You are on page 1of 8

Thực tiễn của vai trò hđ phòng ngừa tp của VKSND trong công tác

THQCT và KSVQG VAHS


1. Kết quả đạt được của công tác phòng ngừa tội phạm
Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) là một cơ quan hết sức quan trọng trong
bộ máy nhà nước bên cạnh nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt
động tư pháp còn phải có trách nhiệm chủ động phối hợp với Cơ quan điều tra
(CQĐT), Tòa án nhân dân, Cơ quan thi hành án để nâng cao hoạt động phòng
ngừa tội phạm điều này đã được thể hiện trong chỉ đạo nghiệp vụ của Viện kiểm
sát nhân dân tối cao. Trong thực tế rất dễ dàng nhận thấy là ở nơi nào VKSND
nắm vững và thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ của mình thì ở đó không
những đã phát huy được vai trò tích cực, chủ động của Viện kiểm sát trong hoạt
động phối hợp phòng ngừa tội phạm, mà đồng thời còn duy trì được mối quan
hệ công tác tốt với các ngành, trước hết là với các cơ quan tư pháp. Thực hiện
các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội và Chương trình
quốc gia phòng, chống tội phạm, trong những năm qua ngành Kiểm sát đã tích
cực phối hợp với các cơ quan tư pháp đấu tranh kiên quyết với các loại tội
phạm, khám phá nhiều vụ án hình sự, góp phần ngăn chặn và kiềm chế sự gia
tăng tội phạm, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Nhờ vậy,
VKSND các cấp đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc quản lý và xử lý tin
báo tội phạm. Một số nơi đã mở hòm thư tố giác tội phạm, thông báo số điện
thoại công khai để nhân dân cung cấp tình hình tội phạm, duy trì thường xuyên
chế độ trực nghiệp vụ.
Đầu tiên, VKSND đã trực tiếp khởi tố hoặc yêu cầu CQĐT khởi tố nhiều
vụ án để tiến hành điều tra, phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an trong việc
phân loại xử lý, nâng cao tỷ lệ xử lý hình sự trong bắt giữ, chống bỏ lọt tội
phạm. Điều này được thể hiện ở năm 2020, VKS các cấp đã kiểm sát 100% việc
tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm; ban hành hơn 103.100 văn bản yêu
cầu kiểm tra, xác minh, tăng 9,6%; trực tiếp kiểm sát gần 1.300 cuộc tại
CQĐT… Kết quả, qua kiểm sát, VKS đã yêu cầu CQĐT khởi tố 791 vụ án tăng
8,6% và hủy 30 quyết định khởi tố vụ án. Đồng thời, VKS trực tiếp quyết định
khởi tố 22 vụ án, tăng 4,7%; hủy 72 quyết định không khởi tố vụ án và 62 quyết
định khởi tố vụ án, tăng 21,5%... Qua đó, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chống oan,
sai, bỏ lọt tội phạm ngay từ giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm. Thông
qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ VKSND cũng đã làm rõ nguyên nhân,
điều kiện phát sinh tội phạm, những sơ hở thiếu sót trong công tác quản lý nhà
nước để kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan trong công tác phòng ngừa vi
phạm pháp luật và tội phạm. Để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng,
chống tội phạm, ngành Kiểm sát đã triển khai nghiên cứu một số chuyên đề
nhằm tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm từ những vụ việc cụ thể để nhận ra
diện rộng.
Thêm vào đó, bằng các biện pháp về nghiệp vụ và việc tăng cường trách
nhiệm của đội ngũ Cán bộ, Kiểm sát viên nên VKSND các cấp đã có nhiều thay
đổi tích cực trong việc quản lý, phân loại và xử lý tin báo tố giác về tội phạm,
không để tin báo tồn đọng kéo dài hay quá hạn luật định. Ví dụ như kết quả, vai
trò, trách nhiệm của VKS trong giải quyết án tham nhũng tiếp tục được tăng
cường, chất lượng giải quyết án tham nhũng được nâng lên; tỷ lệ trả hồ sơ điều
tra bổ sung giảm; không xảy ra oan, sai; số tài sản được thu hồi
lớn (hơn 32.273 tỷ đồng) và đạt 59%, tăng 5,2%. Đặc biệt, VKSND tối cao tiếp
tục phối hợp với Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao điều tra, truy tố và đưa ra
xét xử nghiêm minh nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế lớn, đáp ứng yêu cầu của
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng như các vụ án xảy ra
tại Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương, UBND thành phố Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh và Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng...
