You are on page 1of 9

Lê Thành Đạt – MSV: 2722240237 – TA27.

02

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................................................................2
NỘI DUNG...................................................................................................................................................3
1, Tính tất yếu khách quan của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.......................................................................3
1.1, Cơ sở lý luận.................................................................................................................................3
1.2, Cơ sở thực tiễn..............................................................................................................................4
2, Tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay......................................................................5
3, Nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay......7
4.Trách nhiệm và quyền bảo vệ Tổ Quốc của sinh viên Việt Nam hiện nay..............................................8
KẾT LUẬN....................................................................................................................................................9

1
MỞ ĐẦU
Bảo vệ tổ quốc không chỉ là nghĩa vụ mà còn lại quyền của mỗi công dân. Quân đội nhân dân và
Công an nhân dân là hai lực lượng nòng cót trong việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh, giữ vững
trật tự và an toàn xã hội.Đảng ta đã xác định rõ mục tiêu của quốc phòng an ninh chính là bảo vệ vững
chắc độc lập, chủ quyền, bảo về chế độ xã hội chủ nghĩa là mục tiêu chung. Đồng thời là mục tiêu vô
cùng quan trọng là bảo vệ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa giữ vững môi trường hòa bình để từ
đó có thể phát triển đất nước, phát triển kinh tế - xã hội.Trong luật quốc phòng của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành theo Luật số: 22/2018/QH14, của Quốc Hội, ngày 08 tháng 6
năm 2018, Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng, tại khoản 1 ghi: “Bảo vệ Tổ quốc là
nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân’’. Trong bài seminar dưới đây, em sẽ trình bày nhận
thức của bản thân về vấn đề này.

2
NỘI DUNG
1, Tính tất yếu khách quan của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
1.1, Cơ sở lý luận
- Quy luật dựng nước và giữ nước của nhân loại:

Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ thành quả cách mạng của giai cấp công nhân. Trong điều kiện giai cấp tư
sản nắm chính quyền, C. Mác và Ph. Ăngghen chỉ ra rằng, giai cấp công nhân phải đấu tranh trở thành
giai cấp dân tộc, khi ấy chính giai cấp công nhân là người đại diện cho Tổ quốc, họ có nhiệm vụ phải đẩy
lùi sự tấn công của bọn phản cách mạng.

- Lịch sử tư tưởng dựng nước và giữ nước của Việt Nam:

Dựng nước và giữ nước là nội dung cơ bản, xuyên suốt toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam. Dựng nước
luôn luôn gắn chặt với giữ nước, trong đó dựng nước là yếu tố cơ bản. Phải xây dựng được đất nước
hùng mạnh về mọi mặt mới có điều kiện, khả năng chiến thắng các thế lực thù địch và phải giữ được
nước mới có điều kiện để xây dựng đất nước.

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã sản sinh ra một văn hóa giữ nước Việt Nam. Rồi đến
lượt chính văn hóa giữ nước ấy, góp phần quyết định cho lịch sử dựng nước và giữ nước vẫn là dòng
chảy liên tục từ quá khứ tới hiện tại và tương lai, giữ cho dân tộc Việt Nam mãi trường tồn.

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Nền tảng và biểu
hiện cao nhất của lòng yêu nước, văn hóa giữ nước là tinh thần tự tôn dân tộc, ý chí tự lập tự cường dân
tộc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát như sau: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống
quý báu của ta. Từ xưa tới nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một
làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán
nước và lũ cướp nước.

