You are on page 1of 9

NĂNG LỰC TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

Điều kiện và phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân
thương mại
 Điều kiện
Theo quy định tại Điều 75 Bộ luật Hình sự 2015 thì pháp nhân thương
mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi:
+ Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương
mại, vì lợi ích của pháp nhân thương mại
+ Có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân
thương mại.
+ Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định
của BLHS.
 Phạm vi:
Theo quy định tại Điều 76 BLHS năm 2015 thì tổng số tội danh mà pháp nhân
thương mại có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự là 33 tội.

- Cá nhân: Chủ thể chịu TNHS phải có năng lực TNHS.


- Năng lực trách nhiệm hình sự của cá nhân được cấu thành từ hai yếu tố:
• Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
- Theo Luật hình sự Việt Nam, người có năng lực trách nhiệm hình sự là người
đã đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (Điều 12 Bộ luật hình sự 2015. Cụ thể:
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm,
trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
• Khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi:
- Chỉ có 2 dấu hiệu để nhận biết một người không có NLTNHS ở góc độ này là:
dấu hiệu y học (bệnh lý); dấu hiệu tâm lý:
 Về dấu hiệu y học: Người trong tình trạng không có NLTNHS là mắc
bệnh tâm thần; hoặc bệnh khác làm rối loạn hoạt động tâm thần.
 Về dấu hiệu tâm lý: Người trong tình trạng không có NLTNHS là người
đã mất năng lực hiểu biết những đòi hỏi của xã hội liên quan đến hành vi
nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện; là người không có năng lực đánh giá
hành vi đã thực hiện là đúng hay sai; nên làm hay không nên làm. Theo
đó, họ không thể kiềm chế được việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội để thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.
- Không phải chịu TNHS: Những trường hợp không phải chịu trách nhiệm hình
sự được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm
2017 (gọi tắt là BLHS 2015), cụ thể như sau:
 Phạm tội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
Căn cứ theo quy định tại điều Điều 21 Bộ luật hình sự năm 2015 thì có trường
hợp có hành vi phạm tội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình
sự:
“Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm
thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển
hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Ví dụ: Chị B là người tâm thần, trong một lần nghịch kéo đâm vào người bé B
gây thương tích nặng.
 Phạm tội trong một sự kiện bất ngờ
Theo quy định của điều 20 Bộ luật hình sự 2015 thì đối với trường hợp người
thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể
thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không
phải chịu trách nhiệm hình sự.
Ví dụ: Anh A đang tham gia giao thông, đi đúng phần đường quy định, đúng tốc
độ, chú ý quan sát nhưng có hai người chạy nhanh từ trong nhà ra đuổi nhau và
bị xe anh A đâm bị thương.
 Trong trường hợp phòng vệ chính đáng
Căn cứ theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 tại điều 22 thì trường hợp phòng
vệ chính đáng là: hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của
mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà
chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói
trên. Trong trường hợp vượt quá phòng vệ chính đáng cho những hành vi chống
trả quá mức cần thiết, không phù hợp thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với
phần vượt quá đó.
Ví dụ: Anh A đang cầm dao dí vào cổ anh B hòng cướp tài sản là chiếc điện
thoại. Anh B đẩy anh A ngã gãy xương tay để chạy thoát.
 Trong trường hợp là tình thế cấp thiết
Căn cứ theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 tại điều 23 thì xác định :
Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền,
lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ
quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn
thiệt hại cần ngăn ngừa. Giống như trường hợp vượt quá phòng ngừa chính
đáng, thì trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết một cách không cần
thiết và gây ra hậu quả lớn hơn thì phần vượt quá này vẫn bị truy cứu trách
nhiệm hình sự.
Ví dụ: Chị A nghe nói ki-ốt đầu chợ đang cháy và lan sang các ki-ốt gần đó.
Mặc dù chưa lan đến gần ki-ốt của mình nhưng do sợ lửa sẽ cháy sang nên chị
A liền đập phá ki-ốt bên cạnh để tránh cho lửa có lan tới cũng không thả lan tiếp
ra các ki-ốt khác.
 Trường hợp gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội
Căn cứ theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 tại điều 24 thì trong trường hợp
hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn
cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị
bắt giữ thì không phải là tội phạm.
Ví dụ: Trong quá trình truy bắt tội phạm nguy hiểm, đồng chí A phải dùng súng
bắn vào chân tội phạm để hạn chế sự di chuyển của tội phạm.
 Trong trường hợp rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến
bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ:
Căn cứ theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 cụ thể ở điều 25 như sau:
“Điều 25. Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ
thuật và công nghệ
Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp
dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy
trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội
phạm.
Người nào không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ
biện pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”.
 Trong trường hợp thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp
trên
Căn cứ theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 cụ thể ở điều 26 như sau:
“Điều 26. Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên
Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người
chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm
vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra
mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì
không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh
phải chịu trách nhiệm hình sự”

