You are on page 1of 10

TÓM TẮT

Gần đây, quản lý tài chính cá nhân đã thu hút sự quan tâm đặc biệt vì vai trò
quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy chủ đề này đã được nghiên cứu tại nhiều
quốc gia, nhưng ở Việt Nam vẫn chưa được khai thác đầy đủ. Nghiên cứu tại trường
Đại học Ngân hàng Tp.HCM tập trung đánh giá thực trạng kỹ năng quản lý tài chính
cá nhân của sinh viên. Kết quả cho thấy sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của
quản lý tài chính cá nhân, có khả năng lập kế hoạch tốt, nhưng thực hiện kế hoạch vẫn
gặp khó khăn. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của kiến thức tài chính cá
nhân thông qua việc tìm hiểu đặc điểm cá nhân, gia đình và trải nghiệm tài chính. Mục
tiêu là nâng cao hiểu biết và kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên Việt
Nam, đặc biệt tại trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, và cung cấp hướng đi cho các
nghiên cứu tương lai về vấn đề này.
TỪ KHÓA
Tài chính cá nhân; kỹ năng quản lý tài chính; sinh viên.
ABSTRACT
Recently, personal financial management has garnered significant attention due
to its crucial role in daily life. While this topic has been extensively studied in various
countries, it still needs to be explored in Vietnam. A study conducted at Banking
University Ho Chi Minh City focuses on assessing the current status of personal
financial management skills among university students. The findings reveal that
students here acknowledge the importance of personal financial management, and
possess good planning skills, but encounter challenges in execution. The research also
emphasizes the significance of personal financial knowledge, achieved through
understanding individual and familial characteristics and financial experiences. The
objective is to enhance understanding and proficiency in personal financial
management among Vietnamese students, especially at Banking University Ho Chi
Minh City, while providing insights for future research endeavors in this domain.
KEYWORD
Personal finance; financial management skills; students.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong cuộc sống đương đại, quản lý tài chính cá nhân không chỉ là một kỹ
năng cá nhân, mà còn có vai trò quan trọng trong đảm bảo ổn định tài chính cả ở mức
cá nhân, gia đình và tác động đến sự phát triển bền vững của xã hội. Trong bối cảnh
thế giới liên kết và biến đổi liên tục, với thị trường tài chính toàn cầu hóa, việc quản lý
tài chính cá nhân đòi hỏi kiến thức vững chắc và khả năng đối mặt với những tình
huống phức tạp và thay đổi. Tại Việt Nam, việc quản lý tài chính cá nhân đối mặt với
thách thức ngày càng tăng, do sự thay đổi nhanh chóng trong nhiều lĩnh vực. Điều này
đòi hỏi người dân phải có kỹ năng quản lý linh hoạt để đảm bảo tương lai tài chính ổn
định và thực hiện mục tiêu dài hạn như mua nhà, hưởng thụ cuộc sống và đảm bảo an
toàn tài chính.
Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến hiểu biết tải chính của sinh viên trên địa
bàn thành phố Hà Nội 26 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 230- Tháng
7.2021 là nghiên cứu của tác giả Trần Thanh Thu và cộng sự (2020) tập trung nghiên
cứu về chương trình giáo dục tài chính quốc gia trong bối cảnh số hóa ngành Tài
chính. Nhóm tác giả này đã chỉ ra rằng Việt Nam có chỉ số quan tâm và am hiểu kiến
thức tài chính thấp hơn so với đại đa số các nước Châu Á. Bên cạnh đó, các số liệu
hiểu biết về tài chính ở mức độ trên trung bình chỉ chiếm 24%, nhưng có đến 93%
