc ký kết đó mới được xem là hợp pháp.
Người có quyền lợi bảo hiểm thực sự là người mà khi một sự kiện
bảo hiểm xảy ra cho đối tượng bảo hiểm có thể dẫn người đó đến một
tổn thất, một trách nhiệm pháp lý hoặc làm giảm của người đó bất kỳ
một quyền lợi được pháp luật công nhận (Ví dụ: người không có tàu thì
không thể mua bảo hiểm thân tàu để khi tàu bị tổn thất sẽ được bồi
thường). Người tham gia bảo hiểm thân tàu có thể là chủ tàu, người thuê
tàu trần, người quản lý...
Hợp đồng bảo hiểm thân tàu được ký kết trên cơ sở đơn yêu cầu
bảo hiểm. Trong đơn ghi rõ loại tàu, tên tàu, năm đóng, những thông số
đặc trưng cho con tàu... Tàu biển được bảo hiểm theo số tiền mà người
tham gia bảo hiểm khai báo, nhưng số tiền bảo hiểm không thể cao hơn
giá trị bảo hiểm (tàu biển).
Hợp đồng bảo hiểm có thể ký theo thời hạn (không quá 12 tháng)
hoặc bảo hiểm theo chuyến (nếu bảo hiểm dưới 3 tháng). Nếu bảo hiểm
theo chuyến thì trách nhiệm bảo hiểm bắt đầu khi tàu nhổ neo tại cảng đi
và kết thúc sau 24 giờ kể từ khi tàu thả neo an loàn tại cảng đến ghi
trong hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp tàu được bảo hiểm theo thời hạn
thì trách nhiệm của người bảo hiểm bắt đầu vào 0 giờ và kết thúc vào 24
giờ của ngày ghi trên hợp đồng. Nếu tàu bảo hiểm theo thời hạn mà vào
lúc hết thời hạn bảo hiểm con tàu đang ở ngoài khơi, đang gặp nạn hoặc
đang thả neo ở cảng lánh nạn, thì hợp đồng bảo hiểm được kéo dài cho
đến khi tàu về đến cảng đã định (nhưng người tham gia bảo hiểm phải
gửi giấy báo trước cho người bảo hiểm và người bảo hiểm có quyền thu
thêm phí bằng tỷ lệ thời gian kéo dài).
Theo quy tắc bảo hiểm thân tàu của Hiệp hội Bảo hiểm London,
khi tàu hoạt động ngoài vùng biển đã ghi trong hợp đồng tức là thoát ly
khỏi tuyến hành trình (trừ trường hợp việc đi chệch hướng hoặc ra ngoài
phạm vi hành trình nhằm mục đích cứu người, cún tàu và hàng hóa,
tránh nguy hiểm cho hành trình tiếp theo) thì hiệu lực của hợp đồng tự
động chấm dứt, trừ khi người được bảo hiểm thông báo trước bằng vãn
bản cho người bảo hiểm về ý định thay đổi vùng hoạt động. Ngoài ra,
người được bảo hiểm phải có nghĩa vụ báo cho người bảo hiểm tất cả
những thay đổi quan trọng về mức độ rủi ro, ví dụ trì hoãn hành trình,
thay đổi vùng hoạt động, về việc tàu tham gia kéo tàu khác,... Trong
những trường hợp đó, người bảo hiểm có quyền yêu cầu nộp thêm phí
bảo hiểm.

