You are on page 1of 17

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP NHÓM MÔN NGHIỆP VỤ HẢI QUAN

Đề tài: Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình gia công
quốc tế

Nhóm 3
Tên các thanh viên trong nhóm:
1. Trương Thị Ánh – 11190684
2. Nguyễn Cao Hùng - 11192182
3. Cao Thị Ngọc Hà – 11191499
4. Nghiêm Hoàng Minh – 11193409
5. Nguyễn Mai Nhi – 11193990
6. Nguyễn Như Ngọc – 11196029
LỚP: NGHIỆP VỤ HẢI QUAN (121)_03
GIẢNG VIÊN: TS. NGUYỄN QUANG HUY

0
Hà Nội, 01 tháng 11 năm 2021
c nhập khẩu

1
Mục lục
I. KHÁI NIỆM, CÁC HÌNH THỨC GIA CÔNG QUỐC TẾ..................................2
1. Khái niệm...........................................................................................................2
2. Đặc điểm.............................................................................................................2
3. Các hình thức gia công quốc tế..........................................................................2
a. Xét về hình thức thanh toán phí gia công........................................................2
b. Xét về quyền chuyển giao sở hữu NVL và thành phẩm..................................2
c. Căn cứ vào chủ thể tham gia...........................................................................3
4. Ưu, nhược điểm của giao dịch gia công quốc tế................................................3
II. QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN...................................................................4
III. THỰC TRẠNG XNK HÀNG HÓA THEO LOẠI HÌNH GIA CÔNG TẠI VIỆT
NAM............................................................................................................................7
1. Tình hình Gia công hàng xuất khẩu tại Việt Nam hiện nay...............................7
2. Thành tựu............................................................................................................7
3. Bất cập trong thủ tục và nguyên nhân................................................................9
IV. CÁC KIẾN NGHỊ ĐƯA RA NHẰM ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH LÀM THỦ
TỤC HÀNG HOÁ XNK THEO LOẠI HÌNH GIA CÔNG QUỐC TẾ....................11

2
I. KHÁI NIỆM, CÁC HÌNH THỨC GIA CÔNG QUỐC TẾ

1. Khái niệm
Gia công quốc tế là phương thức giao dịch kinh doanh trong đó một bên (gọi là bên
nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi
là bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và
nhận thù lao (gọi là phí gia công)
Bản chất gia công quốc tế là hình thức mua bán giữa tiền và dịch vụ. Một bên chấp
nhận thuê bên kia gia công là muốn mua phí gia công rẻ của bên nhận gia công. Bên
nhận gia công thực chất là muốn bán sức lao động để có thu nhập.

2. Đặc điểm
Gia công quốc tế là hoạt động sản xuất gia công gắn liền với hoạt động xuất
nhập khẩu.
Bên đặt gia công quốc tế chuyển giao NVL để bên nhận gia công chế tạo
thành thành phẩm và xuất trả lại cho bên đặt gia công.
Chuỗi hoạt động này liên quan đến các nghiệp vụ XNK nên có sự liên kết chặt
chẽ giữa sản xuất gia công và ngoại thương
Các mặt hàng được gia công thường là hàng hóa thông thường có hàm lượng
lao động kết tinh trong giá trị lớn, không đòi hỏi nhiều chất xám.
Hoạt động gia công quốc tế thường diễn ra theo một chiều. Phần lớn các nước
phát triển là các nước đi đặt gia công và các nước kém phát triển là các nước nhận
gia công.

3. Các hình thức gia công quốc tế


a. Xét về hình thức thanh toán phí gia công
Có 2 hình thức gia công quốc tế là hình thức khoán và gia công theo hình
thức thực thanh thực chi
- Hình thức gia công khoán: là bên đặt gia công khoán cho bên nhận gia công
một khoản chi phí nhất định để bên nhận gia công tự quản lý, hạch toán chi
trong phạm vi đó.
- Hình thức thực thanh thực chi là bên đặt gia công chỉ thanh toán những chi
phí thực tế do bên nhận gia công chi ra. Chi phí gia công trong hình thức này
được tính như là chi phí lương của lao động.
→ Hình thức này áp dụng chủ yếu khi bên đặt gia công am hiểu và kiểm soát được
tổ chức của bên nhận gia công.

