You are on page 1of 5

BẮT

Khái niệm: Bắt người là biện pháp ngăn chặn được quy định trong BLTTHS,
do những người có thẩm quyền áp dụng theo trình tự tố tụng đối với người khi
có đủ căn cứ theo luật định, nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa
không để họ tiếp tục phạm tội, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động điều tra,
truy tổ, xét xử và đảm bảo việc thi hành án.
Ý nghĩa: Việc áp dụng biện pháp bắt người phạm tội không chỉ có ý nghĩa to
lớn đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mà còn gắn liền với việc
hạn chế quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân. Qua đó, ngăn chặn tội phạm,
không để tội phạm tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội, đồng thời tạo điều kiện
thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được thực hiện dễ dàng
hơn.
KHÁM XÉT
Khái niệm: Khám xét là một biện pháp điều tra do những người có thẩm quyền
theo luật định tiến hành bằng cách lục soát, tìm kiếm trong người, chỗ ở, nơi
làm việc, địa điểm, phương tiện, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm,
dữ liệu điện từ của một người, nhằm phát hiện và thu giữ công cụ, phương tiện
phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên
quan đến vụ án.
Ý nghĩa: Có ý nghĩa rất quan trọng, giúp thu giữ được vật chứng (sổ sách, giấy
tờ, biên lai,…) là cơ sở để truy cứu với các đối tượng, mở rộng được vụ án,
đồng thời mang lại hiệu quả là mở rộng tội phạm, phát hiện thêm tội phạm. Qua
đó giúp nhanh chóng chứng minh tội phạm, rút ngắn thời gian và nâng cao hiệu
quả trong việc giải quyết vụ án hình sự.
ĐỐI CHẤT
Khái niệm: Đối chất là một biện pháp điều tra do những người theo luật định
tiến hành bằng cách đồng thời hỏi cùng một lúc hai người đã được hỏi cung hay
lấy lời khai trước đây nhưng trong lời khai của họ có những mâu thuẫn nhằm
mục đích giải quyết những mâu thuẫn đó, tìm ra đâu là lời trình bày, lời khai
phù hợp với thực tế khách quan.
Ý nghĩa: Có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết mâu thuẫn, xác định tính
đúng đắn trong lời khai giữa hai hay nhiều người để tìm ra sự thật của vụ án.
Đồng thời là cơ sở giúp xác định lời khai nào đúng, lời khai nào sai, củng cố
niềm tin trong quá trình đánh giá chứng cứ từ các nguồn chứng cứ đã thu thập
được, từ đó đưa ra giả thuyết điều tra, định hướng điều tra phù hợp.
HỎI CUNG BỊ CAN
- Khái niệm: Hỏi cung bị can là một biện pháp điều tra được quy định trong
BLTTHS do người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (ĐTV, KSV) thực hiện
nhằm thu thập chứng cứ thông qua lời khai, lời trình bày của bị can để làm sáng
tỏ sự thật khách quan của vụ án.
- Ý nghĩa: biện pháp hỏi cung bị can giúp các chủ thể có thẩm quyền hỏi cung
thu thập, mô tả một cách khách quan, đầy đủ nhất lời khai của bị can về vụ án,
tính chất tội phạm, thủ đoạn gây án, động cơ mục đích phạm tội và đồng phạm,
tài liệu khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án. Bên cạnh đó, việc hỏi
cung sẽ phát hiện nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm để kiến
nghị, khắc phục, phòng ngừa.
LẤY LỜI KHAI NGƯỜI LÀM CHỨNG
Khái niệm: Lấy lời khai người làm chứng là biện pháp do ĐTV,KSV tiến hành
nhằm thu thập theo trình tự TTHS lời khai của người làm chứng về những tình
tiết của vụ án đang được điuề tra, truy tố và những tin tức tài liwjwu khác mà
người làm chứng biết có ý nghĩa đối với hoạt động điều tra, truy tố và phòng
ngừa tội phạm.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả lấy lời khai NLC: động cơ khai báo,
trạng thái tâm lý, một số yếu tố khác (mối quan hệ giữa NLC với bị hại và
người phạm tội, hình thức triệu tập, địa điểm, thời gian lấy lời khai, năng lực
giao tiếp và tác động tâm lý của ĐTV,…)
LẤY LỜI KHAI NGƯỜI LÀM CHỨNG
Khái niệm: Lấy lời khai người làm chứng là biện pháp do ĐTV, KSV tiến hành
nhằm thu thập theo trình tự TTHS lời khai của người làm chứng về những tình
tiết của vụ án đang được điều tra, truy tố và những tin tức tài liệu khác mà
người làm chứng biết có ý nghĩa đối với hoạt động điều tra, truy tố và phòng
ngừa tội phạm.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả lấy lời khai bị hại: động cơ khai báo
và trạng thái tâm lý.
