You are on page 1of 21

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG KINH DOANH – ĐẠI HỌC UEH


KHOA QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN QUẢN TRỊ MARKETING

Giảng viên : Nguyễn Văn Trưng

Mã lớp học phần : 22C1MAR50301806

Lớp : AD006 – K46

Họ tên : Trần Phương Dung

Mã số sinh viên : 31201023211

TP.HCM, tháng 12 năm 2022


Câu 1: (5 điểm)
Hãy giải thích các quyết định về nhãn hiệu của các doanh nghiệp sản xuất. Anh/chị
nhận xét như thế nào đối với việc áp dụng các quyết định chiến lược nhãn hiệu của
các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam trong thời gian qua.
Bài làm
 
Các quyết định về nhãn hiệu của doanh nghiệp sản xuất: 
*Khái niệm nhãn hiệu: Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để xác nhận sản phẩm của
người bán và phân biệt nó với sản phẩm cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh
khác. Nó có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng
một hoặc nhiều màu sắc.  
Một nhãn hiệu tốt sẽ có các chức năng sau:
-Chức năng thực tiễn: cho phép người tiêu dùng dễ dàng nhớ lại sản phẩm đã lựa chọn
trước từ đó giúp cho quá trình mua hàng tốt hơn. Khi khách hàng mua sản phẩm và trải
nghiệm nếu thấy sản phẩm dùng tốt thì dễ dàng mua lại.
-Chức năng bảo đảm: Khi nhắc đến một nhãn hàng quá quen thuộc thường chúng ta
nghĩ nhãn hiệu đó có chất lượng tốt. Như người Việt Nam khi nhắc đến xe gắn máy
thường nghĩ ngay đến Honda. 
-Chức năng cá thể hoá: Khi chọn một nhãn hiệu cũng là cách thể hiện nét độc đáo,
nhân cách của người mua. Nhân cách bạn như thế nào thì có xu hướng chọn nhãn hiệu
có nhân cách như thế.
-Chức năng tạo sự vui thích: người mua cảm thấy thích thú khi được chọn lựa trong
sản phẩm có nhãn hiệu đa dạng. 
-Chức năng chuyên biệt:  Đó khi nhãn hiệu phản ánh một hình dáng độc đáo mang tính
đặc trưng cho sản phẩm. Chẳng hạn Peugeot chọn con sư tử làm logo cho thương hiệu
của mình thông qua đó thể hiện tốc độ nhanh, sự mạnh mẽ và tràn đầy năng lượng.
Hoặc trên dòng xe máy Honda thường thấy biểu tượng cánh chim với ngụ ý bay cao,
bay xa. Nếu trường hợp này để biểu tượng con rùa thì sẽ phản tác dụng lại, mang ý
nghĩa không tích cực vì chậm chạp.
-Chức năng dễ phân biệt: khi nhãn hiệu là điểm duy nhất để khách hàng lựa chọn sản
phẩm. Giả sử các loại nước khoáng không có nhãn hiệu thì khó nhận dạng và phân
biệt.
1.Quyết định gắn nhãn hiệu
Có những công ty thích nhãn cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên lại có công ty không
thích làm điều này. Nhưng việc gắn nhãn hiệu sẽ mang lại nhiều lợi ích:
-Giúp cho người bán dễ dàng xử lí được đơn hàng. Khi khách hàng đặt hàng có thể dễ
dàng xử lý đơn hàng và thống kê
-Có nhãn hiệu thì sẽ được luật pháp bảo hộ
-Có gắn nhãn thì dễ dàng thu hút khách hàng
- Việc gắn nhãn sẽ giúp người bán phân khúc thị trường thuận lợi hơn
- Nhãn hiệu tốt là nền tảng để xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp.
2. Quyết định người đứng tên nhãn hiệu
Nhãn hiệu sản phẩm có thể được bảo trợ và mang tên của người sản xuất. Ví dụ:
Honda,...
Nhãn hiệu mang tên của nhà phân phối. Người trồng rau ở các tỉnh thành mang về bán
cho metro, bán cho coopmart, bán cho satrafood, lúc này metro, coopmart, satrafood là
nhà phân phối và rau sẽ mang nhãn hiệu của các bên này.
Người sản xuất có thể cho một phần sản phẩm mang tên hãng và một số khác mang
tên đại lý. 
3.Quyết định về chất lượng nhãn hiệu
Sản phẩm đi vào phân khúc thị trường khác nhau sẽ có đặc điểm khác nhau. Vì thế,
xây dựng chất lượng nhãn hiệu cần cân nhắc kỹ lưỡng. Chất lượng thể hiện ở tính bền,
độ tin cậy, dễ sử dụng,... và các thuộc tính giá trị khác của sản  phẩm. Nhãn hiệu được
