You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

***

Tiểu luận cuối kỳ


Đề tài: Chiến tranh biên giới Việt Nam – Campuchia
(1975 – 1989)

Họ và tên: Lã Thị Thu Trang


MSSV: 47.01.608.146
Lớp học phần: Quan hệ quốc tế Đông Nam Á từ sau chiến tranh
thế giới thứ hai đến nay – 2121HIST107103
Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Phụng Hoàng.

TP. HCM, ngày 14 tháng 6 năm 2022


Mục lục
Chương I. Bối cảnh khu vực Đông Dương trước cuộc chiến tranh...............................5
1. Tình hình Đảng phái tại Campuchia...............................................................5
2. Tình hình chính phủ Campuchia.....................................................................5
Chương II. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh...............................................................8
Chương III. Diễn biến cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam (1975 – 1989)................10
1. Giai đoạn một ( 30/4/1977 – 05/01/1978) của chiến tranh biên giới Tây
Nam. 11
2. Giai đoạn 2 ( 06/01/1978 – 07/01/1979)..........................................................16
3. Giai đoạn ba (1979 – 1989).............................................................................21
Chương IV. Kết quả cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam..........................................24
Lời mở đầu
 Thảm họa diệt chủng ở Campuchia xuất hiện sau năm 1975, là hiện tượng chưa

