You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

MÔN HỌC LUẬT BIỂN


CHƯƠNG HAI
CÁC VÙNG BIỂN THUỘC CHỦ QUYỀN QUỐC GIA
GIẢNG VIÊN: THS. HÀ THỊ HẠNH

Lớp: TM47.2
Nhóm: 06
Danh sách thành viên:
STT Họ và tên MSSV
1 Ngô Lý Mỹ Ngân 2253801011167
2 Ngô Thị Kim Ngân 2253801011168
3 Nguyễn Bảo Phương Ngân 2253801011169
4 Nguyễn Kim Ngân 2253801011170
5 Nguyễn Ngọc Minh Ngân 2253801011173
6 Nguyễn Quỳnh Kim Ngân 2253801011174
7 Nguyễn Thị Kim Ngân 2253801011175
8 Nguyễn Thị Kim Ngân 2253801011176
9 Nguyễn Thị Thanh Ngân 2253801011177
10 Phạm Thị Thanh Ngân 2253801011178
11 Quốc Thị Thanh Ngân 2253801011179

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 11 năm 2023.


Mục lục
I. Nội thuỷ..................................................................................................................................................1
1. Khái niệm và cách xác định nội thủy và phương pháp xác định đường cơ sở..............................1
1.1. Khái niệm nội thủy.....................................................................................................................1
1.2. Cách xác định nội thủy...............................................................................................................1
1.3. Phương pháp xác định đường cơ sở..........................................................................................2
2. Quy chế pháp lý của nội thủy...........................................................................................................4
2.1. Khái niệm và phân loại tàu biển................................................................................................4
2.2. Quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với tàu nước ngoài vi phạm pháp luật trong nội
thủy.....................................................................................................................................................6
II/ Lãnh hải................................................................................................................................................7
1. Khái niệm...........................................................................................................................................7
2. Chế độ pháp lý của lãnh hải:............................................................................................................8
3. Quyền tài phán của các quốc gia ven biển đối với tàu thuyền nước ngoài hoạt động trong lãnh
hải của mình.........................................................................................................................................10
4. Quyền tài phán của Quốc gia ven biển khi tàu chiến và tàu nhà nước sử dụng vào mục đích phi
thương mại vi phạm quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải của Quốc gia ven biển..............10
5. Quyền tài phán của các quốc gia ven biển đối với tàu dân sự nước ngoài hoạt động trong lãnh
hải của quốc gia ven biển: quốc gia ven biển có quyền tài phán đối với tàu thương mại nước
ngoài.....................................................................................................................................................11
I. Nội thuỷ
1. Khái niệm và cách xác định nội thủy và phương pháp xác định đường cơ sở
1.1. Khái niệm nội thủy
Khái niệm: Nội thủy là vùng nước biển phía trong đường cơ sở và tiếp liền với bờ
biển của Quốc gia ven biển, theo khoản 1 Điều 8 UNCLOS 1982.
Qua cách xác định này: Ranh giới phía trong của nội thủy là bờ biển, ranh giới
phía ngoài là đường cơ sở.
Đối với các Quốc gia quần đảo, theo quy định tại Điều 50 UNCLOS 1982 thì “Ở
phía trong vùng nước quần đảo, Quốc gia quần đảo có thể vạch những đường khép kín
để hoạch định ranh giới nội thủy của mình theo đúng các Điều 9, 10. 11”.
Nội thủy của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: Điều 9 Luật Biển Việt
Nam 2012: “Nội thuỷ: Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường
cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam”.
Từ những quy định trên, ta có thể hiểu khái niệm nội thủy như sau:
1. Nội thủy của Quốc gia ven biển: là vùng biển có chiều rộng được xác định bởi
một bên là đường bờ biển còn bên kia là đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh
hải và các vùng biển khác của Quốc gia ven biển.
2. Nội thủy của Quốc gia vùng đảo là vùng nước nằm bên trong vùng nước quần
đảo.
Đường cơ sở: là hệ thống các mốc tọa độ trên biển do Quốc gia ven biển đơn
phương xác định để giới hạn chiều rộng của nội thủy và làm cơ sở xác định chiều rộng
các vùng biển khác theo UNCLOS 1982.

