You are on page 1of 5

Họ và tên: Trương Hoài Anh Thư

Mã số sinh viên: 31221025993


1. Tại sao doanh nghiệp lại cần quan tâm đến quản trị chiến lược ở phạm vi toàn cầu?

Sau những cuộc khủng hoảng kinh tế, các công ty và tập đoàn lớn hướng ra mục tiêu
theo đuổi thị trường toàn cầu giảm thiểu rủi ro khi tập trung vào cố định vài nền kinh
tế. Các công ty đặt mục tiêu ở các quốc gia mới nổi nơi chưa có nhiều các đối thủ
cạnh tranh và ở đó các chính sách của chính phủ cũng tài trợ nhiều cho doanh nghiệp
tiến vào thị trường nội địa.
Bốn nhóm lợi ích kinh doanh và lợi ích cạnh tranh gồm:
- Lợi ích về chi phí:
Áp dụng được những nguồn lợi có sẵn từ thị trường nội địa như nguyên vật
liệu, nhân công,các kỹ thuật công nghệ có sẵn,…
Tạo ra những đơn hang lớn với những nguyên liệu (chi tiết công nghệ) độc
quyền cho công ty tổng vừa đảm bảo rào cản thương mại với các đối thủ cạnh
tranh, vừa tạo ra nguồn thu đem về công ty mẹ.
- Lợi ích về thời gian:
Rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường nội địa, ngắn đi vòng đời tạo ra
hiệu ứng đồng loạt khi ra mắt, kéo dài tuổi thọ sản phẩm.
Đẩy nhanh tốc độ gia nhập thị trường khi có thể để tạo ra những nguồn lợi cho
nước chủ nhà: giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng chỉ số giao thương hàng hóa,…
- Lợi ích về kiến thức (kỹ năng):
Nâng cao tỷ lệ tạo ra các sản phẩm đặc trưng bởi các thị trường con nhưng vẫn
có thể đáp ứng ở nhiều thị trường khác nhau.
Có thể tham khảo kinh nghiệm và thế mạnh của từng thị trường, cải tiến và ứng
dụng nhằm nâng cao tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp.
- Lợi ích của kinh doanh chênh lệch giá:
Linh động, tạo ra nhiều lựa chọn giữa những nguồn cung ứng vật liệu thô cho
tất cả hệ thống với mức giá tốt nhất.

1
Tạo ra sự chênh lệch về giá dựa trên những lợi thế xuất phát từ các yếu tố khác
biệt của từng quốc gia sẽ tiến vào như thuế, lãi suất, điều chỉnh hối đoái và
giảm thiểu rủi ro thông qua phần nhỏ các giá trị tiền tệ.
Bốn chiến lược cơ bản được các công ty sử dụng trong kinh doanh:
Chiến lược tiêu chuẩn hóa toàn cầu- Chiến lược xuyên quốc gia-
Global Standardization Strategy: tập Transnational strategy: kết hợp Chiến
trung vào ciệc tang lợi nhuận và lợi lược tiêu chuẩn hóa toàn cầu và địa
nhuận tăng nhờ tận dụng chi phí. phương hóa.
- Mục tiêu theo đuổi chiến lược - Sản xuất theo dây chuyền (line
chi phí thấp trên phạm vi toàn production) nên chỉ các công ty
cầu. lớn mới áp dụng được.
- Áp dụng về giảm hi phí và - Đạt được chi phí thấp thông
nhu cầu khả năng đáp ứng qua lợi thế kinh tế theo vị trí,
của địa phương là tối thiểu lợi thế kinh tế theo quy mô và
- Áp lực về chi phí cao hiệu ững học tập.
- Sản phẩm được sản xuất - Các sản phẩm đưa ra có thể
hang loạt. đáp ứng nhiều thị trường.
VD: Apple, Samsung - Tập trung ở các công ty hang
tiêu dung.
- Trao quyền cho quản lý địa
phương ra quyết định. Thúc
đẩy luồng kỹ năng đa chiều
giữa các công ty con khác
nhau, chịu được áp lực chi phí
và áp lực đáp ứng địa phương
cao.
VD: P&G,Unilever,…

Chiến lược quốc tế: International Chiến lược nội địa hóa tập trung-
Strategy: đưa các sản phẩm được sản Localization Strategy: tập trung vào
xuất ra thị trường nội địa và quốc tế việc tang khả năng sinh lời bằng cách