từng có trong khu vực Đông Nam Á thời hiện đại. Quân do Pol Pot, Ieng Sary
cầm quyền trong thời gian 3 năm 8 tháng 20 ngày (1975-1979), đã giết hại hơn
2 triệu người dân Campuchia (tương đương 25% dân số đất nước).
     Sự dã man tàn bạo của các đồ tể Angkar do Pol Pot – Ieng Sary lập ra không
thua kém Gestapo – tổ chức cảnh sát bí mật do Đức Quốc xã lập ra và đội quân
hung bạo người Hutu ở Rwanda. Chúng đều giết người không chỉ thông dụng
bằng cách bỏ đói, khát, bắt lao động kiệt sức, hoặc xử bắn hàng loạt, dùng chất
nổ, súng máy, hơi ngạt, mà còn có cách dã man như thời Trung cổ: Dùng cuốc,
mai, xẻng, dao rựa, dùi cui đánh đến chết. Ở Campuchia, chúng tàn sát trong
các trại giam, nhà tù hay thậm chí trong các trường học, nhà chùa…
     Cả đất nước Campuchia từ sau ngày 17/4/1975 đến trước ngày 7/1/1979
chìm trong loạn lạc đẫm máu, khi chính quyền do Pol Pot – Ieng Sary cầm đầu,
xóa bỏ tận gốc mọi cơ sở xã hội khi xây dựng “nhà nước mới” không chợ,
không tiền, không trường học, không đô thị, không trí thức, không tôn giáo –
một xã hội nông nghiệp không tưởng với mô hình nhà nước kỳ dị cưỡng bức
nhân dân từ đô thị về nông thôn, dồn dân vào sâu trong nội địa… Quyền lực tối
cao của “Campuchia dân chủ” tập trung vào năm “nhân vật”: Pol Pot, Noun
Chea, Ieng Sary, Khieu Samphan, Ta Mok. Chúng đẩy dân tộc Campuchia vào
thảm họa diệt chủng tàn khốc; mở nhiều đợt thanh trừng tàn bạo những thành
phần chống đối, kể cả trong quân đội; gây xáo trộn và mâu thuẫn nội bộ gay gắt.
Hàng chục vạn người Campuchia, trong đó có nhiều cán bộ, đảng viên phải tìm
cách chạy trốn sang Việt Nam.
     Không chỉ mất nhân tính khi thực hiện diệt chủng chính đồng loại mình, tập
đoàn Pol Pot - Ieng Sary còn xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ Việt Nam, gây ra
nhiều tội ác theo lối diệt chủng đối với nhân dân Việt Nam. Chúng khiêu khích
và nhiều lần gây xung đột quân sự trên các vùng biên giới Việt Nam, tiến tới
việc phát động cuộc chiến tranh đẫm máu sang toàn tuyến biên giới Tây Nam
của Việt Nam.
Chương I. Bối cảnh khu vực Đông Dương trước cuộc chiến tranh
1. Tình hình Đảng phái tại Campuchia.
Năm 1951, Đảng Cộng Sản Đông Dương tách ra làm 3 Đảng riêng biệt của 3 nước
Đông Dương. Trong đó có Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Khmer của
Campuchia thành lập tại Việt Bắc do Sơn Ngọc Minh giữ chức nguyên Chủ tịch Đảng
cùng một nhân vật quan trọng khác trong Đảng này là Tou Samouth. Năm 1954, khi
Pháp rút khỏi Đông Dương, Sơn Ngọc Minh ở lại miền Bắc Việt Nam, tuy ở Hà Nội
nhưng ông vẫn là nhân vật cao cấp và có ảnh hưởng lớn trong Đảng này. Còn Tou
Samouth trở về Campuchia, đưa Đảng của mình vào hoạt động bí mật để tránh bị
Sihanouk truy quét. Năm 1960, Đại hội II của Đảng NDCM Khmer bầu Tou Samouth
lên chức Tổng bí thư cùng ban thường vụ gồm có: Nuon Chea, Pol Pot, Keo Meas,
Ieng Sary. Năm 1963, sau khi từ Hà Nội về, Tou Samouth mất tích và bị nghi là do
chính quyền của Pol Pot sát hại. Sau đó Pol Pot lên làm Tổng bí thư đổi tên Đảng
thành Đảng cộng sản Khmer (được biết đến nhiều nhất với cái tên Khmer Đỏ) vào
năm 1966. Từ đó, Pol Pot nắm quyền kiểm soát trung ương Đảng và loại bỏ các thành
phần thân Việt Nam.
2. Tình hình chính phủ Campuchia
Sau khi Hội nghị Geneva kết thúc (1954), Sihanouk – nhà lãnh đạo Vương quốc
Campuchia – đã cố gắng theo đuổi đường lối đối ngoại trung lập vừa để tránh bị lôi
vào cuộc Chiến tranh đang hoành hành ở Đông Nam Á và nhiều nơi khác trên thế
giới, vừa nhằm tranh thủ sự viện trợ của các đại cường đối nghịch nhau, vốn rất cần
cho công cuộc tái thiết và phát triển đất nước thời hậu chiến.
Nhưng kể từ giữa thập niên 1960, khi người Mĩ khởi sự cuộc chiến tranh can thiệp ở
miền Nam Việt Nam, chính sách đối ngoại trung lập của Campuchia dần trở nên khó
khăn khi Quốc vương Sihanouk phải cân bằng giữa VNDCCH và Hoa Kỳ. Đây cũng
là thời điểm đường lối đối nội của Sihanouk phải đối mặt với làn sóng bất mãn ở cả
thành thị lẫn nông thôn, trong nhiều tầng lớp xã hội: nông dân, người dân lao động
thành thị, trí thức và cả quân đội, phát sinh từ những khó khăn ngày một lớn trong
nước. Không tìm được biện pháp khắc phục, các khó khăn chồng chất cả về đối ngoại
lẫn đối nội đã đưa đến kết cục quen thuộc trong vùng Đông Nam Á thời hậu chiến:
Sihanouk bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự do Lon Nol dẫn đầu (1970).
Campuchia ngay lập tức bị cuốn hút vào cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai
đang trong thời cao điểm ở các xứ láng giềng Việt Nam và Lào. Được sự trợ giúp của
chính phủ CHND Trung Hoa và chính phủ VNDCCH, Sihanouk đã tiến hành cuộc
chiến đấu vũ trang chống chính phủ Lon Nol được Hoa Kì và VNCH ủng hộ. Cuộc
nội chiến kết thúc năm 1975 bằng thắng lợi của Mặt trận Thống nhất Dân tộc
Campuchia, nhưng quyền lực lại rơi vào tay Khmer Đỏ, lực lượng giữ vai trò nòng cốt
trong Mặt trận.
Trên thực tế, Khmer Đỏ đã biến Hoàng thân Sihanouk thành bù nhìn, lợi dụng danh
tiếng của ông để mở rộng quyền lực và ảnh hưởng đến nhân dân Campuchia. Những
người Campuchia tham gia vào lực lượng Khmer Đỏ dể chống lại chính phủ của Lon
Nol nghĩ rằng họ đang chiến đấu cho sự trở lại của Sihanouk. Ngoài ra, các chiến dịch
