You are on page 1of 5

NHÓM NƯỚC MẮM CHAY “KHÓM DƯA”

Thành viên:
1. Nguyễn Thị Ngọc Trinh - 2221002765 3. Nguyễn Huỳnh Thúy Ngân - 2221002795
2. Võ Ngọc Yến - 2221002814 4. Phạm Thị Huyền Trang - 2221002760

CHỦ ĐỀ 4 Chiến lược sản phẩm quốc tế của doanh nghiệp.

Chiến lược sản phẩm quốc tế


Vòng đời sản phẩm quốc gia và quốc tế

Lý thuyết

A. Định vị sản phẩm quốc tế


+ Định vị sản phẩm là việc đưa các ấn tượng tốt, đặc sắc, khó quên về sản phẩm công ty vào trong tâm trí
khách hàng bằng các chiến lược marketing mix thích hợp.

Theo Philip Kotler (1999), sản phẩm có thể được định vị theo các cách sau:
- Định vị dựa trên thuộc tính của sản phẩm: Công ty có thể định vị sản phẩm của mình dựa trên
một hoặc nhiều thuộc tính của sản phẩm: giá cả, đặc điểm… như xe máy Honda Wave, được định
vị là một xe máy giá thấp
- Định vị dựa trên lợi ích của sản phẩm mang lại cho khách hàng: Sản phẩm hứa hẹn một lợi ích
nào đó như bột giặt OMO giặt quần áo trắng sạch hơn, Sunsilk bồ kết giúp tóc bóng mượt hơn…
- Định vị dựa trên công dụng của sản phẩm: Sản phẩm được định vị là một sản phẩm tốt nhất cho
một ứng dụng cụ thể nào đó, như nước tăng lực RedBull được định vị là loại nước cung cấp thêm
năng lượng, tăng sức chịu đựng, độ dẻo dai cho cơ thể…
- Định vị dựa trên tầng lớp người sử dụng: Sản phẩm được định vị dựa trên mục đích của nhóm
người sử dụng như các loại mỹ phẩm dùng cho nam giới, quần áo dành cho trẻ em, người lớn
tuổi…
- Định vị so sánh với đối thủ cạnh tranh: Sản phẩm phải thể hiện được điểm mạnh,khác biệt so với
đối thủ cạnh tranh như nước giải khát 7Up được định vị là loại thức uống không có chất coca để
giải khát thay cho Coke và Pepsi.
- Định vị theo chủng loại: Công ty có thể xác định mình là người dẫn đầu về một sản phẩm nào đó,
như Intel đối với bộ vi xử lý, Kodak đối với phim chụp hình…
- Định vị theo chất lượng/giá cả: sản phẩm được định vị tại một mức chất lượng hay giá cả xác định,
như Chanel No.5 được coi là loại nước hoa chất lượng tốt nhất với giá đắt nhất.

