You are on page 1of 10

BÀN VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH

SỰ VIỆT NAM NĂM 2015

DISCUSSION OF THE DEATH PENALTY AS PROVISIONS OF


VIETNAM'S PENAL CODE 2015

Tóm tắt: Từ việc nghiên cứu nhận thức chung về hình phạt tử hình trong khoa học
pháp lý, phân tích những điểm mới của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm
2017 so với Bộ luật hình sự năm 1999 cũng như đánh giá thực tiễn áp dụng hình
phạt tử hình, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị tiếp tục hoàn thiện quy định hình
phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam.

Từ khóa: tử hình, quyền sống, thi hành án tử hình, Bộ luật hình sự năm 2015, Việt
Nam.

Abstract: From studying the general perception of the death penalty in legal
science, analyzing the new points of the 2015 Penal Code, amended and
supplemented in 2017 compared to the 1999 Penal Code, as well as evaluate the
practical application of the death penalty, the author has made a number of
recommendations to further improve the death penalty provision in the Criminal
Law of Vietnam.

Keywords: Death penalty, right to life, death sentence execution, the Penal Code
of 2015, Vietnam.

1. Đặt vấn đề

Tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống các hình phạt của pháp luật
Việt Nam. Đây là hình phạt tước đi quyền được sống của người phạm tội - quyền
cơ bản và quan trọng nhất của con người. Hình phạt từ hình cùng với các hình phạt
khác trong pháp luật hình sự đã góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội của đất
nước qua các thời kỳ.

Lịch sự phát triển pháp luật hình sự từ Bộ luật hình sự năm 1985 đến nay, các quy
định tội phạm và hình phạt được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở sự thay đổi của kinh tế
xã hội và trên cơ sở thực tiễn của tình hình tội phạm của thời kì đó. Bộ luật hình sự
năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (gọi tắt là Bộ luật hình sự năm 2015) đã có
những sửa đổi, bổ sung quy định về hình phạt tử hình như sau:

“Điều 40. Tử hình

1. Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt
nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm
phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.

2. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ
nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên
khi phạm tội hoặc khi xét xử.

3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các
trường hợp sau đây:

a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

b) Người đủ 75 tuổi trở lên;

c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án
đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích
cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập
công lớn.

4. Trong trường hợp quy định tại khoản 03 Điều này hoặc trường hợp người bị kết
án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.”

2. Những điểm mới về hình phạt tử hình của Bộ luật hình sự 2015 so với Bộ luật
hình sự năm 1999:

Một là, để góp phần bảo vệ quyền con người và thực hiện các cam kết trong các
Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên như Công ước quốc tế về quyền dân
sự, chính trị năm 1966 thì hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự 2015 chỉ áp dụng
đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm
phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy,
tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy
định. Bộ luật hình sự năm 2015 đã bỏ hình phạt tử hình ở 07 tội danh, đó là: Tội
cướp tài sản (Điều 168); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm,
phụ gia thực phẩm (Điều 193); Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249), Tội
chiếm đoạt trái phép chất ma túy (Điều 252); Tội phá huỷ công trình, cơ sở,
phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303); Tội chống mệnh lệnh
(Điều 394) và Tội đầu hàng địch (Điều 399).

Việc thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tử hình của Bộ luật hình sự năm 2015 là
cần thiết, thể hiện tính nhân văn của pháp luật hình sự xã hội chủ nghĩa, phù hợp
với tình hình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu đấu tranh
phòng, chống tội phạm và hội nhập quốc tế.

Hai là, Bộ luật hình sự 2015 không áp dụng hình phạt tử hình đối với người từ đủ
75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử và không thi hành án tử hình đối với
họ (khoản 02, khoản 03 Điều 40 [1][1]về hình phạt tử hình), điều này góp phần thể
hiện sâu sắc tính nhân đạo và chính sách khoan hồng của pháp luật hình sự nước
ta.