1.2. Cách xác định nội thủy


Không như các vùng khác, chiều rộng của nội thủy không được ấn định bao nhiêu
mà chỉ quy định nội thủy là vùng nước biển phía trong đường cơ sở và tiếp liền với bờ
biển của Quốc gia ven biển. Vì đường cơ sở rất quan trọng, là cơ sở để xác định chiều
rộng các vùng biển khác, là tiền đề để xác lập và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và
quyền tài phán của mỗi Quốc gia. Mỗi Quốc gia sẽ có vị trí, địa hình khác nhau (bằng
phẳng, khúc khuỷu, khoét sâu, chuỗi đảo,...) nên việc ấn định cụ thể cho nội thủy sẽ
không công bằng cho các Quốc gia. Công ước đưa ra 2 phương pháp cho các Quốc gia tự
mình xác định theo các quy định của UNCLOS 1982, mặc dù tự xác định nhưng các

1
Quốc gia cũng không thể tạo ra các biệt lệ cho riêng mình để có khu vực nội thủy rộng
lớn do trong quan hệ Quốc tế, một Quốc gia không thể bất chấp phản ứng của các Quốc
gia khác mà tự mở rộng vùng nội thủy làm ảnh hưởng đến lợi ích của các Quốc gia khác.

1.3. Phương pháp xác định đường cơ sở


❖ Đối với quốc gia ven biển

Có 2 phương pháp xác định đường cơ sở: phương pháp đường cơ sở thông thường
và phương pháp đường cơ sở thẳng.

● Phương pháp đường cơ sở thông thường: (Điều 5, 6 UNCLOS 1982)

- Điều kiện áp dụng: Áp dụng đối với các Quốc gia có bờ biển thẳng, bằng phẳng,
không có đoạn lồi lõm ven bờ và ngấn nước thủy triều xuống thấp nhất dọc theo bờ biển.
- Cách xác định: Căn cứ vào mực nước biển xuống thấp nhất dọc bờ biển để Quốc
gia xác định và tuyên bố các điểm, tọa độ đó làm đường cơ sở của mình.
- Áp dụng cho cả bờ biển lẫn các đảo.
Ưu điểm:
- Dễ xác định, dễ theo dõi.
- Phù hợp với đặc điểm của bờ biển, phản ánh chính xác đường bờ biển của Quốc
gia.
Nhược điểm:
- Khó áp dụng tại nơi có đường bờ biển khúc khuỷu, làm cho việc xác định, quản
lý ranh giới phức tạp.
- Không có cơ chế giám sát chặt chẽ.
- Làm nội thủy của các Quốc gia rất hẹp, các vùng biển khác cũng hẹp theo, không
đáp ứng được nhu cầu mở rộng lãnh thổ Quốc gia ra hướng biển.
- Phân tán vùng biển của các Quốc gia.

● Phương pháp đường cơ sở thẳng: (Điều 7 và chi tiết hóa tại Điều 9-13 UNCLOS
1982)
- Điều kiện áp dụng: Phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:
+ Ở nơi nào mà bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc có một chuỗi đảo nằm sát và
chạy dọc theo bờ biển (khoản 1 Điều 7 UNCLOS 1982).

2
+ Ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định do có một châu thổ và những đặc điểm
tự nhiên khác (khoản 2 Điều 7 UNCLOS 1982).
- Cách xác định: Đường cơ sở thẳng được xác định là đường gãy khúc nối các
điểm nhô ra xa nhất của các đảo ven bờ, của các mũi, các đỉnh chạy dọc theo chiều hướng
chung của bờ biển lại với nhau.
Vấn đề kết hợp 2 phương pháp xác định đường cơ sở:
Quốc gia ven biển, tùy theo hoàn cảnh khác nhau, có thể vạch ra các đường cơ sở
theo một hay nhiều phương pháp được trù định ở các điều nói trên (Điều 14 UNCLOS
1982).
Liên hệ đường cơ sở Việt Nam:
Cơ sở pháp lý: Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam ngày 12-11-1982.
Theo Tuyên bố thì đường cơ sở của Việt Nam là đường thẳng gãy khúc kết nối
gồm 11 điểm trong đó có 1 điểm A8 nằm trên đất liền, 10 điểm còn lại đều ở đảo nhưng
đa số là đảo xa bờ, ít đảo ven bờ.
Tuyên bố về đường cơ sở của Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với quy định của
UNCLOS 1982 do Việt Nam là quốc gia có bờ biển khúc khuỷu, lồi lõm, khoét sâu, có
chuỗi đảo nằm sát,... Về khoảng cách giữa các điểm cơ sở so với đất liền thì tuy bị nhiều
nước phản đối nhưng theo khoản 5 Điều 7 UNCLOS 1982 thì nguồn tài nguyên và đa
dạng sinh học quý giá, sản lượng thủy hải sản, số lượng các bãi khai thác cá, tôm ở khu
vực Đông và Tây Nam Bộ, có thể thấy các đảo, nhóm đảo này có ý nghĩa kinh tế, xã hội
đặc biệt quan trọng và gắn bó mật thiết, lâu dài với đất liền, trực tiếp quyết định và thúc
đẩy sự phát triển kinh tế của khu vực cũng như cả nước, đóng góp đáng kể vào nền kinh
tế quốc dân và đây cũng là các nhóm đảo lớn, đông đúc dân cư sinh sống và từ lâu đã gắn
bó mật thiết với đất liền về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng. Với ý nghĩa đó, Việt
Nam hoàn toàn có thể sử dụng những đảo xa bờ này để vạch tuyến đường cơ sở phù hợp
với quy định.
Đường cơ sở của Việt Nam chưa hoàn thiện do còn để ngỏ, chưa đàm phán được ở
nhiều điểm từ vùng đảo Cồn Cỏ đến cửa vịnh với Trung Quốc và vùng chồng lấn giữa
Việt Nam và Campuchia.