3
b. Xét về quyền chuyển giao sở hữu NVL và thành phẩm
Có 2 hình thức cơ bản: hình thức giao NVL nhận thành phẩm và hình thức
mua nguyên liệu bán thành phẩm.
- Hình thức giao nguyên vật liệu và nhận thành phẩm có đặc điểm:
 Không có sự chuyển giao về quyền sở hữu NVL
 Đối tượng áp dụng: khi mức độ quản lý thấp hoặc chưa hiểu rõ về đối tác, các
bên lựa chọn hình thức này và cử người giám sát quá trình gia công.
 Hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm có đặc điểm:
 Có sự chuyển giao về sở hữu NVL trong giai đoạn gia công
 Đối tượng áp dụng: Thường áp dụng khi bên nhận gia công có trình độ quản
lý cao và hệ thống hạch toán giá thành và chi phí chính xác. Lúc này bắt buộc
bên nhận gia công tự chủ hạch toán, quản lý và điều hành với chi phí thấp
nhất sẽ có hiệu quả cao nhất. Nếu quản lý kém sẽ mất dần vốn khi bỏ ra mua
NVL khi nhi nhận gia công.
 Thông thường, bên nhận gia công áp dụng hình thức này kết hợp với các điều
kiện cơ sở giao hàng gọi là xuất bán theo giá FOB hay giá CIF. Hình thức
xuất bán FOB được sử dụng nhiều hơn và là xu hướng chuyển dịch tất yếu
của hình thức gia công quốc tế trong những năm gần đây. 
c. Căn cứ vào chủ thể tham gia 
Căn cứ vào chủ thể tham gia có thể chia thành gia công hai bên hay gia công
nhiều bên. 
- Gia công nhiều bên (gia công chuyển tiếp): bên đặt gia công giao dịch dưới
danh nghĩa của mình cho nhiều bên gia công khác nhau. Bên nhận gia công là
một số doanh nghiệp mà sản phẩm gia công của đơn vị trước là đối tượng gia
công của đơn vị sau, và bên đặt gia công có thể chỉ có một và cũng có thể
nhiều hơn một.
Hình thức này khác với hình thức gia công mà một bên nhận gia công cho nhiều bên
tham gia.
- Gia công 2 bên: Trong đó chỉ có một bên đặt gia công và một bên nhận gia
công
4. Ưu, nhược điểm của giao dịch gia công quốc tế

ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM


Đóng vai trò rất lớn trong Bên nhận gia công thường là bên yếu kém về
việc luân chuyển hàng hóa vô nhiều mặt như vốn, công nghệ, kĩ năng,... nên
hình nhận được thù lao rẻ mạt. Bản thân bên đặt
gia công cũng muốn khai thác lao động cao
với chi phí thấp. Do đó, khó có loại hình gia
công trường tồn cho các bên tham gia.

4
Thúc đẩy việc chuyên môn Mâu thuẫn về văn hóa trong việc sử dụng lao
hóa lao động trên phạm vi động quốc tế. Thông thường, bên đặt gia công
toàn cầu, giúp cho việc phân luôn luôn muốn khai thác triệt để lao động
công lao động quốc tế phát nên áp dụng nhiều phương pháp quản lí công
triển mạnh mẽ nghiệp mạnh hay giảm thiểu các chế độ đãi
ngộ trong khi lao động ở bên nhận gia công
chưa quen với cường độ và phong cách làm
việc mới. Đây là nguyên nhân đổ vỡ của
không ít các quan hệ kinh tế bạn hàng.
có tác dụng lớn trong việc
giúp các DN nhận gia công
tiếp thu nhiều kinh nghiệm
quốc tế và người lao động
được tiếp cận với nhiều trang
thiết bị và công nghệ tiên tiến
hơn
Đây là hình thức được áp
dụng tất yếu trong giai đoạn
đầu hội nhập kinh tế quốc tế
và phát triển lực lượng lao
động bản địa thành lực lượng
lao động quốc tế hùng hậu.

*GIẢI THÍCH CHO NHƯỢC ĐIỂM


Đây là nhược điểm lớn nhất của hình thức này nên hình thức gia công quốc tế
thường chỉ đóng một vai trò nhất định trong một khoảng thời gian nào đó khi
bên nhận gia công còn lợi thế cạnh tranh về lao động rẻ. Một khía cạnh khác
cũng được nhìn nhận như là nhược điểm của hình thức gia công quốc tế là
mẫu thuẫn về văn hóa trong việc sử dụng lao động quốc tế. Thông thường,
bên đặt gia công luôn muốn khai thắc triệt để lao động nên áp dụng nhiều
phương pháp quản lý công nghiệp mạnh hay giảm thiểu các chế độ đãi ngộ
trong khi lao động ở bên nhận gia công chưa quen với cường độ và phong
cách làm việc mới. Mâu thuẫn này thường vấp phải những phản ững quyết liệt
từ cả hai phía và là nghuyên nhân đổ vỡ quan hệ kinh tế của các bạn hàng.
Các bên tham gia quan hệ mua bán đã có những mâu thuẫn này thường đạt tỷ
lệ rất thấp khi chuyển sang hình thức mua bán sòng phẳng với nhau. Ấn tượng
về các mâu thuẫn văn hóa đôi khi mang lại định kiến không tốt về quan hệ
kinh tế sau này giữa các bên đối tác. Nhược điểm này cũng rất khó lường
trước trong hình thức gia công quốc tế.
5
II. QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN

Bước 1: Thông báo hợp đồng gia công


Thương nhân gia công thông báo hợp đồng gia công cho công chức hải quan, hồ
sơ bao gồm:
- Hợp đồng gia công và các phụ lục hợp đồng (nếu có).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế.
Đối với doanh nghiệp lần đầu thực hiện hợp đồng gia công phải nộp thêm:
-         Giấy chứng nhận điều kiện kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy
chứng nhận ưu đãi đầu tư
-         Văn bản giải trình về việc đủ năng lực thực hiện hợp đồng gia công và
cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật
 
Kiểm tra cơ sở gia công, năng lực gia công sản xuất:
Kiểm tra đối với doanh nghiệp lần đầu gia công hoặc khi phát hiện có dấu hiệu xác
định tổ chức, cá nhân không có cơ sở sản xuất hoặc nhập khẩu nguyên liệu, vật tư
tăng, giảm bất thường so với năng lực sản xuất

 Kiểm tra địa chỉ cơ sở gia công: kiểm tra địa chỉ cơ sở gia công ghi
trong văn bản thông báo cơ sở gia công hoặc ghi trên giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh;
 Kiểm tra nhà xưởng, máy móc, thiết bị:
  Kiểm tra tình trạng nhân lực tham gia dây chuyền sản xuất thông qua
hợp đồng ký với người lao động hoặc bảng lương trả cho người lao
động;
 Kiểm tra thông qua Hệ thống sổ sách kế toán theo dõi kho hoặc phần
mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất, tồn kho lượng nguyên liệu, vật tư,
máy móc, thiết bị.

 
Thời điểm thông báo chậm nhất 1 ngày trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu
tiên của hợp đồng gia công
 
Công chức hải quan tiếp nhận, kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ, hợp lệ của hợp
đồng gia công; cấp số tiếp nhận hợp đồng gia công, ghi rõ ngày tháng năm tiếp
nhận.
Bước 2: Khai báo định mức
Định mức gia công gồm:

6
- Định mức sử dụng nguyên liệu là lượng nguyên liệu cần thiết, thực tế sử
dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm;
- Định mức vật tư tiêu hao là lượng vật tư tiêu hao thực tế để sản xuất một đơn
vị sản phẩm;
- Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư là lượng nguyên liệu hoặc vật tư thực
tế hao hụt bao gồm hao hụt tự nhiên, hao hụt do tạo thành phế liệu, phế phẩm tính
theo tỷ lệ % so với định mức thực tế sản xuất hoặc so với định mức sử dụng nguyên
liệu hoặc định mức vật tư tiêu hao.
Trước khi thực hiện sản xuất, tổ chức, cá nhân phải xây dựng định mức sử
dụng và tỷ lệ hao hụt dự kiến đối với từng mã sản phẩm. Trong quá trình sản xuất
nếu có thay đổi thì phải xây dựng lại định mức thực tế, lưu giữ các chứng từ, tài liệu
liên quan đến việc thay đổi định mức.
Người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về tính
chính xác của định mức sử dụng, định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt và sử dụng định
mức vào đúng mục đích gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; trường hợp vi phạm
sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Thương nhân gia công thông báo định mức, mã nguyên liệu, vật tư đính kèm
thông số kỹ thuật sản phẩm; lưu định mức, sơ đồ thiết kế sản phẩm, quy trình sản
xuất.
Công chức hải quan tiếp nhận thông báo định mức, lưu định mức cùng hồ sơ
hải quan, kiểm tra định kỳ, đột xuất định mức do thương nhân thông báo.
Bước 3: Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư gia công
1.    Bên đặt gia công cung cấp
-         Nhập khẩu từ nước ngoài: Thủ tục hải quan thực hiện như hàng hóa
nhập khẩu thông thường
-         Nguyên liệu, vật tư do bên đặt gia công mua và chỉ định đối tác thứ ba
gửi cho bên nhận gia công: Hồ sơ hải quan nhập khẩu có thêm văn bản của
bên đặt gia công thông báo cho bên nhận gia công về việc nhận hàng từ đối
tác thứ ba
 

2.     Bên nhận gia công tự cung ứng


-         Tự sản xuất hoặc mua tại thị trường Việt Nam
Phải được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng gia công
Không phải làm thủ tục hải quan và khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm
phải khai nguyên liệu gia công tự cung ứng theo mẫu nguyên vật liệu gia
công tự cung ứng
-         Mua từ nước ngoài: Thủ tục hải quan thực hiện tương tự hàng hóa nhập
khẩu thông thường

 
 Hàng mẫu gia công phải đáp ứng các điều kiện sau:
7
-         Chỉ có thể sử dụng làm mẫu gia công, không có giá trị thương mại
-         Bộ chứng từ lô hàng thể hiện là hàng mẫu
-         Mỗi mã hàng mẫu chủ được xuất/nhập tối đa 10 đơn vị