Ba là, Bộ luật hình sự năm 2015 cũng bổ sung mới quy định: không thi hành án tử
hình đối với người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau
khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ¾ tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác
tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc
lập công lớn (điểm c khoản 03 Điều 40 [2][2]). Thực tế công tác thu hồi tài sản tham
nhũng của nước ta hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Trong điều kiện nền kinh tế
nước ta đang phát triển, tài sản tham nhũng lại vô cùng lớn nên quy định mới này
vừa mang tính nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước, vừa giúp cho công tác thu hồi
tài sản được khả thi, giảm gánh nặng cho nền kinh tế Việt Nam nói chung. Tuy
nhiên, để bảo đảm sự công bằng, người phạm tội ngoài việc nộp lại tài sản tham ô,
nhận hối lộ thì còn phải có đủ những điều kiện nhất định mang yếu tố tích cực như
trên mới có thể được xem xét không thi hành án tử hình.

Bốn là, quy định xét giảm án đối với người bị kết án tử hình được ân giảm xuống
thành tù chung thân. Khoản 06 Điều 63 quy định “Đối với người bị kết án tử hình
được ân giảm hoặc người bị kết án tử hình thuộc trường hợp quy định tại điểm b
hoặc điểm c khoản 03 Điều 40 của Bộ luật thì thời gian đã chấp hành hình phạt để
được xét giảm lần đầu là 25 năm và dù được giảm nhiều lần nhưng vẫn phải bảo
[1][1]
Xem: khoản 02, khoản 03 Điều 40 Bộ luật hình sự 2015.
[2][2]
Xem: điểm c khoản 03 Điều 40 Bộ luật hình sự 2015.
đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 30 năm”. Đối với phạm nhân tử hình
được ân giảm thành tù chung thân, nếu không quy định họ được tiếp tục xét giảm
án sẽ phát sinh một loại hình phạt mới: tù chung thân không giảm án, họ phải chấp
hành án đến khi chết. Việc thi hành án vô thời hạn đối với các phạm nhân tạo gánh
nặng cho Nhà nước khi phải bảo đảm các điều kiện để thi hành án phạt tù suốt đời
đối với những người này trong trại giam. Mặt khác, việc thi hành án suốt đời sẽ
làm cho người bị kết án không có động lực để phấn đấu, cố gắng trở thành người
có ích, nảy sinh tâm lý cực đoan, tiêu cực, có thể dẫn đến việc họ thực hiện các
hành vi nguy hiểm khác như: gây rối, chống phá trại giam, tự vẫn hoặc bỏ trốn,
đánh nhau… cho nên việc bổ sung quy định cho phép người bị kết án tử hình được
ân giảm tiếp tục được xét giảm là hết sức đúng đắn, cần thiết.

Năm là, cách thức thi hành án tử hình cũng thể hiện nguyên tắc nhân đạo của Đảng
và nhà nước ta. Theo Luật thi hành án Hình sự năm 2010 [3[3 ]thì cách thức thi hành
án tử hình mới được áp dụng là hình thức “tiêm thuốc độc” thay cho việc bị xử
bắn. Thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình bao gồm 3 loại: thuốc làm mất
tri giác; thuốc làm liệt hệ vận động; thuốc làm ngừng hoạt động của tim. Một liều
gồm 3 loại thuốc này sẽ được dùng cho một người. Sở dĩ nhiều nước lựa chọn cách
tử hình này vì không tạo ra những cảnh man rợ như đầu rơi, máu chảy, phạm nhân
gào thét vì đau đớn, gây ám ảnh tâm lý đối với người trực tiếp thi hành án tử; là
cách "chết nhẹ nhàng", "chết không đau đớn". Một số chuyên gia y học còn so
sánh cách thi hành hình phạt tử tội này giống như người tự sát, uống thuốc ngủ
hoặc uống thuốc độc chết.

