You are on page 1of 28

TỈNH ỦY KIÊN GIANG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

BAN TUYÊN GIÁO Kiên Giang, ngày 29 tháng 10 năm 2021


*
Số 325-CV/BTGTU
Đẩy mạnh tuyên truyền Cuộc thi trực tuyến
tìm hiểu “Biên cương Tổ quốc tôi”

Kính gửi: - Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh,
- Báo Kiên Giang,
- Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang,
- Cổng thông tin điện tử tỉnh,
- Ban tuyên giáo (tuyên huấn) các huyện, thành ủy và
đảng ủy trực thuộc.

Ngày 29 tháng 9 năm 2021, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có ban hành Công văn
số 289-CV/BTGTU về việc hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu “Biên cương
Tổ quốc tôi”. Cuộc thi do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với các cơ quan
liên quan tổ chức đang diễn ra Vòng thi Tuần từ ngày 01/10 đến hết ngày
01/11/2021. Cuộc thi thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh
tham gia.
Tuy nhiên, qua 03 tuần phát động hưởng ứng cuộc thi, số lượt người dự thi
của tỉnh Kiên Giang còn thấp. Để Cuộc thi tiếp tục được lan tỏa và trở thành đợt
sinh hoạt chính trị, xã hội sâu rộng hơn nữa, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị các
địa phương, cơ quan, đơn vị tiếp tục đẩy mạng tuyên truyền, vận động cán bộ,
đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia
Cuộc thi.
Rất mong các địa phương, cơ quan, đơn vị triển khai, thực hiện tốt tinh thần
Công văn này1.

Nơi nhận: KT/TRƯỞNG BAN


- Như trên, PHÓ TRƯỞNG BAN
- Lãnh đạo ban,
- Phòng Tuyên truyền,
- Lưu VT.
(đã ký)

Nguyễn Thiện Cẩn


NGÂN HÀNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN THAM KHẢO
1
Gửi kèm theo Ngân hàng câu hỏi và đáp án để các đồng chí tham khảo.
Để dự thi tìm hiểu Biên cương Tổ quốc tôi các bạn truy cập vào
http://www.biencuongtoquoc.vn để làm bài.

Bộ đề số 1:
Câu 1: Tuyến biên giới Việt Nam - Lào có những loại hình mốc quốc giới nào?
A Mốc đại, mốc trung, mốc tiểu
B Mốc ngã ba biên giới, mốc đại, mốc trung, mốc tiểu, cọc dấu
C Mốc ngã ba biên giới, mốc đại, mốc trung, mốc tiểu
D Mốc đại, mốc trung, mốc tiểu, cọc dấu
Câu 2: Tỉnh Thanh Hóa giáp với tỉnh nào của phía Lào?
A Hủa Phăn
B Xiêng Khoảng
C Luông Pha Băng
D Bô Ly Khăm Xay
Câu 3: Tỉnh Nghệ An giáp với tỉnh nào của phía Lào?
A Hủa Phăn
B Xiêng Khoảng
C Bô Ly Khăm Xay
D Cả 03 đáp án trên
Câu 4: Cơ quan nào sau đây thống nhất quản lý nhà nước về biên phòng?
A Chính phủ
B Bộ Quốc phòng
C Bộ Công an
D Bộ Ngoại giao
Câu 5: Theo pháp luật Việt Nam, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh được
quyết định gia hạn thời gian hạn chế hoặc tạm dừng việc qua lại biên giới tại cửa
khẩu phụ, lối mở biên giới là bao lâu?
A Không quá 48 giờ
B Không quá 36 giờ
C Không quá 24 giờ
D Không quá 12 giờ
Câu 6: Theo pháp luật Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh được quyết định
việc hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu chính (cửa
khẩu song phương) trong thời gian bao lâu?
A Không quá 36 giờ
B Không quá 24 giờ
C Không quá 12 giờ
D Không quá 06 giờ
Câu 7: Mục tiêu tổng quát phát triển hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền là gì?
A Phát triển hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền theo một quy hoạch thống
nhất, hợp lý, đồng bộ với quy hoạch phát triển kinh tế vùng, quy hoạch nâng
cấp, phát triển cơ sở hạ tầng của từng địa phương
B Phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa Việt Nam với các nước láng
giềng, nhất là giao lưu kinh tế - thương mại; đẩy mạnh việc thu hút các nguồn vốn
đầu tư xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu
C Đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công
nghệ vào việc kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện xuất - nhập cảnh, hàng hóa
xuất - nhập khẩu tại các cửa khẩu; tạo sự thuận lợi, thông thoáng cho việc thông
quan; đảm bảo quốc phòng, an ninh khu vực biên giới
Câu 8: Cơ quan nào chủ trì xác định phạm vi khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu
chính (cửa khẩu song phương) và báo cáo Chính phủ quyết định?
A Bộ Xây dựng
B Bộ Tài nguyên và Môi trường
C Bộ Quốc phòng
D Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Câu 9: Phân giới, cắm mốc trên thực địa là gì?
A Đánh dấu bằng các cột mốc tại các vị trí cần thiết Chuyển đường biên giới được
xác định trong văn bản pháp lý về hoạch định ra thực địa và đánh dấu bằng các cột
mốc tại các vị trí cần thiết, sau đó ký kết văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả
PGCM
B Ký kết văn kiện pháp lý mô tả hướng đi của đường biên giới và địa hình đường
biên giới đi qua bằng lời văn và thể hiện hướng đi đó trên bản đồ địa hình khu vực
biên giới
C Chuyển đường biên giới được xác định trong văn bản pháp lý về hoạch
định ra thực địa
Câu 10: Theo Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên
đất liền Việt Nam - Lào ký năm 2016, việc phối hợp tuần tra song phương để kiểm
tra liên hợp đường biên giới và mốc quốc giới được quy định như thế nào?
A Mỗi quý một lần
B Khi cần thiết
C 06 tháng một lần
D 01 năm một lần
Câu 11: Theo Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên
đất liền Việt Nam - Lào ký năm 2016, nếu hoạt động bay chụp ảnh hàng không và
