You are on page 1of 2

NHẬN ĐỊNH – CÂU 14

Nguyên tắc chi phối hiệu lực của BLHS đối với những hành vi phạm tội ở ngoài
lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam ( Điều 6 BLHS ) chỉ là nguyên tắc quốc tịch
chủ động.  Sai.
Theo quy định tại Điều 6 BLHS 2015 thì nguyên tắc chi phối hiệu lực của BLHS
đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam không
chỉ là nguyên tắc quốc tịch chủ động mà còn có nguyên tắc quốc tịch bị động,
nguyên tắc phòng vệ và nguyên tắc hợp tác quốc tế.
Cơ sở pháp lý: Điều 6 BLHS 2015
Điều 6. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài
lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội
ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy
định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy
định của Bộ luật này.
Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở Việt
Nam.
2. Người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền,
lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay,
tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng
trời nằm ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì người phạm
tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong
trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
có quy định.

BÀI TẬP – BÀI 9


A đã bắt đầu thực hiện hành vi X từ năm 2014 đến tháng 8/2018. Tháng 9/2018,
hành vi của A bị phát hiện
Anh (chị) hãy xác định: BLHS nào được áp dụng đối với hành vi của A trong
những trường hợp sau đây ? Tại sao ?
1. Đối với hành vi X, BLHS năm 1999 quy định là tội phạm nhưng BLHS
năm 2015 đã bỏ tội danh này.
2. Đối với hành vi X, BLHS năm 1999 quy định là tội phạm với hình phạt
nhẹ hơn quy định của BLHS năm 2015.
Tùy theo tính chất và mức độ hình phạt của hành vi X thì ta mới có thể áp dụng bộ
luật nào phù hợp. Nếu hành vi phạm tội là một trong những trường hợp được quy
định trong Điều 3 BLHS 2015 thì áp dụng BLHS 2015; nếu không thì áp dụng
BLHS 1999.
1. Đối với hành vi X, BLHS năm 1999 quy định là tội phạm nhưng BLHS năm
2015 đã bỏ tội danh này vì hành vi phạm tội X đã được bổ sung vào các tội
danh khác hoặc không còn phù hợp với thực tiễn xã hội ( ví dụ: tội vi phạm
quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đã bị bãi bỏ );
hành vi X đã được sửa đổi, bỏ điều kiện áp dụng hình phạt để thu hẹp phạm
vi áp dụng hoặc nhằm đảm bảo tính nhất quán, công bằng và nhân đạo của
pháp luật ( ví dụ: Hình phả tử hình đã được sửa đổi, bỏ điều kiện chỉ cáp
dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng ).
2. Đối với hành vi X, BLHS năm 1999 quy định là tội phạm với hình phạt nhẹ
hơn quy định của BLHS năm 2015 vì: BLHS 2015 căn cứ vào tính chất và
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội để phân loại tội phạm,
còn BLHS 1999 chỉ căn cứ vào mức hình phạt tù cao nhất mà điều luật quy
định đối với mỗi tội phạm; bên cạnh đó, BLHS 2015 nâng cao mức phạt tiền
và mức phạt tù đối với một số tội phạm như vi phạm quy định về bảo vệ
động vật hoang dã hay buôn lậu để thể hiện sự nghiêm khắc của pháp luật;
và cuối cùng là BLHS 2015 có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội
và sự biến động giá cả khi quyết định mức tiền phạt  BLHS 2015 quy
định về những điều khoản chặt chẽ hơn, phù hợp với thực tiễn xét xử và tính
nghiêm khắc của pháp luật được đề cao hơn trong cuộc sống.

You might also like