3. Thực tiễn triển khai hình phạt tử hình và một số vấn đề cần hoàn thiện

Ở Việt Nam, việc thi hành án tử hình trong mấy thập kỷ gần đây, nước ta không
công khai số lượng người bị thi hành án tử hình nhưng tại phiên Kiểm điểm định
kỳ phổ quát (UPR)[4][4] về nhân quyền ngày 22/01/2019, đại diện Việt Nam đã đưa
ra giải thích về vấn đề này như sau: “Số liệu án tử hình là một nội dung liên quan
đến các quy định pháp luật bảo vệ bí mật nhà nước của Việt Nam. Trên thực tế,
cân nhắc với nhiều lý do và nhiều khía cạnh xã hội nên Việt Nam không công khai
số liệu án tử hình. Tuy nhiên việc thi hành án tử hình của Việt Nam đều tiến hành
[3[3]
Xem: Điều 59 Luật thi hành án Hình sự năm 2010.
[4][4]
Cơ chế rà soát/kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) được Đại hội đồng Liên hợp quốc lập ra năm 2006 và là quá
trình đánh giá tình hình nhân quyền của tất cả các thành viên Liên hợp quốc. Mỗi quốc gia sẽ được kiểm điểm bốn
năm một lần. Việt Nam đã được kiểm điểm trong các năm 2009, 2014 và 2019.
một cách công khai và đúng theo trình tự thủ tục quy định của bộ luật tố tụng hình
sự”.[5] Theo một số nguồn tin, số lượng án tử hình được tuyên và thi hành ở Việt
Nam đã giảm từ 67 vụ trong giai đoạn 1996 - 2000 xuống còn 21 vụ trong giai
đoạn 2009 - 2013[6][6]. Theo Báo cáo thi hành án hình sự trong 05 năm (2011-
2016) mà Bộ Công an công bố công khai vào tháng 2 năm 2017, Việt Nam có
1.134 tử tù và trong ba năm (2013-2016) có 429 phạm nhân bị tử hình bằng hình
thức tiêm thuốc độc, còn một nửa trong số đó chưa thi hành án[7].[7].

Trong thời gian qua, các cơ quan tư pháp đã tích cực ban hành các văn bản hướng
dẫn và tập huấn thực hiện quy định mới về hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự
năm 2015. Riêng với ngành Kiểm sát nhân dân đã có những hướng dẫn khi thực
hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án hình sự, không đề
nghị áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội mà Bộ luật hình sự năm
2015 đã bỏ hình phạt tử hình, người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét
xử. Đồng thời phối hợp với Toà án nhân dân cùng cấp rà soát đầy đủ, chính xác
những trường hợp đã tuyên hình phạt tử hình thuộc trường hợp nêu trên và bản án
đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa thi hành án để Toà án đã xét xử sơ thẩm báo
cáo Chánh án Toà án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù
chung thân cho người bị kết án. Đối với trường hợp đã tuyên hình phạt tử hình
nhưng chưa thi hành án mà có đủ các điều kiện quy định tại điểm c khoản 03 Điều
40 Bộ luật hình sự năm 2015 (Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội
nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động giao nộp lại ít nhất ¾ tài sản tham ô,
nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều
tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn) thì Viện kiểm sát cần chủ động phối hợp với
Toà án cùng cấp đã xét xử sơ thẩm rà soát đầy đủ, chính xác những trường hợp đã
tuyên hình phạt tử hình nhưng chưa thi hành án mà có đủ các điều kiện theo quy
định để Toà án báo cáo Chánh án Toà án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình
thành hình phạt tù chung thân cho người bị kết án. Đây là một điểm thể hiện rõ
ràng nguyên tắc nhân đạo của Nhà nước ta.

[[5]
Báo cáo Quốc gia về Thực hiện Quyền con người tại phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền
trước Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc của Việt Nam, ngày 22/01/2019 tại Geneva, Thuỵ Sĩ. Nguồn:
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-refuses-to-reveal-no-of-dead-penalty-citingnational-
secret-01222019213828.html.
[6][6]
Roger Hood, “Xóa bỏ hình phạt tử hỉnh - một yêu cầu cấp thiết về nhân quyền”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế
‘Quyền sống trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam’, Hà Nội ngày 22/09/2014, tr.18.
[7].[7]
Theo Báo cáo thi hành án hình sự trong 05 năm (2011-2016) của Bộ Công an tháng 02/2017.
Nguyên tắc nhân đạo là một trong những nguyên tắc xương sống của Bộ luật hình
sự. Mục đích nhằm bảo đảm cho con người những lợi ích tối thiểu, bảo đảm quyền
bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm và tính mạng. Về mặt bản chất, việc tồn
tại hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam hiện nay không tạo ra mâu thuẫn
với nguyên tắc nhân đạo. Tuy nhiên, nó cũng phần nào làm giảm đi tính tích cực và
toàn diện trong chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta.

