You are on page 1of 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG KINH DOANH – ĐẠI HỌC UEH




BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

Môn: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU

Giảng viên hướng dẫn: Hoàng Cửu Long


Sinh viên thực hiện: Phạm Tú Khương
Khoá – Lớp: K47 – KM003
Khoa: Kinh doanh quốc tế - Marketing
Mã số sinh viên: 31211026963
Lớp học phần: 22C1BUS50317803
Câu hỏi 1: Những lợi ích mà người dẫn đầu thị trường mới nổi nhận được từ các hợp
đồng OEM là gì?
 Trả lời:
- OEM (viết tắt của Original Equipment Manufacturer) là nhà sản xuất thiết bị gốc,
thường được hiểu là phương thức sản xuất uỷ thác. Nhà sản xuất sẽ tiếp nhận yêu
cầu thiết kế từ bên đặt hàng và phát triển mẫu mã sản phẩm theo yêu cầu đó. Thành
phẩm sẽ được giao và gắn nhãn hiệu riêng của bên đặt hàng.
- Các thị trường mới nổi thường là các nước đang trong quá trình tăng trưởng và
công nghiệp hóa nhanh. Thông thường, các quốc gia này đang chuyển đổi sang nền
kinh tế thị trường mở với dân số trong độ tuổi lao động ngày càng tăng.
- Các công ty dẫn đầu thị trường mới nổi thường đầu tư vào các quốc gia mới nổi và
thích hợp nhất với các công ty ở các quốc gia này. Hơn nữa, các công ty có xu hướng
ở các phân khúc giá trẻ tại thị trường quê hương của họ, trong khi các thị trường mới
nổi ít nhận được sự quan tâm hơn từ các công ty đa quốc gia khác tạo ra khối lượng
sản phẩm lớn.
- Trong bối cảnh thị trường quốc tế, với các đặc điểm như trên thì hợp đồng OEM
cùng với các đơn vị phân phối sẽ mang lại những lợi ích cho người dẫn đầu thị trường
mới nổi như:
+ Tận dụng tối đa nguồn nhân công giá rẻ tại địa phương, cơ sở vật chất và nguồn
nguyên liệu thô để giảm chi phí vốn và tiết kiệm nguồn chi phí cung ứng khi vận
chuyển đến các thị trường khác để tiêu thụ.
+ Nhập khẩu sản phẩm của mình với giá rẻ hơn sản phẩm sản xuất trong nước.
+ Mở rộng quy mô và thu hút khách hàng từ các thị trường khác nhau.
+ Hợp tác hoặc mua lại và sáp nhập với các công ty địa phương để địa phương hóa
chuỗi cung ứng và tăng doanh thu từ các thị trường mới nổi.
+ Tạo lợi thế về giá thu hút thêm khách hàng đến với sản phẩm, từ đó tăng doanh thu
chung.
+ Có chuỗi cung ứng khép kín để mở rộng quy mô cung ứng ra thế giới.
+ Nội địa hóa một số quy trình cung ứng bao gồm dịch vụ đóng gói và dịch vụ vận
chuyển, từ đó tạo thêm doanh thu từ thị trường.
Câu hỏi 2: Việc trở thành người dẫn đầu cung cấp những lợi thế cạnh tranh nào?
 Trả lời: Những lợi thế cạnh tranh của công ty đi đầu trong thị trường bao gồm:
- Giành được thị phần và vị thế tốt nhất của thị trường nhờ tiếp cận người tiêu dùng và
các nhà đầu tư đầu tiên.
- Khả năng nhận diện thương hiệu, tạo ấn tượng mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm của
khách hàng và định vị công ty để phát triển thêm hàng hoá và dịch vụ.
- Đảm bảo được sự ưu tiên tiếp cận và cam kết cung ứng từ các công ty với nguồn lực
chiến lược, khan hiếm.
- Thiết lập và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối
và các nhà đầu tư.
- Đạt được lợi thế kinh tế nhờ qui mô, đặc biệt là sản xuất các sản phẩm liên quan đến
công nghệ.
- Thiết lập các phương tiện sản xuất và phân phối sản phẩm hiệu quả hơn khi cạnh
tranh với các doanh nghiệp đến sau.
- Chi phí chuyển đổi cao cho phép công ty dẫn đầu thị trường xây dựng một nền tảng
kinh doanh vững chắc. Vì khi khách hàng đã mua sản phẩm của công ty dẫn đầu, việc
chuyển sang sử dụng sản phẩm của đối thủ có thể rất đắt đỏ.
 Các lợi thế khi dẫn đầu thị trường cũng tương tự như việc chiếm cứ cao điểm
trước, đưa mình vào thế chiến lược trọng yếu để thực hiện các chiến dịch tấn công
mạnh mẽ và phòng thủ lãnh địa hiệu quả.

Câu hỏi 3: “Hiệu ứng tầng lớp trung lưu” là gì?


 Trả lời:
- Tầng lớp trung lưu là những cá nhân và gia đình thuộc phân cấp xã hội giữa tầng
lớp lao động và tầng lớp thượng lưu. Họ là những người tương đối độc lập về tài
chính nhưng không có nhiều ảnh hưởng trong xã hội.
- Hiệu ứng tầng lớp trung lưu được định nghĩa là tăng trưởng dân số thấp và tăng
trưởng kinh tế cao. Nhu cầu đối với hầu hết các hàng hóa tiêu dùng đại chúng và
đầu vào liên quan của chúng thường được kích hoạt bởi sự xuất hiện của tầng lớp
trung lưu giàu có. Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế, tầng lớp
trung lưu tương đối thấp và bao gồm chủ yếu là tầng lớp lao động nghèo. Trong
một nền kinh tế phát triển, ảnh hưởng của quy mô tầng lớp trung lưu tăng nhanh
hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của nền kinh tế. Điều này cho thấy nhu cầu về
hàng tiêu dùng lâu bền co giãn cao so với tăng trưởng dân số và GDP. "Hiệu ứng
tầng lớp trung lưu" là do bản chất sai lệch của phân phối thu nhập ở các nước mới
nổi.

Tài liệu tham khảo:


1. text.123docz.net

You might also like