 
Bước 4: Xuất khẩu thành phẩm
Thủ tục hải quan tương tự loại hình kinh doanh xuất nhập khẩu.
1. Bên đặt gia công cung cấp nguyên vật liệu: Khi xuất trả thành phẩm sẽ
được miễn thuế xuất khẩu
2.     Bên nhận gia công tự sản xuất hoặc mua tại thị trường Việt Nam: Nếu
thành phẩm đó thuộc danh mục hàng hóa chịu thuế xuất khẩu theo quy
định pháp luật thì doanh nghiệp phải nộp thuế xuất khẩu

Bước 5: Thanh khoản hợp đồng gia công


Thương nhân gia công nộp hồ sơ thanh khoản đầy đủ, đúng quy định, gồm:
- Đơn đề nghị thanh khoản.
- Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu.
- Bảng tổng hợp sản phẩm gia công.
Công chức hải quan tiếp nhận hồ sơ thanh khoản; kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, đồng
bộ của hồ sơ thanh khoản. Trình Chi cục trưởng ra quyết định thanh khoản hợp đồng
gia công.
Bước 6: Xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm
Thời hạn xử lý nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị khi hợp đồng gia công
kết thúc.
- Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày hợp đồng gia công kết thúc, doanh nghiệp có
văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán phương án giải
quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn; phế liệu, phế phẩm.
- Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày thông báo phương án giải quyết nguyên liệu,
vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn, phế liệu, phế phẩm, doanh nghiệp phải
thực hiện xong thủ tục hải quan để giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc,
thiết bị thuê, mượn, phế liệu, phế phẩm (nếu có).
Các hình thức xử lý:  
- Bán tại thị trường Việt Nam;
- Xuất khẩu trả ra nước ngoài;
- Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại Việt Nam;
- Biếu, tặng tại Việt Nam;
- Tiêu huỷ tại Việt Nam.
Bước 7: Báo cáo quyết toán
Định kỳ hàng năm, chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài
chính, người khai hải quan nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu,
vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hoá xuất khẩu trong năm tài chính cho cơ quan hải
quan.
8
- Doanh nghiệp nộp báo cáo quyết toán theo nguyên tắc tổng trị giá nhập -
xuất - tồn kho nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh cho cơ
quan hải quan thông qua Hệ thống. Báo cáo quyết toán phải phù hợp với chứng từ
hạch toán kế toán của Doanh nghiệp.
- Lập và lưu trữ sổ chi tiết nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo các quy định
của Bộ Tài chính về chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó ghi rõ số tờ khai hàng hóa
nhập khẩu nguyên liệu, vật tư;
- Lập và lưu trữ sổ chi tiết sản phẩm xuất kho để xuất khẩu theo các quy định
của Bộ Tài chính về chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ xuất khẩu theo
số hợp đồng, đơn hàng;
- Lập và lưu trữ chứng từ liên quan đến việc xử lý phế liệu, phế phẩm;
- Xuất trình toàn bộ hồ sơ, chứng từ kế toán liên quan đến nguyên liệu, vật tư,
máy móc, thiết bị nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu khi cơ quan hải quan kiểm tra
tại trụ sở doanh nghiệp
III. THỰC TRẠNG XNK HÀNG HÓA THEO LOẠI HÌNH GIA CÔNG TẠI
VIỆT NAM
1. Tình hình Gia công hàng xuất khẩu tại Việt Nam hiện nay
Theo kết quả Tổng điều tra kinh tế 2017 của Tổng cục Thống kê, trong năm
2016, cả nước có 1.740 doanh nghiệp thực hiện hoạt động gia công hàng hóa với
nước ngoài. Tuy nhiên, hoạt động gia công của các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu
vẫn là làm thuê cho các đối tác nước ngoài, bởi các doanh nghiệp Việt Nam chỉ
hưởng phần phí (tiền công) từ việc gia công lắp ráp, phần lớn nguyên liệu đầu vào
do đối tác nước ngoài cung cấp.

Hai ngành gia công chính của nước ta là dệt may và giày dép, với doanh thu
từ gia công 2 mặt hàng này chiếm trọng số trong hoạt động gia công, lắp ráp hàng
hóa cho thương nhân nước ngoài của Việt Nam.
2. Thành tựu

