You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.

HCM
KHOA LUẬT HÌNH SỰ

MÔN: LUẬT HÀNH CHÍNH


LỚP: HS45.2

Họ và tên MSSV
1. Dương Vinh Quang 2053801013136
2. Lê Trung Nghĩa 2053801013097
3. Đỗ Nhật Quang 2053801013135
4. Nguyễn Tấn Thành 2053801013147
5. Văn Thị Ngân 2053801013094
6. Huỳnh Nhật Anh Phi 2053801013125
KIỂM TRA BỘ PHẬN MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH

Ngày 30/01/2021, A (19 tuổi) sử dụng xe mô tô 125cm3 chở B (17 tuổi) và C (15


tuổi) đi dự sinh nhật. Trên đường đi, A chạy xe vào đường ngược chiều nên
bị CSGT yêu cầu dừng xe để xử lý. Khi kiểm tra giấy tờ, CSGT phát hiện cả
A,B,C đều không có giấy phép lái xe; A không mang theo giấy tờ xe (giấy đăng
ký xe, giấy bảo hiểm xe); B,C không đội nón bảo hiểm nên đã lập biên bản vi
phạm. Căn cứ vào Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

a. Hãy liệt kê các hành vi vi phạm hành chính của A, B, C (2 điểm) 

 Hành vi vi phạm hành chính của A:

- Điều khiển xe mô tô mà không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm dân sự
(Điểm a Khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

- Điều khiển xe mô tô mà không mang theo giấy đăng ký xe (Điểm b Khoản 2


Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

- Điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175cm3 mà không có giấy phép lái
xe (Điểm a Khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

- Chở 02 người trên xe (Điểm l Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

- Đi ngược chiều của đường một chiều (Khoản 5 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-
CP)

- Chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm (Điểm k Khoản 2 Điều 6 Nghị
định 100/2019/NĐ-CP)
 Hành vi vi phạm hành chính của B:

- Không đội mũ bảo hiểm (Khoản 3 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)


 Hành vi vi phạm hành chính của C:

- Khộng đội mũ bảo hiểm (Khoản 3 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

b. Xác định hình thức xử phạt, mức phạt, tổng mức phạt đối với vi phạm của A, B,
C khi không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ? (3 điểm)

+ Hình thức xử phạt : phạt tiền


- Phạt tiền A từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng theo điểm l khoản 2 Điều 6 Nghị
định 100/2019/NĐ-CP: “Chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh
đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật”. Vậy
mức phạt cụ thể là (200.000 + 300.000)/2= 250.000 đồng

- Phạt tiền A từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng theo điểm k khoản 2 Điều 6 Nghị
định 100/2019/NĐ-CP: “Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho
người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”
không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em
dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật”. Vậy mức phạt cụ thể là
(200.000 + 300.000)/2 = 250.000 đồng.
- Phạt tiền A từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng theo điểm a khoản 5 Điều 21
Nghị định 100/2019/NĐ-CP đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung
tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các
hành vi vi phạm sau đây: “Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái
xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa”. Vậy mức
phạt cụ thể là (800.000 + 1.200.000)/2 = 1.000.000 đồng.
- Phạt tiền A từ 1.000.000 đồng đến 1.200.000 đồng khoản 5 Điều 6 Nghị định
100/2019/NĐ-CP: “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người
điều khiển xe thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược
chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi vi phạm quy định tại
điểm b khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn
cấp theo quy định”. Vậy mức phạt cụ thể là (1.000.000 + 2.000.000)/2 = 1.500.000
đồng.

- Phạt tiền A từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng theo điểm b khoản 2 Điều 21
Nghị định 100/2019/NĐ-CP: “ Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe
tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng
ký xe”. Vậy mức phạt cụ thể là (100.000 + 200.000)/2 = 150.000 đồng.

- Phạt tiền A từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng theo điểm a khoản 2 Điều 21
Nghị định 100/2019/NĐ-CP: “Không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới”. Vậy mức phạt cụ thể là (100.000 + 200.000)/2 =
150.000 đồng.
- Phạt tiền B, C từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng theo điểm i khoản 2 Điều 6
Nghị định 100/2019/NĐ-CP: “Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe
máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy
cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ”. Vậy mức phạt cụ thể là
(200.000 + 300.000)/2 = 250.000 đồng.

Vậy tổng mức phạt mà A phải chịu là 3.300.000 đồng đối với hành vi vi phạm khi
không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và bị tịch thu phương tiện.

* Đối với vi phạm của B (B đang 17 tuổi thuộc trường hợp người từ đủ 16 đến dưới
18 tuổi vi phạm hành chính). Hình thức xử phạt: phạt tiền không quá 1/2 mức tiền
phạt áp dụng đối với người thành niên(Khoản 3 Điều 134 Luật Xử lý vi phạm hành
chính), B đang ở 17 tuổi thuộc trường hợp người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi vi phạm
hành chính nên mức phạt từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng => phạt tiền 125.000
đồng.

Tổng mức phạt: 125.000 đồng.

* Đối với vi phạm của C (C đang 15 tuổi thuộc trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến
dưới 16 tuổi vi phạm hành chính). Hình thức xử phạt: không phạt tiền, nhưng sẽ bị
cảnh cáo( Khoản 3 Điều 134 Luật Xử lý vi phạm hành chính), C thuộc trường hợp
người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính nên sẽ không áp dụng hình
thức phạt tiền mà sẽ áp dụng hình thức cảnh cáo.

Tổng mức phạt: 0 đồng.

c. Xác định thẩm quyền xử phạt trong trường hợp trên? (2 điểm)

- Că n cứ và o Điểm a, b Khoản 3 Điều 76 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

“3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm
Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực
giao thông đường bộ và 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh
vực giao thông đường sắt;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có
giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản
này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c
khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.”
- Thẩ m quyền xử phạ t trong trườ ng hợ p trên: Trưở ng Cô ng an xã .
d. Xác định thời hiệu xử phạt, thời hạn xử phạt? (2 điểm)

- Că n cứ Điểm a Điều 6 Luậ t xử lý vi phạ m hà nh chính:

“1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp
sau: Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh
bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ
nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch,
thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác
dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng
nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí;
xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất,
buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu
xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm. Vi phạm hành chính là hành vi
trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì
thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về
thuế;” và Điểm b Điều 6 Luậ t xử lý vi phạ m hà nh chính: “Đối với vi phạm
hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát
hiện hành vi vi phạm;” .
Thời hiệu xử phạt: Từ ngà y 30/01/2021 đến 31/01/2022.

- Că n cứ Khoản 1 Điều 66 Luậ t xử lý vi phạ m hà nh chính:

“1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử
phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi
phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc
trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo
quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra quyết
định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.”.
Thời hạn xử phạt: Từ 30/1/2021 đến 5/2/2021.

e. Người có thẩm quyền xử phạt là cán bộ, công chức hay viên chức? Nêu căn cứ
pháp lý? (1 điểm)

- Ngườ i có thẩ m quyền xử phạ t (Trưở ng Cô ng an xã ) là cô ng chứ c theo


quy định tạ i khoả n 3 điều 62 Luậ t cá n bộ , cô ng chứ c:
“3. Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:
a) Trưởng Công an;( áp dụng đối với xã, thị trấn chư có tổ chức công an
chính quy theo quy định của Luật công an nhân dân số 37/2018/QH14);
b) Chỉ huy trưởng Quân sự;
c) Văn phòng - thống kê;
d) Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn)
hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);
đ) Tài chính - kế toán;
e) Tư pháp - hộ tịch;
g) Văn hóa - xã hội.
Công chức cấp xã do cấp huyện quản lý.”

You might also like