người Việt Nam không có hứng thú cải thiện (Douga, 2019). Đã có nhiều nghiên cứu
nước ngoài về hiểu biết tài chính cá nhân, tuy nhiên mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh
hưởng đến hiểu biết tải chỉnh cá nhân còn chưa được nhiều tác giả nghiên cứu triệt để.
Nhìn chung, phần lớn các nghiên cứu này đều tìm mối quan hệ cùng chiều giữa các
nhân tố như tuổi, giới tính, ngành học, thu nhập, giáo dục, ... và hiệu quả quản lý tài
chính cá nhân.
Qua đó, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân trở nên cực kỳ quan trọng và có vai
trò không thể xem nhẹ. Hiểu biết và ứng dụng thông tin về tài chính cá nhân giúp
người dân đối phó linh hoạt với biến đổi bất ngờ và xây dựng tương lai tài chính bền
vững. Cuộc sống tài chính ổn định ảnh hưởng đến khả năng duy trì mức sống hàng
ngày và thực hiện mục tiêu dài hạn. Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân không chỉ liên
quan đến số tiền trong tài khoản, mà còn thể hiện sự định hình tương lai và mục tiêu
cá nhân. Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia, việc trang bị kỹ năng quản lý tài chính cá nhân
vẫn chưa được tập trung đúng mức. Hệ thống giáo dục thường chưa tích hợp đủ kiến
thức quản lý tài chính vào chương trình học, dẫn đến thiếu hụt kiến thức quan trọng và
khả năng giải quyết tình huống tài chính khó khăn. Việc đối mặt với khó khăn trong
việc đào tạo và tạo nhận thức về tài chính cá nhân càng phức tạp hơn tại Việt Nam.
Mặc dù kinh tế đang phát triển, việc áp dụng kiến thức tài chính vào cuộc sống vẫn
gặp nhiều khó khăn. So với những quốc gia khác, việc đưa tài chính cá nhân vào giáo
dục và nâng cao nhận thức của công chúng ở Việt Nam vẫn đang được điều chỉnh và
cải thiện. Sự đối lập giữa sự cần thiết và tình hình hiện tại đã tạo ra sự khác biệt trong
việc nhận thức về tài chính cá nhân tại Việt Nam so với các quốc gia phát triển.
Với những vấn đề trên, đề tài nghiên cứu "Thực trạng quản lý tài chính cá nhân
của sinh viên trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM" được tiến hành với mục tiêu chính
là tìm hiểu và phân tích thực trạng kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên
trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
nhận thức và kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên, góp phần tạo nền tảng
cho tương lai tài chính bền vững của họ và cả xã hội. Để đạt được mục tiêu này,
nghiên cứu sẽ thực hiện điều tra và phân tích tình hình hiện tại về kỹ năng quản lý tài
chính cá nhân của sinh viên trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM. Qua việc thu thập
dữ liệu từ các cuộc khảo sát và phỏng vấn, nghiên cứu sẽ xác định mức độ hiểu biết và
thực hành của sinh viên về quản lý tài chính cá nhân, từ đó tạo ra một hình ảnh tổng
quan về tình hình này.
Dựa trên đánh giá thực trạng, nghiên cứu sẽ xác định yếu điểm và thách thức
chính mà sinh viên trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM đang đối mặt trong quản lý tài
chính cá nhân. Điều này sẽ giúp hiểu rõ hơn về khó khăn và lý do kỹ năng quản lý tài
chính chưa được áp dụng hiệu quả, từ đó đề xuất giải pháp cụ thể nâng cao nhận thức
và kỹ năng cho sinh viên. Kết quả sẽ góp phần cải thiện giáo dục và xã hội, cung cấp
thông tin cho quản lý giáo dục trong việc việc truyền đạt kiến thức, tạo môi trường
học tập hiệu quả và thúc đẩy áp dụng kiến thức tài chính vào cuộc sống. Tóm lại,
nghiên cứu dự kiến nâng cao nhận thức và kỹ năng quản lý tài chính của sinh viên,
giúp xây dựng tương lai tài chính bền vững và tạo cơ sở nâng cao nhận thức trong xã
hội rộng hơn.