NHẬN DẠNG:
- Khái niệm: Nhận dạng là biện pháp điều tra được tiến hành nhằm mục đích
làm rõ sự thống nhất, tương đồng hay khác biệt giữa đối tượng nhận dạng với
đối tượng có liên quan đến vụ án mà người nhận dạng đã tri giác trước đây bằng
cách quan sát, so sánh những đặc điểm, vết tích của đối tượng nhận dạng với
hình ảnh đối tượng mà người đã tri giác trước đây còn ghi nhớ của người nhận
dạng.
- Ý nghĩa:
+ Củng cố, kiểm tra tài liệu, chứng cứ, góp phần làm rõ thủ phạm gây án, vai trò
của từng bị can trong vụ án, vũ khí, công cụ, phương tiện…
+ Thẩm tra, xác minh lại những tin tức, tài liệu CQĐT thu thập được từ hoạt
động điều tra khác. Trên cơ sở kết quả nhận dạng, CQĐT có thể đưa ra nhận
định về tính chất vụ án, xây dựng giả thuyết điều tra, đề ra biện pháp điều tra
phù hợp.
THỰC NGHIỆM ĐIỀU TRA
- Khái niệm: Thực nghiệm điều tra là một biện pháp điều tra do những người
theo luật định tiến hành bằng cách thưc hiện các hoạt động thực nghiệm, các thí
nghiệm nhằm mục đích kiểm tra những tài liệu chứng cứ đó thu thập được, thu
thập tài liệu chứng cứ mới, kiểm tra và đánh giá giả thuyết điều tra về khả năng
diễn ra sự việc, hiện tượng hay thực hiện một hành vi nào đó có ý nghĩa đối với
hoạt động điều tra và phòng ngừa tội phạm.
- Ý nghĩa:
+ Kiểm tra các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được.
+ Là cơ sở đánh giá tính đúng đắn, hiệu quả qua các giả thuyết điều tra.
+ Thu thập những tài liệu, chứng cứ mới.
+ Làm rõ nguyên nhân của tội phạm.
TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH
- Khái niệm: Trưng cầu giám định trong quá trình điều tra là hoạt động của Cơ
quan điều tra, cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra, Viện kiểm sát bằg văn bản để thực hiện việc lấy ý kiến đánh giá, kết
luận vấn đề liên quan đến nội dung vụ việc mang tính hình sự hoặc vụ án hình
sự của các nhà chuyên môn thuộc lĩnh vực mà họ có hiểu biết nhằm phục vụ
công tác giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc điều tra,
kết luận vụ án.
Ý nghĩa: Kết quả giám định luôn góp phần giải quyết vụ án hình sự:
- Kết quả giám định có giá trị cao trong việc chứng minh tội phạm và người
thực hiện hành vi phạm tội, đồng thời cũng giúp cho người tiến hành tố tụng có
căn cứ để bác bỏ những yếu có giá trị chứng minh và những lời khai gian dối.
- Kết quả giám định giúp cơ quan tiến hành tố tụng xác định có hay không hành
vi phạm tội xảy ra giúp xây dựng giả thuyết, kế hoạch phù hợp, ban hành các
quyết định tố xác, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án khách quan, toàn diện.
ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
- Khái niệm: Là biện pháp điều tra được quy định trong BLTTHS do cơ quan
có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện nếu xét thấy cần xác định giá trị của
tài sản có liên quan đến việc giải quyết vụ án hình sự như liên quan đến việc xác
định tội phạm, định tội, định khung hình phạt và quyết định hình phạt.
- Ý nghĩa: Việc định giá tài sản có vai trò quan trọng trong xác định tính chất,
mức độ của từng tội danh cụ thể của Bộ luật Hình sự, ngoài ra còn là cơ sở để
xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Giá trị tài sản vừa có ý nghĩa đối với
việc định tội, định khung hình phạt, xác định thiệt hại do tội phạm gây ra, vừa
có ý nghĩa đối với việc giải quyết các vấn đề dân sự trong vụ án hình sự.
KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG
- Khái niệm: Khám nghiệm hiện trường là biện pháp điều tra được tiến hành tại
hiện trường nhằm phát hiện, ghì nhận, thu lượm, bảo quản, nghiên cứu, đánh giá
dấu vết, vật chứng của các vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính hình sự đã xảy ra.
- Ý nghĩa: Khám nghiệm hiện trường để phát hiện, thu thập đánh giá các dấu
vết, vật chứng, các tin tức tài liệu có liên quan tại hiện trường phục vụ điều tra.
Thông qua hiện trường, cơ quan điều tra có thể nhận định, đánh giá tính chất
của hoạt động của thủ phạm, công cụ, phương tiện mà thủ phạm sử dụng khi
phạm tội cũng như nhiều thông tin cần thiết khác. Qua đó, xác định được
phương hướng điều tra, dự kiến lực lượng, phương tiện cần thiết cho hoạt động
điều tra, làm rõ vụ án.

You might also like