thiết kế trên mức chất lượng: thấp, trung bình, cao và hảo hạng. Thường lợi nhuận sẽ
tăng theo mức chất lượng: chất lượng thấp thì lợi nhuận thấp, chất lượng trung bình lợi
nhuận cao hơn một ít, chất lượng cao thường có lợi nhuận tối ưu, ở mức chất lượng
hảo hạng thì lợi nhuận ở mức thấp. Vậy nên trong sản xuất nên làm sản phẩm chất
lượng cao. Vì đầu tư vào chất lượng hảo hạng đòi hỏi đầu tư công nghệ, nhà xưởng, kĩ
thuật nên tăng chi phí làm lợi nhuận giảm rõ. 
Ngoài ra, công ty phải xác định chất lượng nhãn hiệu theo thời gian:  Nếu trên thị
trường không đối thủ cạnh tranh thì cần duy trì. Nhưng theo thời gian cạnh tranh sẽ
không tránh khỏi,
có những sản phẩm tốt hơn, hoàn thiện hơn thì buộc phải cải tiến để nâng cao chất
lượng. Nếu có sản phẩm tốt hơn cạnh tranh thì cải tiến dần  theo kịp với đối thủ. Do
chi phí đầu vào cao mà tăng giá thì bán không được thì phải giảm chất lượng một cách
khéo léo không để người tiêu dùng biết. 
4. Quyết định về chọn tên nhãn hiệu: có 4 cách chọn.
-Tên nhãn hiệu riêng cho từng sản phẩm của hãng: Nestle của thuỵ sĩ với 50.000 sản
phẩm khác nhau với sản phẩm đặt tên riêng, 3M của Mỹ với 70.000 sản phẩm khác
nhau, sản phẩm đều đặt tên riêng nhờ đó mà đi vào khúc thị trường sâu hơn. Cũng có
bất lợi đó là khi  người tiêu dùng không nhận dạng sản phẩm đó của công ty nào. Vì
vậy mà chi phí marketing cũng khá lớn.
-Tên nhãn hiệu chung cho từng dòng sản phẩm: Công ty Sears của Mỹ chuyên thiết bị
công cụ: có 3 dòng sản phẩm, thiết bị công cụ chung,thiết bị công cụ trong nhà và thiết
bị công cụ dùng sản xuất hàng thủ công
-Tên nhãn hiệu chung cho tất cả sản phẩm của hãng: xe hơi, xe gắn máy, xe đạp đều
được đặt là peugeot. Heinz là công ty sản xuất nước sốt cà chua mỹ đều í dạn đặt tên
sản phẩm. GE công ty điện của Mỹ khi làm ra sản phẩm đều đặt tên là GE dễ bán
hàng, ko cần quảng cáo nhiều, sản phẩm cũ bán được sản phẩm mới bán đc. Tuy nhiên
nếu sản phẩm mới dính kiện, chất lượng xấu sẽ làm ảnh hưởng sản phẩm trc đây. 
-Tên thương mại công ty kết hợp với tên nhãn hàng riêng biệt: Nescafe, nestea,...
 Những yếu tố cần thiết của nhãn hiệu:
-Nhãn hiệu phải nói lên lợi ích, chất lượng của sản phẩm. Ví dụ: Aquafina với ý nghĩa
aqua là nước, fina là lọc tinh khiết. Tên nhãn là người ta nhớ đến nguồn nước lọc tinh
khiết. Hay Lavie có nghĩa là nguồn nước cần thiết cho sự sống có ích.
-Nhãn hiệu phải dễ đọc, dễ nhận và dễ nhớ. Nhãn hiệu có chiều sâu và chiều cao sẽ dễ
gây ấn tượng hơn. Ví dụ: colgate ( “cool” là mát lạnh, “gate” là cánh cửa) làm cho mọi
người dễ ghi nhớ.
-Nhãn hiệu phải độc đáo và đặc biệt. Nestle hình ảnh trong tiếng Đức có nghĩa là tổ
chim gợi sự ấm áp. 
-Nhãn hiệu phải tránh ý nghĩa xấu khi dịch ra tiếng nước ngoài. Mỹ phẩm Mỹ Dung
khi dịch ra tiếng anh thì nghĩa không được hay cho lắm, nhãn hiệu tên Huy Hoàng
nhưng khi dịch ra tiếng Nga lại mang nghĩa không được tốt. Hay dòng xe Nova dịch ra
có nghĩa là “không chạy” khi thêm chữ In thành “ Innova” có nghĩa là luôn đổi mới,
cải tiến. 
-Nhãn hiệu đem đăng ký và được bảo hộ bởi pháp luật. Theo luật sở hữu trí tuệ Việt
Nam, sau khi đăng kí Registered Trademark, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng
nhận đăng kí nhãn hiệu, nó có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp
đơn và có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. 
Vì vậy, doanh nghiệp cần chú trọng trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Vì giá
trị thương hiệu là một phần quan trọng giá trị vô hình (Intangible) của doanh nghiệp và
chiếm trung bình tối thiểu 45% so với giá trị của doanh nghiệp trên thị trường trứng
khoán. 
5. Quyết định chiến lược nhãn hiệu
 

