You are on page 1of 43

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

NGUYỄN TRÂM ANH

Lớp thông tin đối ngoại K38

Mã sinh viên : 1856100004

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA CHLB ĐỨC VỚI VIỆT NAM

TỪ NĂM 2011 ĐẾN NAY

TIỂU LUẬN MÔN HỌC

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

TS.Phạm Lê Dạ Hương

Hà Nội, tháng 6 năm 2021


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

2.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.Ýnghĩa thực tiễn

6. Kết cấu tiểu luận

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH


ĐỐI NGOẠI CỦA CHLB ĐỨC

1.1. Khái niệm chính sách đối ngoại

1.2. Khái quát về CHLB Đức

1.3. Đôi nét về chính sách đối ngoại của CHLB Đức

CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA CHLB ĐỨC
VỚI VIỆT NAM TỪ NĂM 2011 ĐẾN NAY

2.1. Mối quan hệ giữa CHLB Đức và Việt Nam

2.2. Chính sách đối ngoại của CHLB Đức với Việt Nam giai đoạn từ năm 2011
đến năm 2016

2.2.1. Trên lĩnh vực kinh tế

2.2.2. Trên lĩnh vực chính trị

2.2.3. Trên lĩnh vực giáo dục –khoa học công nghệ

2.3. Chính sách đối ngoại của CHLB Đức với Việt Nam giai đoạn từ 2017 đến
nay
2.3.1. Trên lĩnh vực kinh tế

2.3.2. Trên lĩnh vực chính trị

2.3.3. Trên lĩnh vực giáo dục – khoa học công nghệ

CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG TRONG QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI GIỮA


CHLB ĐỨC VÀ VIỆT NAM

3.1. Quan hệ đối ngoại giữa CHLB Đức và Việt Nam trong tương lai

3.2. Đánh giá về chính sách đối ngoại Đức đối với Việt Nam

KẾT LUẬN
MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Chính sách đối ngoại của một quốc gia là tập hợp các chiến lược mà quốc gia đó sử
dụng trong quá trình tương tác với các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế, trên
cách lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa – xã hội, nhằm đạt được những
mục tiêu khác nhau phù hợp với lợi ích của quốc gia đó. Chính sách đối ngoại
thường được coi là cánh tay nối dài của chính sách đối nội, góp phần bảo vệ an
ninh quốc gia, đạt được sự thịnh vượng về kinh tế, hay bảo vệ và tối đa hóa lợi ích
quốc gia nói chung, thông qua các con đường như hợp tác, cạnh tranh, xung đột,
hoặc thậm chí chiến tranh. Vai trò của chính sách đối ngoại ngày càng trở nên quan
trọng, đặc biệt trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, khi không quốc gia nào có thể
tồn tại biệt lập và sự giao lưu, hợp tác ngày càng được chú trọng.

Chính sách đối ngoại của các nước lớn trên thế giới, hoặc của các cường quốc
trong khu vực luôn được các quốc gia khác trong khu vực đó và trên thế giới quan
tâm nghiên cứu đặc biệt, bởi chính sách của các nước này không chỉ liên quan đến
lợi ích của các quốc gia riêng lẻ, mà còn có khả năng tác động rất lớn đến tình hình
hòa bình, ổn định và phát triển của cả khu vực hoặc toàn thế giới. Ngày nay, trong
thời đại toàn cầu hóa, nhiều vấn đề đối nội đang có tác động lan tỏa ra ngoài biên
giới quốc gia, các chính sách đối nội vì vậy cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến
hoạt động đối ngoại và quan hệ ngoại giao của quốc gia này đối với các quốc gia
khác, chẳng hạn như các chính sách về kinh tế, đầu tư, nhập cư,… Đồng thời, việc
hoạch định chính sách đối ngoại ngày nay ở các quốc gia cũng đang chịu tác động
ngày càng lớn của các yếu tố chính trị nội bộ như dư luận công chúng, hoạt động
vận động hành lang của các nhóm lợi ích, hay ảnh hưởng của giới truyền thông.
Nhận thức rõ được điều đó, cũng giống như nhiều quốc gia khác, Cộng hòa
Liên bang Đức (CHLB Đức) cũng đã tăng cường củng cố hơn nữa chính sách đối
ngoại của họ với các quốc gia khác, trong đó phải kể đến chính sách đối ngoại của
CHLB Đức với Việt Nam – quốc gia đang rất phát triển trong khu vực Đông Nam
Á

Chính vì những yếu tố trên mà cá nhân em đã lựa chọn đề tài này để tìm hiểu
sâu hơn nữa về chính sách đối ngoại của CHLB Đức với Hoa Kỳ .

2.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1.Mục đích

Tìm hiểu về chính sách đối ngoại của Đức với Việt Nam sẽ cung cấp thêm
nhiều thông tin, bằng chứng làm sáng tỏ các vấn đề và quan hệ giữa hai nước trong
giai đoạn hiện nay để từ đó hiểu rõ hơn sự chuyển biến trong chính sách đối ngoại
thời kỳ mới của Đức. Đồng thời thông qua chính sách đối ngoại của Đức với Việt
Nam để có thể rút ra những kinh nghiệm và tự tạo được cơ hội cho quốc gia mình,
tận dụng những thuận lợi từ Đức để đem lại lợi ích cho dân tộc và cho hai bên
cũng như là các chủ thể khác trong quan hệ quốc tế.

2.2 .Nhiệm vụ

Về lý luận: Tìm hiểu khái niệm Chính sách đối ngoại và những nội dung
chính sách đối ngoại của CHLB Đức với Việt Nam

Về thực tiễn: Tìm hiểu quan hệ song phương, và các trao đổi hợp tác trên các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh - quốc phòng,... của CHLB Đức với Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở mục tiêu đề ra, tiểu luận tập trung nghiên cứu chính sách đối ngoại
của CHLB Đức với Việt Nam trong giai đoạn 2011 -2021 trên các lĩnh vực mà hai
nước có quan hệ hợp tác và tác động của các chính sách lên trật tự và quan hệ quốc
tế.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp chủ yếu là phương pháp phân tích tài liệu có kết hợp với
phương pháp lịch sử - logic, phân tích tổng hợp, đối chiếu, so sánh. Các phương
pháp trên được vận dụng phù hợp với từng nội dung của tiểu luận

5. Ý nghĩa thực tiễn


Góp phần nâng cao nhận thức về những cơ sở lý luận, thực tiễn, khái niệm
của chính sách đối ngoại

Góp phần làm sáng tỏ chính sách đối ngoại của CHLB Đức với Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay từ đó rút ra những kinh nghiệm và tự tạo được cơ hội cho
quốc gia mình, tận dụng những thuận lợi từ Đức để đem lại lợi ích cho dân tộc và
cho hai bên cũng như là các chủ thể khác trong quan hệ quốc tế.

6. Kết cấu tiểu luận

Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của tiểu luận
được chia làm 3 chương:

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH


ĐỐI NGOẠI CỦA CHLB ĐỨC

CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA CHLB ĐỨC VỚI
VIỆT NAM TỪ NĂM 2011 ĐẾN NAY

CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG TRONG QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI GIỮA CHLB


ĐỨC VÀ VIỆT NAM

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN


CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA CHLB ĐỨC

1.1. Khái niệm chính sách đối ngoại

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để
thực hiện đường lối, nhiệm vụ; được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên
những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách
tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội...
Hay nói ngắn gọn: “Chính sách công là chương trình hành động hướng đích của
chủ thể nắm hoặc chi phối quyền lực công cộng”.

