You are on page 1of 31

1.

Nội dung đánh giá CĐR 1: (45 câu)


- Nắm các kiến thức về các hoạt động thương mại quốc tế (Kinh doanh thương mại,
Gia công, Sản xuất - xuất khẩu, DN chế xuất, Tạm nhập - Tái xuất) và các chính sách
thuế xuất nhập khẩu áp dụng với từng hình thức.
- Thông thạo bảng mã loại hình và vận dụng được đối với từng hoạt động thương mại
quốc tế.
Câu 1: Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp có vốn đầu tư như thế nào ?
 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)
 Doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước
 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc vốn đầu tư trong nước
 Tất cả đều sai
Câu 2: Điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan và áp dụng chính sách thuế đối với doanh
nghiệp chế xuất là khu phi thuế quan
 Điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan và áp dụng chính sách thuế đối với doanh nghiệp
chế xuất là khu phi thuế quan
 Có hàng rào cứng ngăn cách với khu vực bên ngoài; có cổng/cửa ra, vào đảm bảo việc
đưa hàng hóa ra, vào doanh nghiệp chế xuất chỉ qua cổng/cửa.
 Có hệ thống ca-mê-ra quan sát được các vị trí tại cổng/cửa ra, vào và các vị trí lưu giữ
hàng hóa ở tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ); dữ
liệu hình ảnh ca-mê-ra được kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý doanh nghiệp
và được lưu giữ tại doanh nghiệp chế xuất tối thiểu 12 tháng.
 Tất cả đều đúng
Câu 3: Chính sách thuế đối với sản phẩm xuất khẩu của Doanh nghiệp chế xuất là:
 Được miễn thuế xuất khẩu
 Đối tượng không chịu thuế xuất khẩu
 Phải nộp thuế xuất khẩu đối với sản phẩm có thuế suất
 Phải nộp thuế xuất với mức thuế suất 0%
Câu 4: Doanh nghiệp chế xuất nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài sử dụng mã loại
hình nào ?
 E11
 A11
 A41
 E15
Câu 5: Những trường hợp nào Doanh nghiệp chế xuất không bắt buộc phải mở tờ khai
xuất khẩu, nhập khẩu ?
 Nhập lương thực thực phẩm, máy móc thiết bị tạo tài sản cố định cho khối văn phòng
 Xuất sản phẩm tiêu thụ nội địa
 Nhập nguyên vật liệu từ trong nước
 Xuất sản phẩm ra nước ngoài
Câu 6: Doanh nghiệp chế xuất xuất khẩu sản phẩm sau khi sản xuất thì sử dụng mã loại
hình nào ?
 E42
 E52
 E54
 E62
Câu 7 : Doanh nghiệp chế xuất nhập nguyên vật liệu về nhưng không sản xuất mà tiêu thụ
nội địa. Doanh nghiệp cần mở tờ khai nào để thay đổi mục đích sử dụng ?
 A42
 E11
 E13
 E15
Câu 8: Doanh nghiệp chế xuất là gì ?
 Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế
xuất hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm để xuất khẩu hoạt động trong khu công
nghiệp, khu kinh tế.
 Doanh nghiệp chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện
dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, được thành lập theo điều
kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp quy định tại Nghị định
82/2018/NĐ-CP
 Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế
xuất
 Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm để xuất khẩu hoạt
động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
Câu 9: Doanh nghiệp chế xuất khi được phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và
các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam phải làm gì ?
 Mở sổ kế toán hạch toán riêng doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động mua bán
hàng hóa tại Việt Nam
 Bố trí khu vực lưu giữ hàng hóa ngăn cách với khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt
động sản xuất của doanh nghiệp chế xuất
 Thành lập chi nhánh riêng nằm ngoài doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất để thực hiện
hoạt động này.
 Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 10 Nguyên vật liệu đầu vào của DN chế xuất được hưởng chính sách thuế như thế
nào ?
 Phải nộp thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu có thuế suất
 Được miễn thuế nhập khẩu
 Đối tượng không chịu thuế nhập khẩu
 Được hưởng thuế suất 0%
Câu 11: Khái niệm Gia công trong thương mại ?
 Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử
dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một
hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để
hưởng thù lao.
 Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử
dụng một phần nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều
công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.
 Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử
dụng toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công
đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.
 Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử
dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện nhiều
công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.
Câu 12: Hợp đồng gia công tối thiểu bao gồm bao nhiêu điều khoản bắt buộc
7
8
9
 10
Câu 13: Câu trả lời nào là sai ?. Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công là những quy
định như sau:
 Giao toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu, vật tư gia công theo thỏa thuận tại hợp đồng
gia công.
 Được cử chuyên gia đến Việt Nam để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất
lượng sản phẩm gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công
 Được thuê thương nhân khác gia công.
 Chịu trách nhiệm về quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa.
Câu 14: Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công là những quy định nào dưới đây ?
 Được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế đối với
hàng hóa tạm nhập khẩu theo định mức và tỷ lệ hao hụt để thực hiện hợp đồng gia công
và đối với sản phẩm gia công xuất khẩu.
 Được cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, phụ liệu, vật tư để gia công theo
thỏa thuận trong hợp đồng gia công; phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định của Luật Thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với phần nguyên liệu, phụ liệu, vật tư mua trong nước.
 Phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động gia công xuất khẩu,
nhập khẩu, sản xuất hàng hóa trong nước và các điều khoản của hợp đồng gia công đã
được ký kết.
 Tất cả đều đúng.
Câu 15: Khi nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư để thực hiện hợp đồng gia công thì bên
nhận gia công phải sử dụng mã loại hình nào ?
 E21
 E23
 E31
 A12
Câu 16: Khi xuất khẩu sản phẩm đã gia công xong cho bên đặt gia công thì bên nhận gia
công phải sử dụng mã loại hình nào ?
 E52
 E54
 E62
 B11
Câu 17: Trong trường hợp gia công chuyển tiếp, bên nhận gia công phải sử dụng mã loại
hình nào để xuất khẩu sản phẩm sang hợp đồng gia công khác ?
 E52
 E54
 E62
 B11
Câu 18: Doanh nghiệp A nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư từ Công ty B tại Hàn Quốc để
thực hiện hợp đồng gia công. Sau khi gia công thành sản phẩm X, Doanh nghiệp A xuất
khẩu sản phẩm X cho Công ty B. Biết rằng sản phẩm X có thuế suất xuất khẩu là 5%.
Anh chị hãy cho biết chính sách thuế được áp dụng đối với Doanh nghiệp A ?
 Nộp thuế xuất khẩu với mức thuế suất 5%
 Miễn thuế xuất khẩu
 Nộp thuế xuất khẩu với mức thuế suất 0%
 Không thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu
Câu 19: Doanh nghiệp A nhập khẩu nguyên vật liệu Y từ Công ty B tại Hàn Quốc để thực
hiện hợp đồng gia công cho công ty B. Biết rằng nguyên vật liệu Y có thuế suất nhập
khẩu 10%. Anh chị hãy cho biết Doanh nghiệp A sẽ phải nộp thuế như thế nào đối với
nguyên vật liệu Y khi nhập khẩu ?
 Nộp thuế nhập khẩu với mức thuế suất 10%
 Nộp thuế nhập khẩu với mức thuế suất 0%
 Được miễn thuế nhập khẩu
 Không thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu
Câu 20: Doanh nghiệp A nhận gia công cho Công ty B tại Hàn Quốc. Trên hợp đồng gia
công Doanh nghiệp A phải tự cung ứng nguyên vật liệu Y có nguồn gốc trong nước. Anh
chị hãy cho biết Doanh nghiệp A sẽ phải nộp thuế như thế nào đối với nguyên vật liệu Y
khi xuất khẩu sản phẩm gia công cho Công ty B ? Biết rằng nguyên vật liệu Y có thuế
suất nhập khẩu 15%.
 Nộp thuế xuất khẩu đối với nguyên vật liệu Y với mức thuế xuất 15%
 Nộp thuế xuất khẩu đối với nguyên vật liệu Y với mức thuế xuất 0%
 Được miễn thuế xuất khẩu
 Không thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu
Câu 21: Xuất khẩu nguyên vật liệu dư thừa của hoạt động gia công sử dụng mã loại hình
nào ?
 B13
 B11
 E52
 E54
Câu 22: Nguyên vật liệu dư thừa của hoạt động gia công sau khi hợp đồng gia công kết