- Quan điểm bảo vệ Tổ quốc của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng HCM:
+Quan điểm của chủ nghĩa Mác lênin: Bảo vệ Tổ quốc là tất yếu khách quan; là nghĩa vụ trách
nhiệm của toàn dân tộc, toàn thể giai cấp công nhân và nhân dân lao động; là hoạt động thường
xuyên tăng cường tiềm lực quốc phòng gắn với phát triển kinh tế-xã hội.xã
+ Quan điểm tư tưởng HCM: Bảo vệ tổ quốc là một tất yếu khách quan; mục tiêu bảo vệ Tổ quốc
là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hộ, là nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi công dân; sức mạng
bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, cả nước, kết hợp với sức mạnh thời đại

 Học thuyết Mác Lênin, tư tưởng HCM về chiến tranh bảo vệ tổ quốc mang tính cách
mạng khoa học sâu sắc. Đó là cơ sở lí luận để các Đảng Cộng sản đề ra chủ trương, đường
lối chiến lược xây dựng nền quốc phòng an ninh, xây dựng lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ
quốc.

- Âm mưu bản chất của các thế lực thù địch:


Xuất phát từ bản chất âm mưu của kẻ thù và thực tiễn cách mạng thế giới. Sự thắng lợi của cách
mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp tư sản trong nước tuy bị đánh đổ về mặt chính trị, nhưng chúng

3
vẫn chưa từ bỏ tham vọng muốn quay trở lại địa vị thống trị đã mất. Do vậy chúng tìm đủ mọi
cách liên kết với các phần tử phản động và chue nghĩa tư bản bên ngoài hòng lật đổ chính quyền
cách mạng còn non trẻ của giai cấp công nhân.

1.2, Cơ sở thực tiễn


- Trong thực tế,tất cả các nước đều có quá trình bảo vệ đất nước,đều có những cuộc xung
đột,xâm lược như Mỹ,Pháp xâm lược Đông Nam Á,Anh xâm lược các nước ở Châu Phi,...., nhưng
sau đó,tất cả các nước đều đứng lên đòi lại được chủ quyền dân tộc, Điều này cho việc bảo vệ
đất nước là tất yếu, khách quan và nó diễn ra trên toàn thế giới.

- Việc đấu tranh và bảo vệ đất nước của nước Việt Nam ta đã có một lịch sử lâu đời qua vô số
các cuộc xâm lược.Từ các triều đại phong kiến đã có các cuộc xâm lược từ Trung Quốc,Mông
Cổ,đến hiện đại là các cuộc kháng chiến chống Pháp Mỹ.

- Thực tiễn các cuộc xung đột, xâm lược và vấn đề chủ quyền của các nước:
Một cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ lâu đời kéo dài khác là cuộc xung đột giữa Anh và
Argentina đối với quần đảo Falkand, có tên tiếng Tây Ban Nhà là Malvinas, nằm cách bờ Đông
của Nam Mỹ khoảng 480km. Cả Anh và Argentina đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này.
Hiện nay, Falkands/Malvinas là lãnh thổ tự trị của Anh với thủ phủ Stanley, nằm trên đảo Đông
Falkland.
Quần đảo này bị Quân đội Anh chiếm từ năm 1833. Năm 1982, chính quyền độc tài quân sự ở
Argentina đã tấn công quân đồn trú của Anh và chiếm lại quần đảo này trong 74 ngày, nhưng
sau đó lại bị Anh đánh bại. Thất bại quân sự đã dẫn đến sự phục hồi nền dân chủ ở Argentina.
Chính phủ mới lên cầm quyền đã từ bỏ việc sử dụng vũ lực nhưng vẫn theo đuổi những tuyên
bố ngoại giao nhằm đòi lại chủ quyền đối với quần đảo này. Đến nay, LHQ đã ra nhiều nghị
quyết yêu cầu hai nước tìm biện pháp giải quyết tranh chấp chủ quyền bằng biện pháp hòa bình,
tuy nhiên, London vẫn cho rằng không tồn tại tranh chấp về chủ quyền tại vùng lãnh thổ này.
Tháng 3-2013, chính quyền Falkland đã tổ chức trưng cầu ý dân về địa vị chính trị của lãnh thổ
này, trong đó 99,8% số người bỏ phiếu ủng hộ nguyên trạng của quần đảo. Theo giới phân tích,
cuộc tranh chấp chủ quyền Falkland/Malvinas không thể sớm được giải quyết chừng nào cả
Argentina lẫn Anh không thay đổi quan điểm của họ.

