You are on page 1of 3

1.

    Phân tích những điều kiện cần thiết dẫn tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng
2/1930)

1.1. Điều kiện khách quan

- Chủ nghĩa tư bản (CNTB) đã chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc
quyền (CNĐQ) tiến hành chiến tranh xâm lược và áp bức các dân tộc thuộc địa (Việt
Nam có tài nguyên phong phú, vị trí chiến lược quan trọng nên là tầm ngắm của CNĐQ).
Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và CNĐQ ngày càng gay gắt, do đó vấn đề chống
độc quyền giải phóng dân tộc là một vấn đề cấp thiết và chỉ có Đảng của gia cấp vô sản
mới thực hiện được sứ mệnh lịch sử này.

- Năm 1917 Cách mạng tháng 10 (CMT10) Nga thắng lợi đã làm biến đổi sâu sắc tình
hình thế giới (thắng lợi của CMT10 đã biến học thuyết Mác thành hiện thực, khẳng định
vai trò lãnh đạo của Đảng vô sản đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, là một
tấm gương sáng đối với các quốc gia bị bóc lột trong đó có Việt Nam, từ đó cổ vũ phong
trào đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản trên toàn thế giới, mở ra một thời đại mới
với mô hình cách mạng mới là mô hình cách mạng vô sản. Chính vì những nguyên nhân
này đòi hỏi Cách mạng Việt Nam (CMVN) phải có Đảng Cộng Sản để lãnh đạo.

- Tháng 3/1919 Quốc Tế Cộng Sản thành lập đã tạo tiền đề và điều kiện cơ bản thúc đẩy
phong trào cách mạng thế giới (vạch ra cương lĩnh chính trị, phương hướng đấu tranh giải
phóng các dân tộc thuộc địa trên lập trường cách mạng vô sản; vạch ra cương lĩnh, đường
lối đấu tranh của CMVN; truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, đào tạo đội
ngũ cán bộ cốt cán của CMVN như Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú, Lê Hồng Phong ...) tạo
tiền đề quan trọng cho quá trình thành lập Đảng cách mạng của Việt Nam.

1.2. Điều kiện chủ quan

- Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và
giai cấp nước ta trong thời đại mới.

- Sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào yêu nước và phong trào công
nhân Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ này ngày càng phát triển

- Phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình phát triển của dân tộc
Việt Nam.

- Phong trào yêu nước của tri thức Việt Nam là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp
các yếu tố cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Sự ra đời và ngày càng lớn mạnh của giai cấp công nhân
- Giai cấp công nhân là giai cấp có sứ mệnh lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng.
Nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt lên vai giai cấp công nhân Việt Nam.

- Phong trào công nhân ra đời và phát triển là một quá trình lịch sử tự nhiên. Muốn trở
thành phong trào tự giác nó phải được vũ trang bằng bằng lý luận của chủ nghĩa Mác Lê-
nin: vũ khí lý luận và tư tưởng của giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân muốn lãnh
đạo cách mạng thì cần phải có Đảng Cộng Sản.

- Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản là một xu thế khách quan của cuộc vận động giải
phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản. Thể hiện sự phát triển
mạnh mẽ của phong trào yêu nước. Tuy nhiên ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời
năm 1929 họat động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, công kích lẫn nhau, làm
phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn. Trước tình hình đó, 3/2/1930
Nguyễn Ái Quốc đã quyết định hợp nhất các đảng thành một đảng duy nhất lấy tên là
Đảng Cộng Sản Việt Nam.

- Phong trào công nhân kết hợp được với phong trào yêu nước bởi vì hai phong trào đó
đều có mục tiêu chung.

- Phong trào nông dân kết hợp với phong trào công nhân. Vì nông dân Việt Nam chiếm
hơn 90% dân số và giai cấp nông dân là bạn đồng minh của giai cấp công nhân. Do đó
giữa phong trào công nhân và phong trào yêu nước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân hợp thành quân chủ lực của cách mạng.

2.    Trình bày những sáng tạo về đường lối của Đảng ta trong thời kỳ kháng chiến chống
thực dân Pháp (1946 – 1954)

-   Đường lối của Đảng được xây dựng, phát triển và từng bước hoàn chỉnh qua thực tiễn
lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng Việt Nam. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược, đó là đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là
chính. Trên cơ sở xem xét, đánh giá khách quan, toàn diện tình hình quốc tế, trong nước,
địch, ta, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định lực lượng kháng chiến là toàn dân,
trong đó lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân, gồm: bộ đội chủ lực, bộ đội địa
phương và dân quân du kích làm nòng cốt. Để phát huy tối đa sức mạnh của toàn dân tộc,
Đảng tổ chức, động viên mọi tầng lớp nhân dân, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, đảng
phái; đồng thời, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Phương pháp cách
mạng là nhiệm vụ kháng chiến được đặt lên hàng đầu; thực hiện vừa kháng chiến, vừa
kiến quốc. Phương thức tiến hành kháng chiến là kết hợp chặt chẽ chiến tranh nhân dân
địa phương với chiến tranh bằng các đơn vị bộ đội chủ lực. Đây thực sự là một sáng tạo
của đường lối chiến tranh nhân dân Việt Nam – đường lối kháng chiến – mà Đảng ta với
tư cách chủ thể. Bởi lẽ, chiến tranh của ta là chiến tranh nhân dân, do nhân dân tiến hành
(mỗi người dân là một chiến sĩ), với lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt. Kháng
chiến toàn diện, là vì thực dân Pháp tiến hành xâm lược, nô dịch nhân dân ta cả chính trị,
kinh tế, văn hoá, xã hội, quân sự,... do đó ta phải đấu tranh toàn diện, lâu dài với địch,
trong khi phải dựa vào sức mình là chính để giành thắng lợi cho cuộc kháng chiến vĩ đại.
Đường lối đó là sự kế thừa truyền thống, kinh nghiệm chống giặc ngoại xâm của dân tộc,
nắm vững và vận dụng đúng quy luật chiến tranh trong điều kiện “lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít
địch nhiều”.

- Nghệ thuật quân sự là nét đặc sắc nổi bật của đường lối kháng chiến, được biểu hiện tập
trung ở sự chỉ đạo tác chiến chiến dịch, chiến lược thông qua các chiến dịch: Việt Bắc
Thu Đông năm 1947, Chiến dịch Biên giới Thu Đông năm 1950 và đỉnh cao là Chiến
dịch Điện Biên Phủ năm 1954

- Trong lúc tình hình thế giới có nhiều thay đổi có lợi cho ta, Đảng chủ trương chớp thời
cơ đánh địch mở thông tuyến hành lang biên giới Việt Nam - Trung Quốc để tranh thủ sự
ủng hộ của cộng đồng quốc tế, trước hết là nhân dân Trung Quốc.

- Sáng tạo và quyết tâm chiến lược của Đảng đã nhanh chóng biến thành ý chí và hành
động của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất
cả để chiến thắng”, quân và dân ta đã dồn sức người, sức của cho chiến dịch. Do vậy,
trong thời gian ngắn, mọi công tác chuẩn bị kể cả lực lượng, vật chất và tinh thần đã hoàn
thành.

You might also like