2
một cách đồng nhất. điều chỉnh hàng hóa hoặc dịch vụ của
- Không đáp ứng nhu cầu địa công ty sao cho phù hợp với thị hiếu
phương và sở thích của người tiêu dùng ở các
- Không chịu hiệu ứng chi phí quốc gia khác nhau.
cao - Tập trung nhiều trong lĩnh vực
VD: Mì Hảo Hảo không thay F&B
đổi khi xuất khẩu - Cần sự thay đổi phù hợp với
truyền thống và từng phong tục
khác nhau
VD: Coca-Cola ở Trung Quốc,
cung cấp nhiều loại thức uống
trà thảo mộc được người tiêu
dùng ưa chuộng,
(Áp lực chi phí giảm dần từ trên xuống: Áp lực theo thị hiếu thị trường địa
phương tăng dần từ trái sang phải)
Từ đó, quản trị chiến lược trên phạm vi toàn cầu giúp nhà quản trị có cái nhìn
tổng quát về định hướng phát triển công ty cũng như định hướng phát triển bền
vững đung với xu hướng phát triển của thị trường ở phạm vi toan cầu. Đánh giá
và quyết định chiến lược phù hợp khi tiến vào thị trường, đặt ra mục tiêu toàn
cầu của doanh nghiệp. Hỗ trợ lựa chọn thị trường tiềm năng và phù hợp với lợi
thế thương hiệu để có những định vị phù hợp về phân khúc khách hàng và các
quy chuẩn sản phẩm dịch vụ phù hợp thị hiếu thị trường và chuẩn mực quốc
gia. Hiểu được thị trường và các đối thủ cạnh tranh trong thị trường là bước cần
thiết để lấy được lợi thế cạnh tranh ở thị trường tiềm năng mà mình đang
hướng đến.

2. Cho ví dụ và trình bày chi tiết về 1 công ty hoạt động trên phạm vi toàn cầu?
2.1. Giới thiệu ngắn gọn về doanh nghiệp
Công ty Coca-Cola là một công ty đồ uống, nhà sản xuất, bán lẻ các món thức
uống và siro không cồn đa quốc gia của Mĩ, được rộng rãi biết đến nhiều nhất chính là
sản phẩm nước ngọt có ga Coca-Cola. Coca-Cola là nhãn hiệu nước ngọt được đăng
ký năm 1893 tại Mỹ, được thành lập bởi là dược sĩ John Pemberton.