- Thực tiễn Việt Nam:

Hiện nay,các cuộc xâm lược vẫn diễn ra,gần đây nhất việc Trung Quốc muốn chiếm lấy quần đảo Hoàng
Sa, Trường Sa của nước ta đã gây ra những làn sang phẫn nộ của nhân dân ta.Chúng ta vẫn và đang cố
gắng phát triển Kinh tế và ngoại giao với các nước để phát triển mạnh lực lượng quốc phòng.

Ở Việt Nam, ngay sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố
trước thế giới về tính tất yếu và chính nghĩa của nhiệm vụ tự bảo vệ thành quả cách mạng đã giành
được. Người nói “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do
độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ
vững quyền tự do, độc lập ấy”. Thực tế cho thấy dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí
Minh, nhân dân ta đã tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ xâm lược, kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chúng

4
ta đã chủ động lấy sức mạnh nội lực để tự vệ chống lại kẻ thù mạnh hơn rất nhiều lần về kinh tế, quân
sự.

Từ sau khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã, cục diện thế giới đã có những biến đổi
sâu sắc, phức tạp, mau lẹ và khó lường; đối tác, đối tượng của cách mạng Việt Nam cũng có những điểm
mới. Cùng với quá trình đổi mới đi vào chiều sâu, tình hình trong nước xuất hiện thời cơ lớn và cả những
thách thức, nguy cơ mới, có ảnh hưởng lớn tới việc củng cố, tăng cường sức mạnh để tự bảo vệ Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa. Trong khi đó, các thế lực thù địch đang thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây
bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở
nước ta. Trước thực tế này, phương pháp “tự bảo vệ” Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa có sự phát
triển mới. Tự bảo vệ Tổ quốc bằng phương thức đấu tranh phi vũ trang ngày càng giữ vị trí quan trọng
và phải được mỗi người, mỗi cấp, mỗi ngành và toàn xã hội nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn. Tự bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa phải bắt đầu từ cơ sở, từ mỗi người dân yêu nước. Trong Báo cáo chính
trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX trình Đại hội X khi bàn về tăng cường quốc phòng an ninh bảo
vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đã chỉ rõ “coi trọng nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị
nội bộ, nâng cao khả năng tự bảo vệ của mỗi người, của từng tổ chức, cơ quan, đơn vị”.

Hiện nay, sự chống phá của các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị, nhất là thực tiễn tình hình
căng thẳng gần đây diễn ra trên Biển Đông dẫn đến tư tưởng bi quan về khả năng “tự bảo vệ” Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay của một bộ phận cán bộ và nhân dân. Đó là ý kiến cho rằng nếu
chiến tranh xảy ra sẽ là cuộc chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao do kẻ thù tiến hành chống phá
cách mạng nước ta, trong khi đó vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự của nước ta còn lạc hậu chưa theo kịp
với sự phát triển của nhiều nước nên khả năng chiến thắng là rất thấp. Những ý kiến trên chỉ có thể
được khắc phục và niềm tin vào khả năng thắng lợi của “tự bảo vệ” Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
được củng cố khi chúng ta làm tốt công tác giáo dục quốc phòng, xây dựng được thế trận lòng dân vững
chắc, chỉ cho mọi người thấy rõ những điểm mạnh và cả những điểm yếu chí mạng không thể khắc phục
được của kẻ địch khi liều lĩnh, bất chấp đạo lý và luật pháp quốc tế tiến hành chiến tranh xâm lược nước
ta. Đồng thời, chỉ rõ cho người dân thấy rõ những điểm mạnh cơ bản trong khả năng “tự bảo vệ” của
mỗi người, mỗi cấp, mỗi ngành và tiềm năng to lớn sẽ trở thành sức mạnh hiện thực khi được huy động.
Bên cạnh đó, cần tập trung lực lượng đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, phủ nhận thành
tựu to lớn của nhân dân ta trong công cuộc đổi mới, hạ thấp sức mạnh từ bên trong của cả hệ thống
chính trị và toàn xã hội đối với nhiệm vụ tự bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Công tác tuyên truyền
giáo dục cần làm cho mọi người thấy rõ những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới
đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã tạo nền tảng vững chắc cho sức mạnh tự bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Những kẻ cố tình bóp méo, xuyên tạc, phủ nhận sức mạnh đó chỉ là số
rất ít, mang nặng hận thù với dân tộc, thường chỉ lợi dụng vào một số tiêu cực, hạn chế trong quá trình
phát triển đất nước để phủ nhận tất cả những gì mà chúng ta làm được.

2, Tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay


- Âm mưu thủ đoạn cảu các thế lực thù địch:

Hoạt động chống phá Việt Nam của các loại đối tượng cần nhận diện đúng, cảnh giác cao; đó là:
Đối tượng có âm mưu, hành động xóa bỏ CNXH, phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, “phi chính trị hóa” Quân đội ta; đối tượng chủ nghĩa
dân tộc hẹp hòi, có tham vọng chủ quyền lãnh thổ, đặc biệt là xâm lấn biển, đảo Việt Nam; đối
tượng ở trong nội bộ ta, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực.

5
Từ việc xác định trên, Đảng ta chỉ rõ sự liên kết giữa các đối tượng ấy trong chống phá cách
mạng Việt Nam và biện pháp đấu tranh phòng, chống; trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, nhân
dân và cả hệ thống chính trị. Đảng khẳng định sự cần thiết phải giữ vững môi trường hòa bình,
ổn định; bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy.

- Các tiêu chí mới trong nhận dạng các thế lực thù địch:

Vấn đề then chốt, mang tính đột phá trong tư duy mới của Đảng ta về bảo vệ Tổ quốc là quan
điểm về đối tác, đối tượng. Đây là một quan điểm rất mới, rất kịp thời của Đảng ta, đã tháo gỡ
được vướng mắc lớn trong nhận thức, mở đường, định hướng chiến lược cho nhiệm vụ bảo vệ
Tổ quốc, thực hiện đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế; thúc đẩy
hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và các lĩnh vực khác.

Cùng với đó, chúng ta nhận thức đầy đủ, toàn diện và sâu sắc hơn về nội dung bảo vệ Tổ quốc,
đó là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; bảo vệ Đảng,
Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và
nền văn hóa, con người Việt Nam; giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình, phát triển
đất nước theo định hướng XHCN.

- Về mục tiêu, sức mạnh, phương thức bảo vệ Tổ quốc trong tình hình ngày nay:
Qua thực tiễn lãnh đạo cách mạng, Đảng ta ngày càng nhận thức đầy đủ, sâu sắc, toàn diện hơn
về mục tiêu, nhiệm vụ, phương châm và phương thức bảo vệ Tổ quốc. Đảng đã ban hành nhiều
nghị quyết, kết luận, chỉ thị, văn bản quan trọng để lãnh đạo, chỉ đạo toàn Đảng, toàn dân và
toàn quân ta thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; trọng tâm là Nghị quyết Trung ương
8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình tình mới (còn gọi là Nghị quyết số 28-NQ/TW).
Đây là nghị quyết có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, thể hiện tư duy mới, bước đột phá về sự
lãnh đạo của Đảng ta đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết xác định rõ mục tiêu, quan
điểm, phương châm chỉ đạo, nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong
bối cảnh thế giới mới, có nhiều biến đổi phức tạp, khó lường.

Với những thành tựu, kinh nghiệm về lý luận, thực tiễn sau hơn 25 năm đổi mới đất nước và
tổng kết sâu sắc 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa IX, ngày 25/10/2013, Ban Chấp
hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình mới. Đây là một tất yếu khách quan, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn
bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước trong bối cảnh mới.