2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN


2.1. Tổng quan nghiên cứu
2.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài

Tác giả Yếu tố ảnh hưởng Kết quả


Người trung niên có hiểu biết tài chính tốt hơn
Lursadi Độ tuổi người trẻ hay người già. Như vậy, tuổi tác
động cùng chiều đến mức độ hiểu biết tài
chính của cá nhân.
Kharchenko Giới tính Nam giới quản lý tài chính tốt hơn nữ giới:
và Olga SV nam hiểu biết về tài chính hơn sinh viên
nữ.
Có sự khác biệt trong quản lý tài chính cá
Xiao Ngành học nhân giữa sinh viên ngành kinh tế và sinh viên
ngành khác. Những sinh viên ngành kinh tế
quản lý tài chính cá nhân tốt hơn.
Sinh viên sống ở khu vực nông thôn được cho
Cole Nơi cư trú là có hiểu biết tài chính nhiều hơn những sinh
viên sống trong khu vực thành thị.
Sabri Sinh viên ở ký túc xá có hiểu biết tài chính
cao hơn sinh viên không ở ký túc xá.
Masud Sinh viên đã tốt nghiệp am hiểu hơn sinh viên
đại học, sinh viên năm 3 và năm 4 có nhận
Số năm đi học thức về tài chính tốt hơn những sinh viên khóa
dưới.
Sinh viên năm cuối có sự bất cẩn trọng quản
Xiao lý tín dụng và có kỹ năng tiết kiệm kém hơn
sinh viên năm nhất.
Triển khai các khóa các khóa học như vậy có ý nghĩa quan trọng,
Cordero và học chuyên sâu về ảnh hưởng đến bất kể chiến lược nào được áp
Pedraja tài chính dụng để dạy sinh viên các khái niệm tài chính.
Shim Sự giáo dục tài Sinh viên được hướng dẫn tài chính từ gia
chính từ gia đình đình sẽ tốt hơn sinh viên không có.
Peng Tham gia hội thảo Sau khi tham gia nhận thức về tài chính của
về tài chính sinh viên sẽ tăng lên.
Sinh viên có nhiều năm đi làm thì có kinh
Shim Tình trạng việc làm nghiệm và hiểu biết hơn trong việc quản lý tài
chính của mình.