❖ Đối với Quốc gia quần đảo

3
- Các định nghĩa về Quốc gia quần đảo và Quần đảo được quy định tại Điều 46
UNCLOS 1982.
- Điều kiện áp dụng: Đường cơ sở quần đảo chỉ áp dụng đối với các Quốc gia quần
đảo.
- Cách xác định: Quốc gia quần đảo lựa chọn các điểm cơ sở tại những điểm xa
nhất của những đảo và bãi cạn xa nhất của quần đảo và nối các điểm cơ sở lại với nhau.
(Điều 47 UNCLOS 1982).

2. Quy chế pháp lý của nội thủy


2.1. Khái niệm và phân loại tàu biển
Điều 2 UNCLOS 1982:
“…Chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thủy
của mình, và trong trường hợp một quốc gia quần đảo, ra ngoài vùng nước quần
đảo, đến một vùng biển tiếp liền, gọi là lãnh hải…”.
Điều 10 Luật biển Việt Nam 2012:
“Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy
như trên lãnh thổ đất liền”.
Tính chất chủ quyền: Nội thủy là một vùng biển gắn với đất liền, là một bộ phận
của lãnh thổ Quốc gia, tại đó Quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối như
trên đất liền.
Phạm vi chủ quyền: Chủ quyền của Quốc gia ven biển bao trùm cả lớp nước biển,
đáy biển, lòng đất dưới đáy biển và vùng trời nội thủy.
Cơ sở pháp luật để thực thi chủ quyền: chủ quyền và quyền tài phán của Quốc gia
ven biển trong vùng nội thủy được quy định chủ yếu trong pháp luật từng Quốc gia.
Liên hệ Việt Nam: Ở Việt Nam thì có các luật để điều chỉnh, quản lý để thực thi
chủ quyền và quyền tài phán như Luật biển Việt Nam 2012, Luật Xử lý vi phạm hành
chính, Luật hình sự.
Mọi tàu thuyền muốn vào nội thủy đều phải xin phép trước:
+ Có những trường hợp xin phép trước, có những trường hợp vừa đi vừa xin phép
để đảm bảo.
Ví dụ: Những trường hợp cấp thiết, cần tránh trú bão thì có thể vừa đi vừa xin phép
để có thể kịp thời thực hiện các công tác cứu trợ nhưng luôn phải xin phép thì mới được
vào còn nếu không xảy ra trường hợp cấp thiết thì phải xin phép trước khi vào vùng này.