Hơn hết, Viện kiểm sát các cấp còn thường xuyên phối hợp với Tòa án tổ
chức các phiên tòa rút kinh nghiệm, các phiên toà xét xử lưu động nhằm nâng
cao kĩ năng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa theo yêu cầu cải cách tư
pháp và tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân
dân. Vì vậy, cùng với các biện pháp tác động trực tiếp nhằm đảm bảo cho quá
trình khởi tố, điều tra phát hiện và xử lý tội phạm được nhanh chóng, chính xác,
kịp thời theo quyền năng và nghĩa vụ tố tụng, VKSND còn gián tiếp tác động để
áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm thông qua việc thực hiện các quyền
yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị của mình…
Ngoài ra, công tác phối hợp với các ngành hữu quan như CQĐT, Tòa án
nhân dân, Cơ quan thi hành án, Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng với sự
giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh, công tác tuyên truyền trong ngành kiểm
sát….để nâng cao trách nhiệm phòng ngừa tội phạm cũng được VKSND các cấp
chú trọng. Nhìn chung tiến độ giải quyết án được đẩy nhanh hơn và phần lớn
được thực hiện trong hạn luật định. Các VKSND cũng đã chủ động bàn bạc với
các cơ quan tiến hành tố tụng xác định các vụ án trọng điểm để tập trung chỉ đạo
điều tra, truy tố, xét xử nhanh nhằm phục vụ yêu cầu chính trị của các địa
phương. Đã có nhiều Viện kiểm sát địa phương tích cực phối hợp với Toà án
nhân dân tổ chức các phiên toà lưu động nhằm thông qua việc thực hành quyền
công tố đối với những vụ án này để tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp
hành pháp luật của nhân dân. Viện kiểm sát các cấp thường xuyên tổ chức học
tập, quán triệt và tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết của Đảng, pháp luật của
Nhà nước về công tác phòng, chống tội phạm đối với cán bộ, công chức; tuyên
truyền, phổ biến sâu rộng các quy định của pháp luật về phòng, chống tội phạm.
Hiện nay, VKSND cũng đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong
công tác phòng, chống tội phạm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin gắn
với đổi mới phương thức điều hành; duy trì mạng LAN, kết nối Internet đảm bảo
thông suốt, phối hợp chặt chẽ giữa các phòng nghiệp vụ trong việc hướng dẫn,
cài đặt, sửa chữa các thiết bị tin học, công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp
vụ; sử dụng hiệu quả hệ thống thư điện tử trong ngành Kiểm sát nhằm nắm chắc
và theo dõi quản lý tốt các tin về tội phạm xảy ra. Tuy nhiên, phòng ngừa tội
phạm là công việc đầy khó khăn, phức tạp, phải được tiến hành trên phạm vi
toàn xã hội và đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ nhiều biện pháp, phải phát huy
sức mạnh tổng hợp của tất cả các chủ thể phòng ngừa. Trong hầu hết các qui
định pháp luật về nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm đều có đề cập đến trách nhiệm
phối hợp của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể
nhân dân, các đơn vị lực lượng vũ trang.
2. Hạn chế trong hoạt động phòng chống tội phạm
Có thể thấy với trong thời gian vừa qua VKSND đã thực hiện khá tốt chức
năng, nhiệm vụ của mình trong công tác phòng chống tội phạm chẳng hạn như:
giảm thiểu tình trạng oan sai, bỏ lọt tội phạm; xử lý kịp thời, nghiêm minh, bảo
đảm yêu cầu chính trị, yêu cầu pháp luật các vụ án có sức ảnh hưởng lớn. Mặc
dù VKSND đã đạt được những kết quả hết sức khả quan tuy nhiên vẫn xuất hiện
những hạn chế nhất định như sau:
2.1. Hạn chế trong việc thực hiện chức năng của Viện kiểm sát nhân dân
Trong công tác tiếp nhận, giải quyết tin báo vẫn còn chưa được chú trọng,
chưa có sự phối hợp chủ động với các cơ quan, các tổ chức xã hội trong việc
nắm bắt tình hình tội phạm tại địa phương dẫn đến nhiều nguồn tin báo về tội
phạm chưa được xử lý kịp thời, dẫn tới việc bỏ lọt tội phạm hoặc việc không
kiểm tra, xác minh đúng đắn nguồn tin dẫn tới việc khởi tố sai quy định của
pháp luật, làm oan người vô tội.