 Có thể nói các chính sách ưu đãi, các quy định và nhiều văn bản pháp luật liên
quan của nhà nước đã tạo ra môi trường thuận lợi để DN gia công, SXXK
phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, góp phần nâng cao kim ngạch XNK của
cả nước và giải quyết ngày càng nhiều việc làm cho người lao động như: Luật
Hải quan năm 2014; Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005; Luật Quản lý thuế
năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế năm 2012;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế năm 2014. Cùng với
đó là các văn bản hướng dẫn như: Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày
20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt
động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và
quá cảnh hàng hóa với nước ngoài; Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày
21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải
9
quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; Thông tư
38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 25/3/2015 quy định về thủ tục hải
quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý
thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
 Bên cạnh đó, thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhận gia công cho thương
nhân nước ngoài cũng được hướng dẫn cụ thể, so với các quy định trước đây,
khi thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhận gia công doanh nghiệp
(DN) không phải thực hiện thông báo hợp đồng gia công; không phải thực
hiện thông báo định mức sử dụng và tỷ lệ hao hụt; không phải thanh khoản
hợp đồng gia công. Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, cơ quan hải
quan không thực hiện lấy mẫu lưu nguyên liệu và khi xuất khẩu sản phẩm gia
công, DN không phải xuất trình mẫu lưu nguyên liệu cho cơ quan hải quan
kiểm tra.
→ Những quy định mới trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhận gia công cho
thương nhân nước ngoài đã tạo nhiều thuận lợi cho các DN nhận gia công và tạo ra
nhiều cơ hội trong kinh doanh của DN như: Tăng uy tín tốt của DN và tăng lợi thế
cạnh tranh đối với các DN gia công của các nước khác; Tạo cơ hội giảm tải dư thừa
lao động hay thất nghiệp để phát triển nguồn nhân lực; Tăng nguồn thu ngoại tệ và
tạo điều kiện tốt để phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập; Thu hút sự đầu tư,
kỹ thuật quản lý hiện đại và kinh nghiệm quản lý phương thức tổ chức sản xuất tiên
tiến; Nâng cao vị thế của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.

 Tỷ lệ kim ngạch đóng góp từ hoạt động nhận gia công vào ngân sách là khá
lớn
    Đánh giá về tình hình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng đầu tư, gia công,
sản xuất, xuất khẩu, chế xuất, Cục Giám sát quản lý về hải quan cho biết, năm 2020
hoạt động gia công, nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu phát sinh tại hầu
hết các địa bàn cả nước với 10.416 doanh nghiệp (tăng 1,62% so với năm 2019),
chiếm 10,97% trên tổng số 94.913 doanh nghiệp xuất nhập khẩu (tăng 1,73% so với
năm 2019), trong đó có 1.624 doanh nghiệp chế xuất so với 1.570 doanh nghiệp năm
2019, tăng 3,44%.
   Năm 2020, kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu,
chế xuất đạt 141,52 tỷ USD. So với năm 2019, tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu loại
hình gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất năm 2020 đã giảm từ 57,18% xuống
55,81% (năm 2019 là 171,83 tỷ USD/300,53 tỷ USD tổng kim ngạch nhập khẩu).
Kim ngạch xuất khẩu gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất đạt 215,20 tỷ
USD/274,80 tỷ USD, đạt 78,31%, giữ tỷ lệ tương đương với mức 78,5% năm 2019.

10
   Lượng tờ khai xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu,
chế xuất cũng chiếm tỉ lệ lớn trong năm qua. Tổng số tờ khai nhập khẩu gia công,
sản xuất xuất khẩu (SXXK), chế xuất đạt hơn 3,33 triệu tờ khai, chiếm 52,99% trên
tổng lượng tờ khai nhập khẩu (6,30 triệu tờ khai), giảm nhẹ so với tỷ lệ 53,53% của
năm 2019 (3,38 triệu tờ khai/ tổng số 6,32 triệu tờ khai). Tổng số tờ khai xuất khẩu
gia công, SXXK, chế xuất đạt hơn 4,46 triệu tờ khai, chiếm 67,32% trên tổng lượng
tờ khai xuất khẩu (6,62 triệu tờ khai), giảm so với tỷ lệ 69,18% của năm 2019 (4,53
triệu tờ khai/ tổng số 6,55 triệu tờ khai).
→  Mặc dù bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến cho các doanh nghiệp trong
nước gặp khó khăn đối với nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra
do các khách hàng hủy đơn hàng trên toàn cầu, tuy nhiên xét về bình diện chung gia
công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất là loại hình chiếm tỉ lệ vượt trội cả về số lượng
doanh nghiệp, kim ngạch xuất nhập khẩu, lượng tờ khai làm thủ tục hải quan.

3. Bất cập trong thủ tục và nguyên nhân


Khi số lượng DN gia công hàng xuất khẩu ở Việt Nam ngày một gia tăng với
tốc độ ngày càng cao, đã và đang đặt ra những thách thức lớn trong công tác quản lý
nhà nước về hải quan.
  Loại hình gia công và sản xuất xuất khẩu tiềm ẩn nhiều rủi ro trong công tác
quản lý hải quan. 
Ví dụ :
    Loại hình được ưu tiên về thủ tục hải quan như: tiêu chí phân luồng rủi ro theo
loại hình thấp, tờ khai chủ yếu được phân luồng xanh và vàng… nên dễ bị lợi dụng
khi nhập và xuất khẩu hàng hóa. Dễ xảy ra tình trạng khai báo giả mạo, trà trộn các
mặt hàng khác khi nhập khẩu;

   Hợp đồng gia công và sản xuất xuất khẩu được thực hiện trong thời gian dài, nhiều
hạng mục phụ liệu cần phải quản lý rất phức tạp, số lượng tờ khai xuất nhập khẩu
nhiều, việc sử dụng nguyên liệu nhập được nối tiếp không tách bạch… Cơ quan hải
quan sẽ không biết được thông tin loại nguyên liệu được sử dụng để sản xuất cho
thành phẩm nào và của hợp đồng gia công nào. Dẫn đến khi gặp trường hợp, nhiều
thành phẩm sử dụng chung một hoặc nhiều loại nguyên liệu với định mức sử dụng
khác nhau, qua bảng biểu này, cơ quan hải quan không nắm bắt được thông tin chính
xác về lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu được sử dụng cho từng hợp đồng gia
công.
    