Về phương châm bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta chỉ rõ: Kiên định mục tiêu, nguyên tắc chiến lược; linh
hoạt, mềm dẻo về sách lược “dĩ bất biến, ứng vạn biến”; kiên quyết, kiên trì đấu tranh; vừa hợp
tác, vừa đấu tranh; kết hợp chặt chẽ đấu tranh vũ trang với phi vũ trang; lấy đối ngoại làm biện
pháp quan trọng để bảo vệ Tổ quốc thời bình; thực hiện nhất quán nguyên tắc “bốn không”
nhằm thêm bạn, bớt thù; xử lý khôn khéo các mối quan hệ với các nước; quan tâm chăm lo xây
dựng “thế trận lòng dân” và khu vực phòng thủ vững chắc... Thực tiễn 10 năm thực hiện Nghị
quyết Trung ương 8 khóa XI về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đã chứng minh tính đúng
đắn, khoa học, sáng tạo của hệ quan điểm mà Đảng ta đã nêu trong nghị quyết này.

6
Nhìn lại 10 năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI
trong bối cảnh vừa có những thuận lợi cơ bản, vừa có những khó khăn, thách thức rất lớn do
biến động phức tạp của tình hình thế giới, khu vực; nhất là tình hình Biển Đông căng thẳng, phức
tạp, có lúc cận kề chiến tranh. Song, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đã thực hiện
thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; tránh được
chiến tranh, xung đột, giữ được “trong ấm, ngoài êm” để phát triển đất nước; Quân đội ta được
xây dựng theo hướng “tinh, gọn, mạnh”, xứng đáng là lực lượng nòng cốt cho toàn dân xây
dựng nền quốc phòng toàn dân vững chắc.

Từ tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận, Đảng ta đã ban hành Chiến lược quốc phòng, Chiến
lược quân sự, Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, Chiến lược bảo vệ biên giới
quốc gia. Cùng với đó, Luật Quốc phòng, Luật Dân quân tự vệ, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Cảnh
sát Biển, Luật Biên phòng Việt Nam và nhiều văn bản khác ra đời đã góp phần hoàn thiện đường
lối bảo vệ Tổ quốc cả trước mắt và lâu dài.

Rõ ràng, việc triển khai và thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI đã chứng minh tính đúng
đắn, khoa học, biện chứng của sự thống nhất về lý luận và thực tiễn nên nghị quyết này giá trị
bền vững. Đặc biệt, tư duy mới về đối tác, đối tượng và các nội dung bảo vệ Tổ quốc cần được
đúc kết thành những bài học kinh nghiệm để phổ biến, quán triệt và học tập rộng rãi, đưa lý
luận vào thực tiễn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh mới. Đây là cơ sở
lý luận - thực tiễn quan trọng để chủ động đấu tranh phòng, chống các âm mưu, hoạt động
“diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, “phi chính trị hóa”
quân đội của các thế lực thù địch.

Vì vậy, Đảng ta đã chỉ đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương triển khai tổng kết
10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình tình
mới. Đây là việc làm cần thiết để tiếp tục cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ; đối tác, đối tượng của
cách mạng; phương châm, phương thức bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Qua đó, phát triển
quan điểm, giải pháp bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa; giữ nước từ khi nước chưa nguy; xác định
đúng và trúng nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới.

3, Nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
hiện nay

- Thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân.Điều đó đã
thành ý thức của mỗi người Việt Nam, xuất phát từ truyền thống dựng nước và giữ nước hào
hùng của dân tộc. Nghĩa vụ cao quý này được khẳng định trong rất nhiều bản Hiến pháp của
nước ta. Hiện nay, đất nước ta hòa bình, ổn định,đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới do Đảng
khởi xướng và lãnh đạo, luôn đạt đượcnhững thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.- Những thành tựu đó đã góp phần tăng cường sức mạnh và
tiềm lực mọi mặt của đất nước,đồng thời ngày càng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
nhân dân. Ngoài ra, thành tựu đó còn góp phần quan trọng trong việc củng cố vững chắc độc lập
dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa; tạo tiền đề để đất nước tiếp tục phát triển.