Dòng sản phẩm

Hiện có Mới

Tên Hiện có Dãn rộng dòng sản phẩm Mở rộng nhãn


nhãn hiệu

Mới Nhiều nhãn hiệu Nhãn hiệu mới

 
Để thực hiện chiến lược nhãn hiệu điều kiện là doanh nghiệp phải sản xuất ra nhiều
sản phẩm. Nếu chỉ làm một sản phẩm không thể thực hiện chiến lược. 
Các doanh nghiệp thường theo đuổi chiến lược dãn rộng dòng sản phẩm, chiếm 89%.
Chiến lược này được hiểu là làm thêm nhiều sản phẩm nhưng chỉ lấy một nhãn hiệu .
Lấy nhãn hiệu cũ để đặt tên cho sản phẩm bổ sung vào cùng danh mục. Có thể  thay
đổi hương vị, kiểu dáng,... Ví dụ, colgate thay đổi hương liệu tạo ra dòng Colgate
Natural, Colgate Total, Colgate Maxima,…hay bột giặt Omo thêm hương anh đào,
ngàn hoa… Việc sử dụng nhãn hiệu cũ sẽ tiết kiệm được chi phí vì xây dựng nhãn hiệu
mới rất tốn kém. Con số khổng lồ mà doanh nghiệp Mỹ đầu tư cho nhãn hiệu mới là
50-100 triệu đô la. 
Chiến lược mở rộng nhãn hiệu được hiểu là làm thêm nhiều dòng sản phẩm mới
nhưng vẫn lấy nhãn hiệu cũ, chiếm 6% trên thị trường. Ví dụ Peugeot khi sản xuất và
phát triển thêm dòng xe đạp vẫn mang thương hiệu Peugeot. Ngoài lợi thế tiết kiệm
được chi phí nhưng sản phẩm mới bị lỗi, hay dính kiện tụng hoặc những sự cố ngoài ý
muốn sẽ ảnh hưởng xấu, tiêu cực đến sản phẩm còn lại. 
Chiến lược nhiều nhãn hiệu và nhãn hiệu mới chỉ chiếm 5% trên thị trường. Nguyên
nhân chính mà số lượng ít như vậy là do chi phí đầu tư cho nhãn hiệu mới quá cao và
việc phát triển nhiều nhãn hiệu như vậy sẽ dẫn đến tình trạng ăn thịt lẫn nhau giữa các
nhãn hiệu. Tuy nhiên, việc cạnh tranh trong nội bộ sẽ là động lực để công ty phát triển.
Chiến lược đa nhãn hiệu có thể kể đến Coca-Cola. Ngoài Coca-Cola, hãng còn sở hữu
sản phẩm với nhãn hiệu khác như Fanta, Sprite, NutriBoost, Minute Maid, Samurai và
Dasani…
Chiến lược nhãn hiệu mới đạt được bằng cách mở rộng các dòng sản phẩm mà công ty
chưa bao giờ cung cấp ở những thị trường hoàn toàn mới. Chiến lược này mở ra những
cơ hội kinh doanh hoàn toàn mới cho các doanh nghiệp. Đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều
rủi ro.
6. Quyết định tái định vị nhãn hiệu
Sau một thời gian, doanh nghiệp cần định vị lại bởi đối thủ cạnh tranh có thể tung ra
nhãn hiệu khác để tranh giành thị phần với mình hoặc sở thích, hành vi tiêu dùng của
khách hàng đã thay đổi và nhu cầu của họ đối với doanh nghiệp sụt giảm. Vì thế,
muốn giữ thị phần buộc công ty phải tải định vị lại nhãn hiệu. Việc tái định vị có thể
thay đổi cả sản phẩm và hình ảnh hay chỉ thay đổi hình ảnh. 
Ví dụ: 
Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt, Chipotle Mexican Grill - chuỗi nhà hàng thức ăn
nhanh đã chọn hướng đi riêng và thay đổi nhận thức người tiêu dùng. Nhà hàng đã 
