You are on page 1of 4

Bài 1:

1. Những ảnh hưởng của Quyết định 3625/2015/QĐ – UBND và


4088/2015/QĐ- UBND của UBND Tỉnh Quảng Ninh đối với công ty Trúc
Lâm? (Biết không thể thay đổi thiết kế của tàu để trang bị hệ thống chữa
cháy vì các tàu phải có thiết kế được duyệt từ trước).

Ảnh hưởng của quyết định 3625/2015/QĐ – UBND và 4088/2015/QĐ – UBND đối
với cty TL:
+ Thiệt hại về tài sản vì công ty vẫn còn phải trả lãi vay vốn ngân hàng và chưa thu
hồi vốn mà đã có quyết định bắt buộc trang bị hệ thống chữa cháy trong khi không thể
thay đổi thiết kế của tàu để đáp ứng quyết định đó.
+ Quyền kinh doanh vì không được kinh doanh dịch vụ tàu ngủ đêm, không được vận
chuyển khách du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long.
+ Lợi ích hợp pháp của chủ doanh nghiệp.

2. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tàu du lịch ở Phú Quốc có chịu sự
điều chỉnh của 2 quyết định nêu trong câu 1 không?

Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tàu du lịch ở Phú Quốc không chịu sự điều
chỉnh của hai quyết định trên. Vì Phú Quốc không thuộc địa bàn của tỉnh Quảng Ninh
nên không liên quan đến hai quyết định.

3. Liệt kê các văn bản QPPL đã được viện dẫn trong toàn bộ tình huống nêu
trên
- Quyết định số 3636/2013/QĐ-UBND; Quyết định số 3625/2015/QĐ-UBND; Quyết
định 4088/2015/QĐ-UBND: Quy định tạm thời về quản lý hoạt động tàu du lịch trên
vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long do tỉnh Quảng Ninh ban hành.
- Nghị định 111/2014/NĐ-CP: Quy định niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội
địa và niên hạn sử dụng của phương tiện thủy được phép nhập khẩu.
- Thông tư 43/2012/TT-BGTVT: Quy định yêu cầu kỹ thuật và bảo vệ môi trường
đối với tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng, khách sạn nổi do Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải ban hành.

4. Nêu nguyên tắc áp dụng văn bản QPPL.

1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.Văn
bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản
đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có
hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.
2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng
một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành
có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy
phạm pháp luật ban hành sau.
4. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm
pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày
văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.
5. Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực
hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong
trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề
thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.

5. Xác định thang giá trị pháp lý của các VBQPPL được viện dẫn trong tình
huống trên
Thang giá trị pháp lý của các VBQPPL được viện dẫn trong tình huống trên từ cao
xuống thấp:
+ Nghị định của Chính phủ: Nghị định 111/2014/NĐ-CP
+ Bộ giao thông vận tải: Thông tư số 43/2012/TT-BGTVT
+ UBND tỉnh Quảng Ninh: Quyết định số 3636/2013/QĐUBND, 3625/2015/QĐ-
UBND, 4088/2015/QĐ-UBND

6. Hai quyết định số 3625/2015/QĐ-UBND, 4088/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh


Quảng Ninh có giá trị pháp lý thi hành không?
Hai quyết định số 3625/2015/QĐ-UBND, 4088/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh
Quảng Ninh có giá trị pháp lý thi hành.
Vì hai quyết định số 3625/2015/QĐ-UBND, 4088/2015/QĐ-UBND có tính hợp hiến,
hợp pháp và tính thống nhất đối với Nghị định của Chính phủ (Nghị định
111/2014/NĐ-CP) và của Bộ giao thông vận tải (Thông tư số 43/2012/TT-BGTVT).

Bài 2:

1. Hoạt động ban hành Nghị định 95/2011/NĐ-CP của Chính phủ chịu sự
điều chỉnh của Luật ban hành VBQPPL nào? Luật ban hành VBQPPL
này quy định như thế nào về hiệu lực theo thời gian của VBQPPL?

Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PLNH-UBTVQH của Ủy ban Thường vụ


Quốc hội ban hành ngày 13.12.2005 có hiệu lực từ ngày 1/6/2006
Điều 11 Nghị định số 95/2011/NĐ-CP2 được ban hành ngày 20.10.2011 có hiệu lực
từ ngày kí ban hành
Nghị định số 202/2004/NĐ-CP3 ngày 10.12.2004 của Chính phủ có hiệu lực từ thi
hành sau 15 ngày kể từ ngày công bố
2. Xác định giá trị pháp lý giữa Nghị định 95/2011/NĐ-CP với Luật
ban hành VBQPPL.

Nghị định 95/2011/NĐ-CP có khả năng áp dụng hơn so với Nghị định số
202/2004/NĐ-CP3. Nghị định 95/2011 sửa đổi và bổ sung nghị định số 202/2004.

3. Theo các anh chị Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và
hoạt động ngân hàng nào có hiệu lực điều chỉnh đối với hành vi vi phạm
của Công ty Metropole nêu trên?
Nghị định 95/2011/NĐ-CP có hiệu lực điều chỉnh đối với hành vi của công ty
Metropole

Bài 3:
1. So sánh giữa 2 khoản của Tội trốn thuế trong 2 Bộ luật hình sự: Khoản 2
Điều 161 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009)4 và Khoản 2
Điều 200 Bộ luật hình sự 20155, khoản nào có khung hình phạt nặng hơn?

- Giống: tội trốn thuế


- Khác:

Khoản 2 Điều Khoản 2 Điều 200 Bộ luật hình sự 2015


161 Bộ luật hình sự 1999

bị phạt tiền từ 1 lần đến 5 lần số tiền trốn phạt từ 500 triệu đồng đến 1.5 tỷ đồng
thuế hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1-3 năm
tội trốn thuế từ 300 triệu đồng - dưới 600 tội trốn thuế từ 300 triệu đồng - dưới 1 tỉ
triệu đồng đồng

Khoản 2 Điều 200 Bộ luật hình sự 2015 có khung hình phạt nặng hơn vì: 
- Tội trốn thuế với số tiền lớn hơn có thể đến gần 1 tỷ.
- Số tiền phạt cũng cao hơn.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây cũng bị phạt theo khoản 2 điều
200 Bộ luật hình sự 2015:
+ Có tổ chức
+ Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
+ Phạm tội 02 lần trở lên
+ Tái phạm nguy hiểm

2. Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) hay Bộ luật
hình sự 2015 có hiệu lực để định tội danh trốn thuế đối với các bị
cáo trong vụ án trên?

Bộ luật hình sự 1999 ( sửa đổi bổ sung năm 2009) sẽ có hiệu lực để định tội danh
trốn thuế đối với các bị các nêu trên.Vì thời gian bộ luật bắt đầu có hiệu lực là từ
1.1.2010 và trong thời gian đó từ 9/2016 -10/2019 các bị cáo trên đã có hành vi phạm
tội trốn thuế.

3. Giả sử hành vi của công ty TNHH Thương mại Xây dựng Quang
Thanh đủ yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại
Điều 75 Bộ luật hình sự 2015 6 và tội trốn thuế, cơ quan có thẩm quyền
có thể truy cứu TNHS đối với Công ty Quang Thanh nêu trên không?
(Biết BLHS 2015 là BLHS đầu tiên quy định TNHS của pháp nhân
thương mại).

- Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại.
- Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại.
- Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp
nhân thương mại.

4. Phân tích các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật nêu trên

- Mặt khách quan:


+ Hành vi trái pháp luật: Lê Quốc Vượng (Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng thành
viên của công ty) chỉ đạo cho con gái mình là Lê Thị Hân (Kế Toán công ty) mua 401
hoá đơn GTGT khống của 32 công ty có trụ sở tại TPHCM và Hà Nội để kê khai thuế
GTGT hàng hoá dịch vụ mua nhằm khấu trừ thuế GTGT.
+ Hậu quả: ngày 03/04/2020, Toà án nhân dân tỉnh Quảng Bình mở phiên toà thẩm để
xét xử vụ án trên.
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi: mua 401 hoá đơn GTGT khống
+ Động cơ: để khỏi đóng thuế
+ Mục đích: nhằm khấu trừ thuế GTGT và trốn thuế.
- Chủ thể: Lê Thị Hân(Kế Toán công ty)
- Khách thể: Lê Quốc Vượng (Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên của công
ty.

You might also like