- Luật Nghĩa vụ quân sự cũng đã khẳng định: Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao
quý của công dân. Việc thực hiện nghĩa vụ quân sự được hiểu là nhập ngũ vào quân đội, ngoài ra

7
còn có việc thực hiện nghĩa vụ thay thế, song đều có mục tiêu chung là bảo vệ Tổ quốc. Nghĩa vụ
bảo vệ Tổ quốc được quy định tại các luật, pháp lệnh, làm căn cứ pháp lý khẳng định ý thức
nghĩa vụ của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện nghĩa vụ quân sự
là trách nhiệm của mỗi công dân đối với Tổ quốc, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội,
tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp., nhằm góp phần xây dựng quốc phòng an
ninh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cần phải có sức mạnh tổng
hợp. Một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh tổng hợp là phải có được nền quốc phỏng toàn
dân, an ninh nhân dân vững mạnh. Điều đó chỉ có được h khi mọi công dân, mọi tổ chức, mọi lực
lượng, mọi cấp, mọi ngành ý thức đầy đủ được nghĩa vụ, trách nhiệm đối với việc xây dựng nền
quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Vì vậy, mọi công dân, mọi tổ chức, lực lượng đều phải
tham gia theo phạm vi và khả năng của mình.

4.Trách nhiệm và quyền bảo vệ Tổ Quốc của sinh viên Việt Nam hiện nay

-Ra sức học tập, nghiên cứu để nhận thức rõ con đường đi lên CNXH ở nước ta, kiên định lí
tưởng “độc lập dân tộc và CNXH”. Xây dựng ý chí tự lực, tự cường, không chịu đói nghèo lạc
hậu.

- Thường xuyên học tập để không ngừng nâng cao trình độ học vấn, nhanh chóng tiếp cận và
làm chủ được khoa học và công nghệ mới.

- Nâng cao ý thức cảnh giác, kiên quyết đập tan âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, bảo
vệ Đảng, bảo vệ đất nước, phòng chống các tệ nạn xã hội, góp phần tích cực trong giữ gìn trật tự
an toàn giao thông và an ninh xã hội, quốc gia. - Tiếp thu và phát huy truyền thống cách mạng
của Đảng, của dân tộc, xây dựng lòng yêu nước nồng nàn, ý thức trách nhiệm công dân, phát
huy tinh thần sáng tạo, vượt khó khăn, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, phấn đấu vì dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt nam, tiếp thu tinh hoa-văn hóa nhân loại.

- Phát huy tinh thần sẵn sàng, thực hiện lời Bác Hồ dạy:

Đâu Đảng cần thanh niên có


Việc gì khó có thanh niên.

8
KẾT LUẬN
Hiện nay, đất nước ta hòa bình, ổn định, đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi
xướng và lãnh đạo, luôn đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những thành tựu đó đó gúp phần tăng cường sức mạnh và tiềm lực
mọi mặt của đất nước, đồng thời ngày càng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Ngoài ra, cũng góp phần quan trọng trong việc củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã
hội chủ nghĩa, tạo tiền đề để đất nước tiếp tục phát triển bền vững trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi
đó đất nước ta cũng còn đứng trước những khó khăn, thách thức. Vì thế, nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc hiện nay không chỉ chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ
chủ quyền quốc gia, vùng trời, vùng biển Tổ quốc mà cũng gắn liền với việc bảo vệ Đảng và Nhà
nước, bảo vệ công cuộc lao động hòa bình của nhân dân, bảo vệ sự nghiệp đổi mới theo định
hướng xó hội chủ nghĩa. Vì thế, bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ chiến lược thường xuyên của toàn
Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân là nòng cốt và
đội ngũ thanh niên là những người chiến sĩ anh dũng, luôn chắc tay súng canh giữ toàn vẹn từng
tấc đất và biển, trời quê hương. Đó chính là một cách cụ thể biểu hiện lòng yêu nước của thế hệ
thanh niên hiện nay. Luật Nghĩa vụ quân sự cũng đã khẳng định: “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ
thiêng liêng và quyền cao quý của công nhân’’.

You might also like