thúc được xử lý như thế nào ?
 Tiêu huỷ
 Tiêu thụ nội địa
 Xuất khẩu theo chỉ định của bên đặt gia công
 Xuất khẩu nguyên vật liệu cho bên đặt gia công
 Tất cả đều đúng
Câu 23: Hoạt động Sản xuất xuất khẩu là gì ?
 Sản xuất xuất khẩu là việc doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất
hàng hóa sau đó xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài (nguyên liệu vật tư do doanh nghiệp
mua).
 Sản xuất xuất khẩu là việc doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất
hàng hóa sau đó tiêu thụ sản phẩm vào nội địa (nguyên liệu vật tư do doanh nghiệp mua).
 Sản xuất xuất khẩu là việc doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm để sản sau đó xuất khẩu
sản phẩm ra nước ngoài
 Sản xuất xuất khẩu là việc doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm để sản sau đó tiêu thụ
sản phẩm vào nội địa
Câu 24: Hoạt động sản xuất xuất khẩu sử dụng mã loại hình nào để nhập khẩu nguyên vật
liệu ?
 E21
 E31
 A42
 A11
Câu 25: Hoạt động sản xuất xuất khẩu sử dụng mã loại hình nào để xuất khẩu sản phẩm ?
 E52
 E62
 G21
 E42
Câu 26: Doanh nghiệp A nhập nguyên vật liệu về để sản xuất xuất khẩu. Vậy khi nhập
nguyên vật liệu Doanh nghiệp A nộp thuế nhập khẩu như thế nào ?
 Được miễn thuế nhập khẩu
 Phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định
 Đối tượng không chịu thuế nhập khẩu
 Phải nộp thuế nhập khẩu với mức thuế suất 0%
Câu 27: Doanh nghiệp A hoạt động Sản xuất xuất khẩu khi xuất khẩu sản phẩm Y ra nước
ngoài thì Doanh nghiệp A được hưởng chính sách thuế như thế nào ? Biết rằng thuế suất
xuất khẩu của sản phẩm Y là 5%
 Phải nộp thuế xuất khẩu với mức thuế suất 5%
 Phải nộp thuế xuất khẩu với mức thuế suất 0%
 Được miễn thuế xuất khẩu
 Được hoàn thuế Nhập khẩu đối với nguyên vật liệu đầu vào nếu Doanh nghiệp A khai
mã loại hình E31 trên tờ khai nhập khẩu.
Câu 28: Phế liệu, phế phẩm của Doanh nghiệp hoạt động Sản xuất xuất khẩu khi bán vào
nội địa thì phải nộp những loại thuế nào ?
 Được miễn thuế nhập khẩu
 Nộp thuế giá trị gia tăng
 Nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế Bảo vệ môi trường (nếu có)
 Tất cả đều đúng
Câu 29: Kinh doanh tạm nhập tái xuất là gì ?
 Tạm nhập tái xuất là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc
biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực Hải quan riêng theo quy định của
pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu
chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.(Luật Hải quan 2014)
 Tạm nhập tái xuất là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc
biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực Hải quan riêng theo quy định của
pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu
hàng hoá ra khỏi Việt Nam
 Tạm nhập tái xuất là việc hàng hoá được đưa từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ
Việt Nam được coi là khu vực Hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam,
có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra
khỏi Việt Nam.(Luật Hải quan 2014)
 Tạm nhập tái xuất là Việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam có
làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi
Việt Nam.(Luật Hải quan 2014)
Câu 30: Thương nhân phải có giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với những loại
hàng hóa nào dưới đây ?
 Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu,
tạm ngừng nhập khẩu;
 Hàng hóa nhập để bảo hành sửa chữa
 Hàng hoá thuộc ngành, nghề kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện.
 Tất cả các ý trên
Câu 31: Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam tối đa bao
nhiêu ngày?
 120
 60
 45
 30
Câu 32: Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện là loại mặt hàng nào dưới
đây ?
 Hàng thực phẩm đông lạnh
 Hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt
 Hàng hóa đã qua sử dụng
 Tất cả các ý trên
Câu 33: Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất là loại mặt hàng nào dưới đây ?
 Hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt
 Hàng hóa đã qua sử dụng
 Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
 Tất cả các ý trên
Câu 33: Kinh doanh tạm nhập, tái xuất với mặt hàng đông lạnh cần thoả mãn điều kiện
gì ?
 Có số tiền ký quỹ là 10 tỷ đồng
 Có số tiền ký quỹ là 7 tỷ đồng
 Có số tiền ký quỹ là 5 tỷ đồng
 Không có điều kiện
Câu 34: Kinh doanh tạm nhập tái xuất sử dụng mã loại hình nào để khai báo trên tờ khai
hải quan ?
 G11
 G12
 G12
 G23
Câu 35: Chọn câu trả lời sai. Những hoạt động nào dưới đây là hoạt động tạm nhập tái xuất,
tạm xuất tái nhập ?
 Thủ tục HQ đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển,
khuôn, mẫu tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để sản xuất, thi công xây dựng, lắp đặt
công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm
 Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để tổ chức
hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm
 Thủ tục hải quan đối với Hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để bảo hành,
sửa chữa
 Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài sau đó xuất khẩu sang
nước thứ 3
Câu 36: Mã loại hình nào dưới đây không phải dùng cho hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm
xuất tái nhập?
 G21
 G12
 G13
 G23
Câu 37: Doanh nghiệp FDI thực hiện quyền nhập khẩu. Khi nhập khẩu hàng hoá thì trên
tờ khai nhập khẩu sử dụng mã loại hình nào ?
 A41
 A11
 E11
 A12
Câu 38: Doanh nghiệp A nhập khẩu sản phẩm Y tại Trung Quốc sau đó bán sản phẩm Y
sang Đài Loan. Vậy Doanh nghiệp A phải mở tờ khai nhập khẩu mã loại hình nào ?
 A11
 A12
 E11
 E31
Câu 39: Doanh nghiệp A nhập khẩu sản phẩm Y tại Trung Quốc sau đó bán sản phẩm Y
sang Đài Loan. Vậy khi mở tờ khai xuất khẩu sản phẩm Y Doanh nghiệp A được lựa chọn
mã loại hình nào ?
 A42
 B13
 B12
 E62
Câu 40: Doanh nghiệp A nhập khẩu sản phẩm Y tại Trung Quốc sau đó bán sản phẩm Y
sang Đài Loan. Vậy khi mở tờ khai xuất khẩu sản phẩm Y Doanh nghiệp A được hoàn
thuế nhập khẩu nếu chọn mã loại hình nào ?
 B11
 B13
 B12
 E62
Câu 41: Doanh nghiệp A nhập khẩu mặt hàng Y từ Nhật Bản sau đó xuất khẩu chính sản
phẩm đó sang Nhật Bản. Trên tờ khai xuất khẩu Doanh Nghiệp A khai báo mã loại hình
B13. Hỏi Doanh Nghiệp phải nộp thuế như thế nào ?
 Nộp thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu
 Nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng được hoàn thuế nhập khẩu sau khi xuất
khẩu
 Miễn thuế nhập khẩu và nộp thuế xuất khẩu
 Miễn thuế xuất khẩu và nộp thuế nhập khẩu
Câu 42: Xuất khẩu tại chỗ là gì ?
 Doanh nghiệp Việt Nam sản xuất rồi bán cho thương nhân nước ngoài theo hợp đồng
mua bán, được thương nhân nước.
 Doanh nghiệp Việt Nam sản xuất rồi bán cho thương nhân nước ngoài theo hợp đồng
mua bán, được thương nhân nước ngoài thanh toán nhưng hàng hoá đó được giao tại việt
Nam cho thương nhân Việt Nam khác theo chỉ định của thương nhân nước ngoài.
 Doanh nghiệp Việt Nam sản xuất rồi bán cho Doanh nghiệp Việt Nam khác.
 Doanh nghiệp Việt Nam nhâp khẩu rồi bán cho Doanh nghiệp nước ngoài.
Câu 43: Nhập khẩu tại chỗ là gì ?
 Doanh nghiệp Việt nam Nhập khẩu hàng hoá từ khu Phi thuế quan.
 Doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hàng của thương nhân nước ngoài và nhận hàng từ
Doanh Nghiệp Việt Nam khác theo chỉ định của thương nhân nước ngoài
 Doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hàng hoá của thương nhân nước ngoài và nhận
hàng từ Doanh Nghiệp Việt Nam khác theo chỉ định của thương nhân nước ngoài hoặc
Doanh nghiệp Việt nam Nhập khẩu hàng hoá từ khu Phi thuế quan.
 Doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hàng hoá Doanh Nghiệp Việt Nam khác hoặc
Doanh nghiệp Việt nam Nhập khẩu hàng hoá từ khu Phi thuế quan.
Câu 44: Doanh nghiệp A nhận gia công cho Doanh nghiệp B tại Hàn Quốc. Theo thoả
thuận hợp đồng Doanh nghiệp B cho Doanh nghiệp A mượn một số máy móc thiết bị để
phục vụ cho việc gia công hàng hoá. Vậy Doanh Nghiệp A phải mở tờ khai nhập khẩu với
mã loại hình nào?
 G21
 G12
 G13
 G23
Câu 45: Doanh nghiệp A nhận gia công cho Doanh nghiệp B tại Hàn Quốc. Theo thoả
thuận hợp đồng Doanh nghiệp B cho Doanh nghiệp A mượn một số máy móc thiết bị để
phục vụ cho việc gia công hàng hoá. Sauk hi hợp đồng gia công kết thúc Doanh Nghiệp
A phải xuất khẩu trả lại máy móc thiết bị cho Doanh nghiệp B. Doanh Nghiệp A phải mở
tờ khai xuất khẩu với mã loại hình nào ?
 G21
 G12
 G13
 G23