Chính sách đối ngoại thuộc chính sách công, chính sách của quốc gia. Chính
sách đối ngoại là gì? Theo James Rosenau, nhà khoa học người Mỹ, chính sách đối
ngoại là “sự cố gắng của một xã hội quốc gia nhằm kiểm soát môi trường bên
ngoài bằng cách duy trì những tình hình thuận lợi và thay đổi tình hình bất lợi”.
Theo nhà nghiên cứu người Pháp Lion Noel: “Chính sách đối ngoại là nghệ thuật
chỉ đạo quan hệ của một quốc gia với các quốc gia khác”. Giáo trình bồi dưỡng cán
bộ đối ngoại nhấn mạnh: “Chính sách đối ngoại là một bộ phận của chính sách
quốc gia nói chung, chính sách liên quan đến quyết định lựa chọn hướng hành
động và phương cách hành động để giải quyết một hoặc nhiều vấn đề nảy sinh
trong hoàn cảnh và điều kiện cụ thể. Theo cách hiểu thông thường nhất, chính sách
đối ngoại là sự phản ứng của một nước đối với sự thay đổi của tình hình bên ngoài.
Nói một cách khác, khi có sự thay đổi trong tình hình bên ngoài (thể hiện ở sự thay
đổi trong động thái chính sách và hành động của các đối tượng liên quan và từ đó
sẽ hoặc đã tạo ra một nét mới trong hoàn cảnh bên ngoài); đồng thời với việc xuất
hiện “vấn đề mới”, các quốc gia phải có phản ứng thích hợp để xử lý vấn đề theo
hướng tận dụng tình hình có lợi hoặc giảm thiểu tình hình bất lợi”. Theo Giáo trình
Quan hệ chính trị quốc tế của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: “Chính sách đối
ngoại là tổng thể những chiến lược, sách lược, chủ trương, quyết định và những
biện pháp do nhà nước hoạch định và thực thi trong quá trình tham gia tích cực, có
hiệu quả vào đời sống quốc tế trong từng thời kỳ lịch sử, vì lợi ích quốc gia, phù
hợp với xu thế phát triển của tình hình thế giới và luật pháp quốc tế. Chính sách
đối ngoại là sự tiếp tục của chính sách đối nội, xuất phát từ chế độ kinh tế, chính
trị, xã hội của một quốc gia phục vụ chính sách đối nội”. Theo Sổ tay thuật ngữ
Quan hệ quốc tế, Chính sách đối ngoại của một quốc gia được định nghĩa “tập hợp
các chiến lược mà quốc gia đó sử dụng trong quá trình tương tác với các quốc gia
khác và các tổ chức quốc tế, trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa –
xã hội, nhằm đạt được những mục tiêu khác nhau phù hợp với lợi ích của quốc gia
đó. Chính sách đối ngoại thường được coi là cánh tay nối dài của chính sách đối
nội, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, đạt được sự thịnh vượng về kinh tế, hay bảo
vệ và tối đa hóa lợi ích quốc gia nói chung, thông qua các con đường như hợp tác,
cạnh tranh, xung đột, hoặc thậm chí chiến tranh. Vai trò của chính sách đối ngoại
ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, khi
không quốc gia nào có thể tồn tại biệt lập và sự giao lưu, hợp tác ngày càng được
chú trọng”.

Như vậy, chính sách đối ngoại là chủ trương, đường lối, chính sách, chiến
lược, sách lược, biện pháp, một bộ phận cấu thành của chính sách quốc gia. Chính
sách đối ngoại là tiếp tục của chính sách đối nội, là phản ứng của một quốc gia đối
với tình hình quốc tế, là đường hướng hoạt động của quốc gia trên trường quốc tế
trong quan hệ với các chủ thể quốc tế khác nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc;
chủ thể chính sách đối ngoại là nhà nước.

 Vai trò của đối ngoại trong thời kì hiện nay

Trong thời đại toàn cầu hóa như ngày nay, vai trò của đối ngoại ngày càng trở nên
quan trọng. Việc không quốc gia nào có thể tồn tại biệt lập và sự giao lưu, hợp tác
ngày càng được chú trọng, đối ngoại càng được ưu tiên hơn bao giờ hết. Có thể kể
đến những vai trò nổi bật của chính sách đối ngoại như sau:

Là sự phát triển tiến bộ hơn của chính sách đối nội.


Góp phần bảo vệ an ninh quốc gia.
Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Bảo vệ và tối đa hóa lợi ích quốc gia nói chung thông qua các con đường như hợp
tác, cạnh tranh, xung đột hoặc thậm chí là chiến tranh.

 Các yếu tố quyết định

Các nhân tố chính quyết định đến chính sách, chủ trương đối ngoại của một quốc
gia bao gồm:

- Thế và lực của quốc gia trên trường quốc tế;


- Tình hình chính trị và an ninh thế giới;
- Mục tiêu quốc gia mong muốn đạt được;
- Ảnh hưởng của bộ máy hoạch định chính sách;
- Các nhân tố chính trị nội bộ (các nhóm lợi ích, giới truyền thông, công luận,…)

Trong đó, chính sách đối nội có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đối ngoại và
quan hệ ngoại giao của quốc gia này đối với các quốc gia khác, điển hình như các
chính sách về kinh tế, đầu tư, nhập cư,…

1.2. Khái quát về CHLB Đức

CHLB Đức nằm ở trung tâm Châu Âu, có biên giới với Đan Mạch ở phía
Bắc; với Pháp, Hà Lan, Bỉ và Lucxambua phía Tây; với Thụy Sĩ và Áo ở phía
Nam; với Slovakia và Ba Lan ở phía Đông. Đức nằm ở vị trí bản lề giữa Đông và
Tây Âu, giữa bán đảo Scandinavia và Địa Trung Hải. Diện tích Cộng hòa Liên
bang Đức là 357.021 km vuông, dân số hơn 82 triệu dân đứng thứ hai ở châu Âu
sau Nga. Xét về thành phần dân tộc người Đức là chủ yếu, ngoài ra còn có một dân
tộc thiểu số ở Đông Đức là dân tộc Doben. Ngôn ngữ chính là tiếng Đức.

CHLB Đức là nước có khí hậu ôn đới với nguồn tài nguyên khoáng sản nghèo
nàn nhưng lại có nhiều sông ngòi có giá trị to lớn về kinh tế, đặc biệt rất thuận lợi
cho giao thông vận tải và thuỷ điện. Các sông lớn chảy qua CHLB Đức là sông
Rhein, Main, Weser, Danube và Spree.

Bản đồ CHLB Đức ( nguồn internet)

 Lịch sử CHLB Đức


Từ năm 1870-1871: sau chiến tranh Pháp-Phổ, các nhà nước Nam Đức
hợp nhất với Hiệp hội nhà nước Bắc Đức để lập ra đế chế Đức.
Ngày 18-1-1871, vua Phổ Wilhelm I được phong làm Hoàng đế.
Ngày 28-6-1914: chiến tranh thế giới thứ I bùng nổ, Đức tuyên chiến với
Pháp và Anh.
Tháng 3-1918: ký kết Hoà ước Brest- Litov và đưa đến đình chiến 11-1918
sau thất bại nặng nề trước lực lượng đồng minh có Mỹ.
Từ năm 1871 đến 1918, nước Đức thống nhất đã cố gắng mở rộng ra khắp
châu Âu, ganh đua với Anh và là một thế lực lớn trong nền chính trị châu
Âu và thế giới
Từ 1919-1930: sau thất bại của chiến tranh thế giới thứ I khiến cho Đức bị
mất đi nhiều vùng lãnh thổ ở châu Âu và nhiều thuộc địa ở nước ngoài, việc
thành lập nước Cộng hoà Đại nghị Vaima không đem lại sự ổn định về kinh
tế và chính trị cho nước Đức
Từ 1933 đến 1945: Adolf Hitler thành thủ tướng của Đức Quốc xã. 1-9-
1939, Hitler tấn công Ba Lần châm ngòi nổ chiến tranh thế giới thứ II
nhưng kết quả bị đánh bại, bị chiếm đóng và chia cắt
Từ 5-1945 đến 1949: nước Đức hoàn toàn do quân Đồng minh cai quản,
ngày 7-9-1949, tổ chức tuyển cử và tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Liên
bang Đức
Những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XX: Tây Đức trở thành trung tâm
kinh tế và văn hoá có sức thu hút mạnh mẽ đối với Đông Âu
Năm 1989: diễn ra nhiều dòng người bỏ từ Đông Đức sang Tây Đức =>
các cuộc biểu tình lớn phát triển làm thay đổi bộ máy lãnh đạo Cộng hoà
dân chủ Đức và sự kiện bức tường Berlin bị dỡ bỏ đã cho phép sự giao lưu
tự do giữa Đông và Tây Đức
Ngày 3-10-1990, cộng hoà dân chủ Đức sau hơn 4 thập niên tồn tại đã sáp
nhập vào Cộng hoà Liên bang Đức, đây cũng là ngày Quốc khánh của nước
Cộng hoà Liên bang Đức hiện nay
Ngày 24-6-1991, Berlin được chọn làm Thủ đô của nước Đức thống nhất
nhưng đến năm 2000 mới hoàn thành chuyển Quốc hội và Chính phủ về
Berlin
Năm 1994: quân đội Liên Xô rút khỏi Đông Đức, nước Đức thống nhất có
tiềm lực kinh tế mạnh nhất Châu Âu.
Nước Đức chỉ được thống nhất trong các giai đoạn từ năm 1871 đến năm
1945 và từ năm 1990 đến nay. Mặc dù trong phần lớn lịch sử tồn tại và phát
triển, nước Đức bị chia cắt thành nhiều quốc gia, song người Đức đã luôn
đóng một vai trò quan trọng ở châu Âu cũng như trên thế giới.
 Thể chế chính trị