B. Các phương án tạo ra sản phẩm mới trên thị trường thế giới
1. Xuất khẩu các sản phẩm sẵn có:
- Cách thức này đơn giản, dễ dàng và ít tốn kém chi phí.
- Các công ty có thể mua các sản phẩm từ các nhà sản xuất trong nước và xuất khẩu chúng ra thị trường
nước ngoài.
- Thích hợp cho các công ty có quy mô vừa và nhỏ, ít kinh nghiệm về thị trường quốc tế hoặc mới tham gia
hoạt động xuất khẩu.
2. Mua lại công ty hoặc giấy phép sản xuất:
- Cách thức này nhanh chóng và tiện lợi nhưng có thể tốn kém chi phí.
- Công ty mua lại có thể là trong hoặc ngoài nước, sản phẩm được mua được coi là có tiềm năng tiêu thụ
trên thị trường quốc tế hoặc trong nước của công ty.
- Thích hợp cho các công ty có nguồn lực mạnh, danh tiếng và mong muốn nhanh chóng thâm nhập vào thị
trường quốc tế.
3. Sáp nhập hoặc kết hợp giữa các công ty:
- Kết hợp các lợi thế của các công ty cũ và đối tác để tạo ra sản phẩm mới hoặc một công ty mới.
- Sử dụng các lợi ích từ việc hợp nhất để cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao nhất và có lợi thế cạnh
tranh tốt hơn trên thị trường quốc tế.
- Thích hợp cho các công ty mong muốn kết hợp sức mạnh của các công ty khác nhau để tạo ra sản phẩm
mới hoặc cải tiến sản phẩm hiện có.
4. Mô phỏng sản phẩm thành công của các công ty khác:
- Sử dụng các sản phẩm thành công của các công ty khác như một cơ sở để phát triển sản phẩm mới.
- Cần cân nhắc các vấn đề pháp lý như bản quyền, bằng sáng chế.
- Thích hợp cho các công ty muốn nhanh chóng thâm nhập vào thị trường quốc tế với chi phí thấp hơn và
sản phẩm được thích nghi tốt hơn.
5. Tự nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới:
- Công ty tự nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới để thỏa mãn nhu cầu của thị trường quốc tế.
- Tuy chi phí cao và tốn nhiều thời gian nhưng đem lại sự linh hoạt và tiềm năng lớn cho sự phát triển của
công ty.
- Thích hợp cho các công ty muốn tự mình kiểm soát và tận dụng tốt nhất các cơ hội thị trường.
Những phương án này mang lại những cách tiếp cận đa dạng cho việc tạo ra sản phẩm mới trên thị trường
quốc tế, mỗi phương án có những ưu và nhược điểm riêng và phù hợp với các tình huống, mục tiêu cụ thể
của từng công ty.

C. Chiến lược sản phẩm quốc tế


- Để có những quyết định đối với sản phẩm thương mại quốc tế cần:
+ Các chính sách sản phẩm thương mại quốc tế
+ Bao bì.
+ Nhãn hiệu hàng hóa.
+ Dịch vụ gắn liền với sản phẩm.
1. Các chính sách sản phẩm thương mại quốc tế
Mỗi nhà xuất khẩu phải chọn lựa giữa ba sách lược về hàng hóa khả thi cho doanh nghiệp của họ ở nước
ngoài:
- Chỉ bán ra nước ngoài những sản phẩm nào không đòi hỏi bất kỳ một thay đổi, điều chỉnh hay sửa
chữa nào.
- Làm cho sản phẩm thích ứng với điều kiện của từng thị trường quốc tế.
- Sáng tạo sản phẩm mới:
+ Mua lại toàn bộ hoặc 1 phần doanh nghiệp khác sản xuất các sản phẩm tiềm năng hoặc đang có ở
thị trường ngoại quốc.
+ Sáp nhập, kết hợp nhiều doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm.
+ Sao chép, mô phỏng những sản phẩm nổi tiếng của các doanh nghiệp khác.
+ Tự nghiên cứu phát triển, cho ra đời sản phẩm mới
Quá trình phát triển sản phẩm mới thường trải qua các giai đoạn chính sau đây:
1. Gạn lọc ý tưởng đó (Screening product ideas)
2. Phân tích thương mại (Business analysis)
3. Phát triển sản phẩm (Developing the product)
4. Thử sản phẩm (Testing the product)
5. Thử nghiệm tiếp thị (Marketing testing)
Việc phát triển thành công sản phẩm mới bị cản trở bởi nhiều yếu tố:
(1) Thiếu những ý tưởng quan trọng về sản phẩm mới trong những lĩnh vực nhất định
(2) Thị trường vụn vặt
(3) Những hạn chế của xã hội và Nhà nước
(4) Quá trình phát triển sản phẩm mới quá tốn kém
(5) Thiếu vốn
(6) Thời gian phát triển ngày càng nhanh
(7) Chu kỳ sống của sản phẩm ngắn hơn