2.1.2. Các nghiên cứu về tài chính cá nhân ở Việt Nam


Tác giả Nguyễn Thị Hải Yến khi áp dụng bài kiểm tra khách quan để đo lường
trình độ hiểu biết về tài chính của sinh viên đại học tại Việt Nam cho thấy giới tính,
nơi cư trú, lĩnh vực học tập, kinh nghiệm học tập, tỷ lệ phụ thuộc tài chính của sinh
viên vào gia đình và nhu cầu của sinh viên về giáo dục có ảnh hưởng đáng kể đến
trình độ hiểu biết tài chính của họ ở mọi cấp độ. Hầu hết các sinh viên có chuyên
ngành liên quan đến lĩnh vực kinh tế đã được học về kiến thức tài chính cơ bản trong
những năm đầu tiên và ngay cả đối với sinh viên không phải chuyên ngành kinh tế,
kiến thức tài chính của họ cũng có thể được cải thiện trong quá trình học do nhu cầu
học về tài chính ngày càng tăng để tham gia thị trường tài chính sau khi tốt nghiệp.
Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến hiểu biết tài chính của sinh viên trên địa
bàn Thành phố Hà Nội của tác giả Trần Thanh Thu tập trung nghiên cứu về chương
trình giáo dục tài chính quốc gia trong bối cảnh số hóa ngành Tài chính, nhóm tác giả
này đã chỉ ra rằng Việt Nam có chỉ số quan tâm và am hiểu kiến thức tài chính thấp
hơn so với đại đa số các nước châu Á.
Lê Long Hậu, Lê Tấn Nghiêm và Nguyễn Lê Trang Anh, nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính cá nhân của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ kỹ
năng quản lý tài chính được đánh giá thông qua kỹ năng quản lý tiết kiệm và chi tiêu
của sinh viên. Kết quả cho thấy các yếu tố gồm giới tính, khóa học, có đi làm thêm,
nhận được sự hướng dẫn tài chính từ cha mẹ và kiến thức tài chính có tác động tích
cực đến cả hai kỹ năng này. Trạng thái chung sống cùng gia đình có ảnh hưởng tích
cực đến kỹ năng quản lý chỉ tiêu, nhưng lại không ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý tiết
kiệm; tuy nhiên, ảnh hưởng của việc tham gia các lớp về kỹ năng quản lý tài chính
đến hai kỹ năng này là ngược lại. Cuối cùng, kết quả cũng cho thấy có sự khác biệt
giữa sinh viên ở các khóa và ngành học khác nhau đối với kỹ năng quản lý tiết kiệm,
nhưng không có sự khác biệt đối với kỹ năng quản lý chi tiêu. Có thể thấy rằng vẫn
còn rất ít các nghiên cứu trong nước về vấn đề tài chính cá nhân và còn một số khoảng
trống nghiên cứu.
Như vậy, tổng hợp từ các nghiên cứu nước ngoài và trong nước có những
khoảng trống trong nghiên cứu như sau:
- Thứ nhất, nhiều tác giả nước ngoài đã nghiên cứu hiểu biết về tài chính cá
nhân cũng như các nhân tố tác động đến nó. Tuy nhiên, hầu hết các đề tài nghiên cứu
đều phân tích ở các quốc gia có nền giáo dục phát triển, nơi mà ở bậc đại học các sinh
viên đã được đi thực tập và sống độc lập từ rất sớm. Trong khi đó, ở Việt Nam, nền
giáo dục đại học vẫn mang nặng tính lý thuyết, còn ít các mô hình thực hành cho sinh
viên, đặc biệt là về mảng tài chính. Sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên
Trường Đại học Ngân hàng nói riêng có ít trải nghiệm thực tế về tài chính trước khi
lên đại học và hầu như chưa tự chủ tài chính khi học đại học. Vì vậy, các nhân tố ảnh
hưởng đến hiểu biết và quản lý tài chính cá nhân ở Việt Nam nói chung và ở HUB có
thể có sự khác biệt so với các nghiên cứu sinh viên trên thế giới.
- Thứ hai, đã có một số đề tài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiểu
biết và quản lý tài chính cá nhân của sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên tại
một số địa bàn cụ thể nói riêng, nhưng chưa có đề tài nghiên cứu về ảnh hưởng của
việc tham gia các câu lạc bộ học thuật về kinh tế của sinh viên, sinh viên vay nợ đóng
học phí. Vì vậy, việc đưa thêm nhân tố tham gia các câu lạc bộ học thuật về tài chính,
nhân tố vay nợ đóng học phí sẽ đem lại góc nhìn khác về giáo dục tài chính trong các
trường đại học ở Việt Nam hiện nay nói chung và sinh viên HUB nói riêng.
- Thứ ba, có mâu thuẫn trong các nghiên cứu trước về hiểu biết và quản lý tài
chính cá nhân ở biến số về số năm học, về giới tính của sinh viên đại học, có nghiên
cứu chỉ ra sinh viên càng mới thì hiểu biết tài chính càng kém, nhưng cũng có nghiên
cứu kết luận sinh viên năm nhất quản lý chi tiêu tốt hơn so với sinh viên học lâu năm
hơn vì năm nhất lo sợ với các khoản nợ nần hơn. Có nghiên cứu nam giới quản lý tài
chính tốt hơn nữ giới, sinh viên nam hiểu biết về tài chính hơn sinh viên nữ nhưng có
nghiên cứu ngược lại. Như vậy, trong mô hình này, sẽ tiến hành kiểm chứng lại sự
khác biệt về giới tính và số năm đã học đại học của sinh viên HUB đến sự hiểu biết và
kỹ năng quản lý tài chính cá nhân.
2.2. Cơ sở lý luận
2.2.1. Tài chính cá nhân