thực hiện lời cam kết “Thực phẩm sạch” (“Food With Integrity”) và thực hiện sứ
mệnh thay đổi thói quen ăn uống và suy nghĩ của người tiêu dùng về thức ăn nhanh.
Nhà hàng đã thành công trong việc đem lại nguồn thực phẩm sạch, tươi ngon và có lợi
cho sức khoẻ cho người tiêu dùng khi mà các món ăn nhanh đang bị chỉ trích gây ra
bệnh béo phì cho người dân. Thương hiệu Chipotle đã được định vị vững chắc trong
tâm trí khách hàng.
Ví dụ 2: những năm 70 của thế kỷ 20, thời kì Thuỵ Sĩ trở thành ông vua trong sản xuất
đồng hồ. Nhưng đến những năm 80, hàng loạt các thương hiệu Nhật Bản ra đời  Casio,
Timex, Seiko và Citizen. Họ  tung ra loại đồng hồ quartz tự động với giá thành thấp và
độ chính xác cao làm cho đồng hồ Thuỵ Sĩ trở nên lao đao. Nicolas Hayek đã thay đổi
hình ảnh và quan niệm về đồng hồ.  Khách hàng sẽ mua loại đồng hồ mới này không
chỉ để xem giờ mà trên hết là một món đồ thời trang khiến họ thích thú. Đồng hồ mà
lại không phải đồng hồ. vật trang sức mang tính thời thượng thêm chức năng báo hiệu
thời gian. Qua đó, đồng hồ Thuỵ Sĩ không những giữ được chỗ đứng trên thị trường
mà còn phát triển và tiếp cận thêm nhiều phân khúc khách hàng mới.
Nhận xét đối với việc áp dụng các quyết định chiến lược nhãn hiệu của các doanh
nghiệp sản xuất của Việt Nam trong thời gian qua.
Các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam, đặc biệt là một số công ty hàng tiêu dùng
thiếu chiến lược dài hạn để mở rộng thương hiệu. Sau thành công bước đầu với các
nhãn hàng dầu gội đầu, các công ty này đã quyết định kinh doanh thêm lĩnh vực sản
xuất nước giải khát và sản xuất nước mắm. ..nên chắc chắn nguồn lực sẽ bị phân tán vì
thế không dudr tài nguyên để nuôi từng đứa con mới ( nhãn hiệu mới).
Một trong những tình trạng hiện nay là các doanh nghiệp thường bắt trước các anh lớn
trong ngành. Ví dụ Unilever có hơn 1700 sản phẩm. Hoạt động kinh doanh của
Unilever trải dài nhiều lĩnh vực từ chất tẩy rửa, kem đánh răng và xà phòng đến mỹ
phẩm và nhiều nhãn hiệu trà khác nhau. Vì thế, cần cân nhắc lại chiến lược nhãn hiệu
trong dài hạn, cân nhắc nguồn lực đầu tư ( cả nhân lực và tài chính), cân nhắc phạm vi,
quy mô thị trường… để tránh mắc phải những sai lầm đáng tiếc.
 Nhìn chung, nguồn lực của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam có hạn, nên khi quyết
định mở rộng thương hiệu cần quan tâm đến nhiều yếu tố. Xem xét việc định vị các
thương hiệu chính, việc giới thiệu các thương hiệu mới nên được xem là tác động tiêu
cực đến định vị hiện có. Chìa khóa để mở rộng thương hiệu hay phát triển dòng sản
phẩm thành công là xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu. Để thành công trong quá