2. Bao bì hàng hóa thương mại quốc tế


- Bao bì sản phẩm thương mại quốc tế phải đạt một số yêu cầu sau:
+ Phải giữ được hương vị, màu sắc, hình dáng của sản phẩm, giữ được độ khô, độ ẩm, không bị thấm
nước qua bao bì, giữ được nguyên trạng bên trong chất lượng của sản phẩm.
+ Bao bì phải chống được mối, mọt, ánh sáng, nhiệt độ nóng, lạnh... bảo vệ cho sản phẩm thích hợp
với những điều kiện môi trường, khí hậu, thời tiết ở những nước khác nhau. Bao bì bảo vệ sản
phẩm trong quá trình vận chuyển từ nơi này sang nơi khác, bằng các phương tiện khác nhau như:
đường hàng không, bằng đường biển, bằng tàu hỏa hoặc bằng ôtô... bảo vệ được sản phẩm trong
quá trình lưu kho.
+ Bao bì phải thỏa mãn theo yêu cầu của nhà nhập khẩu người bán lẻ, người bán buôn.
+ Bao bì phải thích ứng yêu cầu về kích cỡ, màu sắc, số lượng tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu
thụ từng nước.
- Về mặt thông tin trên bao bì:
+ Tên của sản phẩm (Name of product)
+ Trọng lượng (Weight)
+ Ngày sản xuất (Date)
+ Thành phần (Ingredients)
+ Điều kiện dự trữ (Storage conditions)
+ Chỉ dẫn cách sử dụng (Instruction for use)

3. Nhãn hiệu hàng hóa (Trademark)


Khi thiết lập nhãn hiệu hàng hóa các nhà sản xuất, kinh doanh cản phải chủ ý
+ Nhãn hiệu không được có mang hình dáng, kiểu mẫu giống quốc huy, quốc kỳ của bất cứ nước nào.
+ Không được giống bất kỳ loại huy hiệu nào của một đoàn thể xã hội nào.
+ Không được trùng hoặc giống hệt một nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc đã được sử dụng.
+ Không được sử dụng chân dung của bất kỳ một người nào khi chưa được sự đồng ý của họ.
+ Khi thiết lập một nhãn hiệu hàng hóa nên chọn những nhãn hiệu dễ nhớ, gây ấn tượng tốt và nhãn
hiệu cần có tính độc đáo riêng biệt.
4. Dịch vụ (service)
Các chính sách dịch vụ và bảo hành thường khác biệt giữa các thị trường khác nhau do sự thay đổi về sản
phẩm, điều kiện sử dụng, và cơ sở hạ tầng dịch vụ ở các thị trường quốc tế.
Các dịch vụ chủ yếu thường được chào hàng kèm với sản phẩm vật lý có thể nhóm thành các dịch vụ trước
bán (giao hàng và lời khuyên về kỹ thuật) và dịch vụ sau bán (lời khuyên về dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng
và vận hành).

D. Vòng đời sản phẩm quốc gia và quốc tế


Vòng đời sản phẩm quốc gia:
- Phát triển: sản phẩm được nghiên cứu, phát triển, và thử nghiệm trên một thị trường quốc gia cụ thể.
- Giới thiệu: giới thiệu ra thị trường quốc gia thông qua các chiến lược tiếp thị như quảng cáo, PR, và bán
hàng.
- Tăng trưởng: nếu sản phẩm đạt được sự chấp nhận từ thị trường và có doanh số bán hàng tăng trưởng, nó
sẽ tiếp tục trong giai đoạn tăng trưởng.
- Sinh tồn hay suy giảm: sản phẩm có thể tiếp tục sinh tồn trên thị trường quốc gia hoặc bắt đầu suy giảm
do cạnh tranh hoặc sự thay đổi trong nhu cầu của thị trường.
- Rút khỏi thị trường: nếu sản phẩm không còn có lợi nhuận hoặc không còn phù hợp với nhu cầu của thị
trường quốc gia, nó có thể bị rút khỏi thị trường.
Vòng đời sản phẩm quốc tế:
- Mở rộng quốc tế: sau khi sản phẩm đã thành công trên thị trường quốc gia, các doanh nghiệp có thể quyết
định mở rộng và giới thiệu sản phẩm ra các thị trường quốc tế khác.
- Tùy chỉnh và điều chỉnh: trong giai đoạn này, sản phẩm có thể cần được tùy chỉnh và điều chỉnh để phù
hợp với nhu cầu và yêu cầu của các thị trường quốc tế khác nhau.
- Tăng trưởng toàn cầu: nếu sản phẩm đạt được sự chấp nhận trên các thị trường quốc tế và có doanh số
bán hàng tăng trưởng, nó sẽ tiếp tục trong giai đoạn tăng trưởng toàn cầu.
- Sinh tồn hay suy giảm: tương tự như trong vòng đời sản phẩm quốc gia, sản phẩm quốc tế cũng có thể
tiếp tục sinh tồn hoặc suy giảm trên thị trường quốc tế.
- Rút khỏi thị trường quốc tế: nếu sản phẩm không còn có lợi nhuận hoặc không còn phù hợp với nhu cầu
của các thị trường quốc tế, nó có thể bị rút khỏi thị trường quốc tế.