Trong bối cảnh quốc tế việc xoá bỏ hình phạt tử hình và khuyến khích bãi bỏ hình
phạt tử hình đã trở thành một phong trào mang tính toàn cầu. Các tổ chức quốc tế
như Liên Hợp quốc đã có nhiều sáng kiến ủng hộ xu hướng này. Việt Nam đang
giữ lập trường “trung lập” [8][8]nhưng tiến dần đến việc xóa bỏ án tử hình, thể hiện
qua việc tại phiên Kiểm định định kỳ phổ quát về nhân quyền năm 2019, đại diện
của Việt Nam cho biết: “Việt Nam còn duy trì án tử hình nhưng chỉ áp dụng đối
với các tội đặc biệt nghiêm trọng”[9][9] và Việt Nam “cũng đang xem xét gia nhập
nghị định thư bổ sung Công ước về Quyền dân sự, chính trị để tiến tới xem xét bãi
bỏ án tử hình”[10][10].

4. Kiến nghị một số nội dung hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về hình
phạt tử hình

Trên cơ sở những luận điểm về mặt lý luận, cũng như căn cứ vào thực tiễn pháp
luật và thực tiễn áp dụng hình phạt này, tác giả cho rằng dự thảo sửa đổi, bổ sung
Bộ luật Hình sự năm 2015 liên quan đến việc hoàn thiện hình phạt tử hình ở một số
tội phạm vẫn còn có những tồn tại nhất định, cần tiếp tục hoàn thiện:

Thứ nhất, hình phạt tử hình đã được loại bỏ nhiều trong Bộ luật hình sự năm 2015
so với các Bộ luật hình sự trước đây (Số lượng tội danh bị áp dụng hình phạt tử
hình từ 22 tội danh trong Bộ luật hình sự 1999 giảm xuống còn 18 tội trong Bộ luật
hình sự năm 2015), tuy nhiên vẫn còn cao so với các nước trên thế giới.
[8][8]
Trong các kì họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Việt Nam không phản đối, song đã bỏ phiếu trắng đối với
cả 4 nghị quyết được đưa ra từ năm 2007 đến năm 2012 (mà được sự ủng hộ của đa số các quốc gia) trong đó kêu
gọi đình chỉ tạm thời (moratorium) việc áp dụng và thi hành án tử hình trên toàn thế giới. Việt Nam cũng chưa
từng gia nhập nhóm các nước gửi Công hàm phản đối từng nghị quyết trên đến Tổng thư kí Liên Hiệp Quốc (Công
hàm này nêu rằng: “Không có bất cứ sự đồng thuận quốc tế nào về việc án tử hình được xem là một hành vi vi
phạm nhân quyền” và “Mỗi quốc gia có quyền bất khả xâm phạm trong việc lựa chọn […] hệ thống Tư pháp hình
sự của mình mà không bị can thiệp bởi một quốc gia khác dưới bất cứ hình thức nào”). Xem: Roger Hood, “Xóa
bỏ hình phạt tử hỉnh - một yêu cầu cấp thiết về nhân quyền”, tlđd, tr.18.
[9][9]
Xem: Điều 43 Báo cáo Quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ
phổ quát (UPR) chu kỳ III.
[10][10]
Báo cáo Quốc gia về Thực hiện Quyền con người tại phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền trước
Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc năm 2019.
Thứ hai, về phạm vi không áp dụng hình phạt tử hình khoản 03 Điều 40 Bộ luật
hình sự năm 2015 có quy định trường hợp “Người bị kết án tử hình về tội tham ô
tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư
tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc
phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn” thì không thi hành án tử
hình. Như vậy, cũng có thể hiểu: trước khi bị xét xử, tuyên án người phạm tội tham
ô tài sản, tội nhận hối lộ mà chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô,
nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều
tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì cũng không bị áp dụng hình phạt tử hình.
Bởi lẽ, chủ động nộp lại tài sản, hợp tác tích cực, lập công lớn trước khi bị khi xét
xử, tuyên án sẽ góp phần giúp quá trình tố tụng diễn ra thuận lợi và tiết kiệm thời
gian, công sức hơn.