3
Chính bởi sự thành công vang dội trên thị trường nước Mĩ, Coca-cola đã mở rộng
hoạt động doanh nghiệp của mình, tiến sâu hơn vào các thị trường bên ngoài. Mở đầu
vào 1897, Coca-cola bắt đầu xuất hiện ở thị trường Canada và Honolulu. Tiếp đến,
công ty này mở rộng hoạt động kinh doanh ra các nước ở châu Á, trước tiên hết là
Phillipines. Kế đến vào 1919, Coca-Cola xây dựng những nhà máy đầu tiên tại Paris
và Bordeaux và không ngừng mở rộng thị trường sang Châu Úc, Áo, Na uy và Nam
Phi. Mạng lưới công ty và nhà máy của Coca-cola được mở rộng trên toàn thế giới.
Coca-Cola lần đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam vào năm 1960 và chính thức xuất
hiện tại Việt Nam vào năm 1964.
Coca-Cola đã báo cáo lợi nhuận trong quý II/2023 tăng 34%, đạt 2,5 tỷ USD so
với cùng kỳ năm trước, trong khi doanh thu tăng 6% lên 12 tỷ USD.
2.2. Phương thức thâm nhập thị trường.
2.2.1. Xuất khẩu.
Đầu tiên, Coca-Cola phải đáp ứng các quy định về giấy phép và thủ tục nhập khẩu
của những quốc gia. Công ty cũng phải đảm bảo rằng sản phẩm của mình đáp ứng các
tiêu chuẩn chất lượng của quốc gia nhập khẩu. Công ty xuất khẩu sản phẩm trực tiếp
bằng cách thành lập các nhà máy tự sản xuất sản phẩm tại thị trường mục tiêu. Các
nhà máy này cung cấp sản phẩm cho thị trường địa phương và xuất khẩu sang các
nước khác.Tại Trung Quốc: Coca-Cola có hơn 100 nhà máy sản xuất tại Trung Quốc.
Các nhà máy này cung cấp sản phẩm cho thị trường Trung Quốc và xuất khẩu sang
các nước khác. Tại Việt Nam, Coca-Cola có 3 cơ sở sản xuất tại Thành phố Hồ Chí
Minh, Đà Nẵng và Hà Nội. Các nhà máy này cung cấp sản phẩm cho thị trường Việt
Nam và phân phối sang các nước trong khu vực. Tại Brazil: Coca-Cola có 10 nhà máy
sản xuất, cung cấp sản phẩm cho thị trường Brazil và xuất khẩu sang các nước khác ở
Nam Mỹ. Các ví dụ điển hình như là việc Coca-Cola xuất khẩu sản phẩm Coca-Cola
từ nhà máy ở Mỹ đến nhà máy ở Việt Nam. Hay chẳng hạn như xuất khẩu sản phẩm
Fanta từ nhà máy ở Đức đến nhà máy ở Nhật Bản; hay là xuất khẩu sản phẩm Sprite
từ nhà máy ở Mexico đến nhà máy ở Brazil, hay một ví dụ khác là Coca-Cola xuất
khẩu sản phẩm Minute Maid từ nhà máy ở Mỹ đến nhà máy ở Trung Quốc.
2.2.2. Công ty liên doanh.
Hoạt động liên doanh của Coca-Cola là một phần quan trọng trong chiến lược kinh
doanh của công ty. Coca-Cola đã thành lập nhiều liên doanh ở nhiều nơi trên thế giới
để tiến hành phân phối và sản xuất sản phẩm của mình. Một ví dụ dễ thấy nhất là
Coca-Cola Việt Nam. Đây là một liên doanh giữa Coca-Cola và Công ty Nông nghiệp
và Thực phẩm Vinafimex. Liên doanh này được thành lập vào năm 1995 và là nhà sản
xuất và phân phối nước giải khát hàng đầu tại Việt Nam. Coca-Cola Trung Quốc là
một liên doanh giữa Coca-Cola và China National Beverage Corporation (CNCA).
Liên doanh này được thành lập vào năm 1981 và là một trong những liên doanh thành
công nhất của Coca-Cola. Tại Ấn Độ, Coca-Cola Ấn Độ là một liên doanh giữa Coca-
Cola và Hindustan Coca-Cola Beverages Private Limited (HCCBPL). Liên doanh này
4
được thành lập vào năm 1993 và là công ty nước giải khát hàng đầu tại Ấn Độ. Một ví
dụ khác Coca-Cola Brazil là một liên doanh giữa Coca-Cola và AmBev. Liên doanh
này được thành lập vào năm 1999 và là công ty nước giải khát hàng đầu tại Brazil.
Hay là tại Mexico có liên doanh giữa Cola-Cola và Group FEMSA, được gọi là Coca-
Cola Femsa, được thành lập thành lập vào ngày 22 tháng 6 năm 1991. Liên doanh này
có trụ sở chính tại Monterrey, Mexico, và hoạt động tại 13 quốc gia ở Mỹ Latinh và
Caribe. Liên doanh này sản xuất và phân phối các sản phẩm của Coca-Cola, bao gồm
Coca-Cola, Fanta, Sprite, Minute Maid, Schweppes,...
2.2.3. Nhượng quyền.
Nhượng quyền là một hình thức kinh doanh trong đó một bên (chủ nhượng quyền)
cấp cho bên kia (bên nhận nhượng quyền) quyền sử dụng thương hiệu, nhãn hiệu,
công nghệ, bí quyết kinh doanh,... để kinh doanh một sản phẩm hoặc dịch vụ. Coca-
Cola có một hệ thống nhượng quyền toàn cầu bao gồm hơn 250 đối tác nhượng quyền.
Tuy nhiên, công ty không sở hữu tất cả các nhà máy đóng chai của mình. Thay vào
đó, Coca-Cola sử dụng mô hình nhượng quyền để sản xuất và phân phối các sản phẩm
của mình. Công ty mẹ Coca-Cola Corporation (chủ nhượng quyền) cấp cho các đối tác
nhượng quyền (nhà máy đóng chai) quyền sử dụng thương hiệu, nhãn hiệu, công thức
pha chế, công nghệ sản xuất,... để sản xuất và phân phối sản phẩm Coca-Cola. Các
nhà máy đóng chai này phải trả cho Coca-Cola một khoản phí nhượng quyền và một
khoản hoa hồng trên doanh số bán hàng.
2.2.4. Công ty con thuộc sở hữu toàn bộ.
Một ví dụ cụ thể cho hình thức này là Coca-Cola tiến vào thị trường Pháp năm
1919 bằng cách thành lập công ty con có tên là Compagnie Française de Boissons
Gazeuses. Công ty này đã bắt đầu sản xuất và phân phối sản phẩm của Coca-Cola tại
Pháp. Tại thời điểm đó, thị trường nước giải khát tại Pháp đang bị thống trị bởi các
thương hiệu địa phương. Tuy nhiên, Coca-Cola đã nhanh chóng chiếm được thị phần
đáng kể nhờ chiến lược marketing và phân phối hiệu quả. Cho đến nay, Coca-Cola có
hơn 400 công ty con trên toàn thế giới. Công ty con thuộc sở hữu toàn bộ của Coca-
Cola bao gồm hoạt động sản xuất, đóng chai, phân phối và bán sản phẩm của Coca-
Cola tại các thị trường khác nhau trên thế giới. Công ty con thuộc sở hữu toàn bộ của
Coca-Cola cũng tham gia vào quá trình tiếp thị và quảng cáo, nghiên cứu và phát
triển. Coca-Cola sử dụng công ty con để thâm nhập thị trường bằng cách mua lại các
công ty địa phương hoặc thành lập các công ty con mới. Coca-Cola đã mua lại nhiều
công ty trong suốt lịch sử hoạt động của mình.

You might also like