* Doanh nghiệp “Khóm Dưa”


- Doanh nghiệp định vị sản phẩm qua:
+ Định vị dựa trên thuộc tính của sản phẩm: sản phẩm nước mắm chay sẽ là sản phẩm từ dứa, trồng
theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ (VietGAP).
+ Định vị dựa trên lợi ích của sản phẩm mang lại cho khách hàng: Sản phẩm hứa hẹn sẽ thay thế
tuyệt vời cho nước mắm truyền thống. Với hương vị đậm đà và tinh khiết, nước mắm chay không
chỉ mang lại hương vị đặc trưng cho các món ăn chay mà còn là một lựa chọn thú vị cho những
người theo chế độ ăn chay.
- Phương án mà doanh nghiệp tạo ra sản phẩm mới trên thị trường thế giới: Xuất khẩu các sản phẩm sẵn
có.
+ Có thể thực hiện đơn giản, và dễ dàng nhất đối với doanh nghiệp trong thời gian hiện tại, giảm
nhiều chi phí hơn so với những cách thức khác.
+ Công ty sẽ liên hệ các công ty thương mại dịch vụ Xuất Nhập Khẩu trong nước và công ty đó có
trách nhiệm xuất khẩu sản phẩm nước mắm chay ra thị trường nước ngoài.
+ Thích hợp quy mô công ty vừa, mới tham gia hoạt động xuất khẩu.
- Chiến lược sản phẩm quốc tế
+ Doanh nghiệp chỉ bán ra nước ngoài sản phẩm nào không đòi hỏi bất kỳ một thay đổi, điều chỉnh
hay sửa chữa nào. Giúp DN giảm chi phí thay đổi mẫu mã sp và bán lập tức nguồn hàng đang sẵn
có.
+ Bao bì đẹp mắt, đơn giản, có hình trái dứa làm nổi bật sản phẩm nước mắm chay. Sản phẩm bảo
quản trong chai thủy tinh đảm bảo được chất lượng sp không bị thay đổi, nhưng do chai thủy tinh
nên việc đóng gói vận chuyển cần cẩn thận để sp còn nguyên vẹn.
+ Thông tin trên sản phẩm đầy đủ, minh bạch. Thông tin thành phần, ngày sản xuất - ngày hết hạn rõ
ràng.
+ Ở tại Việt Nam, sản phẩm đang ở vòng đời tăng trưởng, doanh nghiệp đang làm tốt chiến lược
marketing cho sản phẩm(giá, phân phối, …). Doanh nghiệp đang trên đà duy trì thương hiệu,
chuyển từ thu hút người tiêu dùng sang nhận diện thương hiệu.
+ Ở nước xâm nhập, doanh nghiệp đang còn non trẻ, thị trường quốc tế còn lạ lẫm. Doanh nghiệp
đang bước vào vòng đời sơ khai đó là mở rộng thị trường quốc tế nhằm mục đích mở rộng hình ảnh
thương hiệu và đa dạng hóa rủi ro.

You might also like