trình này, doanh nghiệp cần kiên nhẫn, không vội vàng, tập trung và thông minh trong
quá trình nghiên cứu.
Để xác định chiến lược nhãn hiệu mới cần tạo ra một “đại dương xanh” trong tâm trí
khách hàng của thương hiệu mới không trùng lắp với “ đại dương đỏ” hiện có. Nếu hai
vị trí này ở hai phân khúc khác nhau mà bổ sung cho nhau thì sẽ thuận lợi cho các
nhãn mới tham gia thị trường. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể cần tung
ra một thương hiệu mới để 'lấp đầy' khoảng trống lớn do thương hiệu hàng đầu tạo ra.
Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp Việt Nam ôm đồm khá nhiều nhãn hiệu, nhưng mỗi
thương hiệu có sức sống yếu ớt, không để lại ấn tượng gì trong tâm trí của khách hàng.
Hình ảnh này được ví như gia đình đông con nhưng lại chăm sóc con không được chu
đáo. Vì vậy, cần chuẩn bị nguồn lực, thời gian để nuôi sống và chăm sóc tốt cho một
nhãn hiệu. Điều này trở thành quá sức nếu công ty nhỏ chưa có nguồn lực để thực hiện
các chiến lược phát triển nhãn hiệu mới.  
Câu 2: (5 điểm)
Hãy giải thích các quyết định chủ yếu của quảng cáo. Anh/chị có nhận xét gì đối
với các quyết định về ngân sách quảng cáo tại các doanh nghiệp sản xuất của Việt
Nam trong thời gian qua.
Các quyết định chủ yếu của Quảng Cáo: 
Những quyết định lớn trong quảng cáo
Bước 1: Xác định mục tiêu 
*Để thông tin: có thể là giới thiệu về sản phẩm mới, đề nghị cách sử dụng mới, có sự
thay đổi về giá hay nói rõ hơn về công dụng của sản phẩm. Thông qua đó sẽ mô tả
những dịch vụ có sẵn, chỉnh lại những ấn tượng sai, làm cho khách hàng bớt e ngại và
góp phần tích cực vào việc xây dựng hình ảnh công ty.
*Để thuyết phục: Quảng cáo để tạo ra sự ưu thích nhãn hiệu và khuyến khích dùng
thử, làm thay đổi cách nhìn của khách hàng về tính năng của sản phẩm. Từ đó, thuyết
phục khách hàng mua ngay hay thực hiện phát sinh giao dịch.
*Để nhắc nhở: Nhắc khách hàng là sản phẩm này sẽ cần thiết trong tương lai gần nhờ
đó sản phẩm luôn có mặt trong tâm lý của khách hàng, đặc biệt trong ngày ế ẩm thì
việc này vô cùng cần thiết.
* Để xây dựng hình ảnh ngành hoặc công ty: Phát triển và duy trì hình ảnh tích cực về
công ty góp phần xây dựng và phát triển danh tiếng thương hiệu, và việc quảng bá
thương hiệu sẽ hiệu quả hơn.
Bước 2: Quyết định ngân sách
Có các  phương án thực hiện sau:
Phương pháp tuỳ vào khả năng tài chính: Trường hợp này thường có lợi nhuận mới
quảng cáo. Nếu công ty nhỏ, tài chính eo hẹp thì nên cân nhắc ngân sách cho cân đối
để đảm bảo được lợi nhuận.
Phương pháp phần trăm trên mức tiêu thụ: sẽ được xác định một tỷ lệ % nhất định trên
doanh thu.
Phương pháp ngành bằng đối thủ cạnh tranh: Bỏ ra mức chi phí quảng cáo bằng đối
thủ cạnh tranh đã làm