sử dụng các thiết bị bay khác của một Bên cần phải vào lãnh thổ trên không của
Bên kia trong phạm vi 10km thì phải xin phép Bên kia trước ít nhất bao lâu?
A 30 ngày
B 45 ngày
C 15 ngày
D 07 ngày
Câu 12: Theo Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên
đất liền Việt Nam - Lào ký năm 2016, cư dân biên giới là gì?
A. Công dân Việt Nam hoặc công dân Lào có đăng ký cư trú tại khu vực biên giới
B Công dân nước thứ ba có đăng ký cư trú tại khu vực biên giới
C Nhân dân sinh sống tại khu vực biên giới
D Đáp án 1 và 2
Câu 13: Theo Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên
đất liền Việt Nam - Lào ký năm 2016, vùng biên giới là gì?
A. Đơn vị hành chính cấp huyện của hai nước có một phần địa giới hành chính
trùng với đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào B.
Đơn vị hành chính cấp tỉnh của hai nước có một phần địa giới hành
chínhtrùng với đường biên giới quốc gia Việt Nam – Lào
C. Đơn vị hành chính cấp xã của hai nước có một phần địa giới hành chính trùng
với đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào
D. Đơn vị hành chính cấp huyện của hai nước
Câu 14: Việc sửa chữa, gia cố mốc tại vị trí cũ có cần làm lại hồ sơ mốc không?
A Làm lại hồ sơ đối với mốc đại, mốc trung, mốc tiểu
B Không cần làm lại hồ sơ mốc
C Làm lại hồ sơ đối với mốc đại, mốc trung
D Do hai Bên thỏa thuận đối với từng trường hợp cụ thể
Câu 15: Hiệp định cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền
Việt Nam – Trung Quốc quy định như thế nào về thời gian làm việc tại cửa khẩu
Lào Cai (đường bộ)?
A 7h00-22h00 giờ Hà Nội
B 8h00-23h00 giờ Hà Nội
C 8h00-20h00 giờ Hà Nội
D 7h00-20h00 giờ Hà Nội
Câu 16: Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung
Quốc có bao nhiêu phụ lục?
A 16 Phụ lục
B 17 Phụ lục
C 18 Phụ lục
D 19 Phụ lục
Câu 17: Hiệp định cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền
Việt Nam – Trung Quốc gồm bao nhiêu điều khoản?
A 10 điều khoản
B 11 điều khoản
C 12 điều khoản
D 13 điều khoản
Câu 18: Hiệp định về quy chế biên giới Việt Nam - Campuchia được ký năm nào?
A Năm 1983
B Năm 1985
C Năm 2005
D Không có đáp án nào đúng
Câu 19: Việc xây dựng lại mốc tại vị trí mới có cần làm lại hồ sơ mốc không?
A Không cần làm lại hồ sơ mốc
B Cần làm lại hồ sơ mốc
C Làm lại hồ sơ đối với mốc đại, mốc trung
D Do hai Bên thỏa thuận đối với từng trường hợp cụ thể
Câu 20: Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc
giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
chính thức có hiệu lực vào thời gian nào?
A 06/11/2015
B 16/6/2015
C 16/6/2016
D 06/11/2016
Câu 21: Lực lượng chuyên trách bảo vệ biên giới cần làm gì ngay sau khi phát
hiện mốc quốc giới bị hư hỏng, phá hoại?
A. Báo cáo ngay với Cơ quan biên giới trung ương và cấp trên có thẩm quyền để
xin ý kiến chỉ đạo xử lý
B. Thông báo ngay cho lực lượng chuyên trách bảo vệ biên giới Bên kia để
phối hợp xử lý
C. Lập tức triển khai sửa chữa, khôi phục hoặc xây dựng lại mốc tại vị trí cũ
D Đáp án 1 và 2
Câu 22: Theo Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên
đất liền Việt Nam - Lào ký năm 2016, việc xây dựng công trình cách đường biên
giới ít nhất bao nhiêu mét thì không cần phải có thỏa thuận của hai Bên?
A 30m
B 150m
C 100m
D 50m
Câu 23: Cửa khẩu quốc tế Tân Nam thuộc tỉnh nào sau đây?
A Kon Tum
B Đắk Nông
C Tây Ninh
D Đắk Lắk
Câu 24: Cửa khẩu nào sau đây thuộc Lào đối diện với cửa khẩu Huổi Puốc (tỉnh
Điện Biên)?
A Na Phậu
B Na Son
C Nậm Cắn
D Nậm Phao
Câu 25: Theo Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên
đất liền Việt Nam - Lào ký năm 2016, các tiêu chí nào để coi một sự việc hoặc vấn
đề là sự kiện biên giới?
A Xảy ra trong khu vực biên giới
B Vi phạm Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất
liền Việt Nam - Lào, Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam
- Lào năm 2016 và các văn kiện kiểm tra liên hợp
C Tác động, gây thiệt hại cho một Bên hoặc cả hai Bên
D Cả 03 đáp án trên
Câu 26: Theo Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên
đất liền Việt Nam - Lào ký năm 2016, việc điều chỉnh đường biên giới thuộc thẩm
quyền quyết định của cơ quan nào?
A Cơ quan biên giới trung ương
B Chính phủ
C Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
D Chính quyền tỉnh biên giới
Câu 27: Theo Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên
đất liền Việt Nam - Lào ký năm 2016, phương tiện bay hoặc thiết bị bay là gì?
A Tàu bay, trực thăng
B Tàu bay không người lái
C Tàu bay, trực thăng, khí cầu và các thiết bị bay khác
D Trực thăng, khí cầu, tàu bay không người lái
Câu 28: Theo Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên
đất liền Việt Nam - Lào ký năm 2016, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại
cửa khẩu là gì?
A Các cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ làm thủ tục đối với người, phương
tiện, hàng hoá, vật phẩm xuất, nhập qua cửa khẩu
B Các cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, giám sát đối với
người, phương tiện, hàng hoá, vật phẩm xuất, nhập qua cửa khẩu
C Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác
D Cả 03 đáp án trên
Câu 29: Hiện nay, tỉnh nào sau đây chưa có cửa khẩu với Campuchia?
A Kon Tum, Đắk Lắk
B Đắk Nông, Đắk Lắk
C An Giang
D Bình Phước