2. Nội dung đánh giá CĐR 2: (12 câu)


Xác định được xuất xứ hàng hóa và phân loại hàng hóa (mã HS)
Câu 1: Phân loại hàng hoá xuất nhập khẩu là gì ?
 Phân loại hàng hóa là việc căn cứ vào đặc điểm, thành phần, cấu tạo, tính chất lý, hóa,
công dụng, quy cách đóng gói của hàng hóa để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo
Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
 Phân loại hàng hóa là việc căn cứ vào đặc điểm, thành phần, cấu tạo, tính chất lý, hóa,
công dụng của hàng hóa để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
 Phân loại hàng hóa là việc căn cứ vào đặc điểm, thành phần, cấu tạo, tính chất lý, hóa,
công dụng, quy cách đóng gói của hàng hóa để xác mã số của hàng hóa theo Danh mục
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
 Phân loại hàng hóa là việc căn cứ vào đặc điểm, thành phần, cấu tạo, tính chất lý, hóa,
công dụng, quy cách đóng gói của hàng hóa để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa
nhập khẩu Việt Nam.
Câu 2: Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam có bao nhiêu chương ?
 95
 96
 97
 98
Câu 3: Có bao nhiêu quy tắc phân loại hàng hoá ?
4
5
6
7
Câu 4 : Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hoá phải dựa trên:
 Tên của phần
 Tên của chương
 Tên của nhóm
 Nội dung mô tả của từng nhóm và mọi chú giải của phần, chương có liên quan.
Câu 5: Máy tính xách tay có mã HS: 85171200 thì các bộ phận cấu thành lên chiếc máy
tính này thuộc nhóm nào ?
 8514
 8515
 8516
 8517
Câu 6: “Hàng hóa được xếp vào nhóm có nội dung mô tả cụ thể, mang tính đặc trưng cơ
bản nhất sẽ phù hợp hơn xếp vào nhóm có nội dung mô tả khái quát, chung chung” Đây là
nội dung của nguyên tắc mấy ?
1
2
3
 Tất cả câu trả lời đều sai
Câu 7: Xuất xứ hàng hoá là gì ?
 Xuất xứ hàng hóa là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc
nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản của hàng hóa đó.
 Xuất xứ hàng hóa là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc
nơi thực hiện công đoạn cuối cùng của hàng hóa đó.
 Xuất xứ hàng hóa là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc
nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng của hàng hóa đó.
 Xuất xứ hàng hóa là nước sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn
chế biến cơ bản cuối cùng của hàng hóa đó.
Câu 8: Có bao nhiêu quy tắc xác định xuất xứ hàng hoá ?
1
2
3
4
Câu 9: Hàng hóa được chế tác hoặc tạo ra hoàn toàn trên lãnh thổ của một nước thì có
xuất xứ là nước đó. Đây là nội dung của quy tắc nào ?
 Hàng hóa đương nhiên có xuất xứ
 Tiêu chí xuất xứ nội vùng
 Tiêu chí hàm lượng nội địa
 Tất cả đều sai
Câu 10: Hàng hóa “có xuất xứ” là hàng hóa được sản xuất hoàn toàn trên lãnh thổ của
một hoặc nhiều nước đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ giá trị nội địa áp dụng cho loại hàng hóa
đó. Tỷ lệ đó tối thiểu là bao nhiêu %
 10%
 20%
 30 %
 40%
Câu 11: Giấy chứng nhận xuất xứ C/O là gì ?
 "Giấy chứng nhận xuất xứ" (C/O – Certificate of Origin) là văn bản cơ quan có thẩm
quyền của Việt nam cấp dựa trên những quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ
nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá đó.
 "Giấy chứng nhận xuất xứ" (C/O – Certificate of Origin) là văn bản cơ quan có thẩm
quyền cấp dựa trên những quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc
xuất xứ của hàng hoá đó.
 "Giấy chứng nhận xuất xứ" (C/O – Certificate of Origin) là văn bản cơ quan có thẩm
quyền cấp chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá đó.
 "Giấy chứng nhận xuất xứ" (C/O – Certificate of Origin) là văn bản dựa trên những
quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá đó.
Câu 12: Phát biểu nào dưới đây là sai về Giấy chứng nhận xuất xứ ?
 Xuất trình hải quan khi muốn được hưởng ưu đãi thuế đặc biệt
 Chứng minh về nguồn gốc, xuất xứ của hàng hoá
 Sử dụng trong các nước asean
 Là chứng từ không thể thiếu của bộ hồ sơ hải quan
3. Nội dung đánh giá CĐR 3: (18 + 22 = 40 câu)
- Tính được số thuế phải nộp (Bao gồm các sắc thuế: Thuế XK, NK, Tiêu thụ đặc biệt,
Bảo vệ môi trường, Giá trị gia tăng) (18 câu)
Câu 1: Thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu là gì ?
 Là loại thuế gián thu đánh vào hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và là một yếu tố cấu
thành trong giá cả hàng hóa.
 Là loại thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và là một yếu tố cấu thành trong
giá cả hàng hóa.
 Là loại thuế gián thu đánh vào hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
 Là một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hóa.
Câu 2: Chọn câu trả lời đúng nhất: thuế tiêu thụ đặc biệt là gì?
 Là thuế đánh vào một số hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định, nó
được cấu thành trong giá cả của hàng hóa dịch vụ do người tiêu dùng chịu.
 Là thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định,
nó được cấu thành trong giá cả của hàng hóa dịch vụ do người tiêu dùng chịu.
 Là thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế theo quy
định, nó được cấu thành trong giá cả của hàng hóa dịch vụ.
 Là thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế theo quy
định, nó được cấu thành trong giá cả của hàng hóa dịch vụ do người tiêu dùng chịu.
Câu 3: Khái niệm Thuế bảo vệ môi trường ?
 Là thuế đánh vào sản phẩm hàng hóa mà khi sử dụng chúng gây tác động xấu đến môi
trường.
 Là thuế gián thu đánh vào sản phẩm hàng hóa mà khi sử dụng chúng gây tác động xấu