Thể chế chính trị của nước Đức hiện nay là Cộng hòa Liên bang và bao
gồm 16 bang .
Nội các Đức do tổng thống bổ nhiệm theo đề nghị của thủ tướng , người
đứng đầu của đảng chính trị hoặc liên minh chính trị giành thắng lợi trong
các kỳ bầu cử quốc hội
Hiến pháp Đức được gọi là “luật cơ bản” công bố ngày 23-5-1949. Nhà
nước Đức được xây dựng dựa trên 5 nguyên tắc đó là: Cộng hòa, Dân chủ,
Liên bang, Pháp quyền và nhà nước xã hội
Quốc hội đức bao gồm Quốc hội liên bang (Bundesrta) và Hội đồng liên
bang (Bundesrat)
Quốc hội là cơ quan đại diện của nhân dân, mỗi khóa kéo dài 4 năm. Hệ
thống bầu cử của Đức rất phức tạp cử tri phải bỏ 2 lá phiếu: bầu theo đảng
chính trị và bầu theo từng cá nhân.
Hơn 50 năm qua, ở cộng hòa Liên bang Đức chỉ có 2 đảng chủ yếu là
Đảng liên minh dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) và Đảng dân chủ xã hội
(SPD) thay nhau lên cầm quyền. Đây là 2 Đảng lớn nhất ở Đức, giữ vị thế
và vai trò quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước.
 Văn hóa và giáo dục
Đức là một đất nước có nền văn hóa truyền thống lâu đời và phong phú bậc
nhất châu Âu. Đầu tiên phải nói đến “Văn hóa đọc” là một đặc trưng của
nước Đức, với nhiều hội chợ sách quanh năm, các thư viện Đức luôn là
những nơi tuyệt vời cho những người cần nghiên cứu.
Là một trung tâm nhạc cổ điển với nhiều nhạc sỹ lừng danh, đây là vùng đất
của Goeth và Beethoven. Chính vì thế tại Đức thường tổ chức thường xuyên
các buổi hòa nhạc hay các lễ hội âm nhạc, mặc dù có rất nhiều chương trình
Techno-rung Berlin và lễ hội nhạc rock được biểu diễn hàng năm nhưng
bên cạnh đó vẫn còn các chương trình nghệ thuật và các buổi hòa nhạc cổ
điển được tổ chức tại các nhà hát lớn.
Về lịch sử và nghệ thuật nước Đức còn tồn tại nhiều di tích, bảo tàng về
chiến tranh cũng như nghệ thuật, các nơi này đều được mở cửa cho công
chúng tham quan. Nước Đức cũng rất mạnh về thể thao, đặc biệt là bóng đá.

Đức là một quốc gia có nền giáo dục được đánh giá cao và được xếp bậc
nhất Châu Âu.Trong danh sách các trường top 400 và top 700 thế giới, số
lượng các trường ở Đức rất lớn, chỉ đứng sau Hoa Kỳ và UK.
Du học tại Đức, du học sinh hoàn toàn được miễn học phí như tất cả các
sinh viên khác trên lãnh thổ Đức, hiện tại càng ngày càng có nhiều khóa
master bằng tiếng Anh tại các trường ở Đức. Đây là một biện pháp để quốc
tế hóa nền giáo dục Đức.
Môi trường đại học tại Đức rất được ưa chuộng với các ngành học đại học
quốc tế cấp chứng chỉ Bachelor và Master, các ngành học hoàn toàn bằng
tiếng anh, hệ thống đánh giá thành tích học tập cho phép tích lũy hoặc
chuyển đổi tín chỉ và kết quả học tập. Nhận đinh chung về giáo dục  Đức là
quốc gia của những ý tưởng. Chỉnh phủ Đức đã cách tân trong giáo dục và
nghiên cứu, sự quốc tế hóa giáo dục đại học và tăng cường hỗ trợ nghiên
cứu.
Đức đang ngày càng trở thành quốc gia thu hút sinh viên quốc tế tới học
tập, đặc biệt là học sinh sinh viên Việt Nam. Các ngành học khá đa dạng từ
khoa học ngôn ngữ, khoa học truyền thông và văn hóa, luật, kinh tế, xã hội
học cho đến nghệ thuật, âm nhạc, điện ảnh, thiết kế cho đến y học, nông
nghiệp, lâm nghiệp, quản lý tài chính và dinh dưỡng học. Đức rất mạnh về
mảng kỹ thuật, không những thế ngành kinh tế và tài chính cũng đứng trong
top đầu thế giới. Đức được xếp thứ tư trên thế giới. Các ngành nổi tiếng là
ngành kỹ thuật như chế tạo máy, công nghệ thông tin, các nghành về kinh tế
như tài chính ngân hàng và quản trị doanh nghiệp.Riêng trong ngành khoa
học tự nhiên và kỹ thuật, các trường đại học tổng hợp định hướng mạnh mẽ
đến các ngành kỹ thuật đã liên kết lại thành nhóm TU9. Đây là nhóm trường
nghiên cứu hàng đầu của Đức có các ngành đào tạo về toán học, tin học,
khoa học tự nhiên và kỹ thuật.
  Ẩm thực – Du lịch
Là một nước châu Âu, phong cách ẩm thực của Đức mang đậm nét phương
Tây. Điều này thể hiện qua các món ăn truyền thống – nổi tiếng nhất là các
loại xúc xích – và thức uống là bia. Cũng như các nước châu Âu khác, các
món ăn của người Đức được làm từ các loại thịt – chủ yếu là heo, bò, gà,
ngỗng, …các món bánh từ lúa mì, lúa mạch, khoai tây. Thực đơn có rất
nhiều chất đạm và chất béo, bữa sáng nhất thiết có sữa và thịt, bánh mì.\
Bia là thức uống nổi tiếng ở Đức ( nguồn internet)

Là thành phố lớn nhất nước Đức, nơi chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng
trong lịch sử thế giới hiện đại. Berlin có nhiều di tích lịch sử, chiến tranh
cũng như các công trình kiến trúc mang phong cách châu Âu cổ, nhiều khu
bảo tàng, nhà thờ và điểm tham quan cho mọi người đến với Đức.Văn hóa
Với 1 vẻ đẹp cổ kính lãng mạn xen lẫn hiện đại nước Đức là nơi luôn thu
hút rất nhiều du khách nhất và vào các mùa lễ hội. Được mệnh danh là thiên
đường của bia và xúc xích, các bạn sẽ rất thích thú khi đi tới những quán bia
với vô số các loại bia khác nhau. Thưởng thức hương vị của hàng trăm loại
xúc xích cũng là 1 việc hết sức thú vị.
Thành phố Berlin mang một nét đẹp cổ kính( nguồn internet)

1.3. Đôi nét về chính sách đối ngoại của CHLB Đức

Một châu Âu có chủ quyền, quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương, cam kết vì hòa
bình và an ninh, thúc đẩy dân chủ và nhân quyền, và cam kết với chủ nghĩa đa
phương - đó là những đường ray bảo vệ trong chính sách đối ngoại của Đức

Nội dung chính sách

 Hội nhập châu Âu và Liên minh châu Âu tạo thành khuôn khổ và định
hướng chính sách đối ngoại của Đức. Tăng cường sự gắn kết củaEU và hợp
tác chặt chẽ với mọi người EU-Các quốc gia thành viên là trung tâm của
hành động chính sách đối ngoại.
Chỉ với một Liên minh châu Âu mạnh và chỉ cùng với các đối tác châu Âu
của mình, Đức mới có thể duy trì khả năng hành động khi đối mặt với
những thay đổi trong cán cân quyền lực toàn cầu. Đó là lý do tại sao Chính
phủ Liên bang ủng hộ sự hợp tác chặt chẽ hơn của châu Âu, đặc biệt trong
lĩnh vực chính sách an ninh và đối ngoại chung của Liên minh châu Âu,
cũng như an ninh chung của các biên giới bên ngoài châu Âu, an ninh nội
bộ và chính sách kinh tế. Mối quan hệ hợp tác đặc biệt chặt chẽ giữa Pháp-
Đức nhằm đóng vai trò là động cơ hội nhập châu Âu.
Ngay cả sau khi Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu, Đức vẫn cam
kết có mối quan hệ hợp tác và tốt đẹp với Vương quốc Anh

 Ngoài hội nhập châu Âu, quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương tiếp tục là
trụ cột trung tâm trong chính sách đối ngoại của Đức. CácHoa Kỳ là đồng
minh thân cận nhất của Đức bên ngoài châu Âu.

Mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương dựa trên kinh nghiệm lịch sử và các giá
trị được chia sẻ như dân chủ, tự do và pháp quyền. Nó dựa trên lợi ích và
mục tiêu chung cũng như các mối quan hệ xã hội, chính trị và kinh tế gần
gũi truyền thống của chúng ta.

Chính sách đối ngoại của Đức luôn ủng hộ mối quan hệ chặt chẽ, dựa trên
quan hệ đối tác và đối thoại cởi mở với Hoa Kỳ a, đặc biệt khi có những
quan điểm hoặc quan niệm khác nhau.

 Chính sách đối ngoại của Đức cam kết vì hòa bình và an ninh trên toàn thế
giới. Đức định hình chính sách hòa bình và an ninh chủ yếu theo hướng đa
phương,I E trong khuôn khổ các thể chế và cấu trúc quốc tế như Liên minh
Châu Âu, NATO, Liên Hiệp Quốc, OSCE, G7 và G20.

Chính sách hòa bình trước hết có nghĩa là các nỗ lực ngoại giao nhằm tìm ra
các giải pháp chính trị cho các cuộc khủng hoảng và xung đột như ở
Ukraine, Syria hay Libya. Nhưng Đức cũng nhận trách nhiệm về an ninh và
tham gia quân sự khi không thể tránh khỏi, ví dụ như trong cuộc chiến
chống lại cái gọi là Nhà nước Hồi giáo (LÀ) hoặc trong sự ổn định của
Afghanistan và Mali.

Một thành phần quan trọng trong chính sách hòa bình của Đức cũng là cam
kết giải trừ quân bị, kiểm soát vũ khí và không phổ biến vũ khí và trang
bị. Ngoài việc kiểm soát vũ khí thông thường, một thế giới không có vũ khí
hạt nhân vẫn là mục tiêu dài hạn trong chính sách đối ngoại của Đức

Chính sách hòa bình và an ninh của Đức cũng bao gồm những đóng góp của
Đức trong việc ngăn chặn khủng hoảng, ổn định, phục hồi sau xung đột và
viện trợ nhân đạo. Ngày nay, Đức là một trong những nhà tài trợ viện trợ
nhân đạo lớn nhất trên toàn thế giới và là nước tiên phong trong việc ngăn
chặn, hòa giải và ổn định khủng hoảng dân sự.

 Chính sách đối ngoại của Đức cam kết tăng cường dân chủ, pháp quyền và
nhân quyền trên toàn thế giới. Đức không chỉ cam kết tuân theo những
nguyên tắc này. Việc thúc đẩy các nguyên tắc này cũng nằm trong lợi ích
chính sách đối ngoại của Đức. Hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển bền
vững chỉ có thể tồn tại lâu dài khi các nguyên tắc dân chủ và hiến pháp
được áp dụng và quyền con người được tôn trọng.

Do đó, tự tin đề cao dân chủ, pháp quyền và nhân quyền là một phần quan
trọng trong chính sách hòa bình và an ninh của Đức.

 Chính sách đối ngoại của Đức cam kết làm cho toàn cầu hóa trở nên công
bằng và bền vững. Công lý toàn cầu là tiền đề quan trọng cho hòa bình và
an ninh quốc tế. Đây là lý do tại sao chính sách đối ngoại của Đức cũng tập
trung vào các vấn đề như bảo vệ khí hậu, bay và di cư, Chương trình nghị
sự 2030 về phát triển bền vững, an ninh năng lượng và nguyên liệu thô, các
vấn đề môi trường và nước, số hóa, tự do internet và an ninh mạng cũng
như đô thị hóa.

Đức ủng hộ các quy tắc ràng buộc và các thể chế đa phương hiệu quả giúp
hợp tác có trật tự và liên kết với nhau trong một thế giới ngày càng có mạng
lưới. Vì nó được kết nối với thế giới giống như hầu như không có quốc gia
nào khác, một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và kiên cường nằm trong lợi
ích chính sách đối ngoại của chính Đức. Chính sách đối ngoại của Đức tập
trung vào việc củng cố các thể chế và cấu trúc đã được thiết lập
nhưEU, NATO, Liên Hiệp Quốc, OSCEcũng như G7, mà còn với các yếu
tố mới về trật tự, quan hệ đối tác và các định dạng quốc tế như trong khuôn
khổ G20 hoặc theo định dạng Normandy để giải quyết cuộc khủng hoảng
Ukraine. Tóm lại: nguyên tắc quan trọng nhất đối với trật tự quốc tế đang và
sẽ vẫn là chủ nghĩa đa phương đối với Đức.

 Ngoài ra, còn có chính sách văn hóa và giáo dục đối ngoại (AKBP) với tư
cách là trụ cột thứ ba trong chính sách đối ngoại của Đức. Trong số các
công cụ củaAKBPbao gồm trao đổi học thuật, các trường học ở nước ngoài
và quảng bá tiếng Đức như một ngoại ngữ. Bằng cách thúc đẩy đối thoại
giữa các nền văn hóa,AKBP một nền tảng vững chắc cho các mối quan hệ
quốc tế và tạo niềm tin vào Đức trên toàn thế giới - một chức năng đặc biệt
quan trọng đối với một quốc gia có mạng lưới chặt chẽ trên toàn thế giới.
CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA CHLB ĐỨC
VỚI VIỆT NAM TỪ NĂM 2011 ĐẾN NAY

2.1. Mối quan hệ giữa CHLB Đức và Việt Nam

Việt Nam và Đức chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1975, nhưng sợi
dây liên kết giữa hai dân tộc ở hai lục địa Á-Âu xa cách đã hình thành và tồn tại từ
rất lâu trước đó. Ngay từ giữa thế kỷ 19, các vị sứ thần đầu tiên của Đức đã được
cử đến Sài Gòn để kết nối bang giao hai nước. Trong hành trình đi tìm đường giải
phóng dân tộc cách đây khoảng một thế kỷ, người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái
Quốc đã từng dừng chân ở Đức. Sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp tục gieo
mầm và dày công vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam-
Đức đơm hoa, kết trái. Việt Nam là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á sở hữu nhịp
cầu nhân văn đặc biệt kết nối với Đức

Hiếm có hai dân tộc nào tuy cách nhau về mặt địa lý, khác biệt về văn hóa – xã
hội, nhưng lại có nhiều điểm tương đồng về mặt lịch sử, tinh thần dân tộc như Việt
Nam và Cộng hòa Liên bang CHLB Đức. Cả hai đều trải qua quá trình bị chia cắt,
tái thống nhất, từng bước vươn lên phát triển trở thành những quốc gia có tiếng nói
và vị thế trong khu vực. Trong quan hệ với Việt Nam, nhiều lãnh đạo và học giả
Đức thường xuyên nhắc đến với niềm tự hào rằng, họ là những người thuộc thế hệ
Việt Nam, từng xuống đường tham gia biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam.
Rõ ràng, sự trân trọng từ phía Đức cùng với bề dày lịch sử quan hệ chính là nền
tảng để hai bên tiếp tục tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược (ĐTCL) trong
giai đoạn mới