     Nguyên vật liệu đầu vào của loại hình gia công và sản xuất xuất khẩu chủ yếu là
các mặt hàng có thuế suất nhập khẩu cao, nếu gian lận được về số lượng nguyên vật

11
liệu nhập khẩu thì khi tiêu thụ trong nước sẽ trốn được thuế và mang lại khoản lợi
nhuận lớn;

     Cơ sở trang thiết bị, phần mềm quản lý của cơ quan Hải quan chưa thực sự chuẩn
hóa, chưa tiên tiến hiện đại để đáp ứng xu hướng phát triển của loại hình này. Trình
độ cán bộ công chức chưa đồng đều, thiếu thông tin trong quá trình quản lý. Lực
lượng kiểm tra sau thông quan chưa đủ mạnh để kiểm tra, rà soát lại toàn bộ quá
trình từ khi nhập khẩu nguyên liệu, gia công/sản xuất đến khi xuất khẩu sản phẩm…
 Ví dụ: 
 Vào tháng 2/2020, qua công tác kiểm tra sau thông quan, Cục Hải quan
TPHCM đã lập biên bản vi phạm vi phạm đối với Công ty TNHH Sản xuất
Rượu V.C (quận 6, TPHCM) về hành vi chưa thực hiện đúng quy định về
quản lý nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để xuất khẩu cho thương nhân nước
ngoài dẫn đến phát sinh chênh lệch nguyên liệu giữa số liệu tồn kho so với số
liệu tồn trên hồ sơ khai báo hải quan. Đơn vị đã truy thu và xử phạt trên 420
triệu đồng tiền thuế.
 Qua kiểm tra sau thông quan đối với hợp đồng gia công của Công ty Cổ phần
Sản xuất và Thương mại Thép N.M. (Bình Chánh, TPHCM), Cục Hải quan
TPHCM đã phát hiện DN này chưa thực hiện đúng quy định về quản lý
nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công cho thương nhân nước ngoài dẫn
đến phát sinh chênh lệch nguyên liệu giữa số liệu tồn kho so với số liệu tồn
trên hồ sơ khai báo hải quan. Cơ quan Hải quan đã truy thu và xử phạt trên
300 triệu đồng…

Ý thức chấp hành pháp luật của Doanh nghiệp còn chưa cao. Bên cạnh đó cơ
sở gia công/sản xuất thường biệt lập, cách xa trụ sở quản lý của cơ quan Hải quan
nên việc theo dõi, quản lý đối với hàng nhập khẩu, hàng tự cung ứng trong nước,
hàng xuất khẩu rất thiếu thông tin và khó trong quản lý. Ngoài ra, xuất hiện tình
trạng nợ thuế, trốn thuế  do DN nợ thuế không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký
kinh doanh, chủ DN cũng đã về nước.

Ví dụ:
 Công ty Cổ phần NIVL (huyện Bến Lức, Long An do ông A Nanda Kumar
làm Giám đốc). Tính đến hết tháng 4/2020, công ty này nợ thuế trên 152 tỷ
đồng. Số nợ thuế nêu trên thuộc 3 tờ khai NK theo loại hình đầu tư SXXK
phát sinh tại Cục Hải quan TP HCM từ năm 2013, bao gồm thuế nhập khẩu và
lệ phí hải quan. Theo Hải quan TPHCM, DN này đã ngưng hoạt động nhiều
năm nay, chủ DN cũng đã bỏ về nước, để lại số nợ khổng lồ cho ngân sách
nhà nước.

12
 Một DN khác là Công ty TNHH Silver Star Việt Nam (quận Bình Tân,
TPHCM) nợ hơn 47 tỷ đồng. Số nợ này chính là thuế của 376 tờ khai hải quan
NK theo loại hình đầu tư - gia công, nhập gia công… phát sinh trong năm
2007 và 2008. Công ty này được cấp phép năm 2008, chuyên sản xuất giày
dép. Công ty đã ngừng hoạt động từ năm 2011 nhưng chưa làm thủ tục đóng
mã số thuế.
 Công ty TNHH Neocase Inc Việt Nam nợ gần 30 tỷ đồng. Trong 2 năm 2012
và 2013, công ty này mở hơn 540 tờ khai hải quan nhập khẩu hàng hóa theo
loại hình đầu tư - gia công, nhập gia công. Số nợ trên gồm thuế XNK và lệ phí
hải quan phát sinh từ các tờ khai hải quan nêu trên.
 Ngoài ra, còn hàng loạt công ty có số nợ lớn, như: Công ty Karos (quận 2,
TPHCM) nợ gần 21 tỷ đồng; Công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry nợ
hơn 21 tỷ đồng; Công ty TNHH thời trang Sepplus Việt Nam nợ trên 19 tỷ
đồng…