ném bom xuống Đông Bắc Campuchia của Hoa Kỳ cũng khiến người dân càng ủng hộ
chính quyền Khmer Đỏ. Tất cả những yếu tố thuận lợi đó đã giúp chính quyền Khmer
Đỏ từ 12.570 quân tăng lên hơn 40.000 người trong năm 1972. Trong thời gian này,
quân Khmer Đỏ bắt đầu xa lánh Sihanouk và những người ủng hộ mình, bắt đầu tập
thể hóa nông nghiệp tại các vùng giải phóng, Đảng cộng sản Khmer ngày một mạnh
hơn cũng như độc lập hơn khỏi quyền kiểm soát của người Việt và bắt đầu quá trình
cực đoan của mình trên toàn quốc. Sau khi hiệp định Paris được kí kết tháng 1-1973,
đội quân của Lon Nol do Hoa Kỳ viện trợ cũng đơn phương tuyên bố ngừng bắn. Lúc
này, miền Bắc Việt Nam ngưng cung cấp vũ khí cho quân Khmer Đỏ với hy vọng qua
đó buộc họ phải chấp nhận ngừng bắn. Nhưng Khmer Đỏ vẫn làm ngơ và tiếp tục
hàng loạt trận đánh lớn chống lại chính phủ. Quyền lãnh đạo lúc này đã rơi vào tay
những tên cuồng tín nhất là Pol Pot và Son Sen, chúng nhanh chóng tiến hành cuộc
thanh trừng nội bộ, giết hại phần lớn các thành viên do Hà Nội huấn luyện. Cuối năm
1973, người Campuchia bắt đầu nhận rõ sự cuồng tín, coi rẻ sinh mạng con người của
Khmer Đỏ.
Cuối tháng 3-1975, sau một thời gian vây hãm thủ đô, quân Khmer Đỏ tiến hành
chiếm đánh Phnom Penh. Thành phố này trước kia có dân số khoảng 600 ngàn người
đã phải tiếp nhận những dân tị nạn do chiến tranh nên lên tới mức 2 triệu người, điều
kiện sống ngày càng trở nên tồi tệ. Ngày 1-4, Lon Nol từ chức và rời khỏi Campuchia,
ngày 12-4 Hoa Kỳ sơ tán hết nhân viên của mình bằng trực thăng, đến 17-4 quân
chính phủ phải đầu hàng. Cuộc nội chiến Campuchia chính thức kết thúc nhưng cơn
ác mộng Khmer Đỏ chỉ mới bắt đầu.
Chương II. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh
Từ những năm cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ (1970 – 1975), quân Pol Pot đã tiến
hành nhiều cuộc tấn công, bắt cóc bộ đội Việt Nam hoạt động trên chiến trường
Campuchia. Tính đến tháng 6 năm 1973, quân Pol Pot đã gây ra 102 vụ sát hại làm bị
thương 103 bộ đội Việt Nam, cướp hàng chục tấn lương thực và vũ khí của quân đội
ta. Sau khi lên năm quyền vào tháng 4 – 1975, quân Pol Pot đã phản bội lại sự nghiệp
cách mạng của nhân dân Campuchia đồng thời phá hoại tình đoàn kết, hữu nghị giữa 2
nước, cụ thể là:
Đối với trong nước, quân Pol Pot thực thi chính sách diệt chủng tàn khốc, cưỡng bức
lao động khổ sai, tra tấn dã man người dân Campuchia; biến nhà tù, trường học, bệnh
viện, nhà chùa,... thành nơi hành quyết, mồ chôn xác tập thể. Từ tháng 4 – 1975 đến
cuối năm 1978, chế độ Pol Pot đã giết hại hơn 2 triệu người dân Campuchia vô tội,
xóa bỏ các cơ sở xã hội, xóa bỏ thành thị, xóa bỏ sản xuất công nghiệp và thủ công
nghiệp, xóa bỏ quan hệ tiền tệ buôn bán, với mục tiêu biến Campuchia thành một
nước nông nghiệp, đẩy Campuchia đến bờ vực diệt vong.
Đối với Việt Nam, được các thế lực phản động nước ngoài hậu thuẫn, tập đoàn Pol Pot
chủ trương phá hoại quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời giữa hai nước; Trước hành
động khiêu khích, xâm phạm biên giới Tây Nam Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn
mong muốn Việt Nam và Campuchia đàm phán ký kết hiệp định giữa hai nước trên
tinh thần tôn trọng chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, tiếp tục phát triển tình đoàn
kết giữa hai nước. Nhưng bất chấp mọi nỗ lực ngoại giao hòa bình của Việt Nam, tập
đoàn Pol Pot ra sức tuyên truyền xuyên tạc lịch sử, chủ động gây ra các vụ xâm lấn
biên giới. Đi đến đâu, chúng cũng tàn phá làng mạc, giết hại dã man người dân, kể cả
người già, phụ nữ và trẻ em Việt Nam.
Từ đó, nước ta dù chỉ mới thống nhất năm 1975, đáp lại lời kêu gọi khẩn thiết của Mặt
trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia, Đảng, Nhà nước và Quân đội Nhân dân
Việt Nam buộc phải đứng lên thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mình, đập tan
hành động xâm lược của kẻ thù, bảo vệ biên giới Tây Nam Tổ quốc và giúp đỡ những
người cách mạng chân chính Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot.
Chương III. Diễn biến cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam (1975 –
1989)
Ngay khi Việt Nam vừa tống nhất năm 1975, Pol Pot đã cho quân xâm lược các biển
đảo, biên giới, đất liền Tây Nam nước ta cùng nhiều hành động khiêu khích khác như
ra sức tuyên truyền, bôi nhọ hình ảnh Việt Nam, kích động tâm lí chống Việt Nam, coi
Việt Nam là kẻ thù số một.
Trong 2 năm từ 30/4/1975 đến 30/4/1977, Pol Pot đã ráo riết chuẩn bị cho chiến tranh
với Việt Nam với sự giúp đỡ của CHND Trung Hoa. Tháng 3 và 4 năm 1977, Pol Pot
mở các cuộc diễn tập dọc biên giới, giáp nước ta dưới danh nghĩa phòng thủ khu vực,
bảo đảm an ninh nội địa, thực chất đó là các cuộc điều quân ra biên giới.
Đêm 30/4/1977, nhân lúc quân dân ta kỷ niệm 2 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam,
thống nhất đất nước, quân Pol Pot điều động 5 sư đoàn, hàng trăm khẩu pháo và nhiều
xe tăng thiết giáp đến vùng biên giới Việt Nam, thực hiện âm mưu xâm lược quy mô
lớn vào vùng biên giới lãnh thổ Tây Nam nước ta.
1. Giai đoạn một ( 30/4/1977 – 05/01/1978) của chiến tranh biên giới Tây
Nam.