Phương pháp tuỳ theo mục tiêu và công việc đòi hỏi: được hiểu là nhu cầu như thế nào
thì chi theo như vậy. Thường công ty, tập đoàn lớn với nguồn tài chính vững chắc và
việc quảng cáo theo mục đích nhận dạng, xây dựng thương hiệu mới,...
Ngoài bốn phương pháp trên, khi xác định ngân sách quảng cáo cần xem xét thêm các
yếu tố sau: 
-Giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm ( giới thiệu, tăng trưởng, bão hoà và suy thoái):
Chi phí quảng cáo trên doanh thu ở giai đoạn giới thiệu sẽ cao hơn giai đoạn tăng
trưởng.
-Căn cứ vào thị phần và số người tiêu dùng.
-Cạnh tranh và sự lộn xộn
-Tần suất quảng cáo
-Khả năng thay thế của sản phẩm
Bước 3: Quyết định thông điệp của quảng cáo
-Tạo ra và đánh giá thông điệp: Việc tạo ra các ý tưởng và tiến hành mã hoá nó là vô
cùng quan trọng, ý tưởng này phải kết nối đến người tiêu dùng về lý trí và tình cảm.
Tiếp đến là tiến hành đánh giá để chọn hình thức nào tốt nhất
-Phát triển và thực hiện sáng tạo: phát triển và tổ chức thực hiện thông điệp thông qua
các phương tiện in ấn, radio, TV.
-Các vấn đề pháp lý và xã hội: Quảng cáo không được vượt qua các chuẩn mực pháp lí
và xã hội của mỗi nước. Ví dụ: Việt Nam là nước nữ tính thì quảng cáo sao cho phù
hợp, tránh nam tính quá. 
Bước 4: Quyết định về các phương tiện truyền thông
Dựa vào phân tích thị trường mục tiêu, tần suất và tác động của quảng cáo, thời điểm
quảng cáo, ngân sách thì nhà quản trị sẽ lựa chọn phương tiện quảng cáo phù hợp. 
Truyền hình sẽ tập hợp đủ 4 thế mạnh là từ ngữ, âm thanh, hình ảnh và màu sắc. Còn
báo chí chỉ có 3 điều là từ ngữ, hình ảnh và màu sắc. 
Bước 5: Đánh giá hiệu quả của quảng cáo
Việc đánh giá hiệu quả quảng cáo không có phương pháp tính toán chính xác vì không
thể tính được chi phí bỏ ra bao nhiêu để đạt về mức doanh thu và lợi nhuận. Nên cách
đánh giá hiệu quả là xem nội dung của thông điệp và chọn phương tiện truyền thông
có phù hợp với thị trường mục tiêu. 
Thông điệp phải rõ ràng, không có ẩn ý làm khách hàng khó hiểu, đặc biệt phải thể
hiện được nét nổi bật của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh, phải gây dựng được lòng
tin từ khách hàng. 
Nhận xét đối với các quyết định về ngân sách quảng cáo tại các doanh nghiệp sản
xuất của Việt Nam trong thời gian qua
Với sự bùng nổ của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, sự phát triển nhanh
chóng của Internet đã thay đổi phương thức tiếp thị và bán hàng. Theo báo cáo của Bộ
Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), doanh thu thương mại điện tử
bán lẻ của Việt Nam năm 2018 đạt 8,06 tỷ USD, tăng 30%.
Trong thời đại công nghệ số, các phương thức quảng cáo cũng rất khác so với các