- Miễn TNHS : Miễn trách nhiệm hình sự là không buộc người hoặc pháp
nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mà họ đã phạm.
Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn
cứ sau đây:( Điều 29)
• Hành vi không còn nguy hiểm cho xã hội theo quy định pháp luật và theo
chuyển biến của tình hình
• Có quyết định đại xá
• Người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo
• Tự thú và có biện pháp đặc biệt
• Đề nghị của người bị hại

Thẩm quyền miễn TNHS:


- Điều 92 Bộ luật Hình sự hiện hành quy định thẩm quyền quyết định miễn
trách nhiệm hình sự thuộc về Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát hoặc Tòa án.

Hậu quả pháp lý miễn TNHS:


Người được miễn TNHS không được bồi thường thiệt hại theo quy định của
Điều 27 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009.
Ngoài ra, người được miễn TNHS vẫn có thể phải chịu các biện pháp cưỡng
chế phi hình sự thuộc các ngành luật tương ứng. Những biện pháp này có thể
được coi là biện pháp hỗ trợ nhằm giáo dục, cải tạo người phạm tội, cũng
như thể hiện sự lên án hành vi phạm tội của họ, dù họ không phải chịu hậu
quả pháp lý hình sự về hành vi của mình. Hơn nữa, điều đó cũng thể hiện
nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt Nam.
TÓM TẮT
- Pháp nhân thương mại: Điều kiện và phạm vi chịu
trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
• Điều kiện (Điều 75 Bộ luật Hình sự 2015)
+ Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương
mại, vì lợi ích của pháp nhân thương mại
+ Có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân
thương mại.
+ Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định
của BLHS.

 Phạm vi
Theo quy định tại Điều 76 BLHS năm 2015 thì tổng số tội danh mà pháp
nhân thương mại có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự là 33 tội.

- Cá nhân: Chủ thể chịu TNHS phải có năng lực TNHS.


- Năng lực trách nhiệm hình sự của cá nhân được cấu thành từ hai yếu tố:
• Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
• Khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi.
+ Độ tuổi chịu TNHS: Người từ đủ 16 tuổi chịu trách nhiệm về mọi tội phạm;
14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất
nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
+ Về khả năng nhận thức và khả năng điều chỉnh hành vi:
• Thứ nhất, người gây thiệt hại cho xã hội là người mắc bệnh tâm thần hoặc
một bệnh khác gây rối loạn hoạt động tâm thần (dấu hiệu về y học).
• Thứ hai, do mắc bệnh tâm thần đã làm mất khả năng nhận thức hoặc mất
khả năng điều khiển hành vi (dấu hiệu về tâm lý).

- Không phải chịu TNHS trong trường hợp:


 Tình trạng Không có năng lực TNHS: Điều 21.
 Sự kiện bất ngờ (Điều 20)
 Phòng vệ chính đáng (Điều 22)
 Tình thế cấp thiết (Điều 23)
 Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội (Điều 24)
 Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ
thuật và công nghệ (Điều 25)
 Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên(Điều 26)

- Miễn TNHS : Miễn trách nhiệm hình sự là không buộc người hoặc pháp
nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mà họ đã phạm.

- Các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự:


 Hành vi không còn nguy hiểm cho xã hội theo quy định pháp luật và theo
chuyển biến của tình hình
 Có quyết định đại xá
 Người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo
 Tự thú và có biện pháp đặc biệt
 Đề nghị của người bị hại

- Thẩm quyền miễn TNHS: Viện Kiểm sát hoặc Toà án Nhân dân
- Hậu quả pháp lý của miễn TNHS: Người được miễn TNHS
không được bồi thường thiệt hại theo quy định của Điều 27 Luật Trách nhiệm
bồi thường của Nhà nước năm 2009.

HÌNH ẢNH
- Không có năng lực TNHS:
- Người có năng lực TNHS:

You might also like