Trên chặng đường 45 năm qua, quan hệ Việt-Đức luôn thể hiện sức sống bền bỉ và
mạnh mẽ nhờ sự hợp tác chặt chẽ về mọi mặt chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn
hóa... Trao đổi đoàn diễn ra sôi động ở cấp cao và các cấp, bộ, ngành, địa phương.
Các hoạt động đối ngoại Đảng, Quốc hội, hợp tác và giao lưu nhân dân giữa hai
nước đang ngày càng gia tăng... Sự đồng thuận về ý chí và các văn kiện đạt được
qua các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước là đòn bẩy quan trọng cho
triển khai hợp tác sâu rộng giữa hai nước cùng với việc hình thành và triển khai
hiệu quả các cơ chế hợp tác như Nhóm Điều hành chiến lược, Đối thoại về kinh tế
vĩ mô, Tham vấn chính trị giữa Bộ Ngoại giao hai nước…Nổi bật là việc hai nước
đã ký Tuyên bố chung Hà Nội về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược

Trong chính sách đối ngoại rộng mở, Việt Nam cũng rất coi trọng quan hệ với
Đức, mong muốn EU cũng như Đức sẽ đóng một vai trò xứng đáng với tiềm năng
của mình ở Việt Nam cũng như trong khu vực. Những năm gần đây, mối quan hệ
Việt Nam – CHLB Đức đã phát triển lên một tầm cao mới, diễn ra trên nhiều mặt,
phong phú, sôi động. Việt Nam và Đức chia sẻ quan điểm và lợi ích trong một loạt
các vấn đề quan trọng, bao gồm các mục tiêu thúc đẩy mối quan hệ song phương
cũng như đóng góp để giải quyết các vấn đề quốc tế quan tâm chung. Trên cương
vị điều phối viên ASEAN-EU, Việt Nam đã đóng góp tích cực làm cầu nối giữa
hai khu vực. Việt Nam luôn ủng hộ tăng cường hợp tác giữa ASEAN và các nước
EU, giữa các nước ASEAN với Đức và mong muốn sự hợp tác này sẽ tiếp tục phát
triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Mối quan hệ giữa CHLB Đức và Việt Nam ngày càng rộng mở

Cách đây 35 năm, vào ngày 23/5/1985, Hội Hữu nghị Việt Nam – CHLB Đức
được thành lập. Tiếp đó, Hội Hữu nghị Viêt Nam - CHDC Đức ra đời năm 1990.
Sau khi nước Đức thống nhất, hai Hội đã hợp nhất thành Hội Hữu nghị Việt Nam -
Đức vào năm 1991.Trải qua 35 năm hoạt động, Hội đã không ngừng phát triển lớn
mạnh. Hiện nay, Hội có 32 tổ chức thành viên trên toàn quốc, gồm 16 Hội hữu
nghị ở các địa phương và 16 chi hội trực thuộc có trụ sở tại Hà Nội. Với số lượng
hội viên trong cả nước lên đến vài nghìn người, Hội là một trong những tổ chức
thành viên tích cực và vững mạnh của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền CHLB Đức tại Việt Nam tại Lễ kỷ niệm. 35 năm
thành lập hội nghị Việt Nam- Đức

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Đức
Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh: 35 năm qua, trung thành với mục tiêu “góp phần
tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt
Nam và Đức; đóng góp vào việc phát triển không ngừng quan hệ giữa hai nước, vì
hòa bình, hợp tác và phát triển”, Hội đã ra sức hoạt động nhằm tăng cường đoàn
kết quốc tế với nhân dân Đức và bạn bè quốc tế nói chung, phục vụ sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần vào công cuộc hội nhập và phát triển của đất
nước. Hội cũng đã tích cực vận động hướng dư luận Đức vào các hoạt động hỗ trợ
công cuộc xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam, đòi quyền lợi
cho nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam, tiếp tục ủng hộ, giúp đỡ các vùng nông
thôn, miền núi còn nghèo ở Việt Nam. Đặc biệt, Hội đã có nhiều hoạt động kịp
thời và có hiệu quả tuyên truyền và vận động bạn bè Đức và quốc tế đoàn kết, ủng
hộ Việt Nam bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Bên cạnh những hoạt động kể trên, Hội hữu nghị Việt Nam - Đức vẫn thường
xuyên, liên tục triển khai các hoạt động nhằm giới thiệu Việt Nam với nhân dân
Đức, tăng cường sự hiểu biết và quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước, góp
phần thúc đẩy quan hệ giữa hai quốc gia ngày càng phát triển.
Sự gắn kết và thấu hiểu về văn hóa giữa hai đất nước, hai dân tộc chính là cơ sở
cho mối quan hệ chính trị, kinh tế lâu dài giữa Việt Nam và Đức. Hơn 100.000
người Việt Nam đã từng học tập, lao động ở cả hai miền nước Đức và tại Đức, hơn
170.000 người Việt Nam đang sinh sống, hội nhập vào quê hương thứ hai của
mình. Họ chính là nhịp cầu kết nối hai đất nước một cách lâu dài, bền vững.
Trong hơn 4 thập kỷ qua, kể từ khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại
giao, quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước đã vượt qua nhiều khó
khăn, thử thách, ngày càng được củng cố và phát triển trong khuôn khổ hợp tác
Đối tác chiến lược. Đức hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu
Âu, chiếm gần 20% xuất khẩu của Việt Nam sang EU và cũng là cửa ngõ trung
chuyển quan trọng của hàng hóa Việt Nam sang các thị trường khác ở châu Âu.
Trong khi đó, Việt nam cũng là đối tác quan trọng của Đức tại Châu Á và ASEAN.
Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2019 đạt trên 10,24 tỷ USD.

2.2. Chính sách đối ngoại của CHLB Đức với Việt Nam giai đoạn từ năm
2011 đến năm 2016

Ở giai đoạn này vào năm 2011 hai nước ký Tuyên bố chung Hà Nội về nâng cấp
quan hệ lên Đối tác chiến lược cho thấy quyết tâm của cả hai bên trong việc thúc
đẩy mạnh mẽ hơn nữa mối quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại đang rất thành
công trong những năm qua, cũng như trên nhiều lĩnh vực quan trọng khác như hợp
tác phát triển, bảo vệ môi trường, giáo dục và khoa học công nghệ. Theo giới chức
2 nước, quan hệ hợp tác hữu nghị Đức-Việt Nam sẽ tiếp tục đi vào chiều sâu và
hiệu quả hơn nữa khi các dự án hợp tác trọng điểm

2.2.1Trên lĩnh vực kinh tế

Hợp tác thương mại giữa hai nước đạt được những kết quả ấn tượng trong 5 năm từ
năm 2011-2016. Cộng hòa Liên bang Đức luôn duy trì vị trí đối tác thương mại
hàng đầu của Việt Nam trong Liên minh Châu Âu, chiếm gần 20% hàng hóa xuất
khẩu của Việt Nam vào thị trường này. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2014
đạt 7,8 tỉ USD. 6 tháng đầu năm nay kim ngạch tăng 20%, dự kiến năm 2015 sẽ
tăng khoảng 10% so với năm ngoái.  Đức cũng là nước có vai trò tích cực trong
quá trình đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và coi
Việt Nam là thị trường có tiềm năng phát triển nhanh ở châu Á. Những dự án “hải
đăng” đang được hai nước tích cực triển khai như Ngôi nhà Đức, Tuyến tàu điện
ngầm số 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trưởng đại diện Viện Friedrich Erbert
(FES) tại Việt Nam, ông Erwin Schweisshelm, nhận xét: “Hiện giờ CHLB Đức là
đối tác thương mại lớn tại Việt Nam trongLiên minh châu Âu. Về đầu tư trực tiếp
của Đức tại Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng và thời gian vừa qua đã ghi nhận
những tăng trưởng ấn tượng

Năm 2016, Đức vẫn giữ vị thế đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam
trong EU với tổng kim ngạch thương mại là 12,57 tỉ USD. Giá trị xuất khẩu từ Việt
Nam sang Đức đạt 9,68 tỉ USD, tăng 8,5% so với năm ngoái và giá trị nhập khẩu
từ Đức đạt 2,89 tỉ USD (tăng 14,7%). Các doanh nghiệp Đức và Việt Nam đang
chờ đợi những động lực mới từ Hiệp định Thương mại tự do EU – Việt Nam, được
ký kết năm 2015 và hiện đang trong giai đoạn phê chuẩn. Đức và Việt Nam đặt
mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 20 tỉ USD đến năm 2020.