phương thức truyền thống trước đây. Việc gia tăng các hoạt động quảng bá sản phẩm
trên các kênh trực tuyến trên mạng xã hội và các nền tảng thương mại điện tử như
Facebook, Zalo, Google, Youtube đang giúp nâng cao mức độ nhận biết của khách
hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Ngân sách quảng cáo cho các kênh
kỹ thuật số có tầm quan trọng đặc biệt và ngày càng được các doanh nghiệp đẩy mạnh.
Tại thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp Việt đã chi khoảng 284 triệu USD cho
quảng cáo trực tuyến trong năm 2019 (theo Adsota). Con số này dự kiến sẽ còn tăng
hơn nữa trong tương lai khi tất cả các hoạt động kinh doanh đều được số hóa. Trong
đó, hai nền tảng dẫn đầu Facebook và Google được doanh nghiệp Việt quan tâm. Bên
cạnh đó, Tiktok cũng là nền tảng quảng cáo được đánh giá là tiềm năng.
Ngân sách quảng cáo trực tuyến của các công ty Việt Nam ngày càng tăng nhưng hiệu
quả chưa cao do thiếu khả năng phân tích thị trường. Hầu hết các công ty trong nước
quảng cáo dựa trên bản năng và xu hướng mà không phân tích dữ liệu thị trường. Do
các công ty trong nước “tham lam” và không am hiểu về các cách thức quảng cáo nên
thường kết luận, suy đoán về nhu cầu của người tiêu dùng nhằm tối đa hóa phạm vi
tìm kiếm.
 Theo khảo sát  cho thấy 42% doanh nghiệp cho biết họ đang tăng đáng kể chi tiêu cho
phương tiện kỹ thuật số, trong khi các phương tiện truyền thống như Tivi, radio, báo in
và biển quảng cáo có khả năng bị cắt giảm... 48,8% doanh nghiệp có kế hoạch giảm
đầu tư ngoại tuyến và hơn 10% muốn giảm chi tiêu in ấn.  
Cuộc chiến giữa Ukraine và Nga cùng đại dịch Covid-19 đang diễn ra đang gây áp lực
khiến các công ty phải phân bổ lại ngân sách quảng cáo.
Hai năm đại dịch vừa qua, Vinamilk đã mạnh cắt giảm chi phí quảng cáo. Cụ thể,
Vinamilk đã chi khoảng 2 nghìn tỷ đồng cho quảng cáo mỗi năm từ 2016 đến 2019.
Tuy nhiên, sang năm 2020 và 2021, khi dịch COVID-19 bùng phát, Vinamilk đã giảm
đáng kể các chi phí này, đạt mức 1.440 tỷ đồng chi quảng cáo trong năm 2020 và 2020
( giảm  30% so với giai đoạn trước), 1.233 tỷ năm 2021 (giảm gần 50%). Giảm chi phí
quảng cáo sẽ giảm cơ hội tiếp cận khách hàng mới, mối quan hệ giữa khách hàng và
thương hiệu sẽ không còn bền chặt nữa đồng thời dễ dàng bị đánh mất thị phần vào tay
đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, việc cắt giảm ngân sách quảng cáo này của Vinamilk
hoà vào xu hướng của thế giới. 
Tài liệu tham khảo
Tạp Chí Tài Chính (2017) “Doanh nghiệp Việt 'ngốn tiền' vào quảng cáo trực tuyến,”
28 August.
Bảo Quân (2022) “Vì sao Vinamilk hai năm qua cắt giảm tiền quảng cáo?,” Diễn đàn
doanh nghiệp21, 21 June.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

You might also like