Trong công tác điều tra, truy tố vụ án hình sự còn bộc lộ nhiều thiếu sót,
chất lượng còn chưa cao, thể hiện qua việc vẫn còn nhiều vụ án bị đình chỉ,
những vụ án cần trả hồ sơ điều tra bổ sung, những vụ án VKSND đình chỉ do bị
can không phạm tội, những vụ án bị Tòa án trả lại hồ sơ đề nghị điều tra bổ sung
do thiếu chứng cứ vẫn còn chiếm tỉ lệ khá cao. Việc điều tra của cả cơ quan
công an và VKSND vẫn chưa được phối hợp nhuần nhuyễn với nhau, cộng thêm
đó là tình hình diễn biến hết sức phức tạp của các loại tội phạm dẫn tới số lượng
vụ việc quá nhiều, vượt quá khả năng xử lý của các cán bộ điều tra, việc chạy
theo thành tích để lấy số lượng vụ án cũng kéo theo chất lượng hiệu quả của
công tác này còn chưa cao. Nhiều trường hợp án chưa đủ chứng cứ mà vẫn được
đưa vào hồ sơ để chuẩn bị truy tố, xét xử đã chứng minh điều đó. Sự nóng vội
của các cán bộ điều tra, muốn nhanh chóng tìm ra sự thật khách quan của vụ án
đã bỏ qua một số công tác tố tụng, hoặc làm qua loa, không triển khai chặt chẽ
vô tình để lọt những khe hở dẫn tới nhiều trường hợp có hậu quả vô cùng nặng
nề, những vụ oan sai mà người khởi tố phải hứng chịu hàng chục năm tù giam,
kéo theo đó là sự mất uy tín của các cơ quan tố tụng, điển hình như: vụ Nguyễn
Thanh Chấn, vụ Huỳnh Văn Nén, vụ Trần Văn Chiến… Nhiều sai phạm trong
quá trình này như việc ép cung, mớm cung vẫn còn tồn tại lâu dần vô hình
chung đã trở thành cách làm của một số cán bộ điều tra, việc này là một trong
những hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật về tố tụng của Nhà nước ta.
Trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc xét xử vụ án hình
vẫn còn một số bất cập, đặc biệt là trong giai đoạn xét xử, tỉ lệ án bị kháng nghị,
kháng cáo vẫn còn cao, một số Kiểm sát viên vẫn còn chưa chủ động tranh luận,
thể hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong phiên tòa xét xử, dẫn
tới nhiều thiếu sót mà đáng lẽ ra chúng ta có quyền kiến nghị, kháng nghị để bảo
vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, lẽ phải, tính đúng đắn của pháp
luật. Nhiều vụ án đã phải trải qua các cấp xét xử, từ sơ thẩm, tái thẩm nhưng vẫn
chưa giải quyết được triệt để vấn đề, vẫn có kháng cáo, kháng nghị mang lại sự
hoài nghi về chất lượng của việc kiểm sát xét xử của chúng ta.
Công tác kiểm sát thi hành án vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục kịp
thời, việc quản lý chấp hành án ở các cấp vẫn còn chưa được chú trọng. VKSND
chưa chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan để thống kê, theo dõi đầy đủ
thông tin về thời hạn, thời hiệu... dẫn tới khâu quản lý chưa thực sự hiệu quả.
Nhiều vụ án đã được xét xử xong nhưng bị cáo vẫn chưa được đưa đi để thi
hành án, cùng với đó là công tác kiểm sát thi hành án tạm giữ, tạm giam chưa
được quan tâm một cách đúng mực, chế độ ăn ở, sinh hoạt của các bị cáo vẫn
chưa được theo dõi sát sao dẫn đến nhiều bất cập, ảnh hưởng tới quyền lợi chính
đáng mà họ được nhận.
2.2. Hạn chế trong công tác phối hợp với các cơ quan khác
Một bộ phận cán bộ Kiểm sát chưa nhận thức đầy đủ quy định của pháp
luật, còn tồn tại tư tưởng coi nhẹ khâu công tác này; việc phân công, phân nhiệm
cán bộ làm công tác này chưa cụ thể, còn kiêm nhiệm, nhất là ở Viện kiểm sát
cấp huyện. Hơn hết, vẫn còn tình trạng thụ động trong công tác phối hợp với
CQĐT; chưa có biện pháp để nắm đầy đủ số tin báo mà CQĐT đã tiếp nhận, thụ
lý và giải quyết; phương thức kiểm sát còn nặng về hình thức, chủ yếu là nắm
trên sổ sách, không trực tiếp nghiên cứu hồ sơ; Kiểm sát viên, cán bộ được phân
công làm công tác kiểm sát tố giác, tin báo tội phạm còn ngại va chạm; lãnh đạo
một số Viện kiểm sát còn chưa sâu sắc.
2.3. Hạn chế trong các chính sách pháp luật
Thứ nhất, hiện tại vẫn còn thiếu các quy định pháp luật về trách nhiệm
phòng ngừa tội phạm của VKSND trong các công tác thực hiện chức năng của
mình. Cùng với đó, các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát
trong các văn bản pháp luật cũng có sự chồng chéo, không thống nhất với nhau.
Thứ hai, đến nay Viện kiểm sát vẫn chưa có một Chương trình tổng thể về
phòng ngừa tội phạm chung và cũng vì vậy dẫn đến hiện tượng chưa xây dựng
được những chuẩn mực rõ ràng xác định hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm
trong hoạt động của VKSND.