Tài chính cá nhân có nguồn gốc từ kinh tế học, tài chính và quản lý, bao gồm
các nguyên tắc quyết định chung và quản lý nguồn lực tài chính của cá nhân và gia
đình. Nó liên quan đến việc áp dụng các nguyên tắc từ nhiều lĩnh vực như kinh tế học,
xã hội học, tâm lý học, học tập người lớn và tư vấn để nghiên cứu cách mà cá nhân,
gia đình và hộ gia đình kiếm được, phát triển và phân bổ nguồn lực tiền tệ để đáp ứng
nhu cầu tài chính hiện tại và tương lai của họ. Trong hệ thống động của tài chính cá
nhân, người ra quyết định là trung tâm. Họ ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
khác nhau cả trong môi trường ngoại vi và nội tại. Điều này bao gồm thị trường tài
chính và tổ chức; cơ quan chính phủ; xu hướng kinh tế, dân số và xã hội; và các yếu tố
cá nhân và gia đình. Tài chính cá nhân bao gồm các công cụ như báo cáo tài chính, tài
khoản tiết kiệm và thanh toán, công cụ nợ, thế chấp và phương tiện đầu tư. Nó cũng
bao gồm các kỹ thuật liên quan đến quản lý dòng tiền; đánh giá rủi ro và quản lý; và
lập kế hoạch thuế, nghỉ hưu và di sản (Schuchardt et al. 2007).

Trong suốt hơn một thế kỷ, các khái niệm đã được truyền dạy trong các trường
đại học về kinh tế gia đình (tên gọi trước đây). Nghiên cứu về tài chính cá nhân cũng
đã được tiến hành từ những năm 1920 với nguồn vốn từ Đạo luật Hatch. Hazel Kyrk
đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển lĩnh vực kinh tế gia đình và tiêu dùng
(hoặc kinh tế người tiêu dùng). Cụ thể, luận án tiến sĩ kinh tế của bà tại Đại học
Chicago, hoàn thành vào năm 1920, đã đặt nền tảng cho sự phát triển của lĩnh vực
kinh tế tiêu dùng. Công trình sau này của bà đã đặt nền móng cho lĩnh vực kinh tế gia
đình. Bà trở thành người ủng hộ việc kết hợp những hiểu biết về kinh tế vào lĩnh vực
kinh tế gia đình và đã giúp tạo ra Phân khu Kinh tế Gia đình trong Hội Kinh tế Gia
đình Mỹ thời bấy giờ. Margaret Reid, năm 1934, cũng là một nhà kinh tế học Chicago,
được công nhận là một trong những người tiên phong trong một số lĩnh vực liên quan
đến hành vi tiêu dùng và hộ gia đình (Beller và Kiss, 1999).

2.2.2. Quản lý tài chính cá nhân


Quản lý tài chính cá nhân là quá trình tổ chức và kiểm soát tài chính tại gia
đình, bao gồm việc lập ngân sách, tiết kiệm, đầu tư, quản lý nợ và các yếu tố khác liên
quan đến việc quản lý tiền bạc cá nhân để đạt được các mục tiêu cá nhân (Bimal
Bhatt, 2011). Điều này có nghĩa là, quản lý tài chính cá nhân là quá trình kiểm soát
thu nhập và điều phối chi tiêu thông qua một kế hoạch tài chính chi tiết. Việc học cách
theo dõi thu nhập và điều chỉnh việc sử dụng số tiền này để phù hợp với chi phí cung
cấp một cách có hệ thống và sử dụng thu nhập.

Hiểu một cách đơn giản ở mức cơ bản sẽ giúp bạn nắm bắt được cách mình đã
và đang chi tiêu, từ đó loại bỏ những khoản chi không cần thiết để có thể tiết kiệm
được nhiều hơn. Ở mức độ cao hơn, yêu cầu một số kiến thức tài chính cụ thể, quản lý
tài chính cá nhân sẽ đảm bảo rằng các mục tiêu tiết kiệm chi tiêu dài hạn được đảm
bảo và bảo vệ bạn khỏi các rủi ro tài chính do các yếu tố bên ngoài gây ra.

Nói tóm lại, quản lý tài chính cá nhân là một quá trình quan trọng giúp cá nhân
kiểm soát và tối ưu hóa việc sử dụng tài chính của mình để đạt được các mục tiêu cá
nhân và tài chính. Đây là một kỹ năng cần thiết cho mọi người để đảm bảo sự ổn định
và phát triển tài chính trong tương lai.