2.2.2. Trên lĩnh vực chính trị


Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến, CHLB Đức đã nhiều lần có những chuyến
thăm đến Việt Nam, cụ thể : Tháng 10-2011, nhân chuyến thăm chính thức Việt
Nam của Thủ tướng An-giê-la Méc-ken, hai nước ký Tuyên bố Hà Nội về thiết lập
“quan hệ đối tác chiến lược vì tương lai”; Chủ tịch Quốc hội Đức N. Lam-mớt dự
Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 (IPU-132) tại Hà Nội tháng
3-2015...

Ngoài ra , Việt Nam cũng có những chuyến thăm Cộng hòa liên bang Đức như của
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (tháng 3-2013) và Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng (tháng 10-2014)

Ngày 2/7/2014, đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an Việt Nam do Đại tướng Trần
Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an dẫn đầu, đã thăm chính
thức Cộng hòa Liên bang Đức.

Quang cảnh hội đàm chuyến thăm này 2/7/2014 ( nguồn internet)
Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 (IPU-132) tại Hà Nội
( nguồn internet)

2.2.3. Trên lĩnh vực giáo dục, khoa học – công nghệ

 Đức cung cấp khoảng 2 tỷ USD cho các dự án ODA tại Việt Nam. Đức xác định
Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất trong lĩnh vực giáo dục đào
tạo, dạy nghề. Đặc biệt, mối quan hệ Đức - Việt Nam hiện nay còn có một cơ sở
vững chắc là cộng đồng đông đảo người Việt tại Đức với hơn 100.000 người và số
lượng tương tự người ở Việt Nam nói được tiếng Đức. Đây là cầu nối quan trọng
tăng cường sự hiểu biết và thúc đẩy hợp tác giữa nhân dân hai nước.
Ngoài ra Đức đang rất tích cực và chú trọng trong việc giúp Việt Nam đào tạo tiến
sỹ, với khoảng 100 học bổng đào tạo mỗi năm. Trong học kỳ mùa đông 2012 –
2013, có gần 4.600 sinh viên Việt Nam học đại học tại Đức
Năm 2013, khi Đức và Việt Nam cùng đi đến thỏa thuận chung về đào tạo đội ngũ
lao động Việt Nam trở thành điều dưỡng viên làm việc tại CHLB Đức, Viện
Goethe với vai trò như đối tác chính thức đã nhận trách nhiệm chuẩn bị cho các
điều dưỡng viên tương lai của Việt Nam đầy đủ hành trang trước khi sang Đức học
tập và làm việc
Trong khuôn khổ Chương trình dạy tiếng Đức là ngoại ngữ thứ hai là sáng kiến của
Bộ Ngoại giao Đức, phía Đức cũng hỗ trợ các cơ sở đào tạo tiếng Đức tại Việt
Nam về trang thiết bị đào tạo, cung cấp giáo viên bản ngữ và cấp học bổng cho
giáo viên cũng như các sinh viên, học sinh đạt kết quả học tập xuất sắc. Ngày
21/01/2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 240/QĐ-BGDĐT về việc
phê duyệt Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Đức – ngoại ngữ 2 theo “Đề
án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020”.
Đến nay, thành phố Hà Nội đã có một số trường đưa bộ môn tiếng Đức vào giảng
dạy.

Ở giai đoạn này Việt Nam là nước trọng điểm của Đức trong việc phổ biến và quốc
tế hóa hệ thống đại học Đức. Là cơ quan thực hiện việc kết nối của chính sách văn
hóa đối ngoại, chính sách đại học, nghiên cứu khoa học và chương trình hợp tác
phát triển đại học, đồng thời với mục đích hỗ trợ các quan hệ hợp tác quốc tế của
các trường đại học Đức thông qua Chương trình trao đổi sinh viên, trao đổi cán bộ
khoa học, Chương trình hỗ trợ các dự án và Chương trình học bổng, DAAD trong
nhiều năm qua đã dành nhiều suất học bổng cho Việt Nam. Năm 2014, DAAD
dành 59 suất học bổng ngắn hạn và dài hạn cho các nhà khoa học, giảng viên đại
học và các bạn sinh viên.
2.3. Chính sách đối ngoại của CHLB Đức với Việt Nam giai đoạn từ 2017 đến
nay

2.3.1. Trên lĩnh vực kinh tế


Tính đến 20/07/2019, Đức có 338 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký
là 2,01 tỷ USD, đứng thứ 4 trong EU và thứ 18/132 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu
tư tại Việt Nam.

Hầu hết các dự án của Đức tập trung vào: lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo
với 104 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 886,18 triệu USD; lĩnh vực sản xuất,
phân phối điện, khí với 8 dự án có tổng vốn đăng ký 704,38 triệu USD; lĩnh vực
bán buôn, bán lẻ và sửa chữa với 68 dự án và tổng vốn đầu tư 208,26 triệu USD.
Tiếp theo là các dự án trong ngành cấp nước và xử lý chất thải, tài chính ngân
hàng, dịch vụ lưu trú, ăn uống… Vốn đầu tư của Đức tập trung vào: hình thức
100% vốn nước ngoài với 246 dự án với tổng vốn đầu tư 1,47 tỷ USD, chiếm
74,8% tổng vốn đầu tư đăng ký; hình thức liên doanh chiếm với 72 dự án có tổng
vốn đầu tư 492,57 triệu USD, chiếm 25% tổng vốn đầu tư đăng ký; còn lại là hình
thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Các dự án của Đức phân bố tại 37 tỉnh, thành phố của cả nước, hầu hết tập trung ở
các thành phố lớn, có điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối phát triển như Đồng Nai
(với 9 dự án có tổng vốn đầu tư là 301,4 triệu USD), Thành phố Hồ Chí Minh (157
dự án với tổng vốn đầu tư 292,93 triệu USD), kế đến là Ninh Thuận, Thanh Hóa,
Quảng Nam, Hà Nội v.v…. Hiện có khoảng 300 doanh nghiệp Đức hoạt động tại
Việt Nam. Một số tập đoàn đa quốc gia của Đức đang đầu tư tại Việt Nam như:
Siemens (thiết bị, y tế), B.Braun (thiết bị y tế), Messer (khí hóa lỏng phục vụ luyện
kim), Mercedes-Benz (ô tô), Bilfinger (tư vấn, thiết kế), Bosch (chế tạo máy),
Deutsche Bank (ngân hàng), Allianz (bảo hiểm)…
Tập đoàn Siemens tại Việt Nam (nguồn internet)

Tính đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã có 30 dự án đầu tư còn hiệu lực tại
Đức với tổng vốn đầu tư đạt 120,6 triệu USD, đứng thứ 17/74 quốc gia và vùng
lãnh thổ mà Việt Nam đầu tư sang. Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Đức
trong các lĩnh vực tài chính – ngân hàng, bán buôn bán lẻ – ô tô, xe máy, dịch vụ
ăn uống và lưu trú, kinh doanh bất động sản, tin học, thương mại…

2.3.2. Trên lĩnh vực chính trị

Mặc dù do dịch COv-19 các chuyến thăm của CHLĐ với Việt Nam trong giai đoạn
này ít hơn giai đoạn trước, tuy nhiên từ năm 2016 đến nay, CHLB Đức đã có
những chuyến thăm Việt Nam chính thức, đặc biệt phải kể đến như :

Chiều ngày 5/12/2019, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại
giao Phạm Bình Minh đã tiếp Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Đức Andreas
Michaelis đang có chuyến thăm và đồng chủ trì cuộc họp Nhóm điều hành chiến
lược Việt Nam-Đức lần thứ 5.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tiếp Quốc vụ khanh Bộ
Ngoại giao Đức( nguồn internet)

Ngoài ra , Việt Nam cũng có những chuyến thăm Cộng hòa liên bang Đức như:
Chiều 8/7/2017 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và
Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có chuyến thăm chính thức làm
việc tại Cộng hòa Liên bang Đức (CHLB Đức) và dự Hội nghị Thượng đỉnh G20
theo lời mời của Thủ tướng Angela Merkel.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp
cao Việt Nam có chuyến thăm chính thức làm việc tại CHLB Đức (nguồn internet)