Hình 1. Bản đồ miền Nam Việt Nam


Ngày 30/4/1977, quân Pol Pot đánh vào 14 trong 16 xã biên giới thuộc tỉnh An Giang,
tàn phá các bản làng, trường học, cơ sở sản xuất, những nơi đông dân cư ở sát biên
giới và sâu trong lãnh thổ Việt Nam. Các cuộc tiến công và pháo kích của quân Pôn
Pốt đã khiến An Giang chìm trong bể máu.

Hình 2. Làng mạc ngay biên giới Tây Nam chỉ còn là đống đổ nát
Tính đến ngày 19/5/1977, quân Pôn Pốt đã giết chết 222 người và làm 614 người dân
Việt Nam bị thương, phá nhiều nhà cửa, tài sản của nhân dân…

Hình 3. Nhà cửa của người dân tại biên giới Việt Nam đổ nát sau sự tấn công của quân Pol Pot

Trước hành động xâm lược trắng trợn, giết dân thường dã man của quân Pôn Pốt, các
lực lượng biên phòng và dân quân, du kích các xã Vĩnh Xương, Vĩnh Gia, Nhân
Hưng… đã anh dũng chiến đấu, ngăn chặn địch. Quân đội Việt Nam đã sử dụng trung
đoàn (thuộc Sư đoàn 301), 1 trung đoàn tàu thuyền và 2 tiểu đoàn địa phương An
Giang đánh trả, diệt 300 tên, buộc quân Pôn Pốt rút về bên kia biên giới.
Hình 4. Xác người do quân Pol Pot giết được quấn lại bằng khăn