đến môi trường.
 Là thuế gián thu đánh dịch vụ mà khi sử dụng chúng gây tác động xấu đến môi trường.
 Là thuế gián thu đánh vào sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà khi sử dụng chúng gây tác
động xấu đến môi trường.
Câu 4: Thế nào là thuế Giá trị gia tăng ?
 Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá
trình sản xuất lưu thông đến tiêu dùng.
 Thuế GTGT là thuế gián thu tính trên giá trị của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá
trình sản xuất lưu thông đến tiêu dùng.
 Thuế GTGT là thuế gián thu tính trên giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ phát sinh
trong quá trình sản xuất lưu thông đến tiêu dùng.
 Thuế GTGT là thuế gián thu tính trên giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ phát sinh
trong quá trình sản xuất hàng hoá.
Câu 5: Sắc thuế nào không phải nộp trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá ?
 Thuế Giá trị gia tăng
 Thuế Bảo vệ môi trường
 Thuế Tiêu thụ đặc biệt
 Thuế Thu nhập doanh nghiệp
Câu 6: Căn cứ tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu là gì ?
 Tổng trị giá hàng Xuất khẩu
 Tổng trị giá hàng Nhập khẩu
 Trị giá tính thuế
 Tổng trị giá của lô hàng.
Câu 7: Công thức tính thuế xuất (nhập khẩu) ?
 Thuế xuất khẩu(nhập khẩu) = Trị giá tính thuế x thuế suất(Xuất khẩu, nhập khẩu)
 Thuế xuất khẩu(nhập khẩu) = Tổng giá trị hàng hoá x thuế suất(Xuất khẩu, nhập khẩu)
 Thuế xuất khẩu(nhập khẩu) = Trị giá tính thuế x 10%
 Tất cả đều sai
Câu 8: Công thức tính thuế tiêu thụ đặc biệt ?
 Thuế tiêu thụ đặc biệt = Trị giá tính thuế x thuế suất(Tiêu thụ đặc biệt)
 Thuế tiêu thụ đặc biệt = (Trị giá tính thuế + Thuế Xuất khẩu(nhập khẩu)) x thuế
suất(Tiêu thụ đặc biệt)
 Thuế tiêu thụ đặc biệt = Tổng giá trị hàng hoá x thuế suất(Tiêu thụ đặc biệt)
 Thuế tiêu thụ đặc biệt = (Tổng giá trị hàng hoá + Thuế Xuất khẩu(nhập khẩu)) x thuế
suất(Tiêu thụ đặc biệt)
Câu 9: Công thức tính thuế Giá trị gia tăng ?
 Thuế giá trị gia tăng = Trị giá tính thuế x thuế suất(Giá trị gia tăng)
 Thuế giá trị gia tăng = Tổng giá trị hàng hoá x thuế suất(Giá trị gia tăng)
 Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá tính thuế + Thuế xuất khẩu(nhập khẩu) + Thuế tiêu thụ
đặc biệt + Thuế bảo vệ môi trường) x Thuế suất(Thuế giá trị gia tăng)
 Thuế giá trị gia tăng = Trị giá tính thuế x 10%
Câu 10 : Công thức tính thuế bảo vệ môi trường ?
 Thuế bảo vệ môi trường = Trị giá tính thuế x thuế suất(Bảo vệ môi trường)
 Thuế bảo vệ môi trường = Tổng giá trị hàng hoá x thuế suất(Bảo vệ môi trường)
 Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá tính thuế + + Thuế tiêu thụ đặc biệt) x thuế suất thuế
suất(Bảo vệ môi trường)
 Thuế bảo vệ môi trường = Số lượng hàng hoá chịu thuế x Mức thuế bảo vệ môi trường
Câu 11: Doanh Nghiệp A nhập khẩu mặt hàng X giá CIF theo hợp đồng là 100USD/1 sp,
số lượng 200 sản phẩm. Tỷ giá tính thuế là 22.500đ/USD, Thuế Nhập khẩu mặt hàng X là
35%, Thuế tiêu thụ đặc biệt là 10%, Thuế Giá trị gia tăng là 10%. Tổng số thuế Doanh
nghiệp phải nộp cho toàn bộ lô hàng là:
 285.075.000 VNĐ
 157.500.000 VNĐ
 60.750.000 VNĐ
 66.825.000 VNĐ
Câu 12: Công ty A xuất khẩu lô hàng gồm 200 sản phẩm X với giá FOB là 11 USD/SP.
Tỷ giá tính thuế là 22.500đ/USD, Thuế xuất khẩu SP A là 5%. Thuế xuất khẩu phải nộp
là:
 2.470.000 VNĐ
 2.475.000 VNĐ
 1.455.000 VNĐ
 2.275.000 VNĐ
Câu 13: Công ty A nhập khẩu 5.000 SP X theo giá CIF là 6USD/SP. Phí vận chuyển và
bảo hiểm quốc tế là 4.000 VNĐ/SP. Thuế nhập khẩu là 10%, tỷ giá tính thuế là
22.500đ/USD. Thuế nhập khẩu phải nộp là:
Thuế = ((5.000 * 6) *(22.500-4.000))*10%
 67.500.000 VNĐ
 75.500.000 VNĐ
 60.500.000 VNĐ
 55.500.000 VNĐ
Câu 14: Thuế là gì ?
 Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá
nhân theo quy định của các luật thuế.(Theo Luật QLT số 38/2019/QH14)
 Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ kinh doanh, cá
nhân theo quy định của các luật thuế.(Theo Luật QLT số 38/2019/QH14)
 Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh
doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.(Theo Luật QLT số 38/2019/QH14)
 Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của hộ kinh doanh, cá nhân theo
quy định của các luật thuế.(Theo Luật QLT số 38/2019/QH14)
Câu 15: Đặc điểm nào không phải là đặc điểm cơ bản của Thuế ?
 Tính bắt buộc
 Tính quyền lực
 Tính cưỡng chế
 Tính đối giá
Câu 16: Phát biểu nào dưới đây là đúng nhất về vai trò của Thuế đối với hàng hoá xuất
nhập khẩu ?
 Thuế là cơ sở để Nhà nước kiểm soát được số lượng và tác động của hàng hoá XK, NK
 Thuế góp phần bảo hộ và phát triển sản xuất trong nước
 Thuế góp phần khuyến khích xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
 Tất cả các ý trên
Câu 17: Phát biểu nào dưới đây là sai về Thuế gián thu ?
 Thuế gián thu là loại thuế mà người nộp thuế không phải là người chịu thuế, thuế được
cộng vào giá cả hàng hóa dịch vụ
 Thuế gián thu là một bộ phận cấu thành của giá hàng hóa dịch vụ
 Thuế gián thu không đảm bảo công bằng xã hội người giàu có tỉ lệ động viên thấp hơn
so với người nghèo
 Đối tượng chịu thuế gián thu hẹp
Câu 18: Phát biểu nào dưới đây là sai về Thuế trực thu ?
 Thuế trực thu là loại thuế mà người nộp thuế là người chịu thuế là một
 Người có thu nhập cao hơn phải nộp nhiều hơn người có thu nhập thấp thì phải nộp ít
hơn
 Đánh trực tiếp vào thu nhập và tài sản của người nộp thuế
 Có tính chất luỹ thoái