4
+ Ngoại lệ: Vùng nước nội thủy thuộc chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối của Quốc gia.
Tuy nhiên, khoản 2 Điều 8 UNCLOS 1982 cũng quy định có những vùng nội thủy mà
tàu thuyền nước ngoài được quyền qua lại vô hại mà không cần xin phép. Đó là các vùng
biển mà trước đây chưa được coi là nội thủy, nay do phương pháp vạch đường cơ sở
thẳng mà trở thành vùng nội thủy của Quốc gia ven biển. Quy định này vừa đảm bảo chủ
quyền của Quốc gia ven biển, đồng thời cũng bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của tàu
thuyền nước ngoài khi được qua lại vô hại trên vùng biển đó.
Mỗi tàu thuyền khác nhau có quy chế pháp lý khác nhau. Các quy định của các
Quốc gia quy định từng loại tàu thuyền khác nhau có những thủ tục xin phép khác nhau.
Trong Công ước 1982, tàu thuyền chủ yếu được chia làm 2 nhóm lớn: tàu dân sự
và tàu quân sự. Tùy vào mục đích sử dụng mà quy chế của tàu dân sự và tàu quân sự sẽ
khác nhau.

❖ Đối với tàu dân sự:

Tùy vào chủ sở hữu mà quy chế cũng sẽ khác nhau.


Cụ thể: tàu dân sự của tư nhân và tàu dân sự của Nhà nước:
- Tàu dân sự của tư nhân thì không quan trọng mục đích sử dụng là gì, có thể là
dùng để chở khách, chở hàng, giải trí,…
- Tàu dân sự của Nhà nước thì lại tùy vào mục đích sử dụng. Có hai nhóm là tàu
dân sự của Nhà Nước sử dụng vào mục đích thương mại hay tàu dân sự của Nhà Nước sử
dụng vào mục đích phi thương mại:
+ Tàu dân sự của Nhà Nước với mục đích thương mại tức là sử dụng để chở
khách, chở hàng nhưng có thu phí.
+ Tàu dân sự của Nhà Nước sử dụng vào mục đích phi thương mại thì có thể là tàu
cứu hộ, cứu nạn, tàu của các lực lượng kiểm ngư, tàu cảnh sát, những tàu công vụ.

❖ Đối với tàu Quân sự (tàu chiến) (Điều 29 UNCLOS 1982).

Trong tập quán Quốc tế của các Quốc gia thường công nhận tàu chiến của các
Quốc gia khi đi trên các vùng biển có quy chế như lãnh thổ di động của các Quốc gia nên
nhóm tàu này có các quyền ưu đãi rất đặc biệt. Vì thế tại Điều 29 UNCLOS liệt kê rất rõ
các điều kiện để một tàu được coi là tàu quân sự (tàu chiến) của Quốc gia.

5
🡪 Các tàu quân sự và các tàu mà Nhà Nước sử dụng vào mục đích phi thương mại
(tàu công vụ) được xếp chung vào một nhóm được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ đặc
biệt. Còn các tàu mà Nhà Nước sử dụng vào mục đích thương mại và các tàu dân sự của
tư nhân thì được xếp vào một nhóm chung thường gọi là tàu buôn nước ngoài mà theo đó
nhóm này không được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ gì cả.
2.2. Quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với tàu nước ngoài vi phạm pháp luật
trong nội thủy.
Nhóm tàu quân sự và tàu Nhà Nước phi thương mại:
- Tàu quân sự theo Công ước 1982 về Luật biển được hưởng quyền bất khả xâm
phạm và quyền miễn trừ tuyệt đối về tư pháp trong nội thủy của Quốc gia ven biển (Điều
32 UNCLOS).
- Theo đó, quyền bất khả xâm phạm nghĩa là trong mọi trường hợp không được
phép có những hành động kiểm tra, khám xét, bắt giữ hoặc tấn công vào tàu quân sự
nước ngoài.
- Khi các tàu quân sự vào trong vùng biển của Quốc gia ven biển thì Quốc gia ven
biển phải tôn trọng quyền bất khả xâm phạm này, không được tự ý bắt giữ khám xét.
Đồng thời cũng không được quyền cưỡng chế mang tính chất tư pháp đối với con tàu.
- Trong quan hệ Quốc tế nếu 1 tàu quân sự bị tấn công thì coi như đang tấn công
vào chính Quốc gia mà con tàu đang mang quốc tịch và các bên sẽ có quyền đáp trả tự vệ.
Ngoài ra, thủy thủ trên tàu cũng được hưởng quy chế này. Nếu tàu này có các hành vi vi
phạm thì cũng không thể nào bắt giữ, xử lý hành chính hay là xử lý hình sự đối với thủy
thủ trên tàu. Nhưng lưu ý, quyền này là dành cho con tàu, gắn liền với con tàu. Nếu thủy
thủ đi xuống cảng biển, đi vào trong đất liền Quốc gia và phạm tội thì vẫn bắt giữ, xử lý
bình thường.
- Như vậy, nếu tàu đi vào vùng biển của Quốc gia ven biển mà có vi phạm thì theo
Điều 30, Điều 31 UNCLOS, Quốc gia ven biển được quyền trục xuất con tàu ra khỏi
phạm vi lãnh thổ nước mình, yêu cầu Quốc gia mà con tàu mang quốc tịch phải có trách
nhiệm bồi thường thiệt hại (nếu có) và yêu cầu Quốc gia mà con tàu mang quốc tịch phải
áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với thủy thủ vi phạm.
- Tóm lại, các vấn đề liên quan đến tàu quân sự chủ yếu giải quyết bằng vấn đề
ngoại giao.
Nhóm các tàu dân sự:

6
Không được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ đặc biệt như vậy. Do vậy, nếu có
hành vi vi phạm trong vùng nội thủy của Quốc gia ven biển thì Quốc gia ven biển vẫn xử
lý bình thường. Quốc gia có quyền xử lý ở đây thì ta gọi đó là quyền tài phán của Quốc
gia ven biển. Quyền tài phán này bao gồm tài phán hình sự, tài phán dân sự, tài phán
hành chính (Điều 27, Điều 28 UNCLOS). Điều này áp dụng tương tự như trên đất liền.
Theo đó mọi vi phạm đều có quyền xử lý hết đối với các tàu dân sự. Ví dụ:
- Về mặt hành chính quy định các trật tự quản lý hành chính trong hoạt động đi lại
của các tàu vào vùng nội thủy của mình và nếu các tàu này có hành vi vi phạm thì Quốc
gia có quyền xử lý, xử phạt vi phạm hành chính, chẳng hạn như tịch thu công cụ, phương
tiện vi phạm,...
- Về mặt dân sự nếu các tàu có đâm va với nhau, có tranh chấp dân sự với nhau
hoặc là có tranh chấp giữa thủy thủ trên tàu với nhau hay với công dân nước tiếp nhận mà
nếu các bên đương sự khởi kiện ra Tòa án của nước ven biển thì Tòa án nước ven biển
cũng có quyền thụ lý, giải quyết.
- Về mặt hình sự nếu có hành vi phạm tội của thủy thủ trên tàu thì Quốc gia vẫn
được quyền bắt giam, bắt giữ xét xử như trường hợp người nước ngoài phạm tội trên đất
liền.
Đặc biệt, thông thường thì mọi biện pháp áp dụng cho các con tàu nước ngoài
hoặc thủy thủ nước ngoài phải được thông báo đến cho các cơ quan đại diện ngoại giao,
lãnh sự của Quốc gia mà con tàu biết hoặc Quốc gia mà thủy thủ đó biết để họ thực hiện
công tác bảo hộ công dân.

II/ Lãnh hải


1. Khái niệm
- Lãnh hải (Territorial Sea) là vùng biển nằm tiếp liền và phía ngoài nội thủy, có
bề rộng không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở trở ra.
- 1 hải lý tương đương 1852m.
- Lãnh hải của Việt Nam: cơ sở pháp lý Điều 11 Luật Biển Việt Nam năm 2012:
“Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển.
Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam”.
- Tiếp giáp lãnh hải là một bộ phận của vùng đặc quyền kinh tế. Tiếp giáp lãnh hải
và vùng đặc quyền kinh tế đều là vùng ranh giới phía ngoài.

