You are on page 1of 11

Bài giảng 1 (tt)

Gia công quốc tế và


giao dịch tái xuất
Khái niệm về gia công trong thương mại

Tham khảo Luật Thương mại (2005) của Việt Nam:

Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên
nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của
bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá
trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để được hưởng thù lao.
Khái niệm về gia công quốc tế

Bên nhận gia công nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm
và/hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật của bên đặt gia công để chế biến ra thành
phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao.
Tham khảo Luật Quản lý ngoại thương 2017:

Thương nhân được nhận gia công hàng hóa hợp pháp cho thương nhân
nước ngoài, trừ hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc hàng hóa
tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.

Thương nhân được đặt gia công ở nước ngoài hàng hóa lưu thông hợp
pháp.
Các hình thức
(xét theo quyền sở hữu nguyên vật liệu)

- Giao nguyên liệu/ bán thành phẩm thu hồi thành phẩm và trả
phí gia công

- Mua đứt bán đoạn (bán nguyên liệu, mua lại thành phẩm)
(Xét theo số bên tham gia)

- Gia công 2 bên

- Gia công chuyển tiếp


(Xét theo phương thức sản xuất gia công)

- CMT ( trong dệt may)

- OEM (Original Equipment Manufaturing) (mua nguyên liệu/ bán thành


phẩm) ( sản xuất theo yêu cầu/mẫu thiết kết của bên đặt gia công và bán lại sản
phẩm cho bên đặt gia công)

+ Mua nguyên vật liệu đầu vào từ nhóm nhà cung cấp do người đặt gia
công chỉ định

+ Chủ động tìm nguồn nguyên vật liệu


- ODM (Original Design Manufacturing) : là phương thức sản xuất theo
đó nhà sản xuất chủ động tất cả các khâu thiết kế, mua nguyên vật liệu, tổ
chức sản xuất để xuất khẩu cho các chủ thương hiệu trên thế giới.

- OBM (Original Brand Manufaturing) : Là phương thức sản xuất theo đó


nhà sản xuất chủ động về thương hiệu, thiết kế, nguồn nguyên vật liệu, tổ
chức sản xuất.
Khái niệm về giao dịch tái xuất

Xuất khẩu hàng hóa đã được nhập khẩu trước đây mà chưa qua
khâu chế biến nào tại nước tái xuất.
Tái xuất theo đúng thực nghĩa

Hàng hóa được đưa từ nước ngoài hoặc từ khu vực hải quan
riêng, có làm thủ tục nhập khẩu vào và làm thủ tục xuất khẩu
chính hang hóa đó ra khỏi nước tái xuất.
Chuyển khẩu

- Hàng hóa được vận chuyển thẳng, không qua nước tái xuất

- Hàng hóa được chở đến nước tái xuất, không làm thủ tục
nhập khẩu vào nước tái xuất

- Hàng hóa được nhập vào kho ngoại quan ở nước tái xuất

You might also like