- Tính được trị giá Hải quan (Các phương pháp xác định trị giá HQ, các khoản điều
chỉnh cộng và điều chỉnh giảm)(22 câu)
Câu 1: Trị giá hải quan là gì ?
 Theo điều 15 Hiệp định trị giá GATT/WTO: “Trị giá hải quan của hàng nhập khẩu là
trị giá hàng hoá phục vụ cho đánh thuế theo trị giá hàng đối với hàng nhập khẩu”
 Theo điều 15 Hiệp định trị giá GATT/WTO: “Trị giá hải quan của hàng xuất khẩu là trị
giá hàng hoá phục vụ cho đánh thuế theo trị giá hàng đối với hàng nhập khẩu”
 Theo Điều 4 Luật Hải quan 2014: “Trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu phục vụ cho mục đích tính thuế”.
 Theo Điều 4 Luật Hải quan 2014: “Trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa nhập khẩu
phục vụ cho mục đích tính thuế, thống kê hải quan”.
Câu 2: Nguyên tắc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu ?
 Trị giá hải quan là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất không bao gồm phí
bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F)
 Trị giá hải quan là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất
 Trị giá hải quan là giá mua của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất không bao gồm phí
bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F),
 Trị giá hải quan là giá bán của hàng hóa không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I), phí
vận tải quốc tế (F),
Câu 3: Nguyên tắc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu
 Trị giá hải quan là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên theo các phương
pháp xác định trị giá.
 Trị giá hải quan là giá bán của hàng hoá tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên theo các
phương pháp xác định trị giá.
 Trị giá hải quan là giá mua của hàng hoá tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên theo các
phương pháp xác định trị giá.
 Trị giá hải quan là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập theo các phương pháp
xác định trị giá.
Câu 4: Trị giá hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu được xác định bằng cách áp dụng
tuần tự bao nhiêu phương pháp xác định trị giá hải quan ?
3
4
5
6
Câu 5: Trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu được xác định theo những điều kiện
giao hàng nào ?
 FOB
 CIF
 FOB + các khoản điều chỉnh
 DAP
Câu 6: Trị giá hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu được xác định theo điều kiện giao
hàng nào ?
 FOB
 CIF
 CIF + các khoản điều chỉnh
 DAP
Câu 7: Sau khi có giao dịch mua bán để áp dụng phương pháp trị giá giao dịch để xác
định trị giá hải quan cần phải thoả mãn những điều kiện nào ?
 Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối quan hệ
đặc biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch
 Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hóa sau khi nhập
khẩu
 Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản thanh
toán mà vì chúng không xác định được trị giá của hàng hóa cần xác định trị giá hải
 Tất cả các ý trên
Câu 8: Những khoản điều chỉnh nào dưới đây là khoản điều chỉnh cộng ?
 Chi phí hoa hồng bán hàng, phí môi giới
 Chi phí nhân công
 Chi phí vận tải, bảo hiểm phát sinh sau khi hàng hóa đã được vận chuyển đến cửa khẩu
nhập đầu tiên
 Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ở Việt Nam đã nằm trong giá mua hàng nhập khẩu
Câu 9: Trong các phương pháp xác định Trị giá hải quan, những phương pháp nào có thể
hoán đổi vị trí cho nhau
 1 và 2
 2 và 3
 3 và 4
 4 và 5
Câu 10: Giao dịch mua và bán phải thoả mấy điều kiện để thực hiện được phương pháp trị
giá giao dich.
1
2
3
4
Câu 11: Điều kiện của các khoản điều chỉnh là gì?
 Có số liệu khách quan, định lượng được phù hợp với các chứng từ hợp pháp liên quan
và có sẵn tại thời điểm xác định trị giá
 Đã được tính trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán
 Phù hợp với quy định của pháp luật về kế toán Việt Nam.
liên quan
 Tất cả các ý trên
Câu 12: Khoản nào dưới đây không phải là khoản điều chỉnh trừ ?
 Các chi phí về xây dựng, kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng
 Trợ giúp kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật, chi phí giám sát và các chi phí tương tự
 Chi phí vận tải, bảo hiểm phát sinh sau khi hàng hóa đã được vận chuyển đến cửa khẩu
nhập đầu tiên
 Chi phí vận tải và chi phí có liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa nhập khẩu đến
cửa khẩu nhập đầu tiên, không bao gồm chi phí bốc, dỡ, xếp hàng từ phương tiện vận tải
xuống cửa khẩu nhập đầu tiên
Câu 13: Điều kiện để lựa chọn lô hàng NK giống hệt, tương tự là bao nhiêu ngày kể từ
ngày xuất khẩu với hàng hóa nhập khẩu đang được xác định trị giá hải quan ?
 30
 40
 50
 60
Câu 14: Phát biểu nào là sai về điều kiện phương pháp áp dụng trị giá khấu trừ ?
 Giá bán trên thị trường VN phải là giá bán của hàng hóa NK giống hệt hoặc hàng hóa
nhập khẩu tương tự, được bán nguyên trạng như khi nhập khẩu
 Hàng hóa được bán ra ngay sau khi nhập khẩu, nhưng không quá 90 ngày sau ngày
nhập khẩu của hàng hóa đang được xác định trị giá hải quan
 Nếu không xác định được trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch trị giá của
hàng hóa tương tự
 Lô hàng nhập khẩu phải được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc trong
khoảng thời gian 60 ngày trước hoặc 60 ngày sau ngày xuất khẩu với hàng hóa nhập khẩu
đang được xác định trị giá hải quan
Câu 15: Công ty A xuất khẩu lô hàng gồm 5 container cà phê hộp sang Hàn Quốc. Hai
bên thanh toán theo giá mua tại cảng Pusan, Hàn Quốc. Chi phí vận chuyển quốc tế là
500USD/container. Chi phí bảo hiểm cho cả lô hàng hóa là 1700 USD. Tổng giá trị hợp
đồng là 25.000 USD. Hãy xác định trị giá tính thuế của lô hàng xuất khẩu trên.
Trị giá thuế = 25.500 – 500*5 - 1700
 20.800 USD
 19.800 USD
 21.800 USD
 17.800 USD
Câu 16: Công ty A nhập khẩu 500 chiếc tủ lạnh của một công ty tại Malaysia, theo thỏa
thuận giá mua trên hóa đơn chưa bao gồm chi phí vận chuyển và bảo hiểm quốc tế là
125USD/chiếc. Công ty đã thuê vận chuyển từ Malaysia về cảng Hải Phòng với chi phí là
10.500 USD cho cả lô hàng và mua phí bảo hiểm quốc tế cho cả lô hàng là 5000 USD. Lô
hàng đủ điều kiện để xác định giá tính thuế theo phương pháp trị giá giao dịch. Hãy xác
Trị giá hải quan của lô hàng= 125*500+10500+5000
 55.000 USD
 52.000 USD
 62.500 USD
 78.000 USD
Câu 17: Công ty A xuất khẩu 1000 tần gạo sang Trung Quốc, giá thanh toán tại cửa khẩu
Tân Thanh là 410 USD/tấn. Chi phí vận chuyển từ kho đến cửa khẩu là 3USD/tấn. Xác
định Trị giá tính thuế xuất khẩu
Trị giá thuế = (410 * 1000) – (1000*3)
 410.000 USD
 413.000 USD
 407.000 USD
 Đáp án khác
Câu 18: Khoản nào dưới đây không phải là Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh
toán bao gồm:
 Giá mua ghi trên hóa đơn thương mại
 Các khoản điều chỉnh
 Tiền trả trước, tiền ứng trước, tiền đặt cọc cho việc sản xuất, mua bán, vận tải, bảo
hiểm hàng hóa
 Tiền trả lãi ngân hàng
Câu 19: Điều kiện thứ nhất của Giao dịch mua bán là:
 Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hóa sau khi nhập
khẩu, trừ các hạn theo quy định của Pháp luật Việt Nam quy định, hạn chế về nơi tiêu
dùng, hạn chế không ảnh hướng đến trị giá của hàng hoá.
 Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hóa sau khi nhập
khẩu.
 Người mua bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hóa sau khi nhập khẩu, trừ
các hạn theo quy định của Pháp luật Việt Nam quy định, hạn chế về nơi tiêu dùng, hạn
chế không ảnh hướng đến trị giá của hàng hoá.
 Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hóa sau khi nhập
khẩu, trừ các hạn theo quy định của Pháp luật Việt Nam quy định.