Hình 5. Một em bé được băng bó sau những vết chém bằng dao của quân Pol Pot
Từ ngày 25/9/1977, quân Pol Pot tập trung 9 sư đoàn chủ lực cùng lực lượng địa
phương mở cuộc tiến công lớn thứ hai sang địa bàn các tỉnh An Giang, Kiên Giang,
Long An, Đồng Tháp lên hướng Tây Ninh, gây nhiều tội ác đối với nhân dân Việt
Nam. Riêng ở ba xã thuộc các huyện Tân Biên, Bến Cầu (Tây Ninh), quân Pol Pot đã
tàn sát trên 1.000 người dân.
Ngày 15/11/1977, quân Pol Pot mở cuộc tiến công mới nhằm đánh chiếm thị xã Tây
Ninh.
Ngày 5/12/1977 đến 05/01/1978, Quân đoàn 4, Quân đoàn 3 và Quân khu 7, Quân khu
9 tập trung 8 sư đoàn mở đợt phản công trên các hướng đường 7, đường 1, đường 2,
truy kích quân Pôn Pốt sâu vào đất Campuchia 20 – 30 km; đánh thiệt hại 5 sư đoàn,
làm thất bại kế hoạch đánh chiếm thị xã Tây Ninh của địch.
Sau đó, tập đoàn Pol Pot thực hiện thủ đoạn “vừa ăn cướp, vừa la làng”, đưa chiến
tranh biên giới Tây Nam ra trước dư luận thế giới, vu khống Quân đội Việt Nam xâm
lược Campuchia nhằm cô lập Việt Nam trên trường quốc tế.
Ngày 31/12/1977, để đáp trả lại, Chính phủ Việt Nam ra tuyên bố về vấn đề biên giới
Việt Nam – Campuchia, nêu rõ lập trường và nguyên tắc của ta là: Kiên quyết bảo vệ
độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ mình; luôn luôn tôn trọng độc lập, chủ quyền
và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia; vạch trần âm mưu thủ đoạn và những tội ác man
rợ của tập đoàn Pol Pot đối với đồng bào ta ở các tỉnh vùng biên giới Tây Nam.
Tuy nhiên, nỗ lực của ta không được Pol Pot chấp thuận, chúng tiếp tục phát động
chiến tranh biên giới vào Tây Bắc nước ta.
2. Giai đoạn 2 ( 06/01/1978 – 07/01/1979)
Quân tình nguyện Việt Nam mở cuộc tổng phản công và cùng quân dân Campuchia
tiến công đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot.
Dù liên tiếp thất bại nhưng do vẫn được hỗ trợ về vũ khí, trang bị và cố vấn quân sự từ
bên ngoài, quân Pol Pot vẫn còn khả năng tiếp tục chuẩn bị lực lượng, tập trung quân
về biên giới Việt Nam. Tháng 1/1978, Pol Pot đưa thêm 2 sư đoàn ra biên giới, tiếp
tục gây xung đột, liên tục lấn chiếm, bắn pháo vào những nơi đông dân cư, gây nhiều
tội ác với đồng bào ta.
Bộ Tổng Tham mưu điều động Sư đoàn 341 (Quân đoàn 4) tăng cường cho Quân khu
9, sẵn sàng chiến đấu; đồng thời ra lệnh cho các đơn vị ta trên toàn tuyến biên giới
Tây Nam nâng cao cảnh giác, thực hiện phòng ngự tích cực để hỗ trợ cho Đảng, Nhà
nước ta thực hiện đấu tranh chính trị và ngoại giao.
Ngày 05/01/1978, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra tuyên bố
ba điểm:
 Chấm dứt mọi hoạt động quân sự, rút lực lượng vũ trang cách biên giới 5km;
 Hội đàm tiến tới ký hiệp ước hữu nghị và không xâm lược, ký hiệp ước về biên
giới;
 Thỏa thuận về một hình thức thích hợp bảo đảm thông lệ quốc tế và giám sát
quốc tế.
Phớt lờ thiện chí và các nỗ lực ngoại giao của ta, quân Pol Pot tiếp tục huy động lực
lượng áp sát biên giới và cho quân tiến công, xâm nhập nhiều điểm trên địa phận nước
ta; lực lượng của ta đã kiên quyết đánh trả, giành lại các khu vực bị lấn chiếm.
Từ ngày 26/3/1978, các đơn vị của Quân đội ta chuyển sang tiến công, đẩy quân Pol
Pot lùi xa dần biên giới và dồn đối phương vào thế bị động, đối phó. Đòn phản công
quyết liệt của Việt Nam trên tất cả các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao đã đẩy
quân Pol Pot vào tình thế khó khăn và tác động lớn đến hình hình chính trị nội bộ
Campuchia, đồng thời hỗ trợ trực tiếp cho phong trào nổi dậy của các lực lượng cách
mạng Campuchia phát triển, đỉnh cao là cuộc nổi dậy từ ngày 26/5/1978 ở Quân khu
Đông, làm suy yếu một bộ phận lực lượng quân Pol Pot.
Lực lượng cách mạng Campuchia dần lập được những khu căn cứ du kích có điều
kiện thuận lợi về nhiều mặt, nhất là những khu căn cứ gần Việt Nam, từng bước hình
thành sự chỉ đạo thống nhất.
Nổi tiếng trong các cuộc tàn sát của quân Pol Pot là sự kiện thảm sát Ba Chúc. Ngày
18/04/1978, quân Khmer Đỏ tràn vào Ba Chúc – một thị trấn trong tỉnh An Giang -
thẳng tay chém giết những người dân vô tội. Nhiều người chạy tới chùa Phi Lai, Tam
Bửu và chạy lên núi Tượng nhằm ẩn náu, song cũng bị quân Khmer Đỏ tàn sát dã
man. Trong 12 ngày chiếm đóng, chúng đã giết chết 3.157 thường dân, chỉ có 3 người
sống sót sau vụ tàn sát ấy.
Quân Pol Pot tiếp tục đánh sâu vào Ba Chúc thành hai ngả: Một cánh quân chiếm xã
An Lập phía Đông Ba Chúc, một cánh chiếm ấp An Bình dưới chân núi dài. Quân Pol
Pot bao vây cả làng, chặn đứng mọi nẻo đường, tràn vào từng nhà dân đốt phá, cướp
sạch tiền vàng, giết hại trâu bò. Dã man hơn, chúng dồn bà con thành những nhóm lớn
trên cánh đồng hoặc bương nước rồi dùng gậy gộc, búa, lưỡi lê đâm, đập cho vỡ sọ.
Phụ nữ thì bị hãm hiếp rồi mới giết.