Bộ đề số 2:
Câu 1: Tỉnh Quảng Trị giáp với tỉnh nào của phía Lào?
A Xê Kông và Ắt Tạ Pư
B Khăm Muộn và Sạ Vẳn Nạ Khệt
C Sả Lạ Văn và Xê Kông
D Sạ Vẳn Nạ Khệt và Sả Lạ Văn
Câu 2: Tỉnh Thừa Thiên Huế giáp với tỉnh nào của phía Lào?
A Sả Lạ Văn và Xê Kông
B Sạ Vẳn Nạ Khệt và Sả Lạ Văn
C Khăm Muộn và Sạ Vẳn Nạ Khệt
D Xê Kông
Câu 3: Tỉnh Quảng Bình giáp với tỉnh nào của phía Lào?
A Sạ Vẳn Nạ Khệt
B. Khăm Muộn
C Khăm Muộn và Sạ Vẳn Nạ Khệt
D Xiêng Khoảng và Bô Ly Khăm Xay
Câu 4: Hành vi nào sau đây vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ biên giới
quốc gia?
A. Thăm dò địa chất, khai thác tài nguyên, khoáng sản làm hư hại dấu hiệu đường
biên giới quốc gia, mốc quốc giới, cọc dấu, vật đánh dấu đường biên giới, công
trình biên giới
B. Làm ảnh hưởng đến đường biên giới quốc gia
C. Xây dựng công trình kiên cố trong phạm vi 30 mét tính từ đường biên giới trên
đất liền tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc hoặc 100 mét tính từ đường biên
giới trên đất liền tuyến biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia
D. Cả 03 đáp án trên
Câu 5: Theo pháp luật Việt Nam, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh được
quyết định hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu
chính (cửa khẩu song phương) trong thời gian bao lâu?
A Không quá 24 giờ
B Không quá 12 giờ
C Không quá 06 giờ
D Không có thẩm quyền
Câu 6: Khi quyết định hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại
cửa khẩu phụ, lối mở biên giới, cơ quan nào của địa phương có trách nhiệm phối
hợp xử lý về đối ngoại?
A Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh
B Sở Ngoại vụ tỉnh
C Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
D Ủy ban nhân dân huyện biên giới
Câu 7: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh được quyết định việc hạn chế hoặc tạm
dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu quốc tế trong thời gian bao lâu?
A Không quá 06 giờ
B Không quá 12 giờ
C Không quá 24 giờ
D Không có thẩm quyền
Câu 8: Điểm nào sau đây không phải là nội dung quản lý nhà nước về biên giới
quốc gia?
A. Tổ chức thực hiện điều ước quốc tế về biên giới quốc gia
B. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách về biên giới quốc gia
C. Xây dựng chính quyền cơ sở khu vực biên giới
D. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, bảo vệ
biên giới quốc gia
Câu 9: Theo pháp luật Việt Nam, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh được
quyết định gia hạn thời gian hạn chế hoặc tạm dừng việc qua lại biên giới tại cửa
khẩu phụ, lối mở biên giới là bao lâu?
A Không quá 48 giờ
B Không quá 36 giờ
C Không quá 24 giờ
D Không quá 12 giờ
Câu 10: Điểm nào sau đây là một trong những nội dung quản lý nhà nước đối với
cửa khẩu biên giới?
A. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về cửa khẩu
biên giới
B. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về cửa khẩu biên giới
C. Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cửa khẩu biên giới trên đất
liền; mở, nâng cấp cửa khẩu, lối mở biên giới
D. Cả 03 đáp án trên
Câu 11: Cửa khẩu quốc tế Dinh Bà thuộc tỉnh nào sau đây?
A Đồng Tháp
B Kiên Giang
C Long An
D Tây Ninh
Câu 12: Cửa khẩu Hạ Lang thuộc tỉnh nào?
A Lạng Sơn
B Hà Giang
C Cao Bằng
D Lai Châu
Câu 13: Theo Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên
đất liền Việt Nam - Lào ký năm 2016, phương tiện bay hoặc thiết bị bay là gì?
A Tàu bay, trực thăng
B Tàu bay không người lái
C Tàu bay, trực thăng, khí cầu và các thiết bị bay khác
D Trực thăng, khí cầu, tàu bay không người lái
Câu 14: Cửa khẩu nào sau đây thuộc Lào đối diện với cửa khẩu Tây Trang (tỉnh
Điện Biên)?
A Pang Hốc
B Nậm Sôi
C Huội La
D Na Son
Câu 15: Cặp cửa khẩu Lệ Thanh - O Za Dao thuộc cặp tỉnh biên giới nào của Việt
Nam và Campuchia?
A Gia Lai - Rattanakiri
B Kon Tum - Rattanakiri
C Đắk Nông - Mondulkiri
D Đắk Lắk - Mondulkir
Câu 16: Cửa khẩu nào sau đây thuộc Lào đối diện với cửa khẩu Na Mèo (tỉnh
Thanh Hóa)?
A Xổm Vẳng
B Nậm Sôi
C Tha Lấu
D Nậm Cắn
Câu 17: Các cột mốc giới do Việt Nam cắm được làm bằng chất liệu gì?
A Đá hoa cương và gạch xây
B Bê tông và Đá granite
C Đá hoa cương và Bê tông
D Bê tông và gạch xây
Câu 18: Theo quy định của Hiệp định cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên
giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc, việc thay đổi vị trí cửa khẩu được thực
hiện như thế nào?
A. Cần thông qua chính quyền hai nước hiệp thương thống nhất, phải được sự
đồng ý của Bộ Quốc phòng hai Bên và thông qua đường ngoại giao để xác định.
B. Cần thông qua chính quyền hai nước hiệp thương thống nhất, phải được sự đồng
ý của Bộ Ngoại giao hai Bên và thông qua đường ngoại giao để xác định.
C. Cần thông qua chính quyền hai nước hiệp thương thống nhất, phải được sự đồng
ý của Bộ Công an hai Bên và thông qua đường ngoại giao để xác định.
