You are on page 1of 2

4.

Một số điều luật của BLHS năm 2015 được áp dụng đối với hành vi phạm
tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
- Nhận định này Đúng
- Cơ sở pháp lý: Điểu 7 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
- Giải thích:
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy
định về Hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian, theo đó, việc áp dụng pháp luật hình sự
(cụ thể là Bộ luật Hình sự) trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử một hành vi
phạm tội căn cứ vào thời điểm hành vi phạm tội được thực hiện. Có nghĩa là hành vi
phạm tội xảy ra tại thời điểm Bộ luật Hình sự nào đang có hiệu lực pháp luật thì áp dụng
Bộ luật đó. Tuy nhiên căn cứ theo khoản 2 và khoản 3, Điều 7 Bộ luật Hình sự năm 2015
có hai trường hợp ngoại lệ trong việc áp dụng Bộ luật Hình sự năm 2015 như sau:
- Các quy định không có lợi cho người phạm tội so với quy định Bộ luật Hình sự
năm 1999 thì không được áp dụng đối với các hành vi phạm tội xảy ra trước khi Bộ luật
Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có hiệu lực thi hành;
- Các quy định có lợi cho người phạm tội so với quy định tại Bộ luật Hình sự năm
1999 thì được áp dụng đối với các trường hợp phạm tội trước khi Bộ luật Hình sự năm
2015 có hiệu lực thi hành.
Như vậy, khi xây dựng cáo trạng cần căn cứ vào thời điểm phạm tội để lựa chọn
Bộ luật áp dụng, tuy nhiên đối với các trường hợp phạm tội trước khi Bộ luật Hình sự
năm 2015 có hiệu lực pháp luật mà thuộc trường hợp có lợi cho người phạm tội thì chỉ
cần áp dụng, viện dẫn điều, khoản, điểm của Bộ luật Hình sự năm 2015 để truy tố về
hành vi phạm tội đó.

Ví dụ: Ngày 01/01/2015, Nguyễn Văn A có hành vi cố ý gây thương tích cho
Nguyễn Văn B, cấu thành tội phạm quy định tại khoản 2, Điều 104 Bộ luật Hình sự năm
1999. Ngày 21/02/2018, A bị truy tố, khi xây dựng cáo trạng chỉ cần viện dẫn khoản 2,
Điều 134 Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Vì khoản 2, Điều 134
có lợi hơn về mức hình phạt so với khoản 2, Điều 104 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Bài tập 3: Pháp nhân thương mại A phạm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm theo
quy định tại Điều 190 BLHS. Tòa án tuyên phạt pháp nhân thương mại A 1 tỷ đồng theo
quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 190 BLHS. Ông X không thực hiện hành vi phạm tội
mà chỉ là người đại diện theo pháp luật cho pháp nhân thương mại A thực hiện các thủ
tục trong quá trình tiến hành tố tụng. 

Anh (chị) hãy xác định: 

Câu 2: Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này là
gì?

Theo thông tin của vụ án trên, sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật
hình sự là hành vi phạm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm của Pháp nhân thương mại A
theo quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015.

You might also like