You are on page 1of 4

I.

Nhận thức chung


1. Pháp luật về trật tự an toàn giao thông
- Pháp luật về trật tự an toàn giao thông là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà
nước ban hành
- Mục đích: nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện
hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội và công
dân trên lĩnh vực trật tự an toàn giao thông.
2. Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
- Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông là hành vi trái pháp luật, có lỗi của người có
năng lực thực hiện hành vi, hành vi đó được quy định bởi pháp luật về trật tự an toàn giao
thông.
- Để xác định một hành vi có phải là hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
cần xem xét cụ thể các dấu hiệu sau:
+ Hành vi của người tham gia giao thông là hành vi có thể nhận biết được.
+ Hành vi của người tham gia giao thông trái với quy định của pháp luật về trật tự an toàn
giao thông.
+ Có lỗi của người thực hiện hành vi khi tham gia giao thông.
+ Người tham gia giao thông là người có độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định,
không mắc bệnh tâm thần và có khả năng nhận thức được hậu quả hành vi của mình gây ra.
3. Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
- Phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông là hoạt động của các cơ quan
nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều hình thức, biện pháp hướng đến việc
triệt tiêu các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
- Mục đích: nhằm ngăn chặn, hạn chế làm giảm và từng bước loại trừ vi phạm pháp luật về
trật tự an toàn giao thông ra khỏi đời sống xã hội.

Tình huống:
Vào cuối tháng 4/2021, anh A (40 tuổi, có giấy phép lái xe ô tô hạng B1)
khi đang điều khiển xe ô tô 4 chỗ đi trên đường A với vận tốc khoảng 50km/h,
đến đoạn đường giao nhau, anh trai tôi có quan sát thấy có bà B đang điều khiển
xe máy đi từ phía bên trái đến cách khoảng 30m. Do tưởng bà B sẽ nhường
đường cho mình nên anh trai tôi tiếp tục điều khiển xe ô tô lưu thông trên đường
với vận tốc nêu trên và va chạm với xe máy do bà B điều khiển làm bà B bị ngã
văng ra khỏi xe.Sau khi tai nạn giao thông xảy ra, dù đã được y bác sĩ cấp cứu
kịp thời nhưng do vết thương nặng nên bà B đã tử vong tại bệnh viện.
Hành vi của anh A có dấu hiệu phạm tội vi phạm quy định về tham gia
giao thông đường bộ, cụ thể:
– Về chủ thể: Anh A có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự.
– Về mặt khách quan:
– Hành vi khách quan: Anh A đã có hành vi vi phạm quy định về tốc độ và
khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông
đường bộ, cụ thể
Căn cứ khoản 23 Điều 8 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm quy định
trong Luật giao thông đường bộ năm 2008 trong đó bao gồm: “Hành vi vi phạm
quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương
tiện tham gia giao thông đường bộ.”
Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT ngày 29/8/2019 của Bộ
giao thông vận tải quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe
máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ:
“Điều 5. Các trường hợp phải giảm tốc độ
1. Qua nơi đường bộ giao nhau cùng mức; nơi đường bộ giao nhau cùng
mức với đường sắt; đường vòng; đường có địa hình quanh co, đèo dốc;
đoạn đường có mặt đường hẹp, không êm thuận”.
Theo đó, khi tham gia giao thông tại khu vực giao nhau thì người điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ phải giảm tốc độ và giữ khoảng cách an toàn
với các phương tiện khác khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, theo thông tin
cung cấp thì khi điều khiển xe ô tô lưu thông trên đường, sau khi nhìn thấy bà
B, anh A đã không giảm tốc độ để có thể dừng lại một cách an toàn khi qua nơi
đường bộ giao nhau.
Như vậy, hành vi của anh A đã vi phạm quy định về tốc độ và khoảng cách
an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ theo
quy định tại khoản 23 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và khoản 3
Điều 5 Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT ngày 29/8/2019.
– Hậu quả: Hành vi vi phạm quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của
xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ của anh trai bạn
đã dẫn đến hậu quả bà B bị chết.
– Về mặt chủ quan: Anh A thực hiện hành vi do lỗi vô ý.
– Về khách thể: Hành vi của anh A đã xâm phạm trật tự an toàn giao thông
đường bộ và gây thiệt hại tính mạng của bà B.
Như vậy, hành vi của anh A có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội vi phạm
quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định tại khoản 1 Điều 260
Bộ Luật hình sự năm 2015.
Về hình phạt đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ Luật hình sự năm 2015 thì
anh A nếu phạm tội có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến
05 năm.Ngoài khung hình phạt chính nêu trên thì anh A còn có thể bị áp dụng
khung hình phạt bổ sung là: bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm theo quy định tại khoản 6 Điều
260 Bộ Luật hình sự năm 2015.
Câu hỏi trang 21 GDQP 10: Em đã từng tham gia hoạt động ở loại hình giao
thông nào?
Lời giải:

- Em đã từng tham gia hoạt động ở loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt…

Câu hỏi trang 22 GDQP 10: Theo em độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm
về mọi hành vi vi phạm luật về trật tự an toàn giao thông?

Lời giải:

- Công dân từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm luật về
trật tự an toàn giao thông

Câu hỏi trang 22 GDQP 10: Em hãy cho biết sự khác nhau giữa phòng ngừa và
đấu tranh chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông?

Lời giải:

Nội dung Phòng ngừa vi phạm Đấu tranh chống vi


pháp luật về trật tự phạm pháp luật về trật
so sánh ATGT tự ATGT

Chủ thể Các cơ quan nhà nước, Các cơ quan quản lí nhà
các tổ chức xã hội và nước
thực hiện công dân

Mục đích Triệt tiêu các nguyên Nắm tình hình, phát hiện
nhân, điều kiện của vi những hành vi vi phạm
phạm pháp luật về trật tự để từ đó áp dụng những
an toàn giao thông biện pháp để xử lí những
hành vi vi phạm đó góp
phần bảo vệ trật tự an
toàn giao thông.

You might also like