D. Cần thông qua chính quyền cấp tỉnh (khu tự trị) ở vùng biên giới hai nước
hiệp thương thống nhất, phải được sự đồng ý của Chính phủ hai Bên và thông
qua đường ngoại giao để xác định.
Câu 19: Cửa khẩu Phước Tân (Tây Ninh) thuộc loại hình cửa khẩu nào?
A Lối mở biên giới
B Cửa khẩu quốc tế
C Cửa khẩu phụ
D Cửa khẩu chính
Câu 20: Mọi bất đồng nảy sinh liên quan đến giải thích và thực hiện Hiệp định về
quy chế quản lý biên giới sẽ được giải quyết như thế nào?
A. Hai Bên sẽ thông qua đường ngoại giao để thương lượng giải quyết.
B. Hai Bên sẽ thông qua Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam –
Trung Quốc thương lượng giải quyết.
C. Hai Bên sẽ thông qua Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung
Quốc để thương lượng giải quyết.
D. Hai Bên sẽ thông qua Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền
Việt Nam - Trung Quốc để thương lượng giải quyết.
Câu 21: Cửa khẩu nào sau đây thuộc Lào đối diện với cửa khẩu Nậm Cắn (tỉnh
Nghệ An)?
A Nậm Tạy
B Nậm Sôi
C Nậm Cắn
D Nậm Phao
Câu 22: Cửa khẩu Vĩnh Hội Đông (An Giang) thuộc loại hình cửa khẩu nào?
A Cửa khẩu quốc tế
B Cửa khẩu chính
C Cửa khẩu phụ
D Lối mở biên giới
Câu 23: Hiệp định cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền
Việt Nam – Trung Quốc quy định như thế nào về cửa khẩu biên giới?
A. Cửa khẩu biên giới là khu vực xác định ở hai bên biên giới trên đất liền Việt
Nam – Trung Quốc, chỉ dành cho người và phương tiện giao thông vận tải trực tiếp
xuất - nhập cảnh tại khu vực nhất định
B. Cửa khẩu biên giới là khu vực thuộc biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung
Quốc, dành cho người, xuất - nhập cảnh tại khu vực nhất định
C. Cửa khẩu biên giới là khu vực xác định ở hai bên biên giới trên đất liền Việt
Nam – Trung Quốc, dành cho người, hàng hóa, vật phẩm, phương tiện giao thông
vận tải trực tiếp xuất - nhập cảnh tại khu vực nhất định
D Không có quy định
Câu 24: Việt Nam và Lào phân công trách nhiệm quản lý, bảo vệ mốc quốc giới
như thế nào?
A. Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ các mốc quốc giới số chẵn; Lào chịu
trách nhiệm quản lý, bảo vệ các mốc quốc giới số lẻ
B. Các mốc quốc giới nằm trên lãnh thổ nước nào do nước đó chịu trách nhiệm
quản lý, bảo vệ
C. Thỏa thuận phân công quản lý, bảo vệ đối với một số trường hợp mốc cắm trên
đường biên giới tại khu vực địa hình khó khăn, hiểm trở
D Cả 03 đáp án trên
Câu 25: Cặp cửa khẩu Mộc Bài - Bà Vét thuộc cặp tỉnh biên giới nào của Việt
Nam và Campuchia?
A Long An - Svay Rieng
B Tây Ninh - Tboung Khmum
C Tây Ninh - Prey Veng
D Tây Ninh - Svay Rieng
Câu 26: Theo Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên
đất liền Việt Nam - Lào ký năm 2016, các tiêu chí nào để coi một sự việc hoặc vấn
đề là sự kiện biên giới?
A Xảy ra trong khu vực biên giới
B. Vi phạm Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất
liền Việt Nam - Lào, Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam
- Lào năm 2016 và các văn kiện kiểm tra liên hợp
C. Tác động, gây thiệt hại cho một Bên hoặc cả hai Bên
D. Cả 03 đáp án trên
Câu 27: Hiệp định cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền
Việt Nam – Trung Quốc quy định như thế nào về cửa khẩu song phương?
A. Cửa khẩu song phương được mở cho người mang hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế
khác còn hiệu lực của hai Bên.
B. Cửa khẩu song phương được mở cho người mang Giấy thông hành xuất – nhập
cảnh vùng biên giới
C. Cửa khẩu song phương được mở cho hàng hóa, vật phẩm, phương tiện giao
thông vận tải của hai Bên.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 28: Cặp cửa khẩu Phước Tân - Bố Môn thuộc cặp tỉnh biên giới nào của Việt
Nam và Campuchia?
A Long An - Svay Rieng
B Tây Ninh - Svay Rieng
C Đồng Tháp - Prey Veng
D Tây Ninh - Svay Rieng
Câu 29: Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu trên đất liền Việt
Nam - Trung Quốc có bao nhiêu phụ lục?
A 1 Phụ lục
B 2 Phụ lục
C 3 Phụ lục
D 4 Phụ lục
Câu 30: Theo Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên
đất liền Việt Nam - Lào ký năm 2016, ngành chủ quản là gì?
A. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành cấp trung ương được pháp luật
của mỗi nước quy định có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn giải quyết các
vấn đề được quy định tại Hiệp định này
B. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại địa phương được pháp luật của mỗi
nước quy định có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn giải quyết các vấn đề được
quy định tại Hiệp định này
C. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành được pháp luật của mỗi nước quy định
có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn giải quyết các vấn đề được quy định tại Hiệp
định này
D. Chính quyền tỉnh biên giới