Câu 20: Trong các phương pháp xác định Trị giá hải quan sau đây thì phương pháp nào
được áp dụng nhiều nhất ?
 Phương pháp trị giá giao dịch
 Phương pháp trị giá khấu trừ
 Phương pháp trị giá tính toán
 Phương pháp suy luận
Câu 21: Trị giá tính thuế được sử dụng là đồng tiền nào ?
 VNĐ
 USĐ
 Đồng tiền trên hoá đơn thương mại
 Tất cả đều sai
Câu 22: Tỷ giá tính thuế xuất nhập khẩu là ?
 Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định trị giá tính thuế
là tỷ giá ngoại tệ mua vào theo hình thức chuyển khoản của Hội sở chính Ngân hàng
thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm cuối ngày của ngày thứ năm
tuần trước liền kề hoặc là tỷ giá cuối ngày của ngày làm việc liền trước ngày thứ năm
trong trường, hợp ngày thứ năm là ngày lễ, ngày nghỉ.
 Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định trị giá tính thuế
là tỷ giá ngoại tệ mua vào theo hình thức chuyển khoản của Hội sở chính Ngân hàng
thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam tại thời điểm cuối ngày của ngày thứ năm tuần
trước liền kề hoặc là tỷ giá cuối ngày của ngày làm việc liền trước ngày thứ năm trong
trường, hợp ngày thứ năm là ngày lễ, ngày nghỉ.
 Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định trị giá tính thuế
là tỷ giá ngoại tệ mua vào theo hình thức chuyển khoản của Hội sở chính Ngân hàng
thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm cuối ngày của ngày thứ năm
gần nhất hoặc là tỷ giá cuối ngày của ngày làm việc liền trước ngày thứ năm trong trường,
hợp ngày thứ năm là ngày lễ, ngày nghỉ.
 Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định trị giá tính thuế
là tỷ giá ngoại tệ bán ra theo hình thức chuyển khoản của Hội sở chính Ngân hàng thương
mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm cuối ngày của ngày thứ năm tuần trước
liền kề hoặc là tỷ giá cuối ngày của ngày làm việc liền trước ngày thứ năm trong trường,
hợp ngày thứ năm là ngày lễ, ngày nghỉ.