Chiều 20/2/2019, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao Đức, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại
giao Phạm Bình Minh đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas.
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, tại cuộc hội đàm, Bộ trưởng Ngoại giao Heiko
Maas đánh giá cao chuyến thăm Đức lần này của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại
giao Phạm Bình Minh, nhấn mạnh đây là chuyến thăm quan trọng, nhiều ý nghĩa,
tạo cơ sở để hai nước đưa quan hệ Đối tác chiến lược tiếp tục phát triển sâu rộng.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh gặp, hội đàm với Bộ
trưởng Ngoại giao Cộng hòa Liên bang Đức Heiko Maas tại Trụ sở Bộ Ngoại giao
Đức ở Thủ đô Berlin ( nguồn internet)

2.3.3. Trên lĩnh vực giáo dục – khoa học công nghệ

Hiện có khoảng 300 nghiên cứu sinh Việt Nam nhận học bổng nghiên cứu tại
Đức và khoảng 7500 sinh viên Việt Nam đang theo học tại các trường đại học của
Đức. Ngoài ra, các cơ quan chức năng của hai nước đang tích cực triển khai
Chương trình đào tạo 85 nghiên cứu sinh/năm tại bang Hessen của Đức. Dự án
“hải đăng” của hai nước trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo là trường Đại học Việt-
Đức, được thành lập từ tháng 9/2008 tại thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động theo
mô hình của đại học Đức, với sự hỗ trợ tích cực của bang Hessen (Đức) và Cơ
quan Trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD). Trường đã được Chính phủ Việt Nam phê
duyệt xây dựng thành trường đại học tiêu biểu xuất sắc có trụ sở tại huyện Bến Cát,
tỉnh Bình Dương với nguồn vốn vay trị giá khoảng 200 triệu USD của Ngân hàng
Thế giới, dự án đã khởi công xây dựng vào tháng 10/2016. Ngày 19/6/2017, Chính
phủ Việt Nam đã thông qua quy chế tổ chức và hoạt động mới cho trường nhằm
đảm bảo tính tự chủ cần thiết trong hoạt động giảng dạy cũng như vận hành
trường.

Ngoài ra các dự án quan trọng từ phía Đức có thể kể đến là dự án trường Đại học
Việt – Đức tại Bình Dương, Viện Goethe tại Hà Nội, chương trình hỗ trợ sáng kiến
trường học đối tác của Bộ Ngoại giao Đức hay Văn phòng đại diện Cơ quan trao
đổi hàn lâm Đức (DDAD). Trong đó, Dự án “hải đăng” - Trường Đại học Việt-
Đức, sắp được hoàn thành với quy mô tiếp nhận 12.000 sinh viên, hoạt động theo
mô hình đại học của Đức, hứa hẹn sẽ trở thành “thỏi nam châm” thu hút đông đảo
sinh viên trong và ngoài nước theo học. Việc giảng dạy ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng
Đức trong các trường phổ thông ở hai nước được khuyến khích và cùng với các
hoạt động giao lưu văn hóa sôi động như liên hoan phim, hòa nhạc, triển lãm sách,
tranh, ảnh, ẩm thực, giao hữu thể thao... đưa người dân Việt Nam và Đức đến gần
với nhau hơn. Đường bay thẳng giữa hai nước được mở hơn 15 năm trước đây đã
trở thành cầu nối chuyên chở hàng chục nghìn lượt khách Đức sang du lịch và làm
việc tại Việt Nam, bà con kiều bào về thăm quê hương cũng như con số tương tự
người Việt Nam sang Đức du lịch, học tập và làm việc mỗi năm.

Đồng thời CHLB Đức hỗ trợ quá trình cải cách hệ thống đào tạo nghề tại Việt
Nam. Hiện nay có khoảng 7.500 sinh viên Việt Nam đang theo học tại Đức.. Với
hơn 50% học sinh vào được các trường loại ưu (Gymnasium), người Việt được
đánh giá là một trong những nhóm nhập cư giàu thành tích học tập nhất ở Đức.
Sinh viên không chỉ được đào tạo kỹ lưỡng về kiến thức chuyên môn mà còn có
nhiều kinh nghiệm thực tiễn nhờ vào chương trình đào tạo nghề kép trong các
trường đại học, trường nghề của Đức. Ưu thế này đã giúp sinh viên sau khi ra
trường nâng cao cơ hội việc làm trên thị trường lao động. Những ngành đào tạo có
tiếng ở Đức gồm các ngành liên quan đến công nghệ – kỹ thuật như công nghệ
thông tin, chế tạo máy, tài chính ngân hàng, …
Thêm vào đó là 163 dự án hợp tác nghiên cứu khoa học giữa các trường đại học
Đức và Việt Nam bảo đảm một sự trao đổi tri thức và công nghệ giữa hai bên. Tại
8 trường Pasch (trường tham gia chương trình Trường học: Đối tác của tương lai)
được Ủy ban giáo dục phổ thông Đức ở nước ngoài hỗ trợ ở Hà Nội, Đà Nẵng và
Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 2.000 học sinh Việt Nam đang học tiếng Đức.

Trong khuôn khổ các dự án hợp tác tài chính và hợp tác kỹ thuật, Đức còn hỗ trợ
một số các trường đào tạo nghề trong việc đổi mới trang thiết bị hiện đại, cung cấp
các chuyên gia hỗ trợ và các chương trình hỗ trợ để cải thiện nâng cao đội ngũ giáo
viên và cán bộ quản lý để xây dựng và phát triển chương trình đào tạo và nâng cao
theo những chuẩn mực trong đào tạo nghề tại Đức. Đặc biệt chú trọng đào tạo
nguồn nhân lực cho các lĩnh vực kinh tế với khả năng tăng trưởng cao như cơ khí
chế tạo, tiện, cơ khí lắp ráp, điện tử. Đạo tạo nguồn nhân lực cho các ngành trong
lĩnh vực môi trường cũng được chú trọng, trong đó có lĩnh cực xử lý nước thải và
năng lượng tái tạo.

Trên lĩnh vực khoa học công nghệ Đức luôn dành ưu tiên hỗ trợ Việt Nam. Các dự
án và liên hệ hợp tác khoa học giữa hai nước được Cơ quan Trao đổi hàn lâm Đức
(DAAD), Học bổng Alexander von Humbold và Quỹ Nghiên cứu Đức (DFG) tài
trợ tài chính. Đồng thời, Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Đức (BMBF) và Bộ Khoa
học và Công nghệ Việt Nam cũng thiết lập mối liên hệ hợp tác chặt chẽ với nhau.
Trao đổi khoa học - công nghệ giữa hai nước diễn ra với tần suất cao, cả trên
phương diện chuyên môn lẫn chính trị
Trường đại học Việt – Đức tại Bình Dương ( nguồn internet
CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG TRONG QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI GIỮA
CHLB ĐỨC VÀ VIỆT NAM

3.1. Quan hệ đối ngoại giữa CHLB Đức và Việt Nam trong tương lai

Ngày 30/9/2020, tại Hà Nội, Đại sứ quán CHLB Đức tại Việt Nam đã tổ chức họp
báo, nhân dịp kỷ niệm 45 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam -
CHLB Đức (23/9/1975 - 23/9/2020), và 30 năm ngày đất nước Đức được tái thống
nhất (3/10/1990 -3/10/2020). Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền CHLB Đức tại Việt
Nam Guido Hildner, chủ trì buổi họp báo.

Phát biểu tại buổi họp báo, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền CHLB Đức tại Việt Nam
Guido Hildner cho biết, năm 2020 là năm kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại
giao giữa Đức và Việt Nam. Trong quãng thời gian đó quan hệ hợp tác giữa hai
nước chúng ta đã phát triển liên tục. Việc tiếp tục thực hiện Quan hệ Đối tác chiến
lược được thỏa thuận năm 2011 bằng một Kế hoạch hành động hai năm 2020/2021
tạo ra một cơ sở cho một quan hệ hợp tác hướng tới tương lai. Phát triển Quan hệ
Đối tác chiến lược cũng là một chủ đề trong cuộc điện đàm giữa Bà Angela
Merkel, Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức và Ngài Nguyễn Xuân
Phúc, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ngày 13/9/2020.