Bộ đề số 3
Đáp án Biên cương Tổ quốc tôi tuần 2 Bộ 2
Câu 1: Hiện nay, tỉnh Sơn La có bao nhiêu cửa khẩu quốc tế, bao nhiêu cửa khẩu
chính và bao nhiêu cửa khẩu phụ với Lào?
A 1 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu chính, 2 cửa khẩu phụ
B 1 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu chính, 1 cửa khẩu phụ
C 2 cửa khẩu chính, 2 cửa khẩu phụ
D 1 cửa khẩu chính, 3 cửa khẩu phụ
Câu 2: Hiện nay, tỉnh Ắt Tạ Pư (Lào) có bao nhiêu cửa khẩu quốc tế, bao nhiêu
cửa khẩu chính và bao nhiêu cửa khẩu phụ với Việt Nam?
A 1 cửa khẩu quốc tế
B 2 cửa khẩu quốc tế
C 1 cửa khẩu phụ
D 3 cửa khẩu chính
Câu 3: Hiện nay, tỉnh Nghệ An có bao nhiêu cửa khẩu quốc tế, bao nhiêu cửa khẩu
chính và bao nhiêu cửa khẩu phụ với Lào?
A 1 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu chính, 2 cửa khẩu phụ
B 1 cửa khẩu quốc tế, 4 cửa khẩu phụ
C 1 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu chính, 3 cửa khẩu phụ
D 2 cửa khẩu chính, 3 cửa. khẩu phụ
Câu 4: Theo quy định tại Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt
Nam – Trung Quốc, Đại diện biên giới đoạn 4 sẽ quản lý đoạn biên giới nào?
A Từ mốc 167 đến mốc 498.
B Từ mốc 820 đến mốc 962.
C Từ mốc 85 đến mốc 167
D Từ mốc 498 đến mốc 820.
Câu 5: Trong số các cửa khẩu dưới đây, đâu là cửa khẩu phụ?
A Hồng Vân
B Cầu Treo
C Nam Giang
D Thanh Thủy
Câu 6: Cặp cửa khẩu Cầu Treo - Nậm Phao thuộc cặp tỉnh biên giới nào của Việt
Nam và Lào?
A Hà Tĩnh - Bô Ly Khăm Xay
B Nghệ An - Bô Ly Khăm Xay
C Hà Tĩnh - Khăm Muồn
D Nghệ An - Hủa Phăn
Câu 7: Trong số các cửa khẩu dưới đây, cửa khẩu nào là cửa khẩu phụ?
A. Nậm Cắn
B. Na Mèo
C. Cà Roòng
D. Chiềng Khương
Câu 8: Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế có bao nhiêu cửa khẩu quốc tế, bao nhiêu
cửa khẩu chính và bao nhiêu cửa khẩu phụ với Lào?
A 2 cửa khẩu chính
B 1 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu chính
C 2 cửa khẩu phụ
D 1 cửa khẩu chính, 1 cửa khẩu phụ
Câu 9: Theo Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam –
Trung Quốc, định nghĩa nào sau đây là chính xác nhất về "sự kiện biên giới"?
A. Sự kiện biên giới là các sự kiện do con người hoặc nguyên nhân khác gây
ra, vi phạm quy chế quản lý biên giới, văn kiện hoạch định biên giới hoặc văn
kiện phân giới, cắm mốc giữa hai nước.
B. Sự kiện biên giới là các sự kiện xảy ra tại khu vực biên giới do một Bên tiến
hành các hoạt động sau khi đã thỏa thuận, thống nhất với Bên còn lại
C. Sự kiện biên giới là sự kiện gây ra bởi các tình huống bất khả kháng
D. Cả ba đáp án trên đều sai
Câu 10: Trong số các cửa khẩu dưới đây, đâu là cửa khẩu chính?
A Tén Tần
B Cha Lo
C Thông Thụ
D Nam Giang
Câu 11: Theo pháp luật Việt Nam, phạm vi khu vực biên giới trên đất liền được
xác định như thế nào?
A Tính từ biên giới quốc gia trên đất liền vào hết địa giới hành chính của tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương có một phần địa giới hành chính trùng hợp với
biên giới quốc gia trên đất liền
B Tính từ biên giới quốc gia trên đất liền vào hết địa giới hành chính của huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung
ương có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất
liền
C Tính từ biên giới quốc gia trên đất liền vào hết địa giới hành chính của xã,
phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới
quốc gia trên đất liền
D Không có đáp án nào đúng
Câu 12: Việt Nam có bao nhiêu tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đường
biên giới trên đất liền giáp với Campuchia?
A 11
B 10
C9
D8
Câu 13: Điểm nào sau đây thuộc trách nhiệm của Bộ Tài chính trong xây dựng,
quản lý, bảo vệ khu vực biên giới đất liền?
A Bố trí dự toán chi ngân sách nhà nước cho nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới
theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành
B Xây dựng chính sách phát triển thương mại ở khu vực biên giới đất liền
C Tổng hợp nhu cầu về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở khu vực biên giới đất liền;
xây kè sông, suối biên giới, kè bảo vệ mốc quốc giới
D Cả 03 đáp án trên
Câu 14: Lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên
giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới theo quy
định của pháp luật là lực lượng nào?
A Bộ đội biên phòng
B Công an nhân dân
C Hải quan
D Dân quân tự vệ
Câu 15: Văn bản nào sau đây quy định về quy chế khu vực biên giới đất liền nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A Nghị định 140/2004/NĐ-CP
B Nghị định 96/2020/NĐ-CP
C Nghị định 112/2014/NĐ-CP
D Nghị định 34/2014/NĐ-CP
Câu 16: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc mở cửa khẩu và nơi mở ra
cho qua lại biên giới, nâng cấp cửa khẩu thuộc thẩm quyền của cá nhân/ cơ quan
nào?
A Thủ tướng Chính phủ
B Quốc hội
C Chính phủ
D Chủ tịch nước
Câu 17: Tỉnh nào có đường biên giới trên đất liền đồng thời giáp với hai nước
Trung Quốc và Lào?
A Lào Cai
B Lai Châu
C Điện Biên
D Sơn La
Câu 18: Cơ sở để tổ chức quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, mốc quốc giới, khu
vực biên giới là gì?
A Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến biên giới
B Điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên
C Các vắn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và hướng dẫn của các bộ, ngành
chức năng
D Cả 03 đáp án trên
Câu 19: Mốc biên giới là gì?
A Công trình trên biên giới
B Vật thể đánh dấu đường biên giới
C Do các nước liên quan thỏa thuận xác định, xây dựng và ghi nhận
D Cả 03 đáp án trên
Câu 20: Cột mốc số 118 nằm tại khu vực nào?
A Cửa khẩu Lệ Thanh, Gia Lai
B Cửa khẩu Hoa Lư, Bình Phước
C Cửa khẩu Xa Mát, Tây Ninh
D Cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh
Câu 21: Tỉnh Đồng Tháp tiếp giáp với tỉnh nào của Campuchia?
A Tỉnh Svay Rieng
B Tỉnh Tboung Khmum
C Tỉnh Takeo
D Tỉnh Prey Veng
Câu 22: Dưới Ủy ban Liên hợp PGCM có những cơ chế giúp việc nào?
A Tiểu ban Kỹ thuật Liên hợp, Nhóm Chuyên gia kỹ thuật liên hợp
B Tổ Nội nghiệp, Tổ chuyên gia kỹ thuật GPS
C Nhóm công tác đặc biệt, Đội PGCM
D Cả 03 đáp án trên
Câu 23: Cột mốc số 313 nằm tại khu vực nào?
A Cửa khẩu Tịnh Biên, An Giang
B Cửa khẩu Hà Tiên, Kiên Giang
C Cửa khẩu Thường Phước, Đồng Tháp
D Cửa khẩu Vĩnh Xương, An Giang
Câu 24: Hiệp ước giữa Việt Nam và Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định
biên giới quốc gia năm 1985 ký năm 2005, những yếu tố nào được áp dụng để điều
chỉnh hướng đi của đường biên giới Việt Nam - Campuchia ghi trong Điều 1 của
Hiệp ước hoạch định năm 1985?
A Căn cứ pháp lý mà chính quyền thực dân đã sử dụng để vạch đường biên giới
trên đất liền Việt Nam - Campuchia
B Thực trạng quản lý và chiếm hữu thực dư của dân cư qua nhiều thế hệ
C Đặc trưng địa hình
D Cả 03 đáp án trên
Câu 25: Các tỉnh nào sau đây của Việt Nam có đường biên giới tiếp giáp với
Trung Quốc?
A Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh
B Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh
C Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Quảng Ninh
D Lai Châu, Phú Thọ, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh
Câu 26: Đặc điểm khí hậu khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia là gì?
A Khí hậu khô
B Khí hậu ôn đới
C Khí hậu nhiệt đới, gió mùa
D Khí hậu lục địa
Câu 27: Lễ giao nhận Bản đồ địa hình biên giới Việt Nam - Campuchia tỷ lệ
1/25.000 đính kèm Nghị định thư PGCM ký năm 2019 được hai nước tổ chức tại
đâu?
A Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh
B Trụ sở Ủy ban Biên giới quốc gia, Hà Nội
C Cửa khẩu quốc tế Tân Nam, Tây Ninh
D Trụ sở Cơ quan Biên giới Campuchia, Phnôm Pênh
Câu 28: Điểm kết thúc của đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia tại
tỉnh nào của Campuchia?
A Tỉnh Prey Veng
B Tỉnh Kandal
C Tỉnh Takeo
D Tỉnh Kampot
Câu 29: Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam –
Trung Quốc có bao nhiêu điều khoản?
A 11 điều khoản
B 12 điều khoản
C 13 điều khoản
D 14 điều khoản