2.2.3. Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân


Tài chính cá nhân không chỉ đơn thuần là những khái niệm cơ bản liên quan
đến toán học, tài chính, kinh tế, giáo dục khởi nghiệp, hoặc công nghệ thông tin. Giáo
dục tài chính vượt xa kiến thức về những yếu tố này và nhận ra rằng các hoạt động tài
chính có thể khá phức tạp (Ginsburg, Manly, và Schmitt, 2006). Do đó, giáo dục tài
chính không chỉ là vấn đề ‘kỹ năng cơ bản’ vì toán học liên quan có thể không hề đơn
giản. Cũng không phải chỉ là vấn đề về số học: trở thành người thông thạo về tài chính
đòi hỏi kỹ năng đọc viết, cũng như kỹ năng số học và ra quyết định (Coben, 2003).
Giả định cơ bản trong kinh tế học là con người là hợp lý. Tuy nhiên, một số người
không ra quyết định hợp lý và tối ưu, và mục tiêu tài chính không hoàn toàn mang tính
khách quan. Ariely (2009) cho rằng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã phá vỡ hai
điều kiện tin cậy trong lý thuyết kinh tế chuẩn, rằng 1) con người thường ra quyết định
hợp lý và rằng 2) bàn tay vô hình của thị trường phục vụ như một biện pháp sửa chữa
đáng tin cậy cho sự mất cân đối. Ngay từ năm 1947, người đoạt giải Nobel Herbert
Simon đã đề xuất rằng người ra quyết định sở hữu thông tin hạn chế (kiến thức) và
không luôn tìm kiếm lựa chọn tiềm năng tốt nhất do nguồn lực hạn chế và xu hướng
cá nhân.

Trước khi có bất kỳ chuyên ngành, nhấn mạnh hoặc chương trình đào tạo về tài
chính cá nhân được cung cấp chính thức trên toàn quốc, các khái niệm liên quan chặt
chẽ đến tài chính cá nhân đã được giảng dạy, và vẫn tiếp tục được giảng dạy, dưới các
tên gọi như kinh tế gia đình, kinh tế người tiêu dùng, kinh tế tiêu dùng, quản lý kinh tế
và tài nguyên gia đình, tài chính hộ gia đình, tài chính gia đình và quản lý tài chính gia
đình tại các trường đại học kinh tế gia đình (nay được biết đến với các tên gọi như
khoa học con người, khoa học gia đình và người tiêu dùng, và sinh thái học con người,
v.v.).

2.2.4. Hiểu biết về tài chính cá nhân của sinh viên


Khi bước vào độ tuổi trưởng thành, đặc biệt là khi bắt đầu cuộc sống độc lập
trong môi trường học tập mới, sinh viên phải học cách tự quản lý cuộc sống của mình.
Một trong những vấn đề quan trọng mà mỗi sinh viên phải đối mặt là việc quản lý tài
chính cá nhân khi họ bắt đầu tự quyết định cách tiêu tiền. Với nguồn tài chính hạn
hẹp, phụ thuộc vào gia cảnh và khả năng kiếm tiền từ việc làm thêm, việc xây dựng
thói quen quản lý tài chính phù hợp để cân bằng giữa việc học tập và khám phá cuộc
sống là rất quan trọng.

Quản lý tài chính cá nhân không chỉ đơn giản là việc biết cách chi tiêu và sử
dụng nguồn tài chính một cách hợp lý. Nó còn liên quan đến việc lập kế hoạch chi tiêu
khoa học, xây dựng quỹ tiết kiệm, lựa chọn các kênh đầu tư hiệu quả, và nhiều yếu tố
khác.

Đối với cuộc sống học tập của sinh viên, việc quản lý tài chính cá nhân đóng
vai trò quan trọng trong suốt quá trình học tập. Nếu sinh viên có kỹ năng quản lý tài
chính tốt, họ có thể hoàn thành tốt việc học mà không bị gánh nặng tài chính chi phối.