Theo đó , tại Diễn đàn kinh tế và thương mại Việt - Đức 2020, diễn ra ngày 12/11
tại Hà Nội. CHLB Đức đã bày tỏ nguyện vọng cùng Việt Nam tiếp tục tăng cường
và phát triển hợp tác quốc tế, tăng cường và phát triển các cơ cấu, cơ quan và cơ
chế của hợp tác quốc tế có một trọng tâm to lớn đối với cả Đức  và với Việt Nam.
Hai nước nỗ lực cho trật tự quốc tế dựa trên quy tắc, cho chủ nghĩa đa phương, cho
việc gìn giữ luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng hòa bình, cho tự do trên
biển và tự do thương mại.
Cùng nhau hợp tác trên nhiều lĩnh vực trong đó có hợp tác với nhau trong nhiều
lĩnh vực. Biến đổi khí hậu là một thách thức chung. Bảo vệ môi trường và cung cấp
năng lượng bằng cách tăng cường khai thác các nguồn năng lượng tái tạo và tăng
hiệu suất sử dụng năng lượng là những trọng tâm của các nỗ lực hợp tác phát triển
của Đức tại Việt Nam. Đào tạo và Khoa học là những lĩnh vực hợp tác tiếp theo.

Để thực hiện các dự án Hợp tác phát triển song phương, Đức đã cam kết nguồn
kinh phí lên tới 213,4 triệu Euro. Trong đó 33,4 triệu Euro cho các dự án hợp tác
kỹ thuật, phần còn lại là cam kết kinh phí cho các dự án hợp tác tài chính. Phần lớn
nguồn kinh phí này là nguồn cho vay ưu đãi của Chính phủ Đức cho Việt Nam.
Ngoài ra, 30 triệu Euro đã được cam kết cho giai đoạn hỗ trợ tiếp theo của Quĩ khí
hậu toàn cầu, cũng như cam kết kinh phí 11 triệu Euro cho dự án giảm thiểu rác
thải nhựa. Kỳ hợp đàm phán tiếp theo về Hỗ trợ hợp tác sẽ được tổ chức vào năm
2021 tại Đức.

Viện FNF Việt Nam và Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội giới
thiệu Ấn phẩm song ngữ “Việt Nam và Đức: Phát triển bền vững trong bối cảnh
biến đổi toàn cầu”( nguồn internet)
Cùng với đó, quan hệ kinh tế chiếm một vị thế quan trọng trong quan hệ hợp tác
song phương và được tăng cường liên tục. Đức là đối tác thương mại quan trọng
nhất của Việt Nam trong EU. Năm 2019 giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Đức
đạt 10,9 tỉ USD, giá trị xuất khẩu của Đức sang Việt Nam đạt 4,8 tỉ USD. So với
nửa đầu năm 2019, trong nửa đầu năm 2020, cho dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch
Covid-19, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Đức vẫn tăng 1,6%. Trong năm qua
các nhà đầu tư Đức đã đầu tư hơn 2,1 tỉ USD vào Việt Nam với một hàm lượng rất
cao các công nghệ hiện đại nhất. Như vậy so với năm 2018 đã tăng 5,8%. Tổng
cộng đã có 380 công ty Đức có mặt tại Việt Nam. “Ngôi nhà Đức” mới tại Thành
phố Hồ Chí Minh là một bản tuyên ngôn đầy ấn tượng cho sự hiện diện của Đức
tại Việt Nam. Hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam có hiệu lực từ
ngày 01/8/2020 sẽ thúc đẩy những khuynh hướng phát triển này.

3.2. Đánh giá về chính sách đối ngoại Đức đối với Việt Nam

Trong hơn 4 thập kỷ qua, kể từ khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại
giao, quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước đã vượt qua nhiều khó
khăn, thử thách, ngày càng được củng cố và phát triển trong khuôn khổ hợp tác
Đối tác chiến lược . Việt Nam luôn được giới kinh tế Đức nhận định là một điểm
đến đầu tư hấp dẫn, là đối tác quan trọng trong lĩnh vực kinh tế. Vì vậy trong chính
đối ngoại của Đức với Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế chiếm phần lớn

CHLB hiện đang tập trung vào 3 lĩnh vực ưu tiên hợp tác ODA trên cơ sở thế
mạnh của hai bên, bao gồm năng lượng, đào tạo nghề gắn với phát triển kinh tế bền
vững; và chính sách môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên

Sự hợp tác và hỗ trợ hiệu quả của nhà nước và nhân dân CHLB Đức đã góp phần
tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Những thành tựu
to lớn mà nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam và Đức đạt được trong những
năm qua, vị thế và uy tín ngày càng cao của hai nước trên trường quốc tế và khu
vực cũng như quan hệ nồng ấm giữa nhân dân hai nước chính là nền tảng vững
chắc cho quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Đức ngày càng phát triển trong
thời gian tới.
KẾT LUẬN

Sau 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Đức và Việt Nam. Trong quãng thời
gian đó quan hệ hợp tác giữa hai nước đã phát triển liên tục. Việc tiếp tục thực hiện
Quan hệ Đối tác chiến lược được thỏa thuận năm 2011 bằng một Kế hoạch hành
động hai năm 2020/2021 đã tạo ra một cơ sở cho một quan hệ hợp tác hướng tới
tương lai

CHLB Đức luôn khẳng định Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng
nhất. Mối quan hệ hữu nghị chặt chẽ với Việt Nam được dựa trên cơ sở những giá
trị và lợi ích chung. Mối quan hệ giữa Đức và Việt Nam được vun đắp, mở rộng và
tăng cường là những tiền đề cơ bản cho việc thực thi chính sách hòa bình, ổn định
trước những thách thức mới trên bình diện toàn cầu.

Việc hợp tác giữa 2 quốc gia giúp Tăng cường và phát triển hợp tác quốc tế,
tăng cường và phát triển các cơ cấu, cơ quan và cơ chế của hợp tác quốc tế , nỗ lực
cho trật tự quốc tế dựa trên quy tắc, cho chủ nghĩa đa phương, cho việc gìn giữ luật
pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng hòa bình, cho tự do trên biển và tự do
thương mại

Mặc dù chính sách đối ngoại của CHLB Đức đối với Việt Nam có nhiều thay
đổi và mối quan hệ của hai quốc gia cũng có nhiều thăng trầm, đặc biệt là trong
giai đoạn 2011 đến nay. Tuy nhiên với tình hữu nghị, sự đoàn kết và cầu nối con
người, hai nước đã cùng nhau thúc đẩy quan hệ hợp tác ngày càng mở rộng và đi
vào chiều sâu trên nhiều lĩnh vực và đạt được những bước tiến vượt bậc trên mọi
lĩnh vực
Tài liệu tham khảo

1. PGS. TS Phạm Minh Sơn (Chủ biên), (2020), Giáo trình Chính sách đối
ngoại của một số nước lớn trên thế giới, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội,

2. Học viện Báo chí và Tuyên truyền, GS,TS. Dương Xuân Ngọc – TS. Lưu
Văn An, (2008), Giáo trình Quan hệ chính trị quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội,

3.Báo thế giới và Việt Nam : https://baoquocte.vn/quan-he-viet-nam-duc-dang-


phat-trien-ca-be-rong-va-chieu-sau-124367.html

4.Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam : https://dangcongsan.vn/thoi-su/quan-


he-viet-nam-duc-ngay-cang-phat-trien-hieu-qua-565827.html

5. Website Quản lý nhà nước : https://www.quanlynhanuoc.vn/2021/01/07/viet-


nam-cong-hoa-lien-bang-duc-quan-he-doi-tac-chien-luoc-phat-trien-trong-giai-
doan-moi/

6. Báo Hà Nội mới : https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/The-gioi/978137/chinh-


sach-doi-ngoai-cua-duc-buoc-dieu-chinh-chien-luoc

7.Website Quân đội nhân dân : https://www.qdnd.vn/doi-ngoai/doi-ngoai/thuc-


day-quan-he-doi-tac-chien-luoc-viet-nam-duc-660607

8. Website CHlB Đức : https://www.auswaertiges-amt.de/de/

9.Website đại sứ quán CHLB Đức ở Việt Nam :


https://vietnam.diplo.de/vn-de/themen/wirtschaft/-/1503008

You might also like