Bộ đề số 4
Câu 1: Theo Hiệp định về quy chế biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền
Việt Nam - Lào ký năm 2016, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước chuyên
ngành tại cửa khẩu biên giới là gì?
A. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật nước
mình
B. Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành của Bên kia để thực hiện
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Hiệp định, pháp luật liên
quan của mỗi nước và điều ước quốc tế có liên quan mà hai nước là thành viên
C. Đáp án 1 và 2
D. Không có đáp án nào đúng
Câu 2: Hiện nay, tỉnh Khăm Muồn (Lào) có bao nhiêu cửa khẩu quốc tế, bao
nhiêu cửa khẩu chính và bao nhiêu cửa khẩu phụ với Việt Nam?
A. 2 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu chính
B. 1 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu phụ
C. 2 cửa khẩu chính, 3 cửa khẩu phụ
D. 1 cửa khẩu chính, 3 cửa khẩu phụ
Câu 3: Theo Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất
liền Việt Nam - Lào ký năm 2016, chức năng, nhiệm vụ của lực lượng bộ đội biên
phòng Việt Nam và lực lượng công an Lào tại cửa khẩu là gì?
A. Hướng dẫn và thực hiện thủ tục biên phòng và công tác kiểm tra, kiểm soát,
giám sát hoạt động xuất, nhập cảnh của người, phương tiện
B. Kiểm tra, kiểm soát, giám sát phương tiện và hoạt động xuất nhập khẩu đối với
hàng hóa, vật phẩm qua cửa khẩu nước mình; phòng, chống mua bán người, buôn
lậu và gian lận thương mại
C. Thực hiện các chức năng và nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật của mỗi
nước
D. Cả 03 đáp án trên
Câu 4: Theo quy định tại Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt
Nam – Trung Quốc, Đại diện biên giới đoạn 3 sẽ quản lý đoạn biên giới nào?
A. Từ mốc 167 đến mốc 498.
B. Từ mốc 820 đến mốc 962.
C. Từ mốc 85 đến mốc 167
D. Từ mốc 498 đến mốc 820.
Câu 5: Mục đích của việc thành lập Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt
Nam – Trung Quốc là gì?
A. Thực hiện Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam -
Trung Quốc
B. Tuần tra, giám sát tại khu vực biên giới
C. Quản lý xuất, nhập cảnh trái phép tại khu vực biên giới
D. Triển khai công tác phân giới, cắm mốc trên thực địa
Câu 6: Cửa khẩu quốc tế Pang Hốc đối diện cửa khẩu quốc tế Tây Trang (Điện
Biên) thuộc tỉnh nào của Lào?
A Hủa Phăn
B Luông Pha Băng
C Phông Sa Lỳ
D Xiêng Khoảng
Câu 7: Đại diện biên giới hai Bên trao đổi thông qua những phương thức nào?
A. Hội đàm và Trao đổi qua điện thoại
B. Trao đổi qua điện thoại và Trao đổi qua Thư công tác
C. Trao đổi qua Thư công tác và Hội đàm
D. Hội đàm, Trao đổi qua điện thoại, Trao đổi qua Thư công tác
Câu 8: Theo quy định tại Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt
Nam – Trung Quốc, Đại diện biên giới đoạn 8 sẽ quản lý đoạn biên giới nào?
A .Từ mốc 820 đến điểm kết thúc của đường biên giới.
B. Từ mốc 962 đến điểm kết thúc của đường biên giới.
C. Từ mốc 1300/4 đến điểm kết thúc của đường biên giới.
D. Từ mốc 498 đến mốc 820.
Câu 9: Cặp cửa khẩu Nam Giang - Đắc Ta Oóc thuộc cặp tỉnh biên giới nào của
Việt Nam và Lào?
A Kon Tum - Ắt Tạ Pư
B Quảng Nam - Xê Kông
C Kon Tum - Xê Kông
D Quảng Trị - Sả Lạ Văn
Câu 10: Hiệp định về quy chế quản lý biên giới quy định việc thay đổi vị trí mốc,
cắm thêm mốc, vật đánh dấu đường biên giới phải tuân thủ như thế nào?
A. Không Bên nào được đơn phương thay đổi vị trí, xây dựng thêm mốc giới
hoặc vật đánh dấu đường biên giới
B. Mỗi Bên được đơn phương thay đổi vị trí, xây dựng thêm mốc giới hoặc vật
đánh dấu đường biên giới
C. Không được xây dựng thêm vật đánh dấu đường biên giới
D. Cả ba đáp án đều sai
Câu 11: Việt Nam có bao nhiêu tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đường
biên giới trên đất liền giáp với Lào?
A. 10
B. 9
C. 8
D. 7
Câu 12: Điểm nào sau đây thuộc trách nhiệm của Bộ Công an theo quy định của
pháp luật?
A. Trao đổi tình hình, thống nhất chủ trương chỉ đạo đấu tranh phòng, chống tội
phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác về an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở
khu vực biên giới
B. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ công tác bảo vệ an ninh, trật tự,
an toàn xã hội cho lực lượng chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia
C. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an ninh quốc gia, phối hợp với Bộ Quốc phòng
thực hiện hợp tác an ninh biên giới
D. Cả 03 đáp án trên
Câu 13: Theo pháp luật Việt Nam, việc xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách
quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia được định hướng như thế nào?
A. Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại
B. Vững mạnh về chính trị, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ
C. Nắm vững pháp luật và công tác đối ngoại nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo
vệ biên giới quốc gia trong mọi tình huống
D. Cả 03 đáp án trên
Câu 14: Văn bản nào sau đây quy định về quy chế khu vực biên giới đất liền nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Nghị định 140/2004/NĐ-CP
B. Nghị định 96/2020/NĐ-CP
C. Nghị định 112/2014/NĐ-CP
D. Nghị định 34/2014/NĐ-CP
Câu 15: Luật Biên giới quốc gia được Quốc hội thông qua vào năm nào?
A. Năm 2002
B. Năm 2003
C. Năm 2004
D. Năm 2005
Câu 16: Tỉnh nào có đường biên giới trên đất liền đồng thời giáp với hai nước
Trung Quốc và Lào?
A. Lào Cai
B. Lai Châu
C. Điện Biên
D. Sơn La
Câu 17: Khái niệm biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là gì?
A. Đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền,
các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa,
vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
B. Đường để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có
quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
C. Mặt thẳng đứng để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, vùng biển, lòng đất, vùng
trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
D. Đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất
liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo
Trường Sa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu 18: Mốc biên giới là gì?
A. Công trình trên biên giới
B. Vật thể đánh dấu đường biên giới
C. Do các nước liên quan thỏa thuận xác định, xây dựng và ghi nhận
D. Cả 03 đáp án trên
Câu 19: Theo pháp luật Việt Nam, chế độ quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho
hoạt động xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia do cơ quan nào quy định?
A Quốc hội
B Chính phủ
C Hội đồng nhân dân tỉnh biên giới
D Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới
Câu 20: Cơ quan/ Cá nhân nào có thẩm quyền xác định vùng cấm đối với các công
trình quốc phòng, công trình biên giới?
A .Thủ tướng Chính phủ
B. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
C. Chính phủ
D. Không có đáp án nào đúng
Câu 21: Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới Việt Nam - Campuchia -
Lào được ký tại đâu?
A Hà Nội, Việt Nam
B Phnôm Pênh, Campuchia
C Viêng Chăn, Lào
D Kon Tum, Việt Nam
Câu 22: Hiệp ước giữa Việt Nam và Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định
biên giới năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 ký năm 2019 được lập bằng
ngôn ngữ nào?
A Tiếng Việt, tiếng Khmer
B Tiếng Việt, tiếng Khmer, tiếng Pháp
C Tiếng Việt, tiếng Khmer, tiếng Anh
D Tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp
Câu 23: Tỉnh An Giang tiếp giáp với những tỉnh nào của Campuchia?
A Tỉnh Kandal và tỉnh Takeo
B Tỉnh Svay Rieng và tỉnh Kandal
C Tỉnh Prey Veng và Kandal
D Tỉnh Takeo và Kampot
Câu 24: Ý nghĩa của Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa?
A. Tạo cơ sở pháp lý vững chắc trong việc xác định đường biên giới rõ ràng, ổn
định giữa hai nước
B. Có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng môi trường hòa bình, ổn định, tạo
điều kiện xây dựng và phát triển đất nước, đưa quan hệ Việt - Trung lên một tầm
cao mới trong thế kỷ XXI
C. Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và duy trì ổn định tại khu vực biên
giới
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 25: Thác Bản Giốc nằm trên sông nào?
A Sông Quây Sơn
B Sông Bắc Luân
C Sông Ka Long
D Sông Hồng
Câu 26: Cho đến nay, Ủy ban liên hợp PGCM hai nước Việt Nam, Campuchia đã
hoàn thành xây dựng bao nhiêu cột mốc chính?
A 313 cột mốc
B 314 cột mốc
C 315 cột mốc
D 316 cột mốc
Câu 27: Mục đích của việc ký Nghị định thư PGCM Việt Nam - Campuchia năm
2019 là gì?
A. Ghi nhận và pháp lý hóa thành quả PGCM biên giới đất liền đã đạt được tính
đến thời điểm ký Nghị định thư PGCM năm 2019 (khoảng 84%)
B. Hệ thống hóa dữ liệu thông tin địa lý của đường biên giới, mốc biên giới đã
được hai Bên hoàn thành PGCM, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, bảo vệ
và nhận biết đường biên giới trên thực địa
C. Tạo cơ sở pháp lý để hai Bên tiếp tục giải quyết các vấn đề biên giới còn vướng
mắc, tồn đọng sau này
D Cả 03 đáp án trên
Câu 28: Tỉnh nào của Việt Nam có chiều dài đường biên giới đất liền (bao gồm cả
đường biên giới trên sông, suối) dài nhất với Lào?
A Sơn La
B Nghệ An
C Điện Biên
D Quảng Bình
Câu 29: Hiệp ước giữa Việt Nam và Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định
biên giới quốc gia năm 1985 ký năm 2005 có hiệu lực từ ngày nào?
A 12/06/2005
B 21/06/2005
C 06/12/2005
D 16/02/2005