Thứ ba, trình tự xem xét đề nghị hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân.
Theo quy định tại khoản 04 Điều 04 Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ
sung năm 2017) thì trong trường hợp quy định tại khoản 03 Điều 40 Bộ luật hình
sự năm 2015 (các trường hợp không thi hành án tử hình) hoặc trường hợp người bị
kết án tử hình được ân giảm thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung
thân. Vậy đối với trường hợp người phạm tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ trước
khi bị xét xử mà chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và
hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội
phạm hoặc lập công lớn thì cũng cần có văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể; trong
đó cần có hướng dẫn như thế nào là “chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản
tham ô, nhận hối lộ”; “lập công lớn” thì mới có thể triển khai trên thực tế.

Thứ tư, trong phần các tội phạm thì hình phạt tử hình được quy định “… thì bị phạt
tù từ … năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình” dẫn đến việc trên thực tiễn
các Tòa án các nơi áp dụng gặp nhiều khó khăn trong xét xử và khó thống nhất.

Từ những vấn đề trên, tác giả xin kiến nghị một số nội dung để hoàn thiện pháp
luật hình sự về hình phạt tử hình:

Thứ nhất, để phù hợp với xu hướng phát triển thế giới và các Điều ước quốc tế mà
Việt Nam là thành viên thì trong thời gian tới các nhà lập pháp cần nghiên cứu loại
bỏ hình phạt tử hình đối với một số loại tội phạm mà không cần thiết phải áp dụng
hình phạt tử hình mà vẫn đạt được mục đích răn đe, phòng ngừa tội phạm. Trong
bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, dân trí ngày càng cao và xã hội
ngày càng cởi mở hơn, trong tương lai, Việt Nam vẫn sẽ theo xu hướng giảm hình
phạt tử hình trong pháp luật và giảm việc áp dụng hình phạt này trong thực tế. Mặc
dù vậy, đây sẽ không phải là một sự thay đổi nhanh chóng trong thời gian ngắn, do
vẫn còn nhiều động lực về duy trì hình phạt này. Để tiến tới loại bỏ hình phạt tử
hình cần có những bằng chứng đanh thép bằng các nghiên cứu chuyên sâu và toàn
diện của nhà lập pháp và các nhà nghiên cứu chuyên môn để chứng minh rằng hình
phạt tử hình không có tác dụng ngăn ngừa với tội phạm vượt trội như định kiến
hiện nay của nhiều nhà lập pháp và của phần lớn nhân dân. Đồng thời có những
nghiên cứu cụ thể cho thấy những tác động tiêu cực của hình phạt tử hình đối với
xã hội, đặc biệt trong những vấn đề mà các nhà lập pháp và nhân dân từ trước tới
nay ít quan tâm, chẳng hạn như việc làm gia tăng tỷ lệ phạm tội của trẻ em có cha
mẹ bị kết án tử hình, hay việc làm gia tăng tính chất bạo lực, thiếu khoan dung
trong xã hội.

Thứ hai, tác giả cho rằng việc xác định nộp lại ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối
lộ phải được xác định trên cơ sở số tài sản tham ô, nhận hối lộ mà bản án của Tòa
án xác định; đồng thời các trường hợp “lập công lớn” cần được giải thích thống
nhất ở các văn bản hướng dẫn chấp hành hình phạt như: có hành động giúp cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được
người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản (có giá trị từ 30 triệu
đồng trở lên) của nhà nước, tập thể, của công dân trong thiên tai, hỏa hoạn, dịch
bệnh, tai nạn; có những phát minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền khen thưởng hoặc xác nhận.

Thứ ba, cần bổ sung quy định hoãn thi hành án hình phạt tử hình trong một khoảng
thời gian nhất định. Bộ luật hình sự Trung Quốc sửa đổi năm 1997 quy định về
hoãn thi hành hình phạt tử hình 02 năm khi xét thấy không cần thiết phải thi hành
ngay lập tức[11][11]. Sau khi hoãn thi hành án 02 năm thì các cơ quan tố tụng đánh
giá về tình hình của người bị kết án để xử lý theo một trong ba trường hợp sau: (1)
Trong thời gian hoãn thi hành án phạt tử hình nếu người bị kết án không cố ý phạm
tội mới sẽ được giảm hình phạt từ tử hình xuống chung thân;( 2)Trong thời gian
hoãn thi hành án phạt tử hình nếu người bị kết án lập công lớn sẽ được giảm hình
phạt từ tử hình xuống thành hình phạt tù từ 15 năm đến 20 năm; (3) Trong thời
gian hoãn thi hành án phạt tử hình nếu người bị kết án cố tình phạm tội, được xác
[11][11]
Xem: Điều 48 Bộ luật Hình sự Trung quốc được sửa đổi năm 1997.
minh là đúng sự thật thì Tòa án ra phán quyết hoặc phê duyệt thi hành hình phạt tử
hình.