Đối với cuộc sống sinh hoạt, việc quản lý tài chính cá nhân giúp sinh viên tạo
dựng thói quen tốt và có lợi cho cuộc sống của họ. Việc quản lý tài chính cá nhân sẽ
giúp sinh viên vượt qua được những giai đoạn khó khăn, giúp họ tránh được những
tình huống bấp bênh không đáng có trong cuộc sống. Trong dài hạn, việc duy trì hành
vi quản lý tài chính hợp lý trong những năm đại học sẽ giúp sinh viên nâng cao chất
lượng cuộc sống sau này.
Như vậy, việc quản lý tài chính cá nhân không chỉ giúp sinh viên kiểm soát
được tài chính của mình mà còn giúp họ chuẩn bị tốt cho tương lai, tạo nên một cuộc
sống tốt đẹp hơn.

2.3. Vai trò hoàn thiện kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên
Theo Prihartono & Asandimitra (2018), hành vi quản lý tài chính đã trở thành
một yếu tố quan trọng trong việc cải thiện phúc lợi cuộc sống. Việc hiểu biết và hoàn
thiện kỹ năng tài chính là một vấn đề đóng vai trò không nhỏ trong sự ổn định và phát
triển của mỗi cá nhân và nền kinh tế quốc gia nói chung. Khả năng quản lý tài chính
càng trở nên quan trọng trong thời đại ngày nay bởi một cá nhân phải chi tiêu cho các
nhu cầu hàng ngày và lập kế hoạch đầu tư dài hạn cho tương lai (Falahati & Paim,
2011). Joo (2008) mô tả hành vi quản lý tài chính hiệu quả sẽ cải thiện tích cực tình
trạng tài chính và việc không quản lý tài chính cá nhân có thể dẫn tới hậu quả xấu, tồi
tệ. Thất bại trong việc quản lý tài chính sẽ mang lại ảnh hưởng lâu dài, nghiêm trọng
không chỉ cho bản thân mà còn cho toàn xã hội (Anvari & cộng sự, 2011). Một vài
nghiên cứu đã chỉ ra rằng tài chính là mối lo lắng của rất nhiều sinh viên (Archer &
Lamnin, 1985; Murphy Số 290(2) tháng 8/2021 73 & Archer, 1996). Hiện nay, khi
học đại học, nhiều sinh viên đang phải đối mặt với những thách thức tài chính như tiền
học phí, chi phí thuê trọ, đi lại,... Khả năng giải quyết những khó khăn này của sinh
viên phụ thuộc rất nhiều vào hành vi tài chính mà họ có được trước khi tự lập (Lyons,
2006). Drentea & Lavrakas (2000) nhận định rằng quản lý tài chính kém hiệu quả có
thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới một loạt các yếu tố như chất lượng cuộc sống, sức
khỏe thể chất và tinh thần, năng suất công việc, đặc biệt với sinh viên là kết quả học
tập và thậm chí là khả năng tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp. Trong dài hạn, việc
duy trì hành vi quản lý tài chính hợp lý trong những năm đại học sẽ giúp sinh viên
nâng cao chất lượng cuộc sống sau này (Xiao & cộng sự, 2009). Nhóm nghiên cứu sau
khi xem xét kỹ lưỡng các ý kiến của các tác giả trong và ngoài nước đã đưa ra một số
vai trò của hoàn thiện kỹ năng quản lý tài chính cá nhân ở sinh viên tới các khía cạnh
cá nhân, gia đình và kinh tế xã hội.
- Đối với cá nhân:
+ Tạo ra được sự độc lập tài chính ở sinh viên: Kỹ năng này giúp sinh viên
trở nên độc lập hơn với tài chính của mình. Họ có khả năng tự điều
chỉnh và quản lý nguồn thu nhập cũng như chi tiêu cá nhân, không phụ
thuộc hoàn toàn vào gia đình hay nguồn tài trợ khác. Không những thế,
sinh viên sẽ có trách nhiệm hơn với những quyết định tài chính của