Bộ đề số 5
Câu 1: Bờ Y là tên một cửa khẩu quốc tế tại tỉnh nào của Việt Nam?
A. Thanh Hoá
B. Điện Biên
C. Khánh Hoà
D. Kon Tum
Câu 2: Hiện nay, tỉnh Điện Biên có bao nhiêu cửa khẩu quốc tế, bao nhiêu của
khẩu chính và bao nhiêu cửa khẩu phụ với Lào?
A. 1 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu chính, 2 cửa khẩu phụ
B. 1 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu chính, 1 cửakhẩu phụ
C. 1 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu chính, 1 cửa khẩu phụ
D. 2 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu chính, 1 cửa khẩu phụ
Câu 3: Hiệp định về quy chế quản lý biên giới quy định việc thay đổi vị trí mốc,
cắm thêm mốc, vật đánh dấu đường biên giới phải tuân thủ như thế nào?
A. Không Bên nào được đơn phương thay đổi vị trí, xây dựng thêm mốc giới
hoặc vật đánh dấu đường biên giới
B. Mỗi bên được đơn phương thay đổi vị trí, xây dựng thêm mốc giới hoặc vật
đánh dấu đường biên giới
C. Không được xây dựng thêm vật đánh dấu đường biên giới
D. Cả ba đáp án đều sai
Câu 4: Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc có chức
năng, nhiệm vụ gì?
Α. Giải quyết những bất đồng nảy sinh trong việc giải thích các điều khoản của
Hiệp định trong quá trình thực hiện Hiệp định.
B. Nghiên cứu giải quyết các sự kiện biên giới mà Đại diện biên giới chưa giải
quyết được.
C. Giám sát tình hình thực hiện Hiệp định.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 5: Hiện nay, tỉnh Quảng Bình có bao nhiêu cửa khẩu quốc tế, bao nhiều cửa
khẩu chính và bao nhiêu của khẩu phụ với Lào?
Α. 2 cửa khẩu chính
B. 1 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu chính
C. 2 cửa khẩu phụ
D. 1 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu phụ
Câu 6: Chức năng, nhiệm vụ nào sau đây không phải là chức năng của Ủy ban liên
hợp biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc?
A. Đánh giá, thẩm định và giám sát các công trình, dự án tại vùng nước biên giới.
B. Tuần tra khu vực biên giới
C. Giải quyết những bất đồng nảy sinh trong việc giải thích các điều khoản của
Hiệp định trong quá trình thực hiện Hiệp định.
D. Xác nhận, sửa chữa, xây dựng và duy trì, bảo vệ các vật đánh dấu đường biên
giới.
Câu 7: Trong số các cửa khẩu dưới đây, đâu là cửa khẩu chính?
Α. Nà Cài
B. Nậm Lạnh
C. Huổi Puốc
D. Tà Rùng
Câu 8: Tính đến nay, có bao nhiêu loại hình của khẩu đã được mở ra trên tuyến
biên giới Việt Nam - Lào?
Α. 3
B.4
C. 5
D.2
Câu 9: Theo quy định tại Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt
Nam – Trung Quốc, Đại diện biên giới đoạn 4 sẽ quản lý đoạn biên giới nào?
Α. Từ mốc 167 đến mốc 498.
B.Từ mốc 820 đến mốc 962.
C. Từ mốc 85 đến mốc 167
D. Từ mốc 498 đến mốc 820.
Câu 10: Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế có bao nhiều cửa khẩu quốc tế, bao nhiêu
của khẩu chính và bao nhiêu của khẩu phụ với Lào?
Α. 2 cửa khẩu chính
B. 1 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu chính
C. 2 cửa khẩu phụ
D. 1 cửa khẩu chính, 1 cửa khẩu phụ
Câu 11: Văn bản nào sau đây quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia?
Α.. Nghị định 140/2004/NĐ-CP
B. Nghị định 96/2020/NĐ-CP
C. Nghị định 112/2014/NĐ-CP
D. Nghị định 34/2014/NĐ-CP
Câu 12: Nội dung nào thuộc hoạt động tổ chức thực hiện Ngày Biên phòng toàn
dân?
A. Giáo dục ý thức pháp luật về biên giới quốc gia, tôn trọng biên giới, chủ quyền
lãnh thổ, tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, nhân viên cơ
quan, tổ chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và của toàn dân; đặc biệt là cán
bộ, nhân viên cơ quan, tổ chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, chính quyền và
nhân dân khu vực biên giới trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu
vực biên giới
B. Huy động các ngành, các địa phương hướng về biên giới, tích cực tham gia xây
dựng tiềm lực về mọi mặt khu vực biên giới, tạo ra sức mạnh của toàn dân, giúp đỡ
Bộ đội biên phòng và các đơn vị khác thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, các cơ
quan chức năng ở khu vực | biên giới trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới
quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới
C . Xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định | lâu dài với các nước láng
giềng, phối hợp hai bên biên giới trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và
phòng, chống tội phạm
D. Cả 03 đáp án trên
Câu 13: Việt Nam có bao nhiêu tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đường
biên giới trên đất liền giáp với Trung Quốc?
A. 10
B. 9
C. 8
D. 7
Câu 14: Việt Nam có bao nhiêu tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đường
biên giới trên đất liền giáp với Lào?
A. 10
B. 9
C. 8
D.7
Câu 15: Việt Nam có biên giới đất liền với quốc gia nào?
А. Vương quốc Campuchia
B. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
C. Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
D. Cả 03 đáp án trên
Câu 16: Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là nhiệm
vụ của đối tượng nào?
А. Nhà nước
B. Toàn dân
C. Chính quyền, nhân dân khu vực biên giới và các lực lượng vũ trang nhân dân
D. Cả 03 đáp án trên
Câu 17: Theo pháp luật Việt Nam, cơ quan nào sau đây có thẩm quyền lập kế
hoạch trình Chính phủ về xây dựng công trình để cố định đường biên giới quốc
gia?
A. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
B. Các bộ, ngành liên quan
C. Ủy ban nhân dân cấp huyện
D. Đáp án 1 và 2
Câu 18: Văn bản nào sau đây quy định về quản lý của khẩu biên giới đất liền?
A. Nghị định 140/2004/NĐ-CP
B. Nghị định 71/2015/NĐ-CP
C. Nghị định 112/2014/NĐ-CP
D. Nghị định 34/2014/NĐ-CP
Câu 19: Cơ sở để tổ chức quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, mốc quốc giới, khu
vực biên giới là gì?
A. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến biên giới
B. Điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên
C. Các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và hướng dẫn của các bộ, ngành
chức năng
D. Cả 03 đáp án trên
Câu 20: Hiệp ước giữa Việt Nam và Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định
biên giới năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 được ký ngày nào?
A. 43595
В. 43753
C. 43743
D. 43739
Câu 21: Địa hình đặc trưng của đường biên giới trên đất liền Việt Nam -
Campuchia là gì?
Α. Rừng núi, cao nguyên
B. Rừng núi, cao nguyên và đồng bằng
C. Cao nguyên, đồng bằng
D. Rừng núi
Câu 22: Việt Nam và Trung Quốc đã mấy lần tiến hành đàm phán về biên giới
lãnh thổ trong giai đoạn từ năm 1974-1979?
Α. 1 lần
B. 2 lần
C. 3 lần
D. 4 lần
Câu 23: Hiệp ước giữa Việt Nam và Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định
biên giới quốc gia năm 1985 được ký kết vào thời gian nào và ở đâu?
A. Ngày 15/10/2006 tại Phnôm Pênh, Campuchia
B. Ngày 10/10/2005 tại Hà Nội, Việt Nam
C. Ngày 15/11/2006 tại Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
D. Ngày 10/11/2005 tại Hà Nội, Việt Nam
Câu 24: Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung
Quốc định nghĩa như thế nào về trường hợp bất khả kháng"?
A "Trường hợp bất khả kháng" là các trường hợp xảy ra do khách quan, không có
sự tác động của con người gây thiệt hại nặng nề cho con người
B. "Trường hợp bất khả kháng" là trường hợp xảy ra mưa, lũ, dịch bệnh ... gây ảnh
hưởng nặng nề về người và tài sản.
C. "Trường hợp bất khả kháng" là trường hợp xảy ra do khách quan không
thể dự đoán được, không thể tránh được và không thể khắc phục được.
D. "Trường hợp bất khả kháng" là trường hợp xảy ra do khách quan không thể dự
đoán được, gây thiệt hại | nặng nề cho con người
Câu 25: Cơ sở pháp lý tiến hành phân giới cắm mốc trên thực địa biên giới trên
đất liền Việt Nam – Trung Quốc là gì ?
А Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc
B. Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bản đồ Hiệp ước và các văn bản của
Ủy ban liên hợp phần giới, cắm mốc
C. Công ước Pháp - Thanh năm 1987 và Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý
cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc
D. Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc và
các biên bản của Ủy ban phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam -
Trung Quốc
Câu 26: Hiệp định về quy chế biên giới Việt Nam - Campuchia ký năm 1983 có
hiệu lực từ ngày nào?
Α. 30526
B. 30566
C. 30586
D. 30506
Câu 27: Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới Việt Nam - Campuchia -
Lào được ký ngày nào?
A. 39686
B. 39627
C. 39666
D. 39607
26/8/2008
Câu 28: Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới Việt Nam -
Campuchia được ký ngày nào?
A. 30519
B. 30499
C. 30374
D. 30517
20-7-1983