4. Quan hệ giữa các bên khi xảy ra sự kiện bảo hiểm


Người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm có quan hệ chật chẽ
với nhau khi đối tượng bảo hiểm gặp sự kiện bảo hiểm. Người bảo hiểm
thường đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề liên quan đến việc ký
hợp đồng cứu hộ, thu xếp sửa chữa, quyết định hình thức khiếu nại...
Theo yêu cầu của quy tắc bảo hiểm, khi có sự kiện xảy ra cho đối
tượng bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm (có thể là chủ tàu) hoặc người
đại diện (thuyền trưởng, đại lý...) phải có nghĩa vụ báo ngay cho người
bảo hiểm hoặc đại diện người bảo hiểm hoặc đại lý của họ nơi xảy ra sự
kiện. Tại nơi xảy ra sự kiện, người tham gia bảo hiểm hoặc đại diện của
họ có nghĩa vụ áp dụng mọi biện pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế tối
thiểu thiệt hại, cứu hộ và bảo vệ con tàu bị hư hỏng. Người tham gia bảo
hiểm có thể tham khảo ý kiến của người bảo hiểm. Trường hợp nếu
người bảo hiểm cho ý kiến chỉ đạo cụ thể thì người được bảo hiểm có
thể hành động theo sự hướng dãn của họ (nếu xét thấy hợp lý). Ví dụ:
Khi tai nạn xảy ra, nếu đại diện người bảo hiểm có mặt ở đó, thuyền
trưởng có thể thỏa thuận với họ về hợp đồng cứu hộ, về việc bảo quản
tàu, hoặc áp dụng các biện pháp cần thiết. Ngược lại, nếu người tham gia
bảo hiểm không thực hiện bất kỳ biện pháp nào nhằm ngăn ngừa thiệt
hại, người bảo hiểm có thể không chịu trách nhiệm với những tổn thất
lớn hơn tổn thất đáng có nếu người tham gia bảo hiểm đã thực hiện các
biện pháp cứu giúp, ngăn ngừa. Hơn thế nữa, người bảo hiểm được miễn
trách nhiệm về những thiệt hại phát sinh nếu người tham gia bảo hiểm
cố tình hoặc vì cẩu thả nghiêm trọng đã không áp dụng những biện pháp
ngăn ngừa hoặc giảm bớt thiệt hại cho đối tượng bảo hiểm. Khi tổn thất
xảy ra cho đối tượng bảo hiểm có liên quan đến trách nhiệm của người
thứ ba, người được bảo hiểm hoặc đại diện của họ phải áp dụng mọi biện
pháp cần thiết để bảọ lưu quyền truy đòi bên có lỗi (ví dụ hai tàu đâm
va). Một điều không thể quên được là người được bảo hiểm phải nhắc
nhở thuyền trưởng làm đầy đủ các thủ tục pháp lý ban đầu, gồm có:
+ Nhật ký hàng hải (Nhật ký boong và máy): Là những cuốn sổ, trong
đó thuyền trưởng, máy trưởng, các sỹ quan... ghi chép theo thứ tự thời
gian tất cả những sự việc, tình huống liên quan đến con tàu, thuyền viên
và hàng hóa.
Những số liệu trên được ghi chép chính xác trong Nhật ký hàng hải
trong thời gian trước khi, trong khi và sau khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Vì vậy, Nhật ký hàng hải hoặc trích sao Nhật ký hàng hải được coi là tài
liệu quan trọng khi xem xét thiệt hại.
Nhật ký máy là cuốn sổ ghi chép theo thứ tự thời gian tất cả các số liệu
liên quan đến buồng máy. Trong Nhật ký máy, người ta ghi cả những
mệnh lệnh đã nhận được, những mệnh lệnh đã được thi hành. Nhật ký
máy là những tài liệu quan trọng để xác định các tình huống của biến cố
trên tàu.
+ Kháng nghị hàng hải: Nếu Nhật ký hàng hải là cuốn sổ ghi chép tất cả
mọi tình huống liên quan đến tai nạn thì tuyên bố về tai nạn tại cảng đến
đầu tiên của thuyền trưởng là kháng nghị hàng hải.
Kháng nghị hàng hải là bản tuyên bố của thuyền trưởng nộp cho cơ quan
có thẩm quyền (cơ quan cảng hoặc cơ quan công chứng...). Kháng nghị
hàng hải trình bày những tình huống quan trọng nhất của biến cố hàng
hải và những biện pháp mà tàu đã tiến hành nhằm mục đích khắc phục
toàn bộ hoặc một phần hậu quả không thuận lợi của biến cố hàng hải.
Sở dĩ người ta còn gọi bản tuyên bố đó là thư dự kháng vì sau khi trình
bày những biến cố xảy ra với tàu, thuyền trưởng nêu lên những biện
pháp mà tập thể tàu đã áp dụng nhưng vẫn bất lực trước rủi ro (hoặc
thiên tai), và do đó kháng nghị chống lại những khiếu nại từ các bên đối
với thuyền trưởng hoặc chủ tàú.
Xét theo quan điểm bảo hiểm, thư dự kháng/kháng nghị hàng hải có ý
nghĩa ở chỗ đã ghi nhận các tình huống của biến cố hàng hải ở giai đoạn
đầu và do đó có thể được coi là chứng cứ đầu tiên khi người bảo hiểm
xem xét thiệt hại xảy ra. Mặc dù vậy, kháng nghị hàng hải/thư dự kháng
vẫn có thể bị bác bỏ nếu bên bảo hiểm đưa ra được những bằng chứng
khác.
Thư dự kháng phải nộp cho cơ quan có thẩm quyền tại cảng đến đầu tiên
(nếu tai nạn xảy ra trên biển). Cơ quan có thẩm quyền được quy định
theo luật của nước sở tại.
Thư dự kháng phải có chữ ký của người làm chứng (ít nhất là 2 người).
+ Báo cáo sự cố: Do thuyền trưởng hoặc máy trưởng lập. Đó là bản báo
cáo, trong đó tường thuật tóm tắt toàn bộ sự việc hoặc tình huống liên
quan đến biến cố hàng hải và những biện pháp mà tàu đã thực hiện.
+ Các chứng từ, tài liệu khác tùy từhg loại sự cố để làm bằng chứng
thuận lợi cho việc tranh chấp sau này.
Trường hợp tàu cần phải sửa chữa, người tham gia bảo hiểm phải báo
cho người bảo hiểm biết để thu xếp giám định nhằm đảm bảo quyền lợi
khách quan cho người tham gia bảo hiểm và người bảo hiểm. Quy tắc
bảo hiểm còn quy định việc chọn nơi sửa chữa phải được thỏa thuận với
người bảo hiểm “Người bảo hiểm có quyền không chấp nhận về địa
điểm sửa chữa hoặc xưởng sửa chữa tàu”.
Người tham gia bảo hiểm chuẩn bị hồ sơ, thu thập các tài liệu, các chứng
từ chi phí để tiến hành khiếu nại người bảo hiểm.
Sau khi người bảo hiểm bồi thường cho người tham gia bảo hiểm, người
bảo hiểm được quyền kế thừa tất cả các quyền lợi mà người tham gia
bảo hiểm hoặc người hưởng quyền lợi bảo hiểm có quyền đòi người thứ
ba. về phía mình, người tham gia bảo hiểm có trách nhiệm giao cho
người bảo hiểm toàn bộ chứng tù’ mà họ có liên quan đến vụ tổn thất và
phải làm các thủ tục cần thiết để người bảo hiểm truy đòi người thứ ba.

You might also like