- Văn bản quy phạm pháp luật còn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, tồn tại nhiều
vướng mắc trong quá trình thực hiện như: quy định về thời hạn lưu mẫu, cơ sở xác
định kiểm tra định mức còn chưa rõ ràng chủ yếu là do Doanh nghiệp tự kê khai
chịu trách nhiệm…
   → Với xu thế hiện nay, loại hình gia công và sản xuất xuất khẩu gia tăng cả về số
lượng Doanh nghiệp và chủng loại mặt hàng gia công/sản xuất xuất khẩu; đây là tín
hiệu đáng mừng cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên cũng đặt ra
thách thức, khó khăn cho cơ quan quản lý vì mặt hàng gia công/sản xuất xuất khẩu
ngày càng đa dạng, nguyên phụ liệu phức tạp rất khó bóc tách, kiểm soát…

- Dù có nhiều cải cách nhưng khi làm thủ tục hành chính xuất nhập khẩu vẫn còn
tình trạng, công chức hải quan áp dụng mã HS không đồng nhất khiến doanh nghiệp
(DN) gặp khó khăn, thậm chí bị phạt oan. Hơn 40% số DN được khảo sát phản ánh
bị áp mã HS không đồng nhất. Cùng một mặt hàng nhưng công chức hải quan này
áp một mã, công chức hải quan khác áp mã khác. Nhiều trường hợp DN bị xử phạt,
truy thu không do lỗi DN mà do công chức hải quan. Ngoài ra, việc Hải quan áp trị
giá tính thuế chưa phù hợp cũng gây khó khăn cho DN. Có đến 50% số DN gặp khó
khăn khi khai chỉ số trị giá tính thuế hải quan. Hiện tại công chức hải quan thường
tìm kiếm giá bán của mặt hàng trên trang web bán hàng rồi áp giá tính thuế. Trong
khi đó, DN mua hàng số lượng lớn, hợp đồng dài hạn nên có giá thấp hơn nhưng
không được chấp nhận giá trong hóa đơn.

- Bên cạnh đó, các quy định quản lý thuế thiếu nhất quán hay thay đổi, thủ tục kiểm
tra sau thông quan kéo dài, nội dung kiểm tra chồng chéo là những vấn đề được DN

13
phản ánh nhiều nhất. Thống kê cho thấy, năm 2018, tỷ lệ DN gặp khó trong thủ tục
xác định mã HS giai đoạn trước khi khai hải quan ở mức 66,3% thì kết quả điều tra
mới nhất lên đến 76,2%.
 
- Trình độ chuyên môn về kế toán kiểm toán của công chức hải quan làm công tác
giám sát quản lý chưa được đào tạo chuyên sâu, đã gặp nhiều khó khăn khi kiểm tra
sổ sách kế toán của DN để thẩm định báo cáo quyết toán

IV. CÁC KIẾN NGHỊ ĐƯA RA NHẰM ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH LÀM
THỦ TỤC HÀNG HOÁ XNK THEO LOẠI HÌNH GIA CÔNG QUỐC TẾ
Gia công hàng hóa vốn là 1 lợi thế của Việt Nam nhằm giải quyết công ăn
việc làm cho người lao động; thu hút vốn đầu tư nước ngoài, ngoại tệ về cho đất
nước. Trong những năm gần đây, hàng hoá gia công XNK chiếm tỷ lệ ⅓ kim ngạch
XNK của cả nước, đã mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, ngành hải quan và xã
hội. Để tạo 1 môi trường thuận lợi để doanh nghiệp làm ăn phát triển, thể hiện rõ sự
cần thiết yêu cầu hiện đại hóa ngành hải quan, yêu cầu của xã hội và yêu cầu hội
nhập quốc tế thì việc quyết tâm thực hiện hiện đại hoá trong thủ tục hành chính
khẳng định nỗ lực, thiện chí của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế là 1
trong yếu tố, cơ sở để Việt Nam tham gia vào tổ chức thương mại thế giới, Ngành
hải quan cần nỗ lực triển khai 1 số kiến nghị/ giải pháp sau:

1. Triển khai theo dõi, thu thập, phân tích thông tin, đánh giá quá trình
tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên
tục
→ Cụ thể: 
- Khống chế cụ thể thời gian thu thập thông tin thường xuyên, liên tục và định
kỳ tối đa 3 tháng, công chức phải báo cáo Chi cục trưởng 1 lần đối với 1 DN
về kết quả thu thập thông tin (trừ trường hợp có thông tin dấu hiệu vi phạm thì
phải báo cáo ngay).
- Tập trung thu thập, đánh giá, sàng lọc thông tin của Doanh nghiệp do các
khâu nghiệp vụ, các ban ngành cung cấp; tổng hợp các vi phạm đã bị xử lý
của Doanh nghiệp như thường xuyên hủy tờ khai; Định mức bất hợp lý; Thời
gian gia công, sản xuất xuất khẩu không phù hợp; thanh khoản không đúng
thời hạn; qua kiểm tra đánh giá cơ sở không đủ năng lực sản xuất; Doanh
nghiệp có đối tác, thị trường nhập khẩu nguyên liệu, xuất sản phẩm có tính
nhạy cảm, thuế suất cao…
2. Áp dụng triệt để thủ tục hải quan điện tử.
Việc khai báo trước tờ khai XNK nhằm giúp cho doanh nghiệp chủ động khai
trước thông tin chi tiết của các chứng từ liên quan đến lô hàng XK, NK trước khi về
đến cảng → Thủ tục hải quan điện tử cần phải đẩy mạnh hơn nữa, kết nối với các
14
đơn vị có liên quan để việc khai báo trước chủ động hơn, tự động hoá hơn, nâng cao
hiệu quả xử lý thông tin đầu vào cho cơ quan hải quan, tránh rủi ro khi doanh nghiệp
mang lại do thiếu những thông tin dữ liệu về hàng hoá. 
3. Kiểm tra sau thông quan cần lưu ý kiểm tra hợp đồng gia công; kiểm tra
hồ sơ thanh khoản; kiểm tra nguyên phụ liệu, vật tư nhập khẩu; kiểm tra
số liệu nguyên liệu tự cung ứng trong nước; sản phẩm sản xuất có phù
hợp với nguyên liệu đầu vào không? Máy móc thiết bị, năng lực của cơ
sở gia công, sản xuất có đủ không? Kiểm tra định mức thực tế, định
mức thực xuất sản phẩm; kiểm tra sổ kế toán chung, sổ kế toán kho;
kiểm tra thực tế hàng trong kho… “Đặc biệt cần so sánh giữa số liệu,
đối chiếu chứng từ gốc giữa sổ kế toán, sổ kho thực tế, hồ sơ thanh
khoản và hồ sơ xuất nhập khẩu…” để tìm ra các điểm bất hợp lý, số
liệu vênh lệch.
4. Xây dựng hệ thống phần mềm tra cứu văn bản quy phạm pháp luật về
thủ tục hàng gia công.
Cần phải đảm bảo thực hiện tốt các quy định tại luật hải quan và các thông tư
nghị định hướng dẫn liên quan; hệ thống hoá và xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật
quản lý nhà nước đối với hàng gia công XNK đưa lên mạng trực tuyến, tạo thuận lợi
cho việc tra cứu, áp dụng và xử lý trong công tác chuyên môn nghiệp vụ hàng ngày
cho cán bộ công chức.
5. Cắt giảm các khâu thủ tục nhằm tạo thuận lợi, thông thoáng, giảm chi
phí về thời gian, giấy tờ, đi lại… cho DN.
Cụ thể, bỏ thủ tục thông báo và tiếp nhận hợp đồng gia công; bỏ thủ tục thông
báo, tiếp nhận định mức gia công, sản xuất XK; định mức thực tế sử dụng nguyên
vật liệu được lưu tại DN và chỉ xuất trình khi có thanh tra, kiểm tra; bỏ thủ tục thông
báo mã nguyên liệu vật tư NK và mã sản phẩm XK. 
6. Hoàn thiện cơ chế pháp lý để quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất
khẩu trên cơ sở những vướng mắc phát sinh từ thực tế; tăng cường công
tác quản lý, theo dõi DN; tăng cường năng lực quản lý của cơ quan hải
quan; chú trọng phát triển công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh
tra, kế toán, kiểm toán cho công chức hải quan; tăng cường công tác
kiểm tra, nắm tình hình triển khai các quy định; sớm xây dựng phần
mềm hỗ trợ theo dõi, quản lý DN để thống nhất quản lý một cách chặt
chẽ, đúng quy định. 
7. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan
cho cộng đồng doanh nghiệp; Xây dựng bộ tiêu chí quản lý rủi ro của
riêng mặt hàng gia công XNK như: từng doanh nghiệp xây dựng được
hồ sơ lịch sử hoạt động, mặt hàng công ty thường gia công, đối tác gia
công, số lượng tờ khai trung bình hàng tháng, tuyến đường vận chuyển
của mỗi hợp đồng, số lượng - trọng lượng của các mặt hàng đóng trong
công cụ vận chuyển chuyên dụng là bao nhiêu để phát hiện những dấu
hiệu bất thường trong khai báo điện tử của doanh nghiệp và công khai
15
trên website của Tổng cục hải quan và các chi cục hải quan của các
tỉnh, thành phố để áp dụng cho mọi doanh nghiệp nhằm dễ 

16

You might also like