4. Nội dung đánh giá CĐR 4: (12 câu)


Nắm được nghiệp vụ kiểm tra, giám sát hải quan để phối hợp cùng hải quan khi có
yêu cầu
Câu 1: Kiểm tra hải quan là gì ?
 Kiểm tra hải quan là việc cơ quan hải quan kiểm thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải
 Kiểm tra hải quan là việc cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ, tài
liệu liên quan đến hàng hóa, phương tiện vận tải
 Kiểm tra hải quan là việc cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ, tài
liệu liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải
 Kiểm tra hải quan là việc cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ, tài
liệu liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa.
Câu 2: Hàng hoá khi nhập khẩu và xuất khẩu được phân thành mấy luồng ?
1
2
3
4
Câu 3: Đối tượng nào dưới đây không phải là đối tượng Giám sát hải quan ?
 Hàng hoá
 Tàu biển
 Máy bay
 Hành khách
Câu 4: Biện pháp nào dưới đây không phải là biện pháp Giám sát hải quan ?
 Niêm phong hải quan
 Áp tải hải quan
 Tuần tra hải quan
 Giám sát bằng phương tiện kỹ thuật
Câu 5: Thông quan hàng hoá là gì ?
 Thông quan hải quan là việc cơ quan hải quan cho phép hàng hóa được xuất khẩu
nhập khẩu; phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh
 Thông quan là việc xuất khẩu nhập khẩu; phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập
cảnh
 Thông quan hải quan là việc cơ quan hải quan cho phép hàng hóa được xuất khẩu nhập
khẩu;
 Thông quan hải quan là việc cơ quan hải quan cho phép phương tiện vận tải được xuất
cảnh, nhập cảnh
Câu 6: Trường hợp nào dưới đây hàng hoá không được phép thông quan ?
 Sau khi đã làm xong thủ tục hải quan
 Thiếu một số chứng từ nhưng được Chi cục trưởng Hải quan đồng ý cho chậm nộp có
thời hạn
 Hàng hóa phải nộp thuế mà chưa nộp nhưng được tổ chức tín dụng bảo lãnh
 Đáp án khác
Câu 7: Phát biểu nào dưới đây là đúng về hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất ?
 Mang hàng hoá về bảo quản
 Hàng hóa tạm nhập phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan
 Phải nộp thuế nhập khẩu và xuất khẩu
 Không có phát biểu nào là đúng
Câu 8: Giám sát hải quan là gì ?
 Giám sát hải quan là biện pháp nghiệp vụ do hải quan áp dụng để đảm bảo sự nguyên
trạng của hàng hóa, phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý của hải quan
 Giám sát hải quan là biện pháp nghiệp vụ do Doanh nghiệp áp dụng để đảm bảo sự
nguyên trạng của hàng hóa, phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý của hải
quan
 Giám sát hải quan là biện pháp nghiệp vụ do hải quan áp dụng để đảm bảo sự nguyên
trạng của hàng hóa đang thuộc đối tượng quản lý của hải quan
 Giám sát hải quan là biện pháp nghiệp vụ do hải quan áp dụng để đảm bảo sự nguyên
trạng của phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý của hải quan
Câu 9: Người khai hải quan không phải xuất trình loại giấy tờ gì khi đưa hàng xuất khẩu
vào khu vực giám sát hải quan ?
 Tờ khai hải quan
 Phiếu giao nhận Container
 Danh sách Container hàng hoá xuất khẩu
 Vận đơn
Câu 10: Người khai hải quan không phải xuất trình loại giấy tờ gì khi đưa hàng nhập khẩu
vào khu vực giám sát hải quan ?
 Tờ khai hải quan
 Phiếu giao nhận Container
 Phiếu hạ bãi
 Hoá đơn thương mại
Câu 11: Hàng hoá không được thông quan khi vi phạm điều nào dưới đây ?
 Chưa làm xong thủ tục hải quan
 Thiếu một số chứng từ nhưng được Chi cục trưởng Hải quan đồng ý cho chậm nộp có
thời hạn
 Hàng hóa phải nộp thuế mà chưa nộp nhưng được tổ chức tín dụng bảo lãnh
 Hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng được miễn thuế hoặc thuế suất 0%
Câu 12: Địa bàn nào dưới đây không thuộc địa bàn hoạt động của Hải quan ?
 Khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng
quốc tế
 Cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh,
quá cảnh
 Khu vực đang lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan, khu chế xuất, khu vực ưu
đãi hải quan
 Khu hoạt động sản xuất của Doanh Nghiệp

5. Nội dung đánh giá CĐR 5: (27 câu)


Làm được thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
Câu 1: Thời hạn làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hoá là bao nhiêu ngày kể từ ngày
hàng hoá đến cửa khẩu?
 15
 20
 30
 45
Câu 2: Thời hạn làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu(không phải hàng hoá
chuyển phát nhanh) chậm nhất là:
 2h
 4h
 8h
 Tất cả đều sai
Câu 3: Thời hạn làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá chuyển phát nhanh chậm nhất là:
 2h
 4h
 8h
 Tất cả đều sai
Câu 4: Địa điểm nào không được đang ký hồ sơ hải quan xuất khẩu ?
 Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở
 Chi cục Hải quan nơi tập kết hàng hoá
 Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hàng
 Không thuộc 3 ý trên
Câu 5: Địa điểm nào được đang ký hồ sơ hải quan nhập khẩu ?
 Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hàng
 Chi cục Hải quan nơi tập kết hàng hoá
 Chi cục Hải quan nơi quản lý địa điểm lưu giữu hàng hoá nhập khẩu
 Không thuộc 3 ý trên
Câu 6: Thời điểm nào Doanh nghiệp không được phép khai bổ sung tờ khai ?
 Trước khi hàng hoá đến
 Trong thông quan
 Sau thông quan
 Không giới hạn thời gian
Câu 7: Khi phát hiện sai sót trên tờ khai. Doanh nghiệp khai bổ sung thì trong thời gian
bao nhiêu ngày kể từ ngày thông quan sẽ không bị xử lý vi phạm hành chính ?
 30
 40
 50
 60
Câu 8: Thủ tục hải quan là gì ?
 Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan phải thực hiện theo quy định
của pháp luật đối với hàng hóa, phương tiện vận tải khi xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh,
nhập cảnh, quá cảnh.

 Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải
thực hiện theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa.
 Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải
thực hiện theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa, phương tiện vận tải khi xuất
khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
 Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải
thực hiện theo quy định của pháp luật đối với phương tiện vận tải khi xuất khẩu, nhập
khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Câu 9: Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh xuất nhập khẩu tờ khai
luồng đỏ gồm bao nhiêu bước?
3
4
5
6
Câu 10: Trong trường hợp tờ khai là luồng xanh đối với hàng hoá kinh doanh xuất nhập
khẩu thì ta có thể bỏ qua bước nào ?
 Tiếp nhận đăng ký tờ khai
 Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ
 Kiểm tra hồ sơ hải quan
 Nộp thuế, lệ phí hải quan
Câu 11: Trong trường hợp tờ khai là luồng vàng đối với hàng hoá kinh doanh xuất nhập
khẩu thì ta có thể bỏ qua bước nào ?
 Tiếp nhận đăng ký tờ khai
 Kiểm tra hồ sơ hải quan
 Kiểm tra thực tế hàng hoá
 Nộp thuế, lệ phí hải quan
Câu 12: Công việc nào dưới đây không phải là kiểm tra hồ sơ hải quan ?
 Kiểm tra xác định tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế
 Kiểm tra tham vấn, xác định trị giá hải quan
 Kiểm tra xác định xuất xứ hàng hóa
 Kiểm tra báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Câu 13: Hình thức nào dưới đây không thuộc phạm vi của kiểm tra thực tế hàng hoá ?
 Kiểm tra qua máy soi, cân, thiết bị khác hoặc.
 Kiểm tra thủ công.
 Kiểm tra tỷ lệ hàng hóa hoặc toàn bộ
 Kiểm tra bằng giám định mẫu
Câu 14: Nộp thuế, phí lệ phí vào Ngân sách nhà nước ở đâu là không đúng ?
 Kho bạc Nhà nước
 Điểm thu của cơ quan Hải quan
 Ngân hàng bất kỳ
 Hệ thống một cửa quốc gia
Câu 15: Bộ hồ sơ hải quan được lưu tối thiểu bao nhiêu lâu tại Doanh Nghiệp?
 5 năm
 7 năm
 10 năm
 15 năm
Câu 16: Thông tin về ngày hàng hoá đến có trên chứng từ nào dưới đây ?
 Hợp đồng thương mại
 Vận đơn
 Hoá đơn thương mại
 Chứng thư giám định
Câu 17: Quy trình thủ tục hải quan đối với loại hình gia công gồm bao nhiêu bước ?
2
3
4
5
Câu 18: Trước khi khai báo tờ khai hải quan đối với loại hình gia công Doanh nghiệp cần
làm gì ?
 Khai báo định mức
 Nhập nguyên vật liệu
 Thông báo hợp đồng gia công
 Mua nguyên vật liệu trong nước
Câu 19: Tại sao loại hình gia công lại phải khai báo định mức ?
 Tăng năng suất
 Yêu cầu bắt buộc để làm thủ tục hải quan
 Chứng minh khả năng sản xuất của Doanh nghiệp
 Thống kê sản phẩm đầu ra của Doanh nghiệp
Câu 20: Thanh khoản hợp đồng gia công là gì ?
 Doanh nghiệp tổng hợp nguyên vật liệu, vật tư nhập khẩu, nguyên vật liệu dư thừa, phế
phẩm và sản phẩm đã xuất khẩu cho bên đặt gia công với cơ quan hải quan
 Doanh nghiệp tổng hợp nguyên vật liệu, vật tư nhập khẩu, nguyên vật liệu sản phẩm đã
xuất khẩu cho bên đặt gia công với cơ quan hải quan
 Doanh nghiệp tổng hợp nguyên vật liệu, vật tư nhập khẩu, nguyên vật liệu dư thừa, phế
phẩm với cơ quan hải quan
 Doanh nghiệp tổng hợp nguyên vật liệu, vật tư nhập khẩu, nguyên vật liệu dư thừa, phế
phẩm và sản phẩm đã xuất khẩu với bên đặt gia công
Câu 21: Sau khi thanh khoản hợp đồng gia công, nguyên liệu, vật tư dư thừa sẽ được xử
lý như thế nào ?
 Bán tại thị trường Việt Nam
 Xuất khẩu trả ra nước ngoài
 Tiêu hủy tại Việt Nam
 Tất cả các ý trên
Câu 22: Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu theo loại hình sản xuất
xuất khẩu gồm bao nhiêu bước ?
2
3
4
5
Câu 23: Bước đầu tiên trong quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu theo
loại hình sản xuất xuất khẩu là bước nào ?
 Nhập nguyên vật liệu
 Đăng ký nguyên liệu, vật tư, định mức sản xuất xuất khẩu
 Xuất khẩu thành phẩm
 Thanh khoản tờ khai sản xuất xuất khẩu
Câu 24: Tài liệu nào không đúng trong bộ hồ sơ thanh khoản tờ khai nhập sản xuất xuất
khẩu ?
 Đơn đề nghị thanh khoản
 Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
 Bảng tổng hợp thành phẩm xuất khẩu
 Bảng tổng hợp máy móc thiết bị sản xuất
Câu 25: Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất gồm
bao nhiêu bước ?
2
3
4
5
Câu 26: Đối với loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất Chi cục Hải quan nào phải chịu
trách nhiệm thanh khoản tờ khai tạm nhập?
 Chi cục Hải quan làm tờ khai tạm nhập
 Chi cục Hải quan quản lý Doanh Nghiệp
 Chi cục Hải quan tái xuất hàng hoá
 Chi cục hải quan nơi lưu giữ hàng hoá
Câu 27: Doanh nghiệp A kinh doanh tạm nhập hàng hoá X, Doanh nghiệp mở tờ khai tạm
nhập tại Chi cục Hải quan của khẩu Hữu Nghị và tái xuất hàng hoá tại Chi Cục hải quan
cảng Tiên Sa Đà Nẵng. Vậy Doanh nghiệp A phải làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá ở đâu?
 Chi Cục hải quan cảng Tiên Sa Đà Nẵng.
 Chi cục Hải quan của khẩu Hữu Nghị
 Chi cục Hải quan quản lý Doanh Nghiệp
 Chi cục Hải quan bất kỳ
6. Nội dung đánh giá CĐR 6: 15
Khai báo được tờ khai hải quan điện tử và các nghiệp vụ trên hệ thông VNACCS của
Hải quan
Câu 1: Hàng hoá được vận chuyển bằng đường biển (container) thì mã phương thức vận
chuyển là:
1
2
3
4
Câu 2: Doanh nghiệp sử dụng hoá đơn thương mại để thanh toán tiền hàng thì phân loại
hình thức hoá đơn là mã nào ?
A
B
C
D
Câu 3: Doanh nghiệp nhập nguyên vật liệu để gia công tạo thành sản phẩm thì Mã phân
loại giá hoá đơn là mã nào?
A
B
C
D
Câu 4: Một tờ khai hải quan điện tử có thể khai tối đa bao nhiêu dòng hàng ?
 30
 40
 50
 60
Câu 5: Hệ thống VNACCS của hải quan có bao nhiêu nghiệp vụ ?
3
4
5
6
Câu 6: Nghiệp vụ khai trước thông tin tờ khai(IDA) được sử dụng tối đa bao nhiêu lần ?
1
2
3
 Không giới hạn
Câu 7: Nghiệp vụ khai chính thức thông tin tờ khai (IDC) được sử dụng tối đa bao nhiêu
lần?
1
2
3
 Không giới hạn
Câu 8: Tờ khai chính thức (IDC) có kết quả là luồng vàng. Thì các tờ khai chỉnh sửa bằng
nghiệp vụ (IDD) sẽ có kết quả phân luồng là:
 Xanh
 Vàng
 Đỏ
 1 trong ba luồng trên
Câu 9: Hệ thống hải quản điện tử VNACCS sẽ tự động tính các chỉ tiêu nào trên tờ khai ?
 Trị giá hải quan
 Đơn giá tính thuế
 Tiền thuế phải nộp
 Tất cả các chỉ tiêu trên
Câu 10: Đối tượng nào sau đây không thuộc hệ thống của Hải quan điện tử ?
 VNACCS
 VCIS
 ECUS5
 Tất cả đều không đúng
Câu 11: Chứng từ nào bắt buộc phải có trong bộ hồ sơ khi làm thủ tục hải quan ?
 Hợp đồng thương mại
 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá
 Tờ khai hải quan
 Giấy phép đăng ký kinh doanh
Câu 12: Mã phân loại tờ khai luồng đỏ là:
1
2
3
4
Câu 13: Mã phân loại tờ khai luồng xanh là:
1
2
3
4
Câu 14: Mã phân loại tờ khai luồng vàng là:
1
2
3
4
Câu 15: Tiêu chí nào không được sử dụng trong việc phân luồng tờ khai của Hệ thống hải
quan ?
 Kết quả phân tích thông tin, đánh giá mức độ rủi ro trong quản lý hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu
 Thông tin về dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan
 Lựa chọn ngẫu nhiên để đánh giá mức độ tuân thủ của đối tượng quản lý hải quan
 Hệ thống tự chọn ngẫu nhiên

LÃNH ĐẠO KHOA/TỔ TRƯỞNG BỘ MÔN


(ký ghi rõ họ tên)

You might also like