Hình 6. Những ngấn máu loang lổ - dấu vết của cuộc thảm sát 40 năm trước vẫn in hằn lên bức tường nơi hậu điện của
chùa Phi Lai
Sau cuộc nổi dậy của lực lượng cách mạng Campuchia ở Quân khu Đông ngày
26/5/1978, quân Pol Pot vừa ráo riết thanh trừng nội bộ, vừa phải đối phó với lực
lượng cách mạng Campuchia vẫn đang tiếp tục hoạt động ở nhiều nơi. Để hỗ trợ cho
lực lượng cách mạng Campuchia tồn tại và phát triển, tạo thế cho hoạt động của ta vào
mùa khô 1979, từ ngày 14/6 đến ngày 30/9/1978, ta sử dụng Quân đoàn 3, Quân đoàn
4 và 2 sư đoàn (thuộc Quân khu 7), 2 sư đoàn (thuộc Quân khu 5) mở tiếp đợt tiến
công lớn trên các hướng đường 1, đường 7, vùng giáp biên giới Tây Ninh và đường 19
kéo dài nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, tiến tới làm suy yếu một
bước lực lượng quân Pol Pot.
Do bị bất ngờ hoàn toàn về thời gian, quy mô và phương thức hoạt động của ta, quân
Pol Pot rơi vào thế bị động. Cuộc tiến công của ta đã hỗ trợ kịp thời cho lực lượng
cách mạng Campuchia ở Quân khu Đông, buộc quân Pol Pot bị động đối phó trên cả
hai mặt trận biên giới và nội địa.
Phát hiện quân Pol Pot có ý định tiến công đánh chiếm Tây Ninh, mở rộng địa bàn
đánh chiếm lãnh thổ Việt Nam, ngày 6 – 7/12/1978, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung
ương quyết tâm tổng phản công – tiến công chiến lược tiêu diệt quân địch, hoàn thành
cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc; đồng thời sẵn sàng hỗ trợ lực
lượng vũ trang cách mạng Campuchia nổi dậy đánh đổ tập đoàn Pol Pot diệt chủng,
giành chính quyền về tay nhân dân.
Phát hiện sự chuẩn bị của ta, quân Pol Pot tập trung phần lớn lực lượng chủ lực bố trí
dọc biên giới với Việt Nam, toàn bộ phía sau hầu như trống rỗng. Ngày 23/12/1978,
quân Pol Pot huy động 10 trong số 19 sư đoàn đang bố trí ở biên giới mở cuộc tiến
công trên toàn tuyến biên giới Tây Nam nước ta.
Trước hành động xâm lược của quân Pol Pot và đáp lời kêu gọi khẩn thiết của Mặt
trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, ngày 23/12/1978, Quân tình nguyện Việt
Nam cùng với lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia mở cuộc tổng phản công –
tiến công trên toàn tuyến biên giới.
Cuối tháng 12/1978, toàn bộ hệ thống phòng thủ vòng ngoài của quân Pol Pot bị phá
vỡ. Đến ngày 31/12/1978, quân và dân ta đã hoàn thành nhiệm vụ đánh đuổi quân Pol
Pot, thu hồi toàn bộ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc bị kẻ thù lấn chiếm.
Ngày 02/01/1979, ba cụm quân chủ lực của Pol Pot, án ngữ các trục đường tiến về
Phnom Penh cơ bản bị tiêu diệt và tan rã. Ngày 05 – 06/01/1979, trên tất cả các
hướng, quân Pol Pot không cản được Quân tình nguyện Việt Nam truy kích và tiến sát
Thủ đô Phnom Penh.
Ngày 06/01/1979, Quân tình nguyện Việt Nam và lực lượng vũ trang của Mặt trận
Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia bắt đầu cuộc tổng công kích vào Thủ đô
Phnom Penh. Sau 2 ngày tổng công kích, ngày 07/01/1979, Thủ đô Phnom Penh hoàn
toàn được giải phóng.
Ngày 08/01/1979, Hội đồng nhân dân cách mạng Campuchia được thành lập và ra
tuyên bố: Xóa bỏ hoàn toàn chế độ diệt chủng của tập đoàn Pol Pot, thành lập chế độ
Cộng hòa nhân dân Campuchia. Việt Nam cùng nhiều nước đã công nhận nước Cộng
hòa nhân dân Campuchia.
Ngày 17/01/1979, toàn bộ đất nước Campuchia được giải phóng; phần lớn lực lượng
Pol Pot bị tiêu diệt và tan rã, số còn lại lẩn trốn vào rừng trên tuyến biên giới phía
Tây, Tây Bắc Campuchia.
Tính đến tháng 12/1978, quân tình nguyện Việt Nam cùng lực lượng quân cách mạng
Campuchia đã tiêu diệt và làm tan rã 18 sư đoàn quân Pol Pot, diệt 12 nghìn tên, bắt
8.800 tên, gọi hàng 3.200 tên và làm tan rã tại chỗ 44 nghìn tên; giải phóng trên 4 triệu
dân Campuchia, thu hồi toàn bộ cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật quân sự của
quân Pol Pot; đập tan bộ máy thống trị của tập đoàn phản động Pol Pot từ trung ương
đến cơ sở.
3. Giai đoạn ba (1979 – 1989)
Sau chiến thắng ngày 07/01/1979, bộ máy chính phủ của Pol Pot bị đánh đổ nhưng tàn
quân Pol Pot vẫn còn khoảng 4 vạn tên rút chạy ẩn náu ở các vùng biên giới phía Tây,
Tây Bắc và một số được Thái Lan chứa chấp vẫn còn khả năng quấy phá, gây mất ổn
định khiến Việt Nam chưa thể rút quân về nước. Chúng tiếp tục đẩy mạnh hoạt động
chính trị, ngoại giao hòng tạo sức ép đẩy quân tình nguyện Việt Nam ra khỏi lãnh thổ
Campuchia để quay trở lại xâm chiếm Phnom Penh
Ngày 18/02/1979, tại thủ đô Phnom Penh, Thủ tướng chính phủ nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Văn Đồng và Chủ tịch Heng thay mặt Hội
đồng Nhân dân Cách mạng Campuchia ký Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp
tác.
Thực hiện những cam kết trong Hiệp ước, Đảng, Nhà nước, Quân đội nhân dân
Việt Nam tiếp tục sát cánh giúp đỡ Đảng, Nhà nước Campuchia. Cử hàng ngàn
cán bộ, chuyên gia Việt Nam sang Campuchia đồng thời tiếp tục để quân tình
nguyện Việt Nam ở lại giúp đỡ cách mạng Campuchia.
Tới mùa xuân năm 1981, Hiến pháp mới của Campuchia được không qua, Hun Sen
được bầu làm Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao, Heng Samrin trở thành chủ tịch nước, an
ninh chủ yếu vẫn dựa vào sự hiện diện của quân Tình nguyện Việt Nam mà chủ chốt
là quân đoàn 4 do Tướng Lê Đức Anh chỉ huy. Chính quyền mới của Campuchia chỉ
được một số nước thuộc khối XHCN công nhận. Việc mở rộng quan hệ ngoại giao với
Liên Xô của Việt Nam và chính quyền Campuchia đương thời đã khiến các nước
Phương Tây cùng Trung Quốc - thời bấy giờ là phe đối địch hàng đầu của Liên Xô –
càng thêm lí do ủng hộ tàn quân Pol Pot. Chính phủ Pol Pot dù suy yếu chỉ còn 1
nhóm nhỏ phải sống chui lủi ở biên giới Thái Lan vẫn tiếp tục được các nước phương
Tây cùng các khối ASEAN công nhận và được xem là đại diện chính thức của
Campuchia ở LHQ.
Ngoài ra, Trung Quốc đã chi đến 80 triệu USD tiền viện trợ cho tàn quân Khmer Đỏ,
Hoa Kỳ tiếp tục tiến hành cấm vận kinh tế với Việt Nam, gây áp lực lên ngân hàng
Châu Á và ngân hàng Thế Giới ngưng các khoản vay đến Việt Nam và Campuchia.
Việc Việt Nam tiếp tục đóng quân tại Campuchia để giúp đỡ chính quyền non trẻ mới
thành lập của Heng Samrin khỏi tàn quân Khmer Đỏ đã khiến Việt Nam bị cấm vận
trong cuộc bỏ phiếu tại LHQ năm 1985. Trong đó có 124 phiếu thuận và 17 phiếu
chống của Liên Xô, Lào, Mông Cổ, Ethiopia, Iraq, Ba Lan, Cuba, Tiệp Khắc,... Việt
Nam lâm vào tình cảnh bị cấm vận, thiếu thốn.
Trong thời gian này, hàng ngàn công chức, kĩ sư, kĩ thuật viên Việt Nam đã được đưa
sang Campuchia để khôi phục hệ thống điện nước ở Phnom Penh, đưa hệ thống đường
sắt hoạt động trở lại. Các bệnh viện, trạm xá được mở lại với các bác sĩ, quân y người
Việt Nam cùng một số bác sĩ Campuchia còn sống sót qua nạn diệt chủng. Hàng trăm
người Campuchia được gửi sang Việt Nam để học các khóa cấp tốc về chăm sóc sức
khỏe, giáo dục, ngân hàng, ngoại thương.
Từ năm 1979 – 1985, quân đội Việt Nam thực hiện các cuộc truy quét, đánh phá căn
cứ của Khmer Đỏ. Sau khi đánh tan hàng loạt các cuộc chiến tranh du kích của quân
Khmer Đỏ từ vùng biên giới Thái Lan, cuối mùa hè năm 1982, Việt Nam tuyên bố sẽ
rút dần quân khỏi Campuchia. Ngay lập tức, quân Khmer Đỏ thực hiện hàng loạt các
hoạt động quân sự tại các tỉnh Tây Bắc Campuchia. Sự yếu ớt của chính phủ Phnom
Penh khiến họ không thể chống đỡ được, tình hình quân sự ở Campuchia trong năm
1983 trở nên xấu đi, buộc Việt Nam dừng việc rút quân về nước.
Chiến dịch mùa khô năm 1984 – 1985 là chiến dịch lớn chưa từng có của Việt Nam về
quy mô, thời gian và mức độ thành công. Sau chiến dịch này, phe đối lập bị nhiều tổn
thất, mất 1/3 quân số do thua trận và đào ngũ. Khmer Đỏ rút 1 phần về Thái Lan, 1
phần chia nhỏ ấn náu trong nội địa.
Chiến dịch 5 tháng càn quét Khmer Đỏ của quân Việt Nam và Campuchia kết thúc,
dập tắt hy vọng nổi dậy của tàn quân Khmer Đỏ. Kể từ cuối 1985, về cơ bản các phe
đối lập không thể là mối đe dọa lớn với chính phủ Campuchia được nữa. Nhận thấy
chế độ Cộng hòa Nhân dân Campuchia đã tự đứng vững được, từ năm 1986 Việt Nam
rút dần quân về nước và đến 1989 thì Việt Nam rút hết. Nhân dịp Việt Nam rút quân,
Khmer Đỏ vẫn nuôi ý định nổi dậy nhưng bị quân đội Hun Sen đánh bại. Khmer Đỏ
dần tan rã, các tên cầm đầu bị bắt và bị đưa ra tòa án quốc tế xét xử.
Năm 1992 – 1993, lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ tạm thời quản lí Campuchia. Hiệp
định về vấn đề tái lập hòa bình (Hiệp định về một giải pháp chính trị toàn diện cho
cuộc xung đột) ở Campuchia được kí kết. Nội dung cơ bản cho phép LHQ đưa một
lực lượng bao gồm quân sự vào Campuchia kiểm soát ngừng bắn, chấm dứt các hoạt
động viện trợ quân sự nước ngoài, giải ngũ quân đội, tổ chức tổng tuyển cử trên toàn
quốc.
Chương IV. Kết quả cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam

Trong gần hai năm chiến tranh, suốt quá trình hành quân, giữ gìn tấc đất biên cương,
những người cựu binh năm đó vẫn không thể nào quên được sự khủng khiếp về tội ác
của đội quân Khmer Đỏ, hậu quả mà chúng để lại cho nhân dân Việt Nam là quá đẫm
máu và tàn nhẫn, quân Pol Pot đã giết hại và bắt hơn 30.000 dân thường tại các xã
biên giới của Việt Nam, 400.000 người dân mất nhà cửa, trên 3.000 nhà bị bỏ hoang;
nhiều nhà thờ, trường học, chùa chiền bị chúng đốt phá,...
Trong vòng 10 năm (1979-1989) làm nhiệm vụ quốc tế cao cả ở Campuchia, cán bộ,
chiến sĩ Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã thể hiện rõ ý chí kiên cường,
hết lòng vì sự nghiệp cách mạng của nhân dân Campuchia, vượt qua những thử
thách hết sức gay go, quyết liệt, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ; hàng vạn cán bộ,
chiến sĩ Quân tình nguyện Việt Nam đã anh dũng hy sinh trên đất bạn vì nghĩa vụ
quốc tế cao cả.

Đánh giá sự giúp đỡ to lớn, trong sáng, chí nghĩa, chí tình, kịp thời và có hiệu quả của
Việt Nam đối với Campuchia, Lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ Vương quốc
Campuchia khẳng định: “Trong khi nhân dân Campuchia đang phải hứng chịu bao
đau khổ thì có nhiều nước trên thế giới tự cho mình là người bảo vệ công lý, tôn trọng
nhân quyền và quyền tự do bày tỏ chính kiến nhưng họ đã không đoái hoài, không đến
giúp giải phóng nhân dân Campuchia chúng tôi thoát khỏi chế độ dã man này. Chỉ có
đất nước Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tự nguyện đưa
con cháu và những người thân yêu của mình đến giúp giải phóng và cứu tính mạng
của người dân Campuchia trong lúc vô cùng nguy nan và khẩn cầu các nước đến cứu
giúp1”; “Nếu không có ngày 07/01/1979, nhân dân Campuchia chúng tôi cũng không
thể có được những gì trong ngày hôm nay. Đây là chân lý lịch sử không một thế lực

1
Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia Heng Samrin tại Lễ kỷ niệm 35 năm Ngày chiến
thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng
(7/1/1979 - 7/1/2014) được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội.
phản động nào có thể phủ nhận2”; “Không có sự giúp đỡ của Việt Nam thì Campuchia
không có ngày nay, dứt khoát là thế3”...

Thắng lợi cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc một lần nữa khẳng
định nhân dân Việt Nam với ý chí độc lập, tự chủ và tinh thần đại đoàn kết dân tộc,
đoàn kết quốc tế trong sáng, sẵn sàng đập tan bất kỳ âm mưu và hành động chống phá
của các thế lực phản động, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc; đồng thời thể hiện tinh thần quốc tế cao cả, mối quan hệ truyền thống
gắn bó thủy chung, lâu đời, sự giúp đỡ trong sáng, chí nghĩa, chí tình của Đảng, Nhà
nước, quân đội Việt Nam đối với nhân dân Campuchia.
Chiến thắng này còn có ý nghĩa lịch sử đặc biệt to lớn đối với vận mệnh đất nước và
dân tộc Campuchia: Đã xóa bỏ hoàn toàn chế độ diệt chủng của tập đoàn Pol Pot,
thành lập chế độ Cộng hòa nhân dân Campuchia; cứu nhân dân Campuchia ra khỏi
thảm họa diệt chủng, giành lại quyền được sống, quyền làm người và bước vào kỷ
nguyên độc lập, tự do thật sự, hồi sinh đất nước và dân tộc, xây dựng cuộc sống hòa
bình, tươi đẹp.