mình. Điều này giúp họ phát triển kỹ năng quản lý và hiểu rõ hơn về hậu
quả của mỗi quyết định tài chính.
+ Mục tiêu cá nhân và chuyên cần: Kỹ năng quản lý tài chính giúp sinh
viên thiết lập được mục tiêu cá nhân rõ ràng và có kế hoạch để đạt được
mục tiêu đó. Đồng thời, điều đó cũng giúp họ hiểu rõ hơn về việc phân
chia thời gian và nỗ lực để đạt được mục tiêu đó.
+ Mở rộng lối tư duy sáng tạo: Tự lập tài chính giúp cho sinh viên phát
triển tư duy sáng tạo trong việc tìm tòi cách để tối ưu hóa việc sử dụng
tiền bạc và quản lý tài chính hiệu quả hơn. Về tư duy tài chính, quản lý
tài chính tốt không chỉ đơn giản là việc tiết kiệm tiền, mà còn là việc xây
dựng các chiến lược tài chính độc đáo. Việc này đòi hỏi sự sáng tạo
trong việc lập kế hoạch tài chính, có thể là việc sử dụng các công cụ tài
chính khác nhau, tận dụng các nguồn tài nguyên khác nhau để tạo ra một
chiến lược tài chính phù hợp với mục tiêu cá nhân. Tư duy sáng tạo
cũng giúp sinh viên tiếp cận với các vấn đề tài chính phức tạp và tìm ra
các phương án giải quyết một cách sáng tạo, thậm chí có thể là việc tạo
ra các sản phẩm hoặc dịch vụ mới để giúp người khác quản lý tài chính
của họ.
- Đối với gia đình:
+ Giảm một phần gánh nặng tài chính: Sinh viên có thể giúp đỡ gia đình
thông qua việc quản lý tài chính hiệu quả, giảm bớt gánh nặng chi phí
cho gia đình. Việc quản lý tài chính cá nhân giúp sinh viên tự mình chi
trả các chi phí sinh hoạt cá nhân như ăn uống, đi lại, và các chi phí khác
giúp giảm áp lực tài chính đối với gia đình, gia đình sẽ đỡ chi trả cho tất
cả các chi phí cá nhân của sinh viên.
+ Tạo sự an tâm: Khi sinh viên có khả năng quản lý tài chính tốt, gia đình
sẽ yên tâm hơn về việc con cái đã trang bị cho mình những kỹ năng cần
thiết để tự lập trong cuộc sống. Và khi sinh viên có sự hiểu biết rõ về tài
chính và có khả năng quản lý tốt thì có thể truyền đạt những giá trị này
cho gia đình, giúp họ cảm thấy an tâm hơn về việc bạn có khả năng tự
bảo vệ và tạo ra cơ hội cho bản thân mình.
- Đối với nền kinh tế quốc gia:
+ Tăng tính cạnh tranh: Khi đa số người dân trong quốc gia có khả năng
quản lý tài chính cá nhân tốt, họ sẽ tiết kiệm và đầu tư tài chính một
cách thông minh hơn. Điều này có thể tạo ra một lực lượng tiết kiệm
lớn, cung cấp nguồn vốn cho việc đầu tư trong nước, giúp nền kinh tế
tăng cường và phát triển. Người dân càng biết tiết kiệm và đầu tư có thể
tạo ra nhiều cơ hội cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững, qua đó giúp
nâng cao sản xuất, tạo việc làm và cải thiện chất lượng cuộc sống.
+ Tiêu dùng tích cực: Sinh viên thông thạo kỹ năng quản lý tài chính có
khả năng quản lý tiền bạc một cách thông minh, khéo léo hơn. Họ có thể
trở thành một phần trong lực lượng tiêu dùng đáng kể, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế thông qua việc tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ.
+ Có tầm nhìn đầu tư: Kỹ năng quản lý tài chính tốt có thể thúc đẩy việc
đầu tư thông minh từ các cá nhân. Điều này cung cấp nguồn vốn cho các
doanh nghiệp và dự án, góp phần vào sự phát triển và mở rộng nền kinh
tế.

You might also like