Đây là một quy định hay mà Việt Nam có thể vận dụng nhằm đảm bảo thận trọng
trong việc áp dụng hình phạt tử hình hạn chế đến mức tối thiểu những sai sót; đồng
thời tạo điều kiện cho người bị kết án sửa chữa lỗi lầm, khắc phục hậu quả, lập
công chuộc tội để giảm hình phạt đặc biệt là tội phạm về tham nhũng nhằm tăng
khả năng thu hồi tài sản tham nhũng.

Thứ tư, việc bãi bỏ hay thu hẹp phạm vi hình phạt tử hình đều cần phải lấy ý kiến
trực tiếp người dân theo hình thức trưng cầu dân ý. Hình phạt tử hình là vấn đề
không những liên quan đến việc đấu tranh, phòng ngừa tội phạm mà còn liên quan
đến tâm lý, tình cảm người dân, đến những vấn đề xã hội mà còn liên quan đến
chính sách đối ngoại của nhà nước. Tương tự như ở nhiều quốc gia khác, văn hoá
trả thù là trở ngại lớn nhất với việc xoá bỏ hình phạt tử hình ở Việt Nam. Văn hoá
trả thù cản trở việc cải cách cơ cấu của hệ thống hình phạt của nhà nước.

Thứ năm, pháp luật hình sự có mối quan hệ chặt chẽ với các ngành luật trong hệ
thống pháp luật về đấu tranh phòng, chống tội phạm. Cho nên, việc hoàn thiện
pháp luật hình sự nói chung và hoàn thiện chế định hình phạt tử hình nói riêng cần
phải tiến hành đồng thời với việc cải cách hệ thống tư pháp hình sự và đổi mới một
cách đồng bộ, thống nhất các chế định thuộc pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật
thi hành án hình sự của nước ta. Nếu không sẽ tạo ra những lỗ hổng, khoảng trống,
không được pháp luật điều chỉnh, hoặc có sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy
định của pháp luật, ảnh hưởng đến các yêu cầu của thực tiễn công tác đấu tranh
phòng và chống tội phạm. Bất cứ việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nào liên quan
đến chế định hình phạt tử hình cũng phải đi liền với việc nghiên cứu, rà soát, đối
chiếu với các đạo luật có liên quan. Nghĩa là, hệ thống các quy định về hình phạt tử
hình phải được hoàn thiện đồng bộ với các pháp luật có liên quan, nhất là với pháp
luật tố tụng hình sự, pháp luật thi hành án hình sự.

5. Kết luận
Xuất phát từ tình hình phát triển kinh tế - xã hội và quá trình hội nhập quốc tế,
đồng thời với yêu cầu cải các tư pháp, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, đòi hỏi cấp thiết là phải tiếp tục hoàn
thiện pháp luật hình sự với việc bảo đảm các quyền con người, nhân đạo hóa các
biện pháp trừng trị hình sự, phù hợp với điều kiện phát triển và đạo đức của người
Việt Nam.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Luật hình sự năm 2015, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2015.
2. Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Trường Đại học Luật Hà Nội,
NXB CAND, Hà Nội, 2018.
3. Đinh Hoàng Quang, Hình phạt tử hình theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015
và việc triển khai thực hiện, Tạp chí Khoa học kiểm sát, số 04- 2018.
4. Vũ Công Giao, Nguyễn Quang Đức, “Những thuận lợi và thách thức với việc xoá
bỏ hình phạt tử hình ở Việt Nam”, tháng 01/2021, link:
https://law.unimelb.edu.au/__data/assets/pdf_file/0007/3604984/Vu-Cong-
Giao_Nguyen-Quang-Duc_Vietnamese.

You might also like