THỂ LỆ
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu “Biên cương Tổ quốc tôi”
(Kèm theo Quyết định số 662 -QĐ/BTGTW, ngày 23 tháng 9 năm 2021
của Ban Tuyên giáo Trung ương)
-----
1. Đơn vị chủ trì
Ban Tuyên giáo Trung ương
2. Đơn vị phối hợp thực hiện
Ban Đối ngoại Trung ương
Bộ Ngoại giao
Bộ Công an
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam
Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng
Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
3. Mục đích, ý nghĩa
- Tuyên truyền, khẳng định thắng lợi của những chủ trương, đường lối và
những nỗ lực, thành tựu của Đảng, Nhà nước, của các địa phương trong việc triển
khai Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, Luật Biên phòng Việt Nam, Nghị quyết
Đại hội XIII của Đảng; xây dựng tuyến biên giới quốc gia trên đất liền hòa bình,
hữu nghị, hợp tác, phát triển; bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc, giữ vững
môi trường hòa bình, ổn định, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch.
- Đổi mới nội dung, hình thức, đa dạng hóa các phương thức tuyên truyền,
thông tin đối ngoại về chủ quyền biên giới lãnh thổ; khai thác lợi thế của các
phương thức tuyên truyền trực quan sinh động; tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin, các nền tảng số để tăng tính lan tỏa của thông tin, hướng tới các đối
tượng khác nhau; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý
thức trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của
mỗi cán bộ, đảng viên và từng người dân, nhất là thế hệ trẻ với nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình mới.
- Nội dung thông tin bám sát quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước đã được các cơ quan chức năng thẩm định. Cuộc thi diễn ra
đạt hiệu quả cao, đánh giá đúng chất lượng của đối tượng dự thi. Cuộc thi trở thành
một trong những hoạt động sinh hoạt chính trị, xã hội sâu rộng, với sự tham gia,
hưởng ứng của công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc ở trong và ngoài nước.
4. Đối tượng dự thi
- Cuộc thi dành cho tất cả công dân Việt Nam trong và ngoài nước, người
nước ngoài đang công tác và sinh sống ở Việt Nam, không giới hạn độ tuổi.
- Các thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, Hội đồng Giám khảo, Ban Thư
ký không được tham gia dự thi.
5. Hình thức thi
- Vòng thi Tuần: Thí sinh tham gia thi trực tuyến trả lời câu hỏi dưới dạng
trắc nghiệm bằng hình thức câu hỏi dạng chữ, câu hỏi hình ảnh, câu hỏi tiếng, câu
hỏi dạng video.
- Vòng Bán kết: Thí sinh tham gia thi trực tuyến trả lời câu hỏi dưới dạng
trắc nghiệm bằng hình thức câu hỏi dạng chữ, câu hỏi hình ảnh, câu hỏi tiếng, câu
hỏi dạng video.
- Vòng Chung kết: Thí sinh tham gia thi theo hình thức sân khấu hóa, đối
kháng trực tiếp. Cách thức tổ chức thi sẽ được Ban Tổ chức cuộc thi thông báo sau.
5.1. Thời gian tổ chức Cuộc thi
- Vòng thi Tuần
Diễn ra trong 04 tuần với hình thức trực tuyến trong thời gian như sau:
+ Tuần 1: 01/10 - 08/10/2021
+ Tuần 2: 09/10 - 16/10/2021
+ Tuần 3: 17/10 - 24/10/2021
+ Tuần 4: 25/10 - 01/11/2021
- Vòng thi Bán kết
+ Thời gian: Tháng 11/2021.
+ Số thí sinh tham gia vòng thi Bán kết là 80 thí sinh, trong đó: 40 thí sinh
được lấy từ 4 tuần thi (mỗi tuần lấy 10 thí sinh có điểm số cao nhất); 40 thí sinh có
tổng điểm số tích lũy của 4 tuần thi cao nhất. Trong trường hợp sau 4 tuần thi có ít
hơn 40 thí sinh đạt điểm cao nhất, Ban Tổ chức sẽ lựa chọn thêm các thí sinh có
điểm số tích lũy qua 4 tuần thi để lựa chọn đủ 80 thí sinh thi Bán kết. Trong trường
hợp các thí sinh có cùng điểm số cao nhất thì sẽ xét theo thời gian hoàn thành phần
dự thi nhanh nhất.
- Vòng thi Chung kết
Diễn ra tại thủ đô Hà Nội dự kiến vào tháng 11/2021, thi bằng hình thức đối
kháng trên sân khấu. 15 thí sinh có tổng điểm số cao nhất của vòng thi Bán kết được
tham gia Vòng chung kết toàn quốc.
5.2. Cách thức tham gia
- Cách 1: Truy cập vào website: http://www.biencuongtoquoc.vn để đăng
ký/đăng nhập thông tin và tham gia cuộc thi.
- Cách 2: Đối với thí sinh dự thi là thanh niên Việt Nam, tải App Thanh niên
Việt Nam trên điện thoại di động từ kho ứng dụng AppStore (đối với hệ điều hành
IOS) và Google Play (đối với hệ điều hành Android). Mở App và truy cập vào mục
Học tập/hoặc vào banner hướng dẫn tham gia cuộc thi trên trang chủ của App để
đăng ký/đăng nhập thông tin và tham gia cuộc thi.
- Cách 3: Truy cập vào banner mời tham gia cuộc thi được đăng trên các báo:
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam: http://dangcongsan.vn; Báo Nhân
dân: www.nhandan.com.vn; Báo Quân đội nhân dân: www.qdnd.vn; Tạp chí
Tuyên giáo: www.tuyengiao.vn; Báo Tiền phong: www.tienphong.vn; Báo Thanh
niên: www.thanhnien.vn; Báo Tuổi trẻ: www.tuoitre.vn;... để đăng ký/đăng nhập
thông tin và tham gia cuộc thi.
5.3. Các vòng thi
- Vòng thi Tuần: Thí sinh tham gia trả lời câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm bằng các
hình thức câu hỏi dạng chữ, câu hỏi hình ảnh, câu hỏi tiếng, câu hỏi dạng video. Các thí
sinh trả lời 30 câu hỏi dạng trắc nghiệm, lựa chọn 01 đáp án đúng trong 04 đáp án,
mỗi câu hỏi có thời gian 30 giây vừa đọc đề và chọn đáp án trả lời. Tổng thời gian
tối đa của một lượt thi là 20 phút.
- Vòng Bán kết: Thí sinh tham gia thi trả lời các câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm.
Phần thi trắc nghiệm trực tuyến với 01 lượt thi duy nhất. Các thí sinh trả lời
40 câu hỏi dạng trắc nghiệm lựa chọn 01 đáp án đúng trong 04 đáp án, mỗi câu hỏi
có thời gian 30 giây vừa đọc đề và chọn đáp án trả lời. Tổng thời gian tối đa của
một lượt thi là 20 phút.
Ban Tổ chức lựa chọn 15 thí sinh có tổng điểm số cao nhất để tham gia Vòng
Chung kết toàn quốc. Trong trường hợp có nhiều thí sinh đạt điểm số bằng nhau ở
vị trí xếp hạng 15, sẽ xét đến thời gian trả lời nhanh nhất của phần thi trắc nghiệm.
Nếu tổng thời gian hoàn thành phần thi trắc nghiệm bằng nhau, tiếp tục xét đến kết
quả của vòng thi tuần để lựa chọn thí sinh được vào vòng trong.
- Vòng Chung kết toàn quốc:
+ Thí sinh tham gia thi theo hình thức sân khấu hóa, đối kháng trực tiếp.
Trong đó, 15 thí sinh được chia thành 5 đội bằng hình thức bốc thăm, mỗi đội thi
có 3 thành viên. Hình thức thi có thể thay đổi tùy theo diễn biến của dịch bệnh Covid-
19.
+ Vòng chung kết toàn quốc diễn ra tại Thủ đô Hà Nội trong thời gian 02
ngày, dự kiến tháng 11/2021.
6. Giải thưởng
- Trắc nghiệm hàng tuần: Mỗi tuần có 10 giải thưởng, bao gồm:
+ 01 giải Nhất.
+ 01 giải Nhì.
+ 01 giải Ba.
+ 07 giải Khuyến Khích.
- Giải bán kết: 80 thí sinh chọn vào vòng thi bán kết sẽ được nhận Giấy
Chứng nhận của Ban Tổ chức.
- Giải chung kết, bao gồm:
+ 01 giải Nhất, mỗi giải gồm: Giấy Chứng nhận, Cúp pha lê kèm theo tiền
thưởng của Ban Tổ chức.
+ 01 giải Nhì, mỗi giải gồm: Giấy Chứng nhận, Cúp pha lê kèm theo tiền
thưởng của Ban Tổ chức.
+ 01 giải Ba, mỗi giải gồm: Giấy Chứng nhận, Cúp pha lê kèm theo tiền
thưởng của Ban Tổ chức.
+ 02 giải Khuyến khích, mỗi giải gồm: Giấy Chứng nhận, Cúp pha lê kèm
theo tiền thưởng của Ban Tổ chức.
- Giải cơ quan, đơn vị có số lượng thí sinh tham gia dự thi đông nhất: 20
giải, mỗi giải gồm: Giấy Chứng nhận kèm theo tiền thưởng của Ban Tổ chức.
- Số lượng giải thưởng sẽ do Ban Tổ chức quyết định theo thực tế kết quả Cuộc thi.
7. Thông báo Kết quả và trao giải thưởng
Kết quả thi trắc nghiệm sẽ được cập nhật hàng tuần trên trang báo điện tử
của các cơ quan báo chí phối hợp tổ chức Cuộc thi. Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ trao
giải thưởng cho những người đoạt giải trong các cuộc thi trắc nghiệm tuần (người
đoạt giải không có điều kiện trực tiếp nhận giải có thể nhận tiền thưởng qua bưu
điện hoặc qua tài khoản cá nhân).
8. Các quy định khác
- Trong quá trình tổ chức cuộc thi, nếu có những vấn đề phát sinh ngoài
quy định của Thể lệ này, Ban Tổ chức sẽ quyết định, điều chỉnh phù hợp với tình
hình thực tiễn.
- Ban Giám khảo căn cứ Thể lệ, thang điểm và những nội dung sửa đổi, bổ
sung của Ban Tổ chức để thống nhất việc chấm điểm, đánh giá thí sinh qua các phần
thi.
- Những quy định chung khi thi trực tuyến:
+ Mỗi thí sinh chỉ được đăng ký sử dụng một tài khoản và cung cấp đầy đủ,
đúng các thông tin bắt buộc (Họ và tên; ngày tháng năm sinh; nơi học tập hoặc nơi
công tác, sinh sống; số điện thoại; email).
+ Nghiêm cấm việc để, nhờ người khác thi hộ, sử dụng thông tin của người
khác để đăng ký tham gia thi, nếu bị phát hiện sẽ bị hủy kết quả thi.
+ Thí sinh có thể tham gia thi vào bất cứ thời gian nào trong khung giờ mà
Ban Tổ chức thông báo.
+ Trong quá trình thi, Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm đối với lỗi kết
nối do đường truyền mạng hoặc lỗi do thiết bị tham gia dự thi./.
----------------------------------------------------------

You might also like