7
Câu hỏi: Vậy ranh giới phía trong là đường nào?
Trả lời: Ranh giới phía trong chính là đường biên giới trên biển (ranh giới phía
ngoài của lãnh hải). Ranh giới phía trong của vùng đặc quyền kinh tế cũng chính là ranh
giới phía trong của vùng tiếp giáp lãnh hải.
Câu hỏi: Về cách thức xác định chiều rộng, tại sao lại phải tính từ đường cơ sở?
Trả lời: Để tính chiều rộng của giáp lãnh hải không thể tính từ nội thuỷ trở ra mà
phải tính từ đường cơ sở là do tuỳ vào địa hình của các Quốc gia nên để xét về địa hình
khác nhau có 2 phương pháp:
- Đường cơ sở thông thường (Điều 5 UNCLOS năm 1982): áp dụng cho Quốc gia
nào có địa hình bằng phẳng thì dựa vào mực thuỷ triều đến ngấn nước triều thấp nhất.
- Đường cơ sở thẳng (Điều 7 UNCLOS năm 1982): áp dụng cho Quốc gia có địa
hình phức tạp
Câu hỏi: Làm sao để xác định địa hình thế nào là phức tạp?
Trả lời: Địa hình phức tạp là những địa hình khúc khuỷu, khoét sâu, thường xuyên
thay đổi (khoản 1, khoản 2 Điều 7 UNCLOS năm 1982). Gồm các đặc điểm sau: có 3 đảo
trở lên, khoảng cách gần bờ nhất không quá 24 hải lý, khoảng cách giữa các đảo không
quá 24 hải lý.
Liên hệ Việt Nam trong việc xác định đường cơ sở: Việt Nam là Quốc gia có biển và
địa hình phức tạp, có chuỗi đảo chạy dọc theo đường bờ biển. Do đó dựa trên cơ sở pháp
lý Điều 5 và Điều 7 UNCLOS năm 1982 thì sẽ áp dụng đa số là đường cơ sở thẳng (trừ
trường hợp tại điểm A8 thì áp dụng đường cơ sở thông thường).

2. Chế độ pháp lý của lãnh hải:


- Điều 2 UNCLOS năm 1982 về chế độ pháp lý của lãnh hải và vùng trời ở trên
lãnh hải cũng như đáy và lòng đất dưới đáy của lãnh hải:
“Chủ quyền của Quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thủy
của mình, và trong trường hợp một Quốc gia quần đảo, ra ngoài vùng nước quần đảo,
đến một vùng biển tiếp liền, gọi là lãnh hải (merterritoriale).
Chủ quyền này được mở rộng đến vùng trời trên lãnh hải, cũng như đến đáy và
lòng đất của biển này.
Chủ quyền của Công ước và các quy tắc khác của pháp luật Quốc tế trù định.”.
Như vậy, lãnh hải và nội thủy là 2 vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven
biển. Do vậy, chủ quyền của quốc gia đối với lãnh hải cũng tương tự (hoàn toàn, đầy đủ)

8
như chủ quyền của quốc gia ven biển đối với nội thủy song không tuyệt đối như trong
vùng nước nội thủy.
Vì, khác với chế độ pháp lý của nội thủy, trong lãnh hải, từ Điều 17 đến Điều 25
UNCLOS quy định tàu thuyền (không bao gồm phương tiện bay) nước ngoài có quyền đi
qua không gây hại trên vùng lãnh hải và quốc gia ven biển có nghĩa vụ tôn trọng và bảo
đảm quyền này.
- Điều kiện, yêu cầu:
+ Cơ sở pháp lý: Điều 18, Điều 19 UNCLOS năm 1982: Phải đi qua không gây
hại, không ảnh hưởng bất cứ gì về chủ quyền của Quốc gia ven biển. Trạng thái hoạt
động, việc đi qua là phải nhanh chóng, liên tục, không dừng lại trừ trường hợp ngoại lệ
thiên tai, cứu hộ cứu nạn.
+ Trong trường hợp thực hiện quyền đi qua không gây hại thì không có nghĩa vụ
phải xin phép Quốc gia ven biển (vì đây là quyền của tàu thuyền Quốc gia khác).

❖ Đối với Việt Nam:

- Cơ sở pháp lý về chế độ pháp lý: Điều 12 Luật Biển Việt Nam năm 2012 về chế
độ pháp lý của lãnh hải:
“1. Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng
trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên
Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
2. Tàu thuyền của tất cả các Quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại
trong lãnh hải Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua
không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của
Việt Nam.
3. Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện trên
cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời ở trên lãnh hải Việt
Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực hiện theo điều
ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
5. Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật khảo cổ, lịch sử trong lãnh hải
Việt Nam”.

9
Việc đi qua không gây hại cũng phải có điều kiện, nếu việc đi qua mà vi phạm
những điều này thì quốc gia ven biển có những chế tài để xử lý.
- Cơ sở pháp lý về quyền và nghĩa vụ Quốc gia có tàu thuyền đi qua không gây hại
và chế tài xử lý nếu vi phạm: Điều 23, Điều 24, Điều 25, Điều 26 Luật biển Việt Nam
năm 2012: Quốc gia có quyền xử lý tàu thuyền đi qua vùng lãnh hải gây hại cho quốc gia
đó. Có quyền đình chỉ việc đi qua và áp dụng chế tài xử lý.
Xem thêm:
- Nghị định 16/2018/NĐ-CP về việc công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao
thông trong lãnh hải Việt Nam phục vụ cho việc tàu thuyền đi qua không gây hại nhằm
bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển.
- Nghị định 162/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong các vùng biển,
đảo và thềm lục địa Việt Nam.

