You are on page 1of 3

1. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Các khó khăn, thách thức: xu hướng quân sự hóa; tham vọng độc chiếm Biển
Đông; việc đe dọa hoặc sử dụng sức mạnh bất đối xứng giải quyết tranh chấp;
tính hiệu lực của hệ thống luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982 bị đe dọa bởi việc
diễn giải và áp dụng luật pháp có lợi cho một quốc gia nào đó trong bối cảnh
cạnh tranh địa chính trị đang gia tăng và phức tạp trên phạm vi toàn cầu.
=> Việc thu hẹp những khác biệt và đi đến giải quyết những tranh chấp, bất
đồng trên Biển Đông và chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là vấn đề
khó khăn, nhiều thách thức và rất lâu dài.
Lợi ích của Việt Nam ở Biển Đông bao gồm nhiều khía cạnh: chủ quyền không
thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; các lợi ích hợp pháp,
chính đáng trên Biển Đông theo UNCLOS 1982; sự toàn vẹn lãnh thổ trên biển;
bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia trên biển; phát triển bền vững kinh tế
biển; vai trò và vị thế quốc gia biển Việt Nam; môi trường hòa bình và ổn định;
an ninh và an toàn hàng hải...

https://hcma2.hcma.vn/nghiencuukhoahoc/Pages/bao-ve-nen-tang-tu-
tuong.aspx?CateID=334&ItemID=11412
2. Bảo vệ chủ quyền quốc gia trên đất liền
Về vấn đề pháp lý:Đối với biên giới đất liền giữa Việt Nam với các quốc gia
láng giềng (Trung Quốc, Lào, Campuchia) trước năm 1975 chủ yếu mang tính
lịch sử, thì sau khi đất nước thống nhất, Nhà nước Việt Nam đã tập trung lãnh
đạo, chỉ đạo giải quyết cơ bản vấn đề này. Đến nay toàn bộ chiều dài hơn
5.000km đường biên giới đất liền của nước ta từ tỉnh Quảng Ninh đến Kiên
Giang đã được hoạch định bằng một loạt văn bản pháp lý quốc tế, được ký kết
giữa Việt Nam và các quốc gia láng giềng với tư cách là các quốc gia độc lập có
chủ quyền. Hiện nay, biên giới Việt Nam – Trung Quốc dài 1.449,56km, trong
đó có 383,914km là sông, suối đã hoàn thành việc phân giới, cắm mốc vào ngày
31/12/2008, với 1.971 cột mốc, bao gồm 1.548 mốc chính và 422 mốc phụ, v.v.
Biên giới Việt Nam – Lào đã hoàn thành tăng dầy, tôn tạo cột mốc. Biên giới
Việt Nam – Campuchia đã hoàn thành phân giới, cắm mốc được trên 84%, còn
lại khoảng 16% hai bên phấn đấu hoàn thành trong thời gian sớm nhất.
Tình hình các tuyến biên giới trên đất liền, và một số địa bàn chiến lược trọng
điểm tiềm ẩn yếu tố phức tạp; các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chống phá,
xuyên tạc, chia rẽ mối quan hệ hữu nghị, truyền thống láng giềng tốt đẹp giữa
các địa phương hai bên biên giới. Tình hình an ninh nông thôn, các vấn đề về
dân tộc, tôn giáo, an ninh phi truyền thống, hoạt động tội phạm, vi phạm pháp
luật, nhất là tội phạm ma túy, buôn lậu, xuất, nhập cảnh trái phép,… diễn biến
ngày càng phức tạp, đặt ra không ít khó khăn, thách thức cho công tác quản lý,
bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia

http://tapchiqptd.vn/vi/phong-chong-dbhb-bao-ve-vung-chac-nen-tang-tu-
tuong-cua-dang/khong-the-tach-roi-giua-bao-ve-doc-lap-chu-quyen-thong-nhat-
toan-ven-lanh-tho-to-quoc-voi-/21050.html
http://tapchiqptd.vn/vi/bao-ve-to-quoc/bo-doi-bien-phong-quyet-tam-bao-ve-
vung-chac-chu-quyen-lanh-tho-an-ninh-bien-gioi-quoc-gia/21224.html

You might also like