2
Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia Heng Samrin tại Lễ kỷ niệm 35 năm Ngày chiến
thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng
(7/1/1979 - 7/1/2014) được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội.
3
Phát biểu của Thủ tướng Campuchia Hun Sen trong buổi gặp mặt chiều ngày 21/6/2017 tại tỉnh Bình Dương
nhân kỷ niệm 40 năm ngày Thủ tướng Hun Sen và đồng đội bắt đầu con đường cách mạng cứu đất nước
Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Pôn Pốt..
Kết luận
Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam năm 1979 là 1 trong những cuộc
chiến lớn trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, chính nghĩa và tất
thắng. Bởi đó vẫn là chiến tranh Nhân dân với nghệ thuật quân sự truyền thống theo
lối đánh dựa vào thế núi sông bờ cõi để làm chủ chiến trường, tiêu diệt sinh lực địch,
giữ gìn từng tấc đất giang sơn Tổ quốc cả đất liền và biển đảo.
Mối quan hệ truyền thống giữa hai nước láng giềng Việt Nam - Campuchia có ý nghĩa
hết sức quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập và bảo vệ độc lập dân tộc
của hai nước. Thực tế đã chứng minh, mối quan hệ tốt đẹp của hai dân tộc nói riêng và
ba nước Đông Dương nói chung đã tạo nên sức mạnh để ba nước giành thắng lợi trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Kể từ khi Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng, hòa bình lập lại, Chính phủ Vương
quốc Campuchia và Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã không
ngừng vun đắp cho mối quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển trên cơ sở nguyên
tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, tự nguyện và cùng có
lợi. Hiện nay, tình hình thế giới đang diễn biến phức tạp, căng thẳng Mỹ - Trung trong
chiến tranh thương mại, tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông có tác động và ảnh hưởng
đến nhiều quốc gia. Sự tác động bằng nhiều biện pháp của các nước lớn đối với các
mối quan hệ quốc tế ngày càng quyết liệt, gây nhiều khó khăn cho các nước nhỏ trong
việc lựa chọn đường lối đối ngoại phù hợp. Thậm chí, gây nên những dấu hiệu rạn nứt
giữa các quốc gia từng là đồng minh, bạn bè truyền thống, làm nảy sinh thái độ khác
nhau khi đi đến những vấn đề thống nhất trong các tổ chức mà mình cùng tham
gia. Thiết nghĩ, với quan hệ truyền thống lâu đời giữa hai dân tộc, trải qua nhiều thử
thách, để lại nhiều bài học lớn sẽ giúp Việt Nam, Campuchia luôn tỉnh táo trước mọi
khó khăn, thử thách, để thắt chặt tình đoàn kết giữa hai nước. Qua đó, hai nước tiếp
tục xây dựng, củng cố lòng tin, phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác
toàn diện, vì độc lập dân tộc và sự phát triển phồn thịnh của hai nước nói riêng, vì sự
ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực Đông Nam Á nói chung.
Tài liệu tham khảo
1. Chiến tranh biên giới Tây Nam là cuộc chiến vệ quốc lớn của dân tộc (18/02/2021) –
Theo Báo điện tử chính phủ - Theo báo quân khu 5 (baoquankhu5.vn)
(http://baoquankhu5.vn/chien-tranh-bien-gioi-tay-nam-la-cuoc-chien-ve-quoc-lon-
cua-dan-toc/)
2. Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 40 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh, bảo vệ
biên giới Tây Nam của Tổ quốc (14/12/2018) - Theo BAN TUYÊN GIÁO TUYÊN
GIÁO TW –  TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ QĐND VIỆT NAM – Theo báo Tuyên Giáo
(Tuyengiao.vn)
(https://tuyengiao.vn/tu-lieu/huong-dan-chi-dao/de-cuong-tuyen-truyen-ky-niem-40-
nam-ngay-chien-thang-chien-tranh-bao-ve-bien-gioi-tay-nam-cua-to-quoc-117307)
3. Toàn bộ diễn biến chiến tranh biên giới Tây Nam – Theo tin tức Việt Nam
(tintucvietnam.vn)
(https://tintucvietnam.vn/chien-tranh-bien-gioi-tay-nam-d203208.html#:~:text=B
%E1%BB%91i%20c%E1%BA%A3nh%20v%C3%A0%20nguy%C3%AAn%20nh
%C3%A2n,tranh%20bi%C3%AAn%20gi%E1%BB%9Bi%20T%C3%A2y%20Nam.)
4. Chiến tranh biên giới Tây Nam, cuộc chiến vệ quốc trong ký ức những cựu
binh (04/01/2019) – Phước Anh, Thành Cường – Theo báo Nghệ An (Baonghean.vn)
(https://e.baonghean.vn/chien-tranh-bien-gioi-tay-nam-cuoc-chien-ve-quoc-trong-ky-
uc-nhung-cuu-binh/)
5. Máu vẫn chưa ngừng loang trong lòng người Ba Chúc (28/12/2018) - Sơn
Bách, Minh Sơn – Theo báo Việt Nam (vietnamplus.vn)
(https://www.vietnamplus.vn/mau-van-chua-ngung-loang-trong-long-nguoi-ba-chuc/
545726.vnp)
6. Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc trên biên giới Tây Nam của nhân dân Việt
Nam (02/01/2019) – Theo Bảo tàng lịch sử Việt Nam (vufo.org.vn)
(http://vufo.org.vn/Cuoc-chien-dau-bao-ve-To-quoc-tren-bien-gioi-Tay-Nam-cua-
nhan-dan-Viet-Nam-tu-ngay-30--4--1977-den-7-1-1979-41-4088.html?lang=vn)

You might also like