3. Quyền tài phán của các quốc gia ven biển đối với tàu thuyền nước ngoài hoạt
động trong lãnh hải của mình.
Theo UNCLOS năm 1982 không có định nghĩa cụ thể về tàu thuyền nói chung mà
chỉ phân chia tàu biển thành các loại:
- Tàu chiến và tàu nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương mại (Điều 29, Điều
32 UNCLOS năm 1982), có thể xem thêm Điều 96, Điều 236 UNCLOS năm 1982.
- Tàu nhà nước sử dụng vào mục đích thương mại và tàu thương mại của cá nhân
(tàu buôn) (Điều 27 Điều 28 UNCLOS).
- Tàu khác: Tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác (Điều 20 UNCLOS năm
1982), tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân và tàu thuyền chuyên chở các chất phóng xạ
hay các chất vốn nguy hiểm hoặc độc hại. (Điều 23 UNCLOS năm 1982) UNCLOS năm
1982 quy định các quy tắc áp dụng cho tàu thuyền nói chung (Điều 17, Điều 26
UNCLOS năm 1982).
- Pháp luật Việt Nam sử dụng từ tàu quân sự (khoản 5 Điều 3 Luật Biển Việt Nam
năm 2012) để chỉ tàu chiến, tàu thuyền công vụ (khoản 4 Điều 3 Luật Biển Việt Nam
năm 2012) để chỉ tàu thuyền phi thương mại (thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao phó).

10
4. Quyền tài phán của Quốc gia ven biển khi tàu chiến và tàu nhà nước sử dụng vào
mục đích phi thương mại vi phạm quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải của
Quốc gia ven biển
Cơ sở pháp lý: Điều 21, Điều 22, Điều 25 UNCLOS năm 1982.
Quyền tài phán của Quốc gia ven biển đối với tàu chiến, tàu công vụ, tàu phi
thương mại của nước ngoài hoạt động trong lãnh hải của Quốc gia ven biển: vì các tàu
này được hưởng quyền miễn trừ tài phán. Do đó, Quốc gia ven biển sẽ áp dụng các biện
pháp xử lý theo Điều 30, Điều 31 (Tiểu mục C UNCLOS năm 1982).

❖ Đối với Việt Nam:

Cơ sở pháp lý: Điều 24, Điều 25 Luật biển Việt Nam năm 2012; Nghị định
162/2013; Điều 284 Bộ luật Hình sự năm 2015. Đọc thêm Điều 27, Điều 28 Luật biển
Việt Nam năm 2012.
Phát hiện hành vi vi phạm dùng loa phát thanh công suất cực đại yêu cầu chấm dứt
hành vi vi phạm.
Yêu cầu rút khỏi vùng lãnh hải của Việt Nam, nếu gây ra thiệt hại thì yêu cầu chủ
sở hữu/ Chính phủ của nhóm tàu vi phạm bồi thường.
Điều 28 Luật biển Việt Nam năm 2012 quy định lại Điều 30, Điều 31 UNCLOS
năm 1982.
Chế tài xử lý tàu công vụ, quân sự nước ngoài vi phạm: Nghị 104/2012/NĐ-CP về
hoạt động của tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam.

5. Quyền tài phán của các quốc gia ven biển đối với tàu dân sự nước ngoài hoạt
động trong lãnh hải của quốc gia ven biển: quốc gia ven biển có quyền tài phán đối
với tàu thương mại nước ngoài
Cơ sở pháp lý: Tiểu mục B UNCLOS năm 1982:
- Quyền tài phán về mặt hình sự đối với các hành vi phạm tội xảy ra trên tàu
thương mại nước ngoài Điều 27 UNCLOS năm 1982.
- Quyền tài phán về mặt dân sự đối với tàu thuyền thương mại nước ngoài Điều 28
UNCLOS.
- Đối với Việt Nam:
+ Quyền tài phán về mặt hình sự: Điều 30 Luật biển Việt Nam năm 2012.
+ Quyền tài phán về mặt dân sự: Điều 31 Luật biển Việt Nam năm 2012.

11
12

You might also like