Thứ ba, một số nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trực tiếp áp dụng
các biện pháp phòng ngừa tội phạm tuy có quy định trong pháp luật như Hiến
pháp, Luật Tổ chức VKSND nhưng chưa được thực hiện đầy đủ, triệt để trên
thực tế hoặc bị hạn chế tác dụng trong thực tiễn, không có hiệu quả khi áp dụng.
Thứ tư, vấn đề nghiên cứu lý luận về tội phạm học, nghiên cứu cơ cấu, tình
hình diễn biến tội phạm xảy ra trên địa bàn cũng như việc triển khai ứng dụng
các biện pháp phòng ngừa trong công tác của ngành chưa thực sự được chú
trọng, quan tâm đúng mức. Thông thường chỉ dừng lại ở công tác thống kê số
liệu hàng năm mà chưa đi sâu vào nghiên cứu từng loại tội phạm cụ thể.
3. Nguyên nhân của các hạn chế trong hoạt động phòng ngừa tội phạm
của VKSND trong công tác THQCT và kiểm sát việc giải quyết vụ án hình sự
3.1 Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, việc phát triển kinh tế thị trường là một trong những nguyên
nhân chính dẫn đến việc phát triển của tình hình tội phạm. Điều này dẫn đến tình
hình tội phạm ngày càng phức tạp, đòi hỏi VKSND các cấp phải quan tâm hơn
nữa trong công tác thực hiện quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết vụ án
hình sự nhằm khẳng định hơn nữa vai trò của mình trong hoạt động phòng ngừa
tội phạm.
Thứ hai, chính sách pháp luật của nước ta còn chưa đáp ứng được nhu cầu
phát triển của xã hội, còn nhiều kẽ hở trong pháp luật để tội phạm len lỏi vào đời
sống xã hội, những tội phạm ẩn đã gây ra vô số thiệt hại nhưng vẫn chưa được
chú trọng phát hiện để ngăn chặn ngay từ đầu.
Thứ ba, việc phối hợp giữa các cơ quan còn lỏng lẻo, chưa có sự đầu tư cả
về nhân lực và kinh phí cho các công tác phòng ngừa tội phạm cũng như tuyên
truyền phổ biến pháp luật dẫn đến việc gặp nhiều khó khăn trong công tác phòng
ngừa tội phạm.
3.2 Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, VKS còn chưa có sự đầu tư nghiên cứu lý luận về tội phạm học,
chưa có các bộ phận chuyên trách về vấn đề này. Công tác đào tạo bồi dưỡng
cán bộ về mặt lý luận về tội phạm và phòng ngừa tội phạm đã được triển khai
nhưng chưa được quan tâm sâu sắc.
Thứ hai, công các kết hợp nhiệm vụ và chức năng THQCT và kiểm sát
hoạt động tư pháp của VKSND với công tác phòng ngừa tội phạm đã được tiến
hành nhưng chưa chú trọng nhiều để hai công tác này gắn chặt với nhau
Thứ ba, năng lực của các bộ KSV VKSND còn chưa được đáp ứng được
tất cả các mục tiên về số lượng và chất lượng. Tình hình tội phạm ngày càng gia
tăng về số lượng và mức độ nguy hiểm để kiểm soát được tình hình đó lực lượng
của VKSND phải được tăng cường hơn nữa về số lượng, chuyên môn.
Thứ năm, công tác tuyên truyền pháp luật giáo dục pháp luật của VKSND
mới chỉ được thực hiên tốt đối với cán bộ trong ngành, việc hết nối với nhân dân
còn chưa được sâu rộng, các phương pháp còn đơn điệu và không nhiều.
Thứ sáu, việc kết nối các cơ quan, tổ chức xã hội đặc biệt là nhân dân trong
công tác thống kê năm bắt tình hình tội phạm còn chưa được triển khai mạnh
mẽ. Bên cạnh đó sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành với VKS còn chưa có
sự liên kết, phối hợp chặt chẽ, nhiều chủ trương chỉ mới mang tính lý thuyết
chưa áp dụng trơn tru. Việc lồng ghép các chủ trương chính sách của Đảng với
công tác của ngành dã được thực hiện nhưng chưa có sự kiểm tra giám sát đốc
thúc một cách thường xuyên gây lãng phí mà hiệu quả lại chưa cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo công tác của Viện trưởng VKSND tối cao tại kỳ họp thứ 10, Quốc
hội khóa XIV.
2. Nguyễn Phạm Tố Phong, Trách nhiệm phòng ngừa tội phạm của Viện Kiểm
Sát trong tiến trình cải cách tư pháp, Viện Kiểm